Xem mẫu

  1. DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN PHAN THỊ ÁNH TUYẾT Phó trưởng Khoa Tâm lý - Giáo dục - Trường Đại học Phú Yên Tóm tắt: Nâng cao chất lượng Đào tạo, đảm bảo cho sự tồn tại và sự phát triển nhà trường góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục Việt nam hiện nay, đặc biệt là các trường đại học (ĐHSP) địa phương. Để nâng cao chất lượng đào tạo; đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục ở bậc đại học thì việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học là một trong những biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Từ khóa: Phương pháp dạy học, đào tạo, năng lực người học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nâng cao chất lượng Đào tạo và Giáo dục làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là mối quan tâm của bất kỳ nền giáo dục nào trên thế giới, đặc biệt là giáo dục đại học. Những nghiên cứu thực tiễn và lý luận giáo dục cho thấy, tiếp cận theo năng lực người học đang là xu thế của giáo dục thế giới nhằm thu hẹp khoảng cách giữa cơ sở đào tạo với yêu cầu của thị trường lao động. Giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trước thách thức, cơ hội và vai trò to lớn trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo Việt Nam; các trường đại học nói chung và trường ĐHSP trong cả nước cần thiết phải tìm ra những giải pháp thích hợp để tồn tại và phát triển. Dạy học phát triển năng lực người học có thể xem là một trong những giải pháp quan trọng trong đổi mới tào tạo của các trường đại học sư phạm Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. 2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1. Năng lực Khái niệm Năng lực: - Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao. - Năng lực còn được hiểu là: khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. Dạy học phát triển năng lực là gì: Dạy học phát triển năng lực hay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng 524
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 giáo dục quốc tế. Dạy học phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học, dạy học phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp; Hình thức dạy học này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Dạy học phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học, việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học. Dạy học phát triển năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng phát triển năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực (Competency). Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Người học cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra. Ưu điểm dạy học phát triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của người học. Tuy nhiên, nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện. Dạy học phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau: - Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành; - Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực; - Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn... - Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp; - Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống: ví dụ như đọc một văn bản cụ thể... Nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản; - Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học; 525
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 - Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, người học có thể và phải đạt được những gì? Theo Bemard Rey (2003) năng lực được xem xét ở ba cấp độ: - Năng lực cấp độ 1 hay còn gọi là năng lực sơ cấp: bao gồm những kiến thức học sinh thu nhận được xây dựng qua tình huống kiến thức, mức độ này rất quan trọng nhưng chưa đủ để phát triển năng lực. - Năng lực cấp độ 2: bao gồm năng lực sơ cấp, cấp độ này có sự áp dụng kiến thức, học sinh giải thích được tình huống, năng lực được hình thành qua tình huống kỹ năng. - Năng lực cấp độ 3: năng lực phức hợp, học sinh có năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và sự nghiệp. Như vậy, dạy học phát triển năng lực là quá trình đạt tới ba cấp độ năng lực, mà mục đích cuối cùng phải đạt được mức độ 3 thì việc dạy học mới trở nên có ý nghĩa Đặc trưng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực: Nếu trước đây, mục tiêu của dạy học phát triển tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thì dạy học ngày nay hướng tới phát triển năng lực người học. Đây là mục tiêu mang tính chất chiến lược, giúp người học thích ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục. Dạy học theo hướng phát triển năng lực có những đặc trưng sau đây: - Mục tiêu dạy học: Phát triển năng lực người học (định hướng kết quả đầu ra của quá trình dạy học), phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; chú trọng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, chuẩn bị năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, giúp người học thích ứng với sự thay đổi của xã hội. - Nội dung dạy học: Nội dung và hoạt động cơ bản trong các môn học được liên kết với nhau, gắn với tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính nhằm đạt được kết quả đầu ra, gắn với việc hình thành và phát triển năng lực. - Phương pháp dạy học: Người dạy tổ chức, tư vấn, hỗ trợ giúp người học tự lực, tích cực và sáng tạo trong học tập. Người dạy chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học tích cực giúp người học trải nghiệm thực tế tìm kiếm và vận dụng kiến thức. - Hình thức tổ chức dạy học: Chú trọng các hình thức học cá nhân, học hợp tác với các hoạt động đa dạng như: hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin. - Môi trường học tập: Đa dạng ở trên lớp, ngoài lớp, ngoài trường đặc biệt là vườn trường, xưởng trường, vận dụng trong đời sống thực tế. Môi trường học tập đa dạng, linh hoạt phát huy được tính sáng tạo của người học, có sự hỗ trợ hoặc tham gia của các tổ chức xã hội và gia đình. 526
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Đánh giá người học: Dựa vào tiêu chí hoặc bộ công cụ chủ yếu hướng vào năng lực đầu ra, tính đến sự tiến bộ, tư vấn cho người học biện pháp thay thế bằng phương thức học tập hiệu quả; chú trọng vào các sản phẩm học tập và khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là bước đột phá trong quan điểm dạy học của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Với những đặc trưng nêu trên, một câu hỏi lớn đặt ra cho các trường sư phạm là: Sử dụng các phương pháp dạy học và kiểm tra - đánh giá nào để phát triển năng lực cho người học? Cấu trúc của năng lực Theo quan điểm của các nhà sư phạm nghề Đức, cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau [8/126]: 1. Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung - chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức tâm lý vận động. 2. Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận - giải quyết vấn đề. 3. Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp. 4. Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc - đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm. Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cột giáo dục theo UNESCO [8/28] như ở dưới. Từ cấu trúc của năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn (tri thức, kỹ năng) mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể; những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở các năng lực này… 527
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Các trụ cột giáo dục của Các thành phần năng lực UNESCO Năng lực chuyên môn Học để biết Năng lực phương pháp Học để làm Năng lực xã hội Học để cùng chung sống Năng lực cá thể Học để tự khẳng định Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cột giáo dục theo UNESCO 2.2. Đào tạo theo năng lực Đào tạo theo năng lực là cách có hệ thống nhằm cải tiến quá trình giảng dạy và học tập. Đào tạo theo năng lực tập trung vào những gì người học có thể làm (kỹ năng), những gì người học biết (tri thức) và cách thức người học thực hiện công việc (thái độ). Đào tạo theo năng lực là nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giả quyết các tình huống trong cuộc sống và nghề nghiệp. Đặc trưng của đào tạo theo năng lực: - Đào tạo theo năng lực xác định hệ thống năng lực cốt lõi trên cơ sở kết hợp giữa học thuật và chuẩn nghề nghiệp, chương trình đào tạo được xây dựng và thực hiện dựa trên những vấn đề trọng tâm của nghề nghiệp. - Kết quả học tập của người học được công nhận thông qua năng lực thực hiện trong chương trình, không phụ thuộc vào thời lượng học tập. Người học có thể học theo năng lực và nhịp độ riêng của từng cá nhân. - Tự học là vấn đề cốt lõi trong quá trình đào tạo; người học chủ động tham gia học tập, tự chịu trách nhiệm, tự đánh giá và được thúc đẩy để có ý thức học tập suốt đời. - Người dạy đóng vai trò của các huấn luyện viên và các chuyên gia. - Đánh giá trong đào tạo theo năng lực là tích hợp đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ; đánh giá chất lượng thực hiện công việc là tiêu chí hàng đầu và tập trung đánh giá đầu ra chứ không phải là đánh giá đầu vào. 528
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 3. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Ngày nay, trong thời đại với 3 loại bùng nổ: Bùng nổ dân số, Bùng nổ thông tin, Bùng nổ tiến bộ khoa học và công nghệ thông tin… đã làm thay đổi mục tiêu giáo dục truyền thống, đặc biệt là mục tiêu giáo dục đại học mà cốt lõi là chuyển từ chủ yếu là đào tạo kiến thức và kỹ năng sang chủ yếu đào tạo năng lực. Đổi mới phương pháp giảng dạy trong đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học, thực chất là phải thay đổi từ cách xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, lựa chọn các phương pháp dạy - học và phương pháp kiểm tra đánh giá (điều này thể hiện ở việc chủ động xây dựng đề cương chi tiết cho từng môn học). 3.1. Mục tiêu đào tạo là tiêu chí về chất lượng đào tạo phải đạt được: Chất lượng đào tạo thể hiện qua năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo. Để đạt được mục tiêu, người giảng viên phải là người: Làm cho người học muốn học: Làm cho người học thấy được sự cần thiết phải học, muốn học, hứng thú và nỗ lực trong học tập. Khổng Tử đã dạy: Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học. Có vui say thì sự học mới tiến bộ và đạt kết được kết quả cao. Làm cho người học biết cách học: Muốn đạt kết quả học tập, người học phải biết cách tổ chức hoạt động học của mình theo một lôgíc nhất định. Giảng viên dạy tốt là người biết giúp đỡ và tạo điều kiện cho người học làm việc đó. Làm cho người học đạt được mục tiêu học tập đề ra: Một khi người học đã muốn học, phát huy sức mạnh thể chất và tinh thần vào việc học, biết được phương pháp học tập thì vấn đề đạt mục tiêu chỉ còn là thời gian. Do vậy mọi hoạt động của giảng viên và sinh viên trên lớp đều được đánh giá trên cơ sở thực hiện mục tiêu. Các cấp độ mục tiêu: - Về nhận thức: Biết - Hiểu - Áp dụng - Phân tích - Tổng hợp - Đánh giá- Chuyển giao - Sáng tạo. - Về kỹ năng: Bắt chước - Thao tác - Chuẩn hóa - Phối hợp - Tự động hóa. - Về năng lực tư duy: Tư duy trừu tượng - Tư duy hệ thống - Tư duy phê phán - Tư duy sáng tạo. - Về phẩm chất nhân văn: Năng lực hợp tác - Năng lực thuyết phục - Năng lực quản lý… 3.2. Xây dựng nội dung dạy học: Nội dung dạy học phải có khả năng phân biệt giữa cái phải biết, cần biết và có thể biết. Bởi lẽ, ngày nay người dạy và người học có thể tiếp xúc với vô số các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Trên intener, phim ảnh, tivi, đài, sách báo và các tài liệu tham khảo… Việc này làm cho người học choáng ngợp giữa các tài liệu vì khó xác định đâu 529
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 là những nội dung quan trọng cần phải nắm. Phân biệt những nội dung phải biết, cần biết và có thể biết sẽ giúp cho người học biết tập trung thời gian, công sức vào các nội dung chủ yếu. Mức độ cần thiết cho việc nắm vững mục tiêu dạy học sẽ nói lên tầm quan trọng của mục tiêu. Cái phải biết chính là những nội dung phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện các mục tiêu dạy học. 3.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực: Thế kỷ XXI là thế kỷ đi vào văn minh trí tuệ với các xu hướng đã rõ ràng, như sự phát triển của các công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ tin học, kinh tế tri thức, xã hội học tập… được tổng hợp các xu thế lớn, rất đặc trưng của thời đại là sự toàn cầu hóa, khu vực hóa với các mặt đối lập như: Hợp tác và cạnh tranh, liên kết và độc lập… Con người muốn tồn tại đều phải học. Vì thế, năng lực học của con người phải được nâng lên mạnh mẽ, nhờ vào trước hết người học biết “học cách học” và người dạy biết “dạy cách học”. Học tập trong xã hội thông tin là thu thập thông tin, xử lý thông tin và tích lũy thông tin dưới dạng tri thức, từ nhà trường hay môi trường sống, làm cho người học tự biến đổi trí tuệ và làm phong phú thêm tri thức của mình, điều đó làm thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của mỗi người. Quá trình học tập của một sinh viên và vai trò của giảng viên trong “dạy học phát triển năng lực người học” có thể mô tả qua sơ đồ: Truyền đạt tri thức Ngửi - Khứu giác Phương pháp Nghe - Thính giác Thông tin thu thập Phương pháp Giảng Thông tin Nhìn - Thị giác xử lý thông tin viên Tri thức người học Phương pháp Nắn - Xúc giác ra quyết định Kiểm tra/đánh giá Nghĩ - Tri giác học tập 530
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Phân tích sơ đồ ta thấy: - Người học có thể thu nhận thông tin qua 5 giác quan. - Giảng viên truyền đạt tri thức, dạy phương pháp thu nhận thông tin, dạy phương pháp xử lý thông tin, dạy phương pháp ra quyết định để đào tạo năng lực chuyển thông tin thành tri thức của người học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học, đó là vai trò đặc biệt quan trọng mà công nghệ kỹ thuật dù hoàn thiện và phát triển đến đâu cũng không thể thay thế được người giảng viên. Bác Hồ đã nói về phương châm học tập một cách hết sức tóm tắt là “Cách học tập: Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”[5/116]. Như vậy theo cách nói của Bác, phương châm học tập là ngoài việc lấy tự học làm chính thì việc học còn phải thảo luận nhóm và có sự hướng dẫn của thầy. Khổng tử dạy học trò học tập [5/117]: - Học cho rộng, hỏi cho kỹ, phản biện cho sáng tỏ, làm cho hết sức. - Có điều không học, nhưng đã học điều gì không hay không thôi. - Có điều không hỏi, những đã hỏi điều gì mà không biết, không thôi. - Có điều không phản biện, nhưng đã phản biện điều gì mà không minh bạch, không thôi. - Có điều không suy nghĩ, nhưng đã nghĩ điều gì mà không nghĩ đến nơi, không thôi. - Có điều không làm, nhưng đã làm điều gì mà chưa tận lực, không thôi. - Người ta dụng công một, ta dụng công một mà không thành thì phải dụng công trăm, người ta dụng công mười, ta dụng công mười mà không thành thì phải dụng công gấp nghìn lần để kỳ được mới thôi. Nếu quả theo được đạo ấy thì tuy ngu rồi cũng thành sáng”. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “dạy cách học”, là thực hiện việc chuyển dịch mô hình dạy - học từ truyền thụ một chiều sang “hợp tác hai chiều”. Mục đích của dạy là làm cho người học biết cách dựa vào cơ sở: “Học - Hỏi - Hiểu - Hành” mà phát triển lên trình độ tư duy cao hơn, với hệ thống “Phân tích - Tổng hợp - Đánh giá” nhằm thực hiện tư duy độc lập, phê phán sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề. Dạy cách học là: - Dạy cách lập kế hoạch; - Dạy cách nghe giảng và ghi bài trên lớp; - Dạy cách học bài; - Dạy cách đọc sách; - Dạy cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề… 531
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 3.4. Đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá Đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học, tức là đào tạo theo nhu cầu người học, lấy tự học làm chính thì việc kiểm tra đánh giá cũng phải đáp ứng như vậy; Kiểm tra đánh giá trước hết phải nhằm hỗ trợ người học điều chỉnh các hoạt động học tập của mình liên tục và phải biết các công cụ kiểm tra đánh giá (ngân hàng câu hỏi bài tập môn học) trở thành công cụ tự học môn học. Dạy học truyền thống là truyền thụ kiến thức - kỹ năng - phẩm chất cho người học, nên kiểm tra đánh giá lấy nội dung kiến thức - kỹ năng người học được đào tạo làm chính; Dạy học theo hướng phát triển năng lực người học là dạy cách học, nên kiến thức, kỹ năng của môn học chỉ là phương tiện để dạy cách học, để rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy và năng lực xã hội, do đó kiểm tra đánh giá phải lấy năng lực nhận thức, năng lực tư duy, năng lực xã hội mà người học được đào tạo làm chính. Với kiểm tra đánh giá truyền thống, chúng ta sử dụng phương pháp gián tiếp, nghĩa là sử dụng câu hỏi và bài tập tình huống chủ yếu là giả định, người học vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã chiếm lĩnh để trả lời hay giải các bài tập đó, chủ yếu là đánh giá tiếp thu kiến thức của người học một cách gián tiếp. Ngày nay, cùng với đổi mới mục tiêu, kiểm tra đánh giá chủ yếu vì hoạt động học tập, thì kiểm tra đánh giá chuyển sang phương pháp đánh giá trực tiếp, khi đó câu hỏi và bài tập dựa trên tình huống có thực ở ngoài đời và câu hỏi phải yêu cầu người học vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện một nhiện vụ cụ thể, cho ra một sản phẩm cụ thể. Vì vậy, việc đổi mới căn bản, toàn diện kiểm tra đánh giá cần phải được xác định là khâu cốt lõi, đột phá đổi mới căn bản, toàn diện của Giáo dục và Đào tạo để đáp ứng từng bước nâng cao chất lượng đào tao theo chuẩn đầu ra. 4. KẾT LUẬN Đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học đã và sẽ mở ra những cơ hội mới cùng những thách thức mới cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá suy cho cùng cũng chỉ nhằm tạo ra một chất lượng cao cho sản phẩm đào tạo của mình, tạo ra sự gắn kết trong hội nhập và làm cho giáo dục Việt Nam phát triển bền vững. Thông qua các ưu điểm của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học sẽ hình thành và rèn luyện cho người học sự hiểu biết, tâm thế chủ động điều khiển quá trình học tập của bản thân mình, phát huy nội lực tự học của con người để tạo nên cuộc cách mạng về học tập là việc làm cấp thiết của các nhà giáo dục. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng hơn bao giờ hết của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục của các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Khánh Bằng, (1998), “Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên đại học”, Trường ĐHSP Hà Nội, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 532
  10. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 [2] Luật Giáo dục, (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [3] Nguyễn Tấn Hưng, “Tích cực hóa học tập - một nguyên tắc quan trọng của quá trình dạy học ở đại học”, Dạy và học ngày nay, Số 1 - 2011. [4] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo (1997), Quá trình dạy - tự học, Nxb Giáo dục. [5] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, (2002), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm. [6] Vũ Đình Cự. (1998), Giáo dục hướng tới thế kỷ 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Tạp chí Giáo dục đại học, số 2, 4/2003. [8] Tạp chí quản lý giáo dục số 4-2015. Title: TEACHING TOWARDS DEVELOPING LEARNER CAPACITY – THE SOLUTION TO IMPROVE THE TEACHERS TRAINING QUALITY Abstract: Enhancing training quality is very necessary to ensure the existence and development of schools in order to contribute to the success of the radical and comprehensive innovations in education in Vietnam at present especially for local universities (Pedagogical universities). To improve the quality of training and meet the requirements of comprehensive educational reforms at the university level, the teaching towards developing learner capacity is one of the most effective measures to improve the quality of teacher training. Keywords: teaching method, training, learner capacity GVC - ThS. PHAN THỊ ÁNH TUYẾT Phó Trưởng Khoa Tâm lý - Giáo dục - Trường Đại học Phú Yên. ĐT: 0914187788, Email: Tuyettai68@yahoo.com.vn 533
nguon tai.lieu . vn