Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ DẠY HỌC SINH HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐINH KHÁNH QUỲNH Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội Email: quynhdk.dk@gmail.com Tóm tắt: Với mục tiêu phát triển năng lực khám phá tự nhiên, có thể ứng dụng nhiều mô hình/phương pháp dạy học như mô hình dạy học trải nghiệm của D. Kolb, chu trình học 5E, dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học bằng bàn tay nặn bột… Với những phương pháp/mô hình này trong quá trình thực hiện, người học thường phải trải qua các giai đoạn tương ứng với các tiêu chí/kỹ năng thành tố của năng lực khám phá tự nhiên (NL KPTN). Trong nội dung bài báo này, trên cơ sở nghiên cứu dạy học theo phương pháp BTNB, chúng tôi bước đầu vận dụng thực tiễn trong dạy học Sinh học Trung học Cơ sở (THCS) nhằm rèn luyện phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh. Từ khóa: Phương pháp bàn tay nặn bột, năng lực, năng lực khám phá tự nhiên. 1. MỞ ĐẦU Phương pháp bàn tay nặn bột (BTNB) là phương pháp dạy học tích cực, dựa trên quan điểm dạy học theo thuyết kiến tạo. Quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực của học sinh (HS) để kiến tạo kiến thức cho mình. Mục tiêu của phương pháp là HS chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kỹ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Phương pháp BTNB đầu tiên là một chiến lược dạy học sau đó phát triển thành phương pháp dạy học trên sự tìm tòi nghiên cứu, thích hợp cho việc giảng giải các môn khoa học nói chung và đặc biệt là môn Sinh học ở THCS. 2. NỘI DUNG 2.1. Phương pháp Bàn tay nặn bột 2.1.1. Cơ sở khoa học của phương pháp bàn tay nặn bột Theo Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016) [2] Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” (BTNB), tiếng Pháp là La main à la pâte viết tắt là Lamap; tiếng Anh là Hands- on, là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi – nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Tiến trình dạy học theo Lamap được xây dựng dựa trên sự tìm tòi nghiên cứu. Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu là một phương pháp dạy và học khoa học xuất phát từ sự hiểu biết về cách thức học tập của HS, bản chất của nghiên cứu khoa học và sự xác định các kiến thức khoa học cũng như kỹ năng mà HS cần nắm vững. Tiến trình dạy học Lamap được xây dựng dựa trên sự kết hợp của: - Dạy học giải quyết vấn đề. - Dạy học định hướng hành động. - Thuyết kiến tạo. 260
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 2.1.2. Tiến trình tổ chức dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột [3] Phương pháp BTNB đề xuất một tiến trình sư phạm ưu tiên xây dựng những tri thức (hiểu biết, kiến thức) bằng quan sát, thực nghiệm và thảo luận. HS tự mình thực hiện các thí nghiệm, các suy nghĩ và thảo luận để hiểu được các kiến thức cho chính mình. - Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do GV chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học (hay môđun kiến thức mà HS sẽ được học). - Pha 2: Hình thành câu hỏi của học sinh (bộc lộ quan niệm ban đầu của HS). Làm bộc lộ quan niệm ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi của HS là pha quan trọng, đặc trưng của phương pháp BTNB. Từ những quan niệm ban đầu của HS, GV giúp HS đề xuất các câu hỏi. Chú ý xoáy sâu vào những quan niệm liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học (hay mô đun kiến thức). - Pha 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm. Từ các câu hỏi được đề xuất, GV nêu câu hỏi cho HS, đề nghị các em đề xuất các giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu để để kiểm chứng các giả thuyết nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó. Sau khi HS đề xuất được phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, GV nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành phương án với các dụng cụ đã chuẩn bị sẵn. - Pha 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu. Từ các phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu mà HS nêu ra, GV khéo léo nhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để HS tiến hành nghiên cứu. Các thí nghiệm được tiến hành lần lượt tương ứng với từng môđun kiến thức. - Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. Sau khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học. GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu (quan niệm ban đầu) trước khi học kiến thức. Chính HS tự phát hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động. Những thay đổi này sẽ giúp HS ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức. 2.2. Năng lực khám phá tự nhiên 2.2.1. Khái niệm Năng lực khám phá tự nhiên là khả năng người học đặt ra những câu hỏi có vấn đề về tự nhiên, lập và thực hiện kế hoạch khám phá vấn đề, viết và giải thích kết quả, từ đó rút ra kinh nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn [4]. 2.2.2. Cấu trúc Trong nghiên cứu đã thực hiện, chúng tôi xây dựng cấu trúc NL KPTN cho HS THCS bao gồm các thành tố sau: - Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi khám phá tự nhiên. 261
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết khoa học cho vấn đề khám phá - Lập kế hoạch khám phá - Thực hiện kế hoạch khám phá - Viết báo cáo và trình bày báo cáo kết quả khám phá 2.2.3. Các tiêu chí của năng lực khám phá tự nhiên của học sinh trung học cơ sở [4] Các KN thành tố Biểu hiện Đề xuất vấn - Có nhu cầu/sự quan tâm vấn đề cần tìm tòi, khám phá. đề, đặt câu hỏi khám - Sử dụng tri thức, kỹ năng để mô tả vấn đề để lựa chọn vấn đề cần khám phá phá tự nhiên - Tập trung vào một vấn đề, một tình huống cần khám phá/đưa ra câu hỏi có vấn đề về nội dung khám phá. Đưa ra phán - Đưa ra phán đoán phù hợp với vấn đề khám phá. đoán và xây dựng giả - Lựa chọn và đề xuất giả thuyết khoa học cho vấn đề khám phá. thuyết khoa học cho vấn đề khám phá. Lập kế hoạch - Xác định mục tiêu, phương pháp, phương tiện, nhiệm vụ khám phá. khám phá - Xây dựng tiến trình và dự kiến kết quả khám phá. - Phân chia nhiệm vụ khám phá cho các thành viên. Thực hiện kế - Thu thập, ghi chép dữ liệu, chứng cứ qua quan sát, làm thí nghiệm. hoạch khám phá - Phân tích dữ liệu để khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đưa ra để khám phá. - Rút ra kết luận về vấn đề khám phá (thông qua kết quả cá nhân và làm việc nhóm). Viết báo cáo - Xây dựng đề cương và nội dung cụ thể viết báo cáo kết quả khám phá. và trình bày báo cáo - Thống nhất nội dung báo cáo qua trao đổi, thảo luận nhóm. kết quả khám phá - Viết báo cáo kết quả lắng nghe ý kiến góp ý để hoàn chỉnh, báo cáo kết quả khám phá. - Đề xuất vấn đề khám phá mới liên quan kết quả đã khám phá. 2.3. Vai trò của dạy học bằng phương pháp bàn tay nặn bột trong việc phát triển năng lực khám phá tự nhiên Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB là một định hướng hành động phù hợp áp dụng vào dạy học các môn khoa học. Việc vận dụng tiến trình đó theo một phương pháp tích cực, sáng tạo và linh hoạt giữa các bước, tùy theo chủ đề nghiên cứu, là điều thực sự cần thiết. Nói cách khác, mỗi bước được xác định như là yếu tố cần thiết để đảm bảo rằng quá trình khám phá của HS được thông suốt về mặt tư duy, thông qua đó các biểu hiện của NL KPTN được phát triển rõ rệt vì: - Phát huy khả năng sáng tạo, tính chủ động, năng lực khám phá, giải quyết vấn đề và tạo ra môi trường học tập mới cho HS: Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi khám phá tự nhiên. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết khoa học cho vấn đề khám phá. - Phát huy được tối đa nguồn tri thức, khả năng đã có của HS vừa để tìm kiếm tri thức mới, vừa rèn luyện năng lực vận dụng tích hợp nhiều nguồn tri thức để giải quyết vấn đề nghiên cứu: Lập kế hoạch khám phá, thực hiện kế hoạch khám phá. - Phát triển tính phê phán của tư duy và tư duy sáng tạo, viết báo cáo với những mạch tư duy logic, hiệu quả. - Hình thành ở HS niềm say mê đối với môn học, niềm tin đối với khoa học. 262
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 2.4. Ví dụ minh họa vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học Sinh học trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh Sinh học 6 [3]: Bài 51 (2 tiết): Nấm B: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM * Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề - GV chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 4-6 HS). - GV cho HS quan sát các mẫu vật hoặc tranh ảnh: Bánh mì bị mốc, áo bị mốc, rau củ quả bị nấm… - GV yêu cầu HS đặt câu hỏi nghiên cứu sau khi quan sát các mẫu vật. Câu hỏi: Những đồ vật, thực vật này lại bị nấm mốc trong điều kiện nào? Có phải nấm, mốc nào cũng có hại không? Cho ví dụ.  Các biểu hiện năng lực khám phá tự nhiên được rèn luyện: - Có nhu cầu/sự quan tâm vấn đề cần tìm tòi, khám phá. - Sử dụng tri thức, kỹ năng để mô tả vấn đề để lựa chọn vấn đề cần khám phá. - Đưa ra câu hỏi có vấn đề về nội dung khám phá. * Pha 2: Hình thành câu hỏi cho học sinh - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Viết những hiểu biết của mình về điều kiện phát triển của nấm, mốc và vai trò của nấm, mốc theo quan điểm và hiểu biết của bản thân. - GV yêu cầu HS trình bày ý kiến của bản thân, các HS có thể có những ý kiến khác nhau. - GV tổ chức thảo luận lớp để thống nhất các câu hỏi: Nấm và mốc xuất hiện trong điều kiện nào? Chúng có lợi hay có hại (cho ví dụ)? - GV thống nhất các quan điểm chung: Điều kiện sống... Có lợi, có hại, ví dụ. (Nấm và mốc sống ở nơi có chất hữu cơ có sẵn, tối và cần độ ẩm. Có nấm thì có lợi, có nấm thì có hại).  Các biểu hiện năng lực khám phá tự nhiên được rèn luyện: Đưa ra phán đoán phù hợp với vấn đề cần khám phá * Pha 3. Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm. - GV tập hợp các ý kiến của HS. - GV cho HS thảo luận sự hiểu biết của bản thân về nấm rơm và mốc trắng qua các câu hỏi sau: + Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cần để cơm hoặc ruột bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thể vẩy thêm ít nước? + Tại sao quần áo hay đồ đạc lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị nấm mốc? + Tại sao ở trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được? Để đi đến thống nhất dự đoán: Nấm và mốc sống ở nơi có chất hữu cơ có sẵn, tối và cần độ ẩm. Có nấm thì có lợi, có nấm thì có hại. 263
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ GV hỏi: Em hãy vận dụng bài tập về nhà ở tiết trước thí nghiệm để kiểm chứng. ( HS có thể dùng hình ảnh để chứng minh). GV hỏi: Nấm không có chất diệp lục, vậy nấm dinh dưỡng bằng hình thức nào? - GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày thí nghiệm. - GV tổ chức cho HS thảo luận.  Các biểu hiện năng lực khám phá tự nhiên được rèn luyện: - Lựa chọn và đề xuất giả thuyết khoa học cho vấn đề khám phá. - Xác định mục tiêu, phương pháp, phương tiện, nhiệm vụ khám phá. - Phân chia nhiệm vụ khám phá cho các thành viên. * Pha 4. Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu - GV phát cho mỗi nhóm 2 bảng giấy: Bảng 1: Nấm sử dụng…………nhiệt độ…………và………thích hợp để phát triển. Nấm dinh dưỡng bằng các hình thức sau: …………………………………… Bảng 2: Có lợi VD Có hại V D GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm và hoàn thành bảng, phiếu. Yêu cầu HS thí nghiệm tìm tòi và hoàn thành bảng. Đưa ra câu hỏi ứng dụng: Đối với những loại nấm có hại, các em cần làm gì để tránh những loại nấm đó?  Các biểu hiện năng lực khám phá tự nhiên được rèn luyện: - Thu thập, ghi chép dữ liệu, chứng cứ qua quan sát, làm thí nghiệm. - Phân tích dữ liệu để khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết đưa ra để khám phá. - Rút ra kết luận về vấn đề khám phá. * Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức - GV tổ chức cho các các nhóm báo cáo kết quả đồng thời yêu cầu HS đối chiếu với dự đoán. - GV chốt kiến thức để HS khắc sâu kiến thức. GV đưa câu hỏi để khắc sâu kiến thức cho HS: Nấm cần những điều kiện gì để phát triển? Vai trò của nấm như thế nào? GV đưa câu hỏi liên hệ: Bản thân em sẽ làm gì để phòng tránh các loại nấm mốc có hại trong gia đình? GV nhấn mạnh: Để nấm phát triển cần: chất hữu cơ có sẵn, nhiệt độ từ 25-300C và độ ẩm thích hợp. 264
  6. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 * Có lợi: - Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. - Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì. - Làm thức ăn. - Làm thuốc. * Có hại: - Nấm ký sinh gây hại cho thực vật, con người. - Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng. - Nấm độc gây ngộ độc: nấm độc đỏ, nấm độc đen, nấm lim… GV giao BTVN: Em hãy tự tìm hiểu vai trò của nấm có lợi mà gia đình em áp dụng.  Các biểu hiện năng lực khám phá tự nhiên được rèn luyện: - Xây dựng đề cương và nội dung cụ thể viết báo cáo kết quả khám phá. - Thống nhất nội dung báo cáo qua trao đổi và thảo luận nhóm. - Viết báo cáo kết quả lắng nghe ý kiến góp ý, hoàn chỉnh, báo cáo kết quả khám phá. - Đề xuất vấn đề khám phá mới liên quan kết quả đã khám phá. 2.5. Nhận xét thực nghiệm sư phạm Trong tháng 5/2018 chúng tôi tổ chức thử nghiệm dạy học theo phương pháp BTNB với 1 tiết dạy theo tiến trình sư phạm đặc trưng của phương pháp này (theo thiết kế ở mục 4 trên đây) tại 2 lớp 6 ở trường THCS Thăng Long (Quận Ba Đình - HN) và trường THCS Tân Định (Quận Hoàng Mai – HN) với số lượng 40 học sinh/1 lớp. Qua hoạt động tổ chức cho HS học theo tiến trình sư phạm của phương pháp BTNB, sử dụng bài kiểm tra kiến thức 15 phút sau giờ học, kết hợp với kiểm tra vở ghi chép cá nhân của HS và những quan sát của GV để tìm hiểu về hoạt động, thái độ, hành vi của HS trong quá trình học tập chúng tôi nhận thấy: - Trong tiết học tất cả HS trong lớp đều chú ý, chăm chỉ, hứng thú thực hiện hoạt động học tập. - Tất cả các em đều hứng thú với những hoạt động học tập do GV định hướng tổ chức. Thông qua đó, các em thấy kiến thức khoa học trở nên gần gũi với thực tiễn, hiệu quả tiếp thu bài học cũng tốt hơn. - Tiến trình sư phạm là phù hợp đối với nội dung kiến thức và đối tượng học sinh. - Trong tiến trình hoạt động của HS các biểu hiện năng lực khám phá tự nhiên trong học tập được phát triển như: Đặt câu hỏi, đề xuất các dự đoán, thiết kế thí nghiệm kiểm tra dự đoán, tiến hành các thí nghiệm kiểm tra dự đoán, thu thập số liệu và rút ra các kết luận. - Qua bài kiểm tra kiến thức 15 phút, chất lượng làm bài của các em với tỷ lệ đạt điểm khá giỏi là 94%; tỷ lệ HS đạt điểm trung bình là 6%; không có HS bị điểm yếu kém, điều này cho thấy vai trò của việc sử dụng tiến trình sư phạm theo phương pháp BTNB cho HS trong trường phổ thông là hiệu quả, khả thi. 265
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3. KẾT LUẬN Như vậy, với tiến trình sư phạm của phương pháp BTNB, thông qua việc tiến hành làm thực nghiệm hay quan sát trên vật thật, mô hình... HS tự xây dựng nên kiến thức cho bản thân một cách vững chắc. Mặt khác, HS còn phát triển được kỹ năng làm việc nhóm, nâng cao khả năng diễn đạt, phát triển ngôn ngữ khoa học... Do đó, việc vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học sinh học ở THCS sẽ phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho HS, nâng cao được hiệu quả của quá trình dạy học sinh học nói chung và sinh học THCS nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Vinh Hiển, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Thị Hoa (2012). Phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Sinh học cấp THCS. [2] Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [3] Nguyễn Quang Vinh, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Thị Phương Nga, Trịnh Thị Bích Ngọc: Sinh học 6, NXB Giáo dục. [4] Đinh Khánh Quỳnh (2018). Xây dựng cấu trúc năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh THCS trong dạy học sinh học, Báo cáo khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam – Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 3. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình Tổng thể, (Phiên bản công bố ngày 28/7/2017). [6] Rogiers X. (1996). Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội. Title: TEACHING BIOLOGY WITH HANDS-ON METHOD FOR DEVELOPING NATURAL INQUIRY COMPETENCY FOR STUDENTS OF SECONDARY SCHOOL Abstract: With the goal of developing natural inquiry competency, many models / teaching methods can be applied, such as D. Kolb's experiential learning model, 5E learning cycle, project teaching, teaching solving hands-on teaching, etc. With these method, during the implementation process, the learner must go through the stages corresponding to the criteria of the natural inquiry competency. In this article, based on teaching hands-on method, we first apply the practice in teaching secondary school students to train the development of natural inquiry competency for students. Keywords: Hands-on, competency, natural inquiry competency. 266
nguon tai.lieu . vn