Xem mẫu

  1. Khoa Giáo dục Tiểu học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm DẠY HỌC TIẾNG TP. Hồ Chí Minh VIỆT CHO HỌC SINH LỚP BA Điện thoại: 0908255311 THÔNG QUA DẠY Email: HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI phuonganh.tieuhoc@gmail.com PHẠM PHƢƠNG ANH TÓM TẮT Bài báo phân tích, so sánhsự thể hiện, vai trò của các bài đọc khoa học, các bài tập TN&XH trong sách giáo khoa, vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3, tài liệu Top Science 3 Primary (TS3) đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh. Từ đó, bài báo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp rèn kiến thức, kỹ năng tiếng Việt thông qua môn TN&XH và đề xuất một số điểm lƣu ý khi xây dựng tài liệu học tập môn TN&XH trong mục đích tích hợp dạy học tiếng Việt với dạy học Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3. Từ khóa: tích hợp, kĩ năng đọc, kĩ năng viết, Tự nhiên và Xã hội, lớp 3. ABSTRACT Teaching Vietnamese for Grade 3 Students through teaching Natural ans Social Science Owing to comparingand analyzing the expression and the roles of science texts, Natural and Social Science exercises in Grade 3 Natural and SocialTextbook andWorkbook in developing knowledge and skills of language, this article emphasizes the importance of integrating practicingthese knowledge and skills through Natural and Social Science subject, and make suggestions for developing learning materials to be able to integrate teaching Vietnamese language into Nature and Social Science subject. for Grade 3 students. Key words: Integrate, teaching, Vietnamese skills,Natural and Social Science, Grade 3 1. Đặt vấn đề 164
  2. Ngày nay, trên thế giới, định hƣớng dạy học theo quan điểm tích hợp đƣợc thể hiện rõ trong nhiệm vụ, nguyên tắc xây dựng chƣơng trình, biên soạn tài liệu, phƣơng pháp dạy học và đƣợc phản ánh một cách cụ thể, sinh động trong sách giáo khoa, các tài liệu bổ trợ. Theo đó, các quan điểm tích hợp liên môn, xuyên môn và đa môn đƣợc nhiều nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam đề cập đến nhƣ những phƣơng án khác nhau để xây dựng, thực hiện chƣơng trình tích hợp. Cùng với sự phát triển của thế giới, ở bậc tiểu học, chƣơng trình môn Tự nhiên và Xã hội (TN&XH) đƣợc cấu trúc trên quan điểm tích hợp theo hƣớng đồng tâm: Chƣơng trình kết hợp ba chủ đề lớn Tự nhiên – Con ngƣời – Xã hội thành một thể thống nhất có mối quan hệ qua lại. Các kiến thức trong môn TN&XH là sự tích hợp kiến thức của nhiều ngành khác nhau. Đặc biệt, hệ thống kiến thức, kĩ năng trong chƣơng trình đƣợc phát triển từ thấp đến cao thông qua việc một chủ đề đƣợc mở rộng và nâng cao dần theo các lớp. Đồng hành với sách giáo khoa, vở bài tập (VBT) nói chung là nguồn tài liệu giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức, kĩ năng. Thực hiện nhiệm vụ đó, có thể nói, tài liệu học tập môn TN&XH đã chuyển tải khá tốt nội dung giúp HS củng cố, phát triển kiến thức, kĩ năng môn học. Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện rèn luyện tiếng Việt cho HS, có thể nói, tài liệu học tập môn TN&XH vẫn chƣa thể hiện rõ quan điểm và nhiệm vụ tích hợp này. Tiếng Việt là môn học công cụ quan trọng góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các kiến thức, kỹ năng tiếng Việt; các kỹ năng tƣ duy; kiến thức sơ giản về con ngƣời, xã hội xung quanh,… Chƣơng trình Tiếng Việt lớp Ba củng cố và phát triển ở HS kỹ năng giải mã, kỹ năng nhận diện từ với những yêu cầu cao hơn lớp Một, lớp Hai; phát triển năng lực quan sát, năng lực động não tìm ý, tạo lập ý; hình thành trong HS khái niệm về tính mạch lạc, tính nhất quán và cấu trúc cơ bản của một đoạn văn, bài văn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp Ba nói riêng là không hề nhẹ. Tuy vậy, những nhà giáo dục không nên xem đây chỉ là nhiệm vụ của riêng môn Tiếng Việt mà cần xem nó nhƣ một nhiệm vụ không thể tách rời các môn học khác mà TN&XH là một ví dụ. Vì thế, xem xét dạy học Tiếng Việt thông qua môn TN&XH là một cách thức mà các nhà xây dựng chƣơng trình và các nhà sƣ phạm nên quan tâm vì TN&XH là môn học gắn liền với những kiến thức khoa học xã hội thực tế. Và do đó, xét ở nhiều khía cạnh, Tiếng Việt và TN&XH có “tiếng nói chung”, có thể hỗ trợ cho nhau một cách hiệu quả nếu ngƣời xây dựng chƣơng trình và các nhà sƣ phạm chú ý khai thác một cách phù hợp Việc dạy học tiếng Việt cho học sinh thông qua môn TN&XH có thể thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau với việc sử dụng các bài đọc khoa học, các bài tập TN&XH,… trên cơ sở khai thác các yếu tố ngôn ngữ, các yếu tố thuộc về văn học,… để làm giàu thêm kiến thức tiếng Việt và kỹ năng ngôn ngữ cho HS. Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả chủ ý xem xét vai trò, cách thể hiện của các bài đọc khoa học, các bài tập TN&XH trong sự so sánh giữa tài liệu học tập môn TN&XH ở Việt Nam và tài 165
  3. liệu Top Science 3 Primary (TS3)(1) với hy vọng góp một cái nhìn thực tế, nhiều chiều về việc dạy học ngôn ngữ thông qua dạy học khoa học. Việc dạy học ngôn ngữ thông qua dạy học khoa học đòi hỏi sự tham gia của nhiều yếu tố: chƣơng trình, tài liệu học tập, phƣơng pháp dạy học,… Tuy nhiên, trong bài viết này, ngƣời viết chủ yếu lựa chọn hƣớng tài liệu học tập để phân tích chứ không đi sâu vào việc phân tích các hoạt động học tập và phƣơng pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, việc sử dụng tài liệu TS3 để so sánh với tài liệu học tập môn TN&XH3 xuất phát từ việc tìm hiểu tài liệu TS3 và một số tài liệu học tập môn Khoa học (Science) khác (Essential Science 3, Macmillan Science 3, California Science 3). Quá trình tìm hiểu cho thấy phần lớn các tài liệu nêu trên đều đƣợc thiết kế trên cơ sở có quan tâm đến việc dạy học ngôn ngữ cho HS và đƣợc thể hiện cụ thể trong cách trình bày. Tuy nhiên, tài liệu TS3 có cấu trúc tƣơng ứng với SGK, VBT TN&XH3 hơn và có sự thể hiện rõ nét hơn, tập trung hơn các khía cạnh phát triển các kỹ năng ngôn ngữ. Trong phạm vi của bài báo, ngƣời thực hiện tập trung vào việc so sánh và phân tích vai trò của các bài đọc khoa học, các bài tập TN&XH trong SGK, VBTTN&XH 3 và tài liệu TS3 để có thể đƣa ra những nhận định ban đầu về việc dạy học ngôn ngữ thông qua dạy học khoa học; từ đó, nhấn mạnh ý nghĩa của việc dạy học tiếng Việt thông qua dạy học TN&XH ở Việt Nam. Và vì thế, việc so sánh tƣơng quan cụ thể giữa tài liệu TS3 với các tài liệu học tập môn Khoa học (Science) khác sẽ đƣợc tác giảtrình bày trong một bài viết khác(2) 2. Cấu trúc sách giáo khoa, VBT TN&XH3 và tài liệu TS3 2.1. Chương trình môn TN&XH3 được cơ cấu với tổng số 70 bài học, chia thành 3 chủ đề với các bài học có số lƣợng khác nhau: Con ngƣời và sức khỏe (18 bài), Xã hội (21 bài), Tự nhiên (31 bài). Trên cơ sở cấu trúc chung của chƣơng trình, SGK, VBT TN&XH3 cũng đƣợc cơ cấu với 70 bài. Các thông tin cung cấp cho HS thông qua chƣơng trình môn TN&XH3 gồm các kiến thức, kỹ năng liên quan đến đời sống tự nhiên, xã hội thông qua các bài học nhƣ sau: Chủ đề “Con ngƣời và sức khỏe” gồm các bài học: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp; Nên thở nhƣ thế nào?; Vệ sinh hô hấp; Phòng bệnh đƣờng hô hấp; Bệnh lao phổi; Máu và cơ quan tuần hoàn; Hoạt động tuần hoàn; Vệ sinh cơ quan tuần hoàn; Phòng bệnh tim mạch; Hoạt động bài tiết nƣớc tiểu; Vệ sinh cơ quan bài tiết nƣớc tiểu; Cơ 1 Đây là tài liệu học tập môn Khoa học dành cho học sinh lớp Ba (thuộc bộ sách 5 cuốn Top Science Primary do nhà xuất bản Richmond (Anh) ấn hành). (2) Để đảm bảo việc so sánh là tƣơng ứng giữa hai tài liệu, trong bài viết này, SGK môn TNXH 3 và tài liệu TS3 Student‟s book chỉ đƣợc sử dụng để khai thác các bài đọc khoa học nhằm phân tích và đƣa ra vai trò của các bài đọc này đối với việc dạy học tiếng Việt thông qua môn TNXH. Các bài tập TNXH đƣợc phân tích và so sánh trong bài viết này đƣợc khai thác từ VBTTNXH 3 và tài liệu TS3 Resource Book. 166
  4. quan thần kinh; Hoạt động thần kinh; Hoạt động thần kinh (tiếp theo); Vệ sinh thần kinh; Vệ sinh thần kinh (tiếp theo); Ôn tập và kiểm tra: Con ngƣời và sức khỏe. Chủ đề “Xã hội” gồm các bài học: Các thế hệ trong một gia đình; Họ nội, họ ngoại; Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng; Phòng cháy khi ở nhà; Một số hoạt động ở trƣờng; Một số hoạt động ở trƣờng (tiếp theo); Không chơi các trò chơi nguy hiểm; Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống; Các hoạt động thông tin liên lạc; Hoạt động nông nghiệp; Hoạt động công nghiệp, thƣơng mại; Làng quê và đô thị; An toàn khi đi xe đạp; Ôn tập và kiểm tra học kỳ I; Vệ sinh môi trƣờng; Vệ sinh môi trƣờng (tiếp theo); Vệ sinh môi trƣờng (tiếp theo). Chủ đề “Tự nhiên” gồm các bài học: Thực vật; Thân cây; Thân cây (tiếp theo); Rễ cây; Rễ cây (tiếp theo); Lá cây; Khả năng kỳ diệu của lá cây; Hoa; Quả; Động vật; Côn trùng; Tôm, cua; Cá; Chim; Thú; Thú (tiếp theo); Thực hành: Đi thăm thiên nhiên; Mặt Trời; Trái Đất. Quả địa cầu; Sự chuyển động của Trái Đất; Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời; Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất; Ngày và đêm trên Trái Đất; Năm, tháng và mùa; Các đới khí hậu; Bề mặt Trái Đất; Bề mặt lục địa; Bề mặt lục địa (tiếp theo); Ôn tập và kiểm tra học kỳ II: Tự nhiên. 2.2. Chương trình môn Khoa học (Science) trong tài liệu TS3 được cơ cấu với tổng số 15 bài học, chia thành nhiều tiểu chủ đề với nội dung kiến thức, kĩ năng liên quan đến đời sống tự nhiên, xã hội thông qua các bài học: Your body (Cơ thể của bạn), Our senses (Các giác quan của chúng ta), Living things (các sinh vật), Vertebrate animals (Động vật có xƣơng sống), Invertebrate animal (Động vật không xƣơng sống), Machine (Máy móc), Planet Earth (Trái Đất là một hành tinh), Water (Nƣớc), Air and weather (Không khí và thời tiết), Landscapes (Cảnh quan), Villages and cities (Làng quê và đô thị), Jobs (Nghề nghiệp), Work and services (Việc làm và dịch vụ), Local government (Chính quyền địa phƣơng), Finding out about the past (Tìm hiểu lịch sử). 3. Dạy học ngôn ngữ thông qua dạy học khoa học trong VBT TN&XH3 và TS3 Việc dạy học ngôn ngữ thông qua dạy học khoa học là nhu cầu cần thiết và đƣợc thể hiện rõ trong mục tiêu, định hƣớng xây dựng chƣơng trình. Do đó, các tài liệu học tập môn TN&XH3 và tài liệu TS3 đều có chung mục đích tích hợp việc học tập khoa học với học tập ngôn ngữ. Tuy nhiên, bàn về sự thể hiện quan điểm này ở khía cạnh các bài đọc khoa học, các bài tập TN&XH, ngƣời viết nhận thấy thiết kế của hai tài liệu có những sự tƣơng đồng và khác biệt nhất định. 3.1. Dạy học ngôn ngữ thông qua các bài tập trong VBT TN&XH3 và tài liệu TS3 3.1.1. Các dạng bài tập trong VBT TN&XH3 và tài liệu TS3 VBT TN&XH3 và tài liệu TS3 bao gồm các dạng bài tập đa dạng đan xen lẫn nhau. Đó là: - Nối: Nối hình vẽ (hoặc ô chữ) với hình vẽ (hoặc ô chữ) sao cho phù hợp. - Đúng/Sai: Đánh dấu x hoặc viết chữ Đ vào ô  trƣớc câu trả lời đúng, chữ S vào  167
  5. trƣớc câu trả lời sai - Điền vào chỗ trống: HS điền từ/ cụm từ vào chỗ trống trong một câu/ đoạn. - Lựa chọn: HS chọn một đáp án đúng nhất từ các đáp án đã cho. Ở dạng bài tập này, đôi khi HS cũng đƣợc yêu cầu lựa chọn nhiều đáp án đúng trong một loạt các đáp án đƣợc cho. - Viết: HS đƣợc yêu cầu viết từ/cụm từ sau khi quan sát một hình ảnh để chú thích cho các phần của hình ảnh đó. Hoặc HS đƣợc yêu cầu viết từ/ cụm từ để hoàn thành bảng cho sẵn. Dạng bài tập viết cũng đƣợc thể hiện dƣới hình thức trả lời câu hỏi tự luận ngắn. - Sắp xếp thứ tự: HS đƣợc yêu cầu điền số thứ tự vào trƣớc các bức tranh, các câu miêu tả để thể hiện trình tự hợp lý của một vấn đề khoa học tự nhiên, xã hội. Sau đó, tùy từng bài tập, có thể HS sẽ đƣợc yêu cầu viết lại quá trình này bằng ngôn ngữ của chính bản thân. - Tô màu, vẽ hình: HS vẽ và tô màu theo yêu cầu của câu hỏi. - Bên cạnh các bài tập nhƣ đã nêu trên, tài liệu TS3 cũng cung cấp cho HS một số trò chơi MRVT với mục đích củng cố đồng thời kiến thức khoa học và vốn từ vựng khoa học của HS. Về số lƣợng và mức độ phân bố của dạng bài tập đƣợc sử dụng trong VBT TN&XH3 và tài liệu TS3, dựa theo việc phân chia các dạng bài tập nhƣ đã nêu, tiến hành thống kê các câu hỏi trong VBT TN&XH3 và tài liệu TS3, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ bảng 1 sau đây: Bảng 1. Số lƣợng và phần trăm các bài tập sử dụng trong VBT TN&XH3 và tài liệu TS3 Số lƣợng Phần trăm (%) Bài tập TS3 VBT TN&XH3 TS3 VBT TN&XH3 Nối 25 6 13.74 3.19 Đúng/Sai 4 16 2.2 8.51 Điền vào chỗ trống 32 22 17.58 11.7 Lựa chọn 36 41 19.78 21.81 Viết 67 89 36.8 47.34 Tô màu, vẽ hình 8 14 4.4 7.45 Sắp xếp thứ tự 5 0 2.75 0 Trò chơi MRVT 5 0 2.75 0 CỘNG 182 188 100 100 Bảng 1 cho thấy hầu nhƣ cả 2 tài liệu đều sử dụng tất cả các dạng bài tập nhƣ đã 168
  6. nêu trên và 3 dạng bài tập đƣợc sử dụng nhiều là lựa chọn (19.78% đối với tài liệu TS3 và 21.81% đối với VBT TN&XH3), điền vào chỗ trống (17,58% đối với tài liệu TS3 và 11.7% đối với VBT TN&XH3) và viết (36.8% đối với tài liệu TS3 và 47.34% đối với VBT TN&XH3). Có thể nói, ba loại bài tập này đƣợc sử dụng với mật độ cao là vì chúng có hình thức thể hiện đa dạng, có khả năng kiểm tra đƣợc kiến thức của HS cả ở mức độ khái quát lẫn chi tiết. Một điểm cần lƣu ý trong bảng trên là tổng số lƣợng bài tập của 2 tài liệu không thật sự tƣơng xứng. Tuy nhiên, do bài viết chủ yếu phân tích về vai trò của các dạng bài tập TN&XH trong việc phát triển kiến thức, kỹ năng tiếng Việt nên tổng số lƣợng bài tập không thật sự giữ vai trò quan trọng trong vấn đề này. 3.1.2. Các dạng bài tập trong VBTTN&XH3 và tài liệu TS3 đối với việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh (1) Bài tập điền vào chỗ trống Dạng bài tập này đƣợc sử dụng trong cả 2 tài liệu dƣới hình thức chuẩn mực thông thƣờng: HS điền vào các chỗ trống trong một câu/ đoạn văn. Điểm khác biệt trong việc thiết kế loại bài tập này thể hiện ở việc cung cấp từ để điền vào chỗ trống. Tiến hành thống kê các bài tập dạng điền vào chỗ trống mà HS đƣợc cung cấp sẵn từ với bài tập dạng này nhƣng HS không đƣợc cung cấp sẵn từ, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 2. Số lƣợng và phần trăm các bài tập điền vào chỗ trống có cung cấp từ và không cung cấp từ trong VBT TN&XH3 và TS3 Bài tập Số lƣợng Phần trăm (%) TS3 VBT TS3 VBT Có cung cấp từ 17 TN&XH3 14 53.13 TN&XH3 63.34 Không cung cấp từ 15 8 46.87 36.36 CỘNG 32 22 100 100 Bảng 2 cho thấy các bài tập điền vào chỗ trống đƣợc thiết kế dƣới dạng điền từ còn thiếu trong một câu (câu 2, bài 4, tr.6; câu 2, bài 16, tr.23;...) hoặc trong một đoạn (câu 2, bài 2, tr.4; câu 2, bài 12, tr.17; câu 2, bài 13, tr.19). (Xem hình 1) và dạng bài tập cung cấp sẵn từ cho HS trong VBT TN&XH3 chiếm gần gấp đôi dạng bài tập không cung cấp sẵn từ (63.34% so với 36.36%). Điều này có tác dụng nhất định trong việc giúp HS nhận ra đƣợc vị trí của từ trong câu, của câu trong đoạn và nhận ra chi tiết trong ngữ cảnh xác định để tạo tiền đề thuận lợi cho việc phát triển kĩ năng đọc và viết. 169
  7. Hình 1.Bài tập điền vào chỗ trống ở VBT TN&XH3 Trong khi đó, trong tài liệu TS3, mức chênh lệch giữa dạng bài tập điền khuyết có cung cấp từ và không cung cấp từ là không nhiều (6.26%). Để bổ sung phần còn thiếu, trẻ phải tự xác định từ/cụm từ phù hợp. Điển hình nhƣ câu 9, bài 8, tr.123 yêu cầu HS tự xác định và điền từ vào chỗ trống trong đoạn: “The water in seas, rivers and lakes heats up and turns into_____________. As the water vapour cools down, it _________and forms clouds . The water in the clouds falls to Earth as rain, ________or hail . Rain falls in rivers and goes to the . Some rain goes into the ground as_________.” Trong câu hỏi này, đáp án cho từng ô trống lần lƣợt là: “water vapour”, “condenses”, “snow”, “sea”, “groundwater” Việc không cung cấp từ sẵn cho HS ở ngay câu hỏi đó khiến HS buộc phải vận dụng kiến thức, vốn từ vựng sẵn có hoặc tri giác về mặt hình ảnh để tìm kiếm từ vựng tƣơng ứng và sử dụng. Cũng cần lƣu ý một điều là tài liệu TS3 không cung cấp từ trực tiếp cho trẻ trong câu hỏi, nhƣng rất khéo léo trong việc cung cấp và khắc sâu từ ngữ cần dùng cho HS trong dạng bài tập này thông qua con đƣờng khác. Cụ thể, trƣớc bài tập điền vào chỗ trống, tài liệu thƣờng giới thiệu trƣớc từ cho HS một cách tự nhiên dƣới nhiều dạng thức khác nhau, chẳng hạn nhƣ một bài đọc hoặc một bài tập nhỏ có chứa từ cần dùng ở bài tập sau. Ví dụ nhƣ câu 8, bài 8, tr. 123 yêu cầu HS nhìn hình và viết số thích hợp trƣớc các từ cho sẵn (“see” (thấy), “groundwater” (nƣớc ngầm), “rain” (mƣa), “snow” (tuyết), “clouds” (những đám mây), “river” (sông)) để thể hiện vòng tuần hoàn của nƣớc. Đây là bài tập cung cấp từ ngữ cho câu 9 phía dƣới để HS điền vào những chỗ trống trong đoạn“The water in seas, rivers and lakes heats up and turns into____________. As the water vapour cools down, it_________and forms clouds…”. 170
  8. Hình 2. Cách thể hiện câu 8, bài 8, tr. 123 trong tài liệu TS3 Hoặc nhƣ trong bài 1 (Your body), để hoàn thành câu hỏi 3 với yêu cầu “Complete the text” (Hoàn thành văn bản) từ thì HS có thể sử dụng nội dung trong bảng ghi nhớ ở phía đầu bài học để nhận một số từ gợi ý. Hình 3. Một cách thể hiện của dạng bài tập điền vào chỗ trống (câu 3, bài 1) Nhƣ vậy, có thể nói, tài liệu TS3 dùng hình ảnh minh họa, các bài đọc khoa học trong bài, các đoạn ghi nhớ nhỏ để giới thiệu và củng cố từ vựng cho HS; sau đó, HS sử dụng những từ này để hoàn chỉnh phần còn thiếu trong câu, đoạn, sơ đồ,... Điều này có ý nghĩa trong việc củng cố, mở rộng vốn từ cho HS. Hơn thế, nó cũng có tác dụng trong việc dẫn dắt HS từng bƣớc nắm hình thành khái niệm về tính mạch lạc, tính nhất quán và cấu trúc cơ bản của một đoạn văn, bài văn. (2) Bài tập viết Ở cả hai tài liệu, bài tập viết đƣợc phân chia thành ba dạng nhỏ: bài tập viết từ, bài tập viết câu và bài tập viết đoạn với số liệu thống kê nhƣ sau: Bảng 3. Số lƣợng và phần trăm các bài tập viết (từ, câu, đoạn) trong VBT TN&XH3 và TS3 Số lƣợng Phần trăm (%) Bài tập TS3 VBT TS3 VBT TN&XH3 TN&XH3 171
  9. Viết từ 26 66 38.8 74.16 Viết câu 31 22 46.27 24.72 Viết đoạn 10 1 14.93 1.12 CỘNG 32 22 100 100 Số liệu thống kê cho thấy bài tập viết từ chiếm vị trí chủ đạo trong VBT TN&XH3 (74.16%) và bài tập viết câu là chủ yếu trong tài liệu TS3 (46.27%). Bàn về vai trò của dạng bài tập viết trong việc mở rộng vốn từ và giúp HS hiểu rõ câu trúc câu, đoạn, ngƣời thực hiện nhận thấy rằng: Bên cạnh bài tập viết để chú thích hình, bài tập viết trong VBT TN&XH3 thƣờng đƣợc thực hiện thông qua việc liệt kê trong câu hỏi tự luận (câu 2, bài 8, tr.12; câu 3, bài 11, tr.16; câu 3, bài 20, tr.29;…) hoặc liệt kê thông qua bảng biểu (câu 4, bài 7, tr.11; câu 2, bài 10, tr.14; câu 3, bài 12, tr.18;…). Tuy vậy, việc liệt kê từ ở những bài tập này không chú trọng phần kết nối từ trong câu để tiếp tục củng cố và phát triển ở HS ý thức về cấu trúc câu. Chẳng hạn nhƣ câu 2, bài 31, tr. 42 yêu cầu HS “Viết vào chỗ… trong bảng”. Theo đó, bảng đƣợc thiết kế thành hai cột, một cột là “Hoạt động công nghiệp” với mẫu “Khai thác dầu khí”, một cột “Lợi ích” với mẫu “Để xuất khẩu và phục vụ các nhu cầu trong nƣớc” và các chỗ trống khác để HS viết vào. Thiết nghĩ, trong trƣờng hợp này, hai bộ phận câu (chủ ngữ và vị ngữ) đã đƣợc tách rời ra chứ không còn đứng cùng nhau để tạo thành một câu (mỗi bộ phận nằm trong một cột riêng biệt). Điều này có thể gây khó khăn cho trẻ trong việc tiếp xúc, ghi nhớ cấu trúc câu – một yếu tố rất cần thiết cho việc phát triển kĩ năng viết. Hình 4. Một số dạng bài tập viết trong VBT TN&XH3 Riêng về dạng bài tập viết thông qua hình thức bảng biểu, sơ đồ mạng, có thể thấy rằng, các dạng bảng biểu trong VBT TN&XH3 chủ yếu mang tính chất liệt kê, tái hiện kiến thức theo hình thức một bảng gồm nhiều cột, nhiều dòng chứa thông tin chứ chƣa đi sâu vào dạng thiết kế kiểu sơ đồ mạng, chuỗi,… để hình thành ở HS kỹ năng tóm lƣợc ý chính, hình thành kỹ năng tìm ý, lập sơ đồ mạng. So sánh với dạng bài tập này trong tài liệu TS3, chúng tôi cũng nhận thấy tài liệu TS3 xây dựng khá nhiều dạng bài tập viết dƣới dạng sơ đồ mạng cấu trúc (câu 2, bài 3, tr.16; câu 2, bài 12, tr.40,…). Điều 172
  10. này có tác dụng nhất định trong việc hình thành ở HS kỹ năng tổ chức thông tin theo hệ thống, kỹ năng lập dàn ý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc viết văn. (Xem hình 5). Hình 5. Một dạng bài tập viết từ theo sơ đồ trong tài liệu TS3 Về bài tập viết từ, câu và đoạn dƣới hình thức trả lời ngắn, đa phần các câu hỏi trong VBT TN&XH3 tập trung khai thác việc tái hiện kiến thức, kinh nghiệm sống của HS đối với các vấn đề khoa học chứ chƣa xoáy sâu vào dạng câu hỏi yêu cầu HS miêu tả, giải thích các vấn đề khoa học bằng ngôn ngữ của mình. Ở mảng này, trong một chừng mực nào đó, bên cạnh các câu hỏi yêu cầu HS tái hiện kiến thức, kinh nghiệm sống của HS, tài liệu TS3 đòi hỏi ở HS kỹ năng viết trên cơ sở biết phân tích, giải thích và miêu tả sự vật, hiện tƣợng và các tiến trình khoa học. Bài tập viết câu trong tài liệu TS3 còn thể hiện ở nội dung yêu cầu các em viết định nghĩa của một từ từ việc đọc các thông tin trong một văn bản khoa học có sẵn. Hình 6. Một số dạng bài tập viết trong tài liệu VBT TN&XH3 và tài liệu TS3 (3) Bài tập lựa chọn Nhìn chung, các bài tập lựa chọn trong VBT TN&XH3 (21.81%) và tài liệu TS3 (19.78%) phần lớn ở dạng truyền thống, tức là HS đƣợc yêu cầu lựa chọn đáp án đúng từ các đáp án đã cho. Tuy nhiên, nếu VBT TN&XH3 chọn hình thức thiết kế cho dạng bài tập này là câu hỏi và đáp án đứng độc lập với nhau thì tài liệu TS3 lại đặt các đáp án lựa chọn trong cùng một cấu trúc với câu hỏi. Về cơ bản, để hoàn thành bài tập này, dù dƣới hình thức nào, HS cũng cần phải có kỹ năng đọc hiểu, chắt lọc, đánh giá thông tin. 173
  11. Tuy nhiên, việc đặt đáp án trong cùng một cấu trúc với câu hỏi sẽ giúp cho HS có ý thức về câu một cách tổng thể. Mặt khác, trong mục tiêu phát triển vốn từ vựng khoa học cho HS, ngoài các bài tập lựa chọn truyền thống, tài liệu TS3 còn yêu cầu HS tìm các định nghĩa đúng của từ trong một loạt các định nghĩa cho sẵn. Có thể nói, đây cũng là một hình thức hay để mở rộng vốn từ và thúc đẩy khả năng ghi nhớ nghĩa từ của trẻ. Hình 7. Một số dạng bài tập lựa chọn trong tài liệu VBT TN&XH3 và tài liệu TS3 (4) Bên cạnh các dạng bài tập, tài liệu TS3 cũng cung cấp cho HS một số trò chơi MRVT. Không đơn thuần chỉ gồm các bài tập nhƣ trong VBT TN&XH3, tài liệu TS3 cung cấp cho HS các trò chơi từ vựng (câu 1, tr.18; câu 3, tr. 61; câu 4, tr. 63; câu 3, tr.69;…) nhƣ một phƣơng tiện vừa để truyền tải nội dung khoa học, vừa để củng cố và phát triển vốn từ khoa học ở HS. Hình 8. Một số trò chơi MRVT trong tài liệu TS3 3.2. Dạy học ngôn ngữ thông qua các bài đọc khoa học trong SGK môn TN&XH3 và tài liệu TS3 Có thể nói, cả tài liệu TS3 và SGK môn TN&XH3 đều chú trọng rèn kỹ năng ngôn ngữ cho HS thông qua các bài đọc ngắn. Thông thƣờng, trong mỗi bài học, cả hai tài liệu đều cung cấp cho HS một bài đọc ngắn để HS có cơ hội đọc. Bài đọc này thƣờng chứa những thông tin cô đọng, hữu ích cho việc ghi nhớ bài học và các từ vựng khoa học quan trọng của bài. Ở đây, bàn thêm khía cạnh đƣa các bài đọc vào trƣớc hay sau khi tìm hiểu bài, ngƣời thực hiện có thể thấy đƣợc dụng ý của những ngƣời xây dựng hai tài liệu này. Đó là: Đối với SGK TN&XH 3, các bài đọc đƣợc đƣa ra sau khi tìm hiểu bài với mục đích tổng kết và củng cố nội dung bài học. Trong khi đó, đối với tài liệu TS3, các bài đọc đƣợc đƣa vào ngay từ đầu bài với mục đích yêu cầu HS đọc và khai thác đoạn ngữ liệu đó để dẫn dắt HS khám phá bài học. Đặc biệt hơn, đoạn văn ngắn này thƣờng có những từ khóa đƣợc in đậm nhƣ một cách thức khắc sâu cho HS từ vựng khoa học quan trọng của bài. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, cả hai tài liệu đều có 174
  12. dụng ý phù hợp trong việc đƣa các bài đọc ngắn vào nội dung SGK. Việc lựa chọn hình thức nào cho phù hợp và thật sự hiệu quả là tùy thuộc vào quan điểm của từng chƣơng trình giáo dục và ngƣời xây dựng. Hình 9. Bài đọc khoa học trong tài liệu TS3 và SGK TN&XH3 Ngoài ra, tài liệu TS3 còn cung cấp cho HS một số ghi nhớ ngắn cho mỗi bài học thông qua hệ thống sơ đồ mạng. Điều này cũng có vai trò lớn trong việc rèn cho HS kỹ năng đọc và nắm thông tin thông qua hệ thống sơ đồ, bảng biểu và phát triển dần ở HS kỹ năng tìm ý, sắp xếp và lập dàn ý. Hình 10. Sơ đồ tóm tắt thông tin bài học trong tài liệu TS3 Một điểm khác giữa tài liệu TS3 và tài liệu học tập TN&XH3 là bên cạnh các bài đọc trong phần bài học, tài liệu TS3 còn chú ý khai thác yếu tố bài đọc khoa học ở ngay trong một số bài tập (phần bài tập trong VBT TN&XH3 không có dạng này). Để thực hiện các bài tập này, HS phải đọc văn bản khoa học, hiểu, sàng lọc, tổng hợp thông tin để trả lời các câu hỏi với nhiều mức độ (tái hiện thông tin, phân tích, giải thích, miêu tả,…). Bên cạnh đó, những đoạn ghi nhớ ngắn ở đầu mỗi phần bài cũng là một môi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển kỹ năng đọc hiểu của trẻ. Điều này giúp trẻ vừa bổ sung vốn từ vựng vừa nhận diện đƣợc cấu trúc câu, đoạn; nắm đƣợc vị trí, vai trò của từ trong câu, vai trò của câu trong đoạn. 175
  13. Hình 11.Đoạn văn ghi nhớ và bài đọc khoa học ngắn viết về chủ đề “How animals protect themselves from the cold” ở phần bài tập trong tài liệu TS3 4. Một vài ý kiến bàn luận Bằng việc tìm hiểu, phân tích sự thể hiện, vai trò và tác dụng của các bài đọc khoa học, các dạng bài tập TN&XH trong tài liệu TS3 và tài liệu học tập TN&XH3 đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng tiếng Việt, có thể nói, cả hai tài liệu TS3 và TN&XH3 đều có cùng mục đích tích hợp dạy học ngôn ngữ thông qua dạy học TN&XH và đều thể hiện mục đích này trong thiết kế của mình. Tuy nhiên, mỗi tài liệu có cách thể hiện, triển khai khác nhau: các dạng thức bài tập của VBT TN&XH3 khá nặng về mặt cung cấp, khắc sâu kiến thức khoa học một cách đơn thuần trong khi việc phát triển kiến thức, kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ lại đƣợc thể hiện một cách mờ nhạt; các bài đọc khoa học trong SGK TN&XH3 tuy có nhƣng chƣa thực sự khai thác và tạo cơ hội để trẻ vận dụng, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu để chọn lọc thông tin và giải quyết nhiệm vụ của bài tập. Trong khi đó, cũng với mục đích nêu trên, tài liệu TS3 thể hiện việc chú trọng rèn kĩ năng đọc, viết cho HS từng bƣớc một thông qua các bài tập, bài đọc để mở rộng vốn từ, hình thành và phát triển kĩ năng nắm cấu trúc câu, cấu trúc đoạn (tập trung ở việc sử dụng dạng bài tập điền khuyết không cung cấp từ; các bài tập viết câu, viết đoạn; các đoạn ghi nhớ, các bài đọc ngắn ở mỗi bài học đƣợc đƣa ra ngay từ đầu buộc HS phải đọc để nắm thông tin học tập hoặc các bài đọc khoa học đƣợc sử dụng trong phần bài tập để HS buộc phải đọc hiểu, chọn lọc thông tin để giải quyết yêu cầu bài tập) Trong khuôn khổ của bài viết, dựa trên những vấn đề đã tìm hiểu, con đƣờng, cách thức khác nhau có liên quan đến các thành tố của quá trình dạy học và nên chăng cần chú ý đến một số điểm chính nhƣ sau: - Tài liệu học tập và việc giảng dạy TN&XH cần đƣợc xây dựng và tổ chức trên cơ sở tạo môi trƣờng cho trẻ làm quen, nhận thức và ghi nhớ từ vựng: Việc này có thể đƣợc thực hiện thông qua các bài đọc khoa học ở đầu bài học và hoạt động tìm thông tin khoa học từ các bài đọc này để tạo cơ hội cho HS rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, phát triển vốn từ vựng khoa học cũng nhƣ là các từ ngữ khác. Các bài đọc này nên đƣợc thiết kế dƣới nhiều hình thức khác nhau (thơ, văn, truyện, câu đố...), có nội dung gắn liền với bài học, có vần điệu, ngắn gọn, dễ nhớ và dễ thuộc. Các từ vựng có liên quan đến kiến thức khoa học mới trong bài đọc cần đƣợc tô đậm để trẻ dễ nhận diện và ghi nhớ. Ngoài 176
  14. ra, có thể tạo ra môi trƣờng ngôn ngữ cho trẻ bằng cách sử dụng hình ảnh minh họa từ, câu để trẻ có thể ghi nhớ từ tốt hơn. Mặt khác, cũng cần lƣu ý đến tính kết nối giữa các đơn vị trong bài học, bài tập: từ vựng khoa học xuất hiện trong bài đọc khoa học ở phần bài học hoặc từ vựng ở bài tập này sẽ là nguồn ngữ liệu của bài tập sau. Có nhƣ vậy, trẻ sẽ có điều kiện đƣợc tiếp cận và sử dụng từ ngữ nhiều lần. Việc này giúp phát triển vốn từ, kĩ năng sử dụng từ trong các ngữ cảnh xác định và kỹ năng đọc hiểu cho trẻ cho HS. - Các tài liệu học tập môn TN&XH và các hoạt động dạy – học trong môn này cần đƣợc thiết kế và tổ chức trên cơ sở tạo điều kiện cho HS làm quen và nhận diện cấu trúc câu, phát triển kỹ năng tìm ý: Phần ngữ liệu đƣợc lựa chọn để sử dụng trong tài liệu học tập môn TN&XH nói chung và các bài tập TN&XH cần đƣợc thiết kế trên cơ sở lồng ghép từ vào câu, đoạn để HS có thể làm quen, nhận diện đƣợc vị trí của từ trong câu, câu trong đoạn. Mặt khác, các bài tập điền từ có thể đƣợc thiết kế dƣới dạng sơ đồ mạng, sơ đồ quá trình để phát triển ở HS kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin và bƣớc đầu làm quen với việc lập dàn ý. Đặc biệt, với đặc điểm ngôn ngữ của HS lớp 3, các câu đƣợc sử dụng cần ngắn gọn, dễ hiểu theo những mẫu đơn giản mà trẻ đƣợc tiếp cận trong môn Tiếng Việt: Ai làm gì?, Ai thế nào?, Khi nào?, Ở đâu?, Nhƣ thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì?, Để làm gì?. Nhƣ vậy, với những bàn luận trong khuôn khổ bài viết này, trên cơ sở những việc đã làm đƣợc trong việc xây dựng chƣơng trình, tài liệu học tập môn TN&XH3 theo hƣớng tích hợp, chúng tôi hi vọng việc dạy học tiếng Việt thông qua dạy học TN&XH sẽ đƣợc các nhà giáo dục, các nhà sƣ phạm chú ý hơn trong thời gian sắp tới để việc rèn kiến thức, kỹ năng tiếng Việt không phải chỉ là “cuộc độc hành” của môn tiếng Việt trong trƣờng tiểu học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo khoa, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Carrasquillo, A., & Rodriguez, V. (2005), “Integrating language and science learning”, Academic success for English language learners, tr. 436 - 454. 3. Fay Shin, Robert Rueda, Christyn Simpkins, and Hyo Jin Lim (2009), “Developing Language and Literacy in Science: Differentiated and Integrated Instruction”, Best Literacy Practices for Today‟s Multilingual Classrooms, International Reading Association, tr.140 - 160. 4. Janet Varley, Clíona Murphy, Órlaith Veale (2008), Science in Primary Schools, Phase 1, Final Report, Research commissioned by the National Council for Curriculum and Assessment (NCCA), tr.17 - 20. 177
  15. 5. Hackling, M. (2002). “Assessment of Primary Students Scientific Literacy Investigating”, Australian Primary and Junior Science Journal, 18(3), p. 6-7. 6. Nuffield Primary Science (1998), Science and literacy: A guide for primary teachers, Collins Educational. 7. Primary Education Department at Santillana (2010), Top Science 3 Primary (Student‟s book and Resource Book), Richmond Publishing. 8. Shawn M. Glynn and K. Denise Muth (1994), Reading and Writing to Learn Science: Achieving Scientific Literacy, National Association for Research in Science Teaching, John Wiley& Sons, Inc. 178
nguon tai.lieu . vn