Xem mẫu

  1. DẠY - HỌC BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THEO HƯỚNG NÊU VẤN ĐỀ HÀ THỊ SAO - TRẦN HỮU PHONG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Dạy học nêu vấn đề là một kiểu dạy học hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay; có khả năng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng, phương pháp mới. Trong dạy học Ngữ văn ở phổ thông nếu tổ chức dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề thì chất lượng dạy và học sẽ đạt hiệu quả cao hơn, học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt hơn, phù hợp với những “năng lực người” mà thời hiện đại cần. Từ khóa: dạy - học, phong cách ngôn ngữ, văn 10. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống và phát triển năng lực giao tiếp trong thực tiễn cuộc sống cho học sinh là một trong những mục tiêu dạy học được ưu tiên hàng đầu ở nhà trường phổ thông. Trong chương trình Ngữ văn 10, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là một nội dung dạy học có khả năng tác động trực tiếp đến việc phát triển tư duy ngôn ngữ và năng lực giao tiếp của học sinh, đặc biệt là giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế dạy và học các nội dung kiến thức về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, học sinh không lấy hứng thú với kiến thức bài học, do vậy hiệu quả đạt được của tiết học còn hạn chế, hoạt động giao tiếp của học sinh còn tồn tại nhiều vấn đề đáng báo động. Như vậy, việc tổ chức dạy và học theo hướng nêu vấn đề trong các giờ học phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở chương trình Ngữ văn 10 là một vấn đề cần thiết, giúp học sinh hứng thú hơn với bài học, rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt, phát triển năng lực giải quyết vấn đề linh hoạt, đó chính là “nhân tố làm nên thành công cho con người hiện đại” [4, tr. 5]. 2. TỔ CHỨC DẠY - HỌC BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THEO HƯỚNG NÊU VẤN ĐỀ 2.1. Dạy học theo hướng nêu vấn đề Dạy học theo hướng nêu vấn đề được xem là một cách tiếp cận nhằm đổi mới PPDH - là con đường nhận thức mới mẻ, sáng tạo, thể hiện sự thống nhất hoạt động giữa thầy và trò để giải quyết các tình huống có vấn đề trong học tập. Trong đó, giáo viên là người định hướng, học sinh hợp tác với nhau giải quyết vấn đề để hình thành tri thức, kỹ năng, phương pháp mới. Nét bản chất của tiến trình dạy học nêu vấn đề là đặt học sinh trước những vấn đề học tập có chứa mâu thuẫn giữa “cái đã biết” và “cái cần tìm” của tình huống có vấn đề, kích thích được nhu cầu nhận thức của người học, khơi gợi ở người học khả năng tư duy độc lập, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới. Trong quá trình dạy - học theo hướng nêu vấn đề, đòi hỏi người giáo viên phải linh động, sáng tạo để chỉ đạo và định hướng các hoạt động nhận thức của học sinh. Vai trò thể hiện của giáo viên: định hướng phát triển tư duy độc lập cho học sinh; lựa chọn tình huống vấn đề đảm bảo tính vừa sức với học sinh; xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh; tổ chức cho học sinh hoạt động thảo luận theo nhóm trên lớp… Sự đổi mới các hoạt động dạy học theo hướng nêu vấn đề đòi hỏi ở người giáo viên một sự đầu tư nhất định. 67
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Học sinh tiếp thu tri thức mới bằng con đường tự nhận thức, tư duy: Dưới sự định hướng, gợi mở của giáo viên học sinh tự tìm kiếm thông tin để giải quyết tình huống có vấn đề và tự mình rút ra kết luận để hoàn thiện tri thức mới của bài học; giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung vấn đề để làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh nhận thức của bản thân góp phần phát huy tính chủ động trong tư duy, linh hoạt trong hành động, sáng tạo trong năng lực tự học của học sinh. Như vậy, dạy học nêu vấn đề trong học tập “không dựa trên nguyên tắc truyền đạt cho học sinh tri thức có sẵn, những kết luận khoa học có sẵn mà dựa trên nguyên tắc hoạt động nhận thức - học tập tìm tòi” [6, tr. 19]. Giáo viên đặt người học vào vị trí người khám phá tri thức bài học, tri thức ngôn ngữ của dân tộc để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới. 2.2. Cách tổ chức dạy - học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề 2.2.1. Các hoạt động dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề Mục tiêu dạy học “Bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” ở Ngữ văn 10 là: HS tự hình thành được các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trưng cơ bản của nó. Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (PCNNSH) [1, tr. 113]. Biết vận dụng ngôn ngữ phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp. Hoạt động 1: Tạo tình huống có vấn đề trong quá trình hình thành tri thức mới Tại sao ở một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, ngôn ngữ có những chức năng cụ thể không giống nhau? - Giáo viên trình chiếu slide ngữ liệu và yêu cầu học sinh đóng vai các nhân vật với ngữ điệu diễn lại đoạn hội thoại. (Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học) - Hương ơi! Đi học đi! (Im lặng) - Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào ầm lên) - Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng một người đàn ông nói to) - Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với!... Nhanh lên con, Hương! (tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng ôn tồn) - Đây rồi, ra đây rồi! (tiếng Hương nhỏ nhẹ) - Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu) - Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu!... (tiếng Hùng tiếp lời) (Trích ví dụ Sách giáo khoa Ngữ văn 10 - tập 1, tr. 113) (1) Theo em, các nhân tố tham gia giao tiếp và cách diễn đạt của các nhân vật tham gia giao tiếp trong đoạn hội thoại trên có gì đặc biệt? Từ đó cho biết ngôn ngữ sinh hoạt là gì? (2) Hãy luận giải, vì sao trong giao tiếp ở mỗi hoàn cảnh khác nhau người ta lại diễn đạt cùng một nội dung theo những dạng biểu hiện khác nhau? Vậy đó là những dạng biểu hiện nào? 68
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 (3) Dựa vào đoạn thoại trên, theo em tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện như thế nào? Vì sao ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt phải cụ thể? (4) Giáo viên chiếu một đoạn trích phim “Tấm Cám” được chuyển thể từ cổ tích Tấm Cám. Nhận xét về cách dùng từ ngữ và giọng điệu trong lời nói của từng nhân vật trong đoạn trích phim ấy? Hãy cho biết các yếu tố tạo nên tính cảm xúc của PCNNSH? (5) Trong giao tiếp hàng ngày, có những lúc không nhìn thấy mặt nhau, chỉ qua nghe điện thoại, nghe đài… em có thể nhận ra giọng nói của người quen hay không? Vậy tính cá thể trong PCNNSH được thể hiện như thế nào? Vì sao ngôn ngữ sinh hoạt có tính cá thể? [3] Hoạt động 2: Tạo tình huống có vấn đề bằng bài tập thực hành để củng cố tri thức (1) Thử lý giải vì sao sự thống nhất ở ba đặc trưng cơ bản: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể làm nên đặc trưng PCNNSH? - Giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề bài tập 1, trang 127. (2) Tại sao nói PCNNSH là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày? - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2, trang 127. (3) Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt ấy? - Học sinh xác định yêu cầu và giải quyết tình huống bài tập 3, trang 127 [1]. Hoạt động 3: Tạo tình huống có vấn đề bằng hoạt động ứng dụng để phát huy khả năng sáng tạo cho học sinh (1) Tại sao nói “Việc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng lời nói là một thước đo quan trọng cho thấy phẩm chất và năng lực của con người”? - Hãy tìm từ ba đến năm câu câu ca dao tục ngữ, thành ngữ thể hiện được luận điểm trên. (2) Khi bàn về vai trò của PCNNSH có ý kiến cho rằng “năng lực sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách chức năng tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp cũng như trong việc tạo lập văn bản là nhân tố làm nên thành công của con người hiện đại”. Ý kiến của em thế nào? - Hãy viết một đoạn hội thoại nói về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường biển miền Trung, thể hiện được nét đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 2.2.2. Quy trình triển khai các hoạt động dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề Quá trình triển khai các hoạt động dạy học theo hướng nêu vấn đề trong bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” ở Ngữ văn 10, theo chúng tôi được triển khai thành ba bước cơ bản sau: Các bước được cụ thể hóa như sau: Bước 1: Giáo viên tạo tình huống có vấn đề - Dựa vào kiến thức bài học giáo viên tạo tình huống có vấn đề và yêu cầu học sinh nhận thức vấn đề cần giải quyết. Ví dụ: Giáo viên chiếu một đoạn trích phim “Tấm Cám” được chuyển thể từ cổ tích Tấm Cám. Và yêu cầu học sinh, “hãy nhận xét về cách dùng từ ngữ và giọng điệu trong lời nói của từng nhân vật trong đoạn trích phim ấy? Từ đó hãy cho biết tính cảm xúc của PCNNSH được tạo nên bởi những yếu tố nào?”. 69
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Giáo viên tạo tình huống có vấn đề Tổ chức thảo luận và hướng dẫn học sinh giải quyết THCVĐ Kết luận, chính xác hóa kiến thức Bước 2: Giáo viên tổ chức thảo luận và hướng dẫn học sinh giải quyết THCVĐ - Tùy thuộc vào vấn đề của tình huống, trình độ nhận thức và sĩ số lớp học mà giáo viên thực hiện hoạt động thảo luận bằng nhiều hình thức như hoạt động cá nhân, cặp đôi, hoạt động theo nhóm hoặc tranh luận chung cả lớp. - Giáo viên khéo léo dẫn dắt học sinh thảo luận bằng những câu hỏi gợi ý để giúp các em phát hiện được mâu thuẫn vấn đề đặt ra là gì? Kiến thức gì đã có và kiến thức gì cần tìm. Để học sinh xác định đúng vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết. Chúng ta có thể thực hiện bằng mô hình hóa như sau: GV vạch ra mâu thuẫn → GV vạch câu hỏi gợi mở giúp HS tìm ra mâu thuẫn → HS độc lập phân tích tình huống phát hiện mâu thuẫn. Chẳng hạn với tình huống trên giáo viên gợi mở: + Trong lời nói của từng nhân vật tạo nên giọng điệu như thế nào? + Cách dùng từ trong lời nói của các nhân vật có gì đặc biệt? + Các kiểu câu nào có sử dụng trong đoạn hội thoại? + Như vậy, tính cảm xúc được biểu hiện ở các yếu tố nào? - Giáo viên không nên vội vàng đưa ra kết luận mà phải tạo điều kiện cho học sinh được phân tích, được thể hiện năng lực hợp tác và lập luận để tự phát hiện vấn đề cần giải quyết. - Kết quả của hoạt động thảo luận sẽ được đánh giá, nhận xét chéo từ các nhóm khác nhau. Bước 3: Kết luận, chính xác hóa kiến thức - Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của học sinh, khích lệ và hướng dẫn học sinh khái quát hóa kiến thức. - Học sinh trả lời theo nhóm, từng nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Giọng điệu thân mật, yêu thương, có cả trách móc, quát nạt… + Từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt. + Kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc. + Vậy tính cảm xúc được biểu hiện ở các yếu tố: giọng điệu; từ ngữ; kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc [3, tr. 148]. - Giáo viên đánh giá, xâu chuỗi kiến thức bằng hình thức đối thoại trực tiếp với học sinh để học sinh tự đánh giá, điều chỉnh, tự rút ra kết luận hình thành tri thức - kĩ năng mới trên cơ sở chuẩn xác hóa kết luận của giáo viên. 70
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 3. KẾT LUẬN Để nâng cao chất lượng dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” ở chương trình Ngữ văn 10, trước hết người giáo viên phải chú trọng đến khâu tạo được tình huống có vấn đề. Đây là việc làm thiết yếu của quá tổ chức trình dạy - học theo hướng nêu vấn đề, nhằm kích thích nhu cầu hứng thú và phát huy tư duy sáng tạo ở người học. Trong xu thế đổi mới PPDH theo định hướng “phát triển năng lực người học” thì việc vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạy và học bài PCNNSH ở chương trình Ngữ văn 10 tỏ ra đáp ứng tốt đặc thù tri thức bài học và phù hợp với yêu cầu tích cực hóa hoạt động học tập của người học. Tuy nhiên, để thực hiện đạt hiệu quả đúng với vị trí vốn có của nó thì đòi hỏi người dạy phải có cái nhìn đúng đắn trong nhận thức và hành động về vai trò của quan điểm dạy học nêu vấn đề, cần đầu tư một cách thấu đáo cho việc thiết kế và xây dựng bài dạỵ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam. [4] Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Trần Hữu Phong, Chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997, Tài liệu lưu hành nội bộ Đại học Sư phạm, Đại học Huế. [6] Dương Tiến Sĩ (2002), Dạy học giải quyết vấn đề nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, Tạp chí Giáo dục, Số 47, tr. 19. Title: TEACHING AND LEARNING ABOUT LIVING LANGUAGE STYLE IN LITERATURE 10 CURRICULUM IN DIRECTION TO RAISE THE ISSUE. Abstract: Teaching with raising the issue is a kind of modern teaching, accordant with requirements of current teaching methods innovation; able to turned positive cognitive activities of students in occupying the knowledge and skills formation, new methods. In teaching Literature in secondary schools, if teaching about living language style, learning will achieve higher efficiency, students have better communication skills, fit the “human capacity” that the modern age needs. Keywords: teaching - learning, language style, Literature grade 10. HÀ THỊ SAO Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Văn - Tiếng Việt, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế TS. TRẦN HỮU PHONG Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 71
nguon tai.lieu . vn