Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 45. 1Dương Kha* Trần Hoài Nam* Tóm tắt Bài viết này hệ thống những quan điểm kinh tế và tài chính kết nối với công nghệ blockchain. Trọng tâm của bài viết là phân tích vai trò của blockchain như một công nghệ sổ cái phân phối phi tập trung giúp giải quyết nhiều vấn đề trong hệ thống kinh tế tài chính toàn cầu, đặc biệt là phương diện đầu tư vốn như một động lực tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận theo quan điểm kinh tế học Áo, một số phân tích nhấn mạnh vào cơ chế blockchain như một hướng mới để hiểu về các khái niệm tiền tệ, vốn đầu tư và sáng nghiệp. Blockchain cũng được đánh giá như thể chế có tính quản trị và là giải pháp công nghệ hóa niềm tin. Phương diện này cung cấp nhiều hàm ý thú vị về chính sách tiền tệ và thể chế kinh tế quốc gia. Từ khóa: Blockchain, sổ cái phân phối phi tập trung, công nghệ thể chế, công nghệ niềm tin, đầu tư vốn, tăng trưởng kinh tế. 1. Giới thiệu Giống như sự đồng thuận của các trường phái kinh tế cho rằng đầu tư là thành phần không thể thiếu trong các mô hình tổng cầu nền kinh tế, các mô hình lý thuyết về đầu tư – dù theo cấp độ nền kinh tế hay cấp độ công ty và trải dài theo dòng lịch sử tư tưởng của các lý thuyết gia như Adam Smith, Karl Marx, John Maynard Keynes, Michal Kalecki, James Tobin, Dale Jorgenson – cũng đồng thuận về vai trò của nhân tố vốn trong hàm đầu tư (Richardson & Romilly, 2008). Nhiều trường phái lý thuyết kinh tế giải thích mối quan hệ vĩ mô giữa đầu tư vốn và tăng trưởng nền kinh tế dựa vào nền tảng vi mô. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế phải dựa vào động lực tích lũy vốn của các đơn vị cơ sở là các thể nhân kinh tế như doanh nghiệp và/hoặc yếu tố con người. * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: namth@ueh.edu.vn 629
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Chẳng hạn, lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Romer, 1990) nhấn mạnh vào đầu tư thay đổi công nghệ, bao gồm đầu tư vào vốn con người và kiến thức mới. Vai trò của công nghệ mới rõ ràng được nhận thức từ rất sớm trong các tư tưởng kinh tế. Ngoài việc được xem xét như yếu tố nội sinh hay ngoại sinh trong các mô hình tăng trưởng tân cổ điển2, lý thuyết sáng nghiệp (entrepreneurship) kiểu Schumpeter hay kiểu Kirzner cũng liên quan đến đổi mới đột phá hoặc khám phá cơ hội.3 Đặc biệt, quan điểm Schumpeter nhấn mạnh vai trò của phá hủy sáng tạo (creative destruction), tức sự ra đời của sản phẩm mới là hệ quả đào thải đối với sự lỗi thời hoặc thất bại của sản phẩm cũ.4 Sự ra đời của Bitcoin có lẽ dựa trên bối cảnh phá hủy sáng tạo kiểu Schumpeter. Niềm tin vào hệ thống tài chính đã đổ vỡ trên bình diện quốc tế kể từ cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Sách trắng (white paper) của Bitcoin được công bố bởi Nakamoto (2008), là minh chứng rõ ràng về sự nhu cầu bức thiết về một nhân tố thay đổi cuộc chơi. Nền tảng blockchain đằng sau Bitcoin là nhân tố như vậy, vì một phần trong khả năng của nó, nhằm giúp phá bỏ vai trò trung gian (bên thứ ba) trong hệ thống giao dịch/thanh toán – khởi nguồn của nhiều bê bối trong các hệ thống tài chính ngân hàng. Thí dụ, trước khi Bitcoin ra đời, các trung tâm thanh toán bù trù có chức năng kiểm tra chéo nhằm tránh việc sao chép hoặc chi tiêu kép đối với một đồng tiền. Bitcoin đã giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép người dùng có quyền tự quản đồng tiền và giao dịch chúng không phải trao quyền kiểm soát cho bên thứ ba. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, giá trị có thể được chuyển giao một cách tin cậy giữa hai bên vốn không tin tưởng nhau và tách biệt nhau không cần thông qua trung gian (Catalini & Gans, 2016). Thời khắc Bitcoin cũng đã kéo theo sự thay đổi, hoặc chí ít định hình lại nhiều khái niệm kinh tế học, điển hình là khái niệm tiền tệ, vốn và đầu tư. Một số trường phái kinh tế đôi khi nằm ở vùng rìa lý thuyết thịnh hành đã trở nên thịnh hành hơn, chính vì sự liên quan đến phát kiến cách mạng về blockchain này. ECB (2012) cho rằng nguồn gốc lý thuyết của Bitcoin là nằm ở kinh tế học Áo. Lý thuyết kinh tế Áo về chu kỳ kinh doanh của Hayek trong thập niên 1920 hàm ý rằng chính sách tiền tệ nhân tạo (do cơ quan chính quyền điều hành chính sách tiền tệ) tất yếu dẫn đến mất cân đối cung cầu tiền và dẫn đến khủng hoảng (Oppers, 2002). Theo đó, giải pháp nên đến một cách tự nhiên từ sự cạnh tranh về điều tiết cung tiền trong nền kinh tế - điều dẫn đến loại bỏ sự độc quyền của chính phủ về áp dụng công cụ tiền tệ. Theo Allen & cộng sự (2020), khuynh hướng ICO 2 Trong mô hình tăng trưởng ngoại sinh, đó là tiến trình kỹ thuật không được giải thích; còn trong mô hình tăng trưởng nội sinh, đó là tiến trình công nghệ được ký hiệu là A như trong mô hình AK. 3 Allen & cộng sự (2020) cho rằng sáng nghiệp kiểu Schumpeter là làn sóng thứ nhất khi tài trợ công chúng (mở rộng cung tiền) chiếm ưu thế, trong khi sáng nghiệp kiểu Kirner là làn sóng thứ hai khi đầu tư vốn mạo hiểm chiếm ưu thế. 4 Ý tưởng về phá hủy sáng tạo có nguồn gốc từ tư tưởng Karl Marx. 630
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM (phát hành đồng tiền ban đầu) là bước tiến hóa xa hơn về tài chính phân phối tư nhân và giảm tính quốc gia hóa tiền tệ. Bài báo này hệ thống tiến trình thay đổi quan điểm đầu tư vốn với sự ra đời của (các) công nghệ blockchain. Phát kiến blockchain cũng đã làm lung lay nhiều tư tưởng kinh tế học truyền thống. Trường phái kinh tế học Áo có lẽ là cơ sở lý thuyết khăng khít nhất đối với cơ chế blockchain, mặc cho những hoài nghi từ chính trường phái này về tương lai của blockchain. Trọng tâm của bài sẽ nằm ở vai trò của blockchain trong việc tái định hình khái niệm tiền tệ, vốn đầu tư và đầu tư trong nền kinh tế. Sự phân tích cũng nằm trong khuôn khổ cho rằng blockchain là công nghệ mang tính thể chế và nhằm thiết lập niềm tin (Davidson & cộng sự, 2018; Berg & cộng sự, 2020). 2. Lý thuyết kinh tế về tiền tệ, vốn và đầu tư Phần này tập trung vào quan điểm kinh tế học Áo về khái niệm tiền tệ, vốn và đầu tư. Trường phái kinh tế Áo tập trung lý giải các động lực cho kết quả kinh tế từ góc nhìn lựa chọn mang tính chủ quan cá nhân trong các thị trường. Tư tưởng này đấu tranh chống lại những tư tưởng kinh tế chính thống, như của trường phái Keynes về chu kỳ kinh tế và phân tích kinh tế tập trung của Lange-Lerner. Khác với trọng tâm phân tích vĩ mô của các tư tưởng đó, trọng tâm lý thuyết của kinh tế học Áo là hợp tác phi tập trung trong cấu trúc hệ thống thị trường và phân tích sâu tiến trình vi mô của thị trường. Do đó, theo Allen & cộng sự (2020), lý thuyết kinh tế học Áo bị phân mảng vào nhiều khía cạnh vi mô của lý thuyết tổ chức, kinh tế học thể chế và kinh tế học chính trị. Cách hiểu về nguồn gốc của tiền và vai trò của nó trong nền kinh tế sẽ quyết định trường phái nào phân tích kinh tế học sẽ đi theo. Menger (1892) đặt nền tảng cho quan điểm trường phái Áo trong phương diện này. Tư tưởng của nhà sáng lập trường phái Áo có thể tóm tắt trong trích dẫn nổi tiếng: “Tiền không phải là phát minh của nhà nước. Nó không phải là sản phẩm của hành động lập pháp. Thậm chí sự phê chuẩn của cơ quan chính trị không nhất thiết cần cho sự tồn tại của nó. Một số loại hàng hóa trở thành tiền một cách khá tự nhiên, là kết quả từ các mối quan hệ kinh tế độc lập với quyền lực nhà nước”. Tư tưởng này rõ ràng trái ngược với những phân tích kinh tế truyền thống giữ vai trò nhà nước như là lý do chính cho sự tồn tại của một đồng tiền. Thực tế tiền tệ được quốc gia hóa từ chính các thị trường hàng hóa và dịch vụ. Với điểm nhìn tiền không phải do chính phủ tạo ra, Menger (1892) lý giải sự ra đời của tiền giống như sự tiến hóa dần dần: tiền có thể là thứ gì đó ở nơi nào đó, nhưng cùng lúc đó thứ đó không phải là tiền ở nơi khác, sự chấp nhận của nó như là tiền không diễn ra tức thời với cùng một cách với tất cả mọi người. Cùng với William Jevons và Leon Walras, Carl Menger là đồng sáng lập tiếp cận hữu dụng biên trong việc lý giải hành vi tiêu dùng 631
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM kinh tế. Tuy nhiên, tiếp cận kiểu Áo của Menger không tin vào khái niệm đơn vị hữu dụng của hai học giả trước, mà cho rằng hàng hóa có giá trị bởi chúng có nhiều mục đích sử dụng với tầm quan trọng khác nhau. Quan điểm này giúp Menger lý giải nghịch lý “kim cương và nước”, mà trước đó Adam Smith, David Ricardo hay Carl Max giải thích bằng lý thuyết giá trị sức lao động. Bác bỏ quan điểm cho rằng lượng lao động tạo ra giá trị sản phẩm, Menger chỉ ra rằng giá trị hàng hóa nằm ở khả năng của nó để làm hài lòng nhu cầu của người tiêu dùng. Quan điểm này liên quan đến lý thuyết cầu chi phối (derived demand) và đưa đến một trong những tư tưởng quan trọng của kinh tế học: ‘trong một giao dịch, hai bên đều có lợi’. Tức, con người dùng thứ có ít giá trị với họ để đổi lấy thứ cho nhiều giá trị với họ; và vì cả hai bên giao dịch đều làm việc này nên cả hai đều có lợi. Quan điểm này cũng giúp Menger giải thích cách thức phát triển của tiền kinh tế học hiện đại ngày nay vẫn chấp nhận: con người hiếm khi đạt được mình mong muốn thông qua một hoặc hai giao dịch; thay vào đó họ thường dùng một hàng hóa để đổi lấy một hàng hóa được chấp nhận rộng rãi, sau đó dùng hàng hóa này để mua lấy hàng hóa mong muốn – hàng hóa được chấp nhận rộng rãi đó cuối cùng trở thành tiền. Böhm-Bawerk (1889) cũng đóng góp chỉ trích của trường phái Áo đối với lý thuyết sức lao động, khi cho rằng toàn bộ giá trị của một sản phẩm không được tạo ra bởi người lao động, và người lao động chỉ có thể được trả bằng giá trị hiện giá của bất cứ kết quả đầu ra nào nhìn thấy trước được. Lý thuyết đường vòng (roundaboutness) của Böhm- Bawerk chỉ ra rằng lý thuyết giá trị sức lao động bỏ qua chiều thời gian sản xuất, và cho rằng sự tái phân phối lợi nhuận sẽ làm suy yếu tầm quan trọng của lãi suất như là công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Là thế hệ tư tưởng Áo tiên phong tiếp theo, Ludwig Mises và Friedrich Hayek lấy quan điểm của Menger làm điểm nhìn bắt đầu. Mises (1912) nhấn mạnh tầm quan trọng của tiền đảm bảo bởi cơ sở giá trị và tính tiền đề của tự do kinh tế trước tự do chính trị. Mises (1912) đào sâu và mở rộng góc nhìn của Menger về tiền tệ với hai đóng góp thêm về lý thuyết tiền tệ. Đầu tiên, sự tồn tại của NHTW là không cần thiết và có thể gây hại cho tính bền vững (soundness) của tiền. Thứ hai, cơ sở cho sự bền vững của tiền là tính tự do của chính nó. Giống Mises, Hayek cũng cảnh báo về vai trò không cần thiết của NHTW khi chứng minh rằng chính sách tín dụng nới lỏng sẽ dẫn đến lạm phát và các chu kỳ kinh doanh cũng như thúc đẩy sự lớn mạnh của chính phủ. Hayek (1935) cho rằng một sự bùng nổ nhân tạo có thể xảy ra do sự đầu tư chệch hướng (malinvestment), điều xảy ra khi sự phân bổ đầu tư vốn dự kiến qua thời gian vào một cấu trúc vốn không thuần nhất không phù hợp với sự ưa thích tiêu dùng sau đó đối với hàng hòa tiêu dùng cuối cùng. Mises (1912) và Hayek (1935) cũng nhấn mạnh đến vai trò của thị trường vốn so với thị trường lao động. Hayek (1976) đi đến một giải pháp về giảm tính quốc gia hóa 632
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM của tiền, khuyến khích một hệ thống tiền được tư nhân tạo ra dựa trên công nghệ và được phép cạnh tranh với tiền chính phủ để vị thế chủ đạo. Kirzner (1973), trong điểm đặt của trường phái kinh tế Áo, tập trung về phương diện sáng nghiệp, tức sự năng động sáng tạo ra một thứ mới chưa từng biết trước đó. Kirzner (1973) chỉ trích lý thuyết tân cổ điển về tính cạnh tranh hoàn hảo khi bỏ qua vai trò quan trọng của các nhà doanh nghiệp. Nghiên cứu Kirzner (1973) đã đưa hành vi sáng nghiệp vào kinh tế học tân cổ điển. Hành vi sáng nghiệp liên quan đến việc tìm kiếm những công nghệ chưa từng biết đến cũng như những nhu cầu trong một bối cảnh thị trường, từ đó mang chúng đến với cuộc sống thông qua việc sản xuất và tiêu dùng. Trường phái kinh tế học Áo cho rằng cấu trúc vốn đầu tư là hệ quả cân bằng từ các hành vi sáng nghiệp theo những thay đổi mang tính động lực thông qua lãi suất hay chi phí sử dụng vốn. Một mức lãi suất thấp sẽ kéo theo thời gian sản xuất dài hơn, dù lãi suất thay đổi đó được gây ra bởi sự thay đổi trong ưu thích kỳ hạn hay bởi chính sách tiền tệ hoặc tài khóa. Cơ chế kết nối giữa tiền tệ và thị trường vốn như vậy, theo Boetke (2018), sẽ đưa đến một lý thuyết chu kỳ kinh tế, trong đó một bùng nổ nhân tạo (gây ra bởi chính sách tiền tệ hoặc tài khóa) tất yếu dẫn đến sự đổ vỡ thông qua cơ chế tái phân bổ vốn. Ý tưởng về việc sản xuất tiêu tốn thời gian là cơ sở phân tích của lý thuyết vốn trường phái kinh tế Áo. Sự hợp lực về vốn chính là sự tổng hợp các kỳ vọng dưới điều kiện không chắc chắn, từ đó gây ra đầu tư không bền vững (Shackle, 1972). Quan điểm kinh tế Áo cũng cho rằng đầu tư được tiến hành với các kỳ vọng và các hợp đồng sẽ được thực hiện. Chi phí của vốn chính là lãi suất trong trạng thái cân bằng của các thị trường tiền tệ, và chi phí của hợp đồng chính là chi phí niềm tin của các thị trường cai quản (Allen & cộng sự, 2020). Vốn là một cơ chế kinh tế nhằm chuyển tiêu dùng hôm nay (thí dụ tiết kiệm và đầu tư) vào tiêu dùng lớn hơn trong tương lai. Các mô hình tăng trưởng kinh tế chính thống thường xem vốn là một hàng hóa thuần nhất mà cấu trúc của nó chỉ liên quan đến các vấn đề kinh tế vi mô. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển thường bao gồm phương trình hàm ý tiêu dùng và đầu tư sẽ bằng sản lượng trừ đi khấu hao: C + ΔK = f(K,L) - δK Các quan điểm kinh tế Áo (như của Mises, Hayek hay Böhm-Bawerk) thay vào đó nhấn mạnh vốn liên quan nhiều đến sản phẩm dự kiến sau cùng, và do vậy có tính chất không thuần nhất và không thể thay thế (inconvertible) (McCulloch, 2014). Trong lý thuyết chu kỳ kinh doanh của kinh tế học Áo, hàng hóa có sẵn với các điểm thời gian khác nhau là những hàng hóa khác nhau về mặt kinh tế. Thí dụ, theo quan điểm Böhm- Bawerk, phương tiện sản xuất xoay vòng (roundabout) càng nhiều – tức vốn càng nhiều, càng tạo ra nhiều hiệu suất, một phần bởi chúng cho phép sử dụng các công nghệ bao 633
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM gồm nhiều loại vốn sẽ không có thời gian để xây dựng cho các kế hoạch sản xuất ít xoay vòng. Không giống trường phái Áo, mô hình kinh tế truyền thống loại bỏ vốn theo thời gian và do đó loại trừ các vấn đề về tính cơ hội, vấn đề phối hợp và chi phí hợp đồng. Trong thực tế, trong mô hình cân bằng vốn kịp thời (Hayek, 1941; Lachmann, 1956), sự ưa thích kỳ hạn thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong lãi suất, từ đó làm thay đổi động cơ đầu tư sáng nghiệp trong các cấu trúc vốn dài hạn và ngắn hạn (sản xuất xoay vòng nhiều hơn và vốn thiếu thuần nhất hơn). Williamson (1985) cho rằng cấu trúc vốn dài hạn hơn sẽ yêu cầu nhiều sự hợp lực về đầu tư bổ sung hơn, sẽ đối mặt nhiều rủi ro về tính cơ hội hơn, phụ thuộc nhiều hơn vào tính an toàn của quyền tài sản, và yêu cầu nhiều hoạt động hợp đồng và các cơ chế cai quản khác. Do đó, khi thay đổi trong lãi suất tác động đến cấu trúc vốn cân bằng, thay đổi sẽ kéo theo với tác động của chi phí niềm tin lên cấu trúc vốn cân bằng. Càng dài hạn, cấu trúc vốn sẽ càng phức tạp và do đó yêu cầu đầu tư nhiều hơn không chỉ vào lượng vốn, còn vào chất lượng của thể chế hoặc cơ chế cai quản nhằm xúc tiến các hợp đồng phức tạp hơn qua thời gian dài. Sự đổi mới sáng tạo cũng tác động đến cấu trúc vốn theo cách tương tự gây ra bởi thay đổi trong lãi suất. Việc sử dụng cơ chế giá cả để kiểm soát lượng thông tin gia tăng đang trở nên quan trọng vì cấu trúc vốn nền kinh tế đang thay đổi phức tạp. Đó là lý do tại sao khi nền kinh tế tăng trưởng, vai trò của thị trường ngày càng lớn. Bùng nổ nhân tạo bởi can thiệp chính sách đưa đến vấn đề đầu tư chệch hướng, mà theo quan điểm kinh tế học Áo, điều này phát sinh bởi sự không chắc chắn trong hoạt động sáng nghiệp về nhu cầu tiêu dùng, và thất bại thông tin do thiếu vắng các thị trường hoặc các thị trường bị biến tướng. Góc nhìn kinh tế Áo cho rằng nguyên nhân gây ra sự biến tướng đó chính là các can thiệp chính sách. Theo Lachmann (1956), chính sách nhân tạo và làm phát tiền tệ gây ra sự không chắc chắn về sáng nghiệp và các mức giá cả, ngăn cản hành vi sáng nghiệp và phối hợp kinh tế. Tuy nhiên, chu kỳ bùng nổ - đổ vỡ của nền kinh tế có thể đưa đến động lực đổi mới sáng tạo. Cụ thể, lý thuyết về cơ chế báo động sáng nghiệp (entrepreneurial alertness) của Kirzner (1973) hàm ý giai đoạn đổ vỡ sẽ gắng liền với hoạt động khám phá đổi mới. Những hành vi chính sách nhân tạo (như các điều kiện tín dụng dễ dàng hoặc sự hỗ trợ công đối với công nghệ mới) hay những triển vọng về công nghệ mới (như trí thông minh nhân tạo và công nghệ blockchain) có thể đưa đến sự hưng phấn đầu cơ, thu hút những nhà đầu tư tham gia sớm nhờ điều kiện tín dụng dễ dạng và chi phí cơ hội thấp liên quan đến thành lập các công ty khởi nghiệp. Một chu kỳ kinh tế điển hình có thể đưa đến đầu tư chệch hướng thoạt đầu, nhưng cũng có thể tạo ra nhiều thông tin kinh tế mới về các điều kiện ‘phá vỡ cân bằng’ nhờ các triển vọng công nghệ mới (bao gồm thông tin về chi 634
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM phí sản xuất và nhu cầu thị trường, các mô hình kinh doanh mới và các rào cản thể chế). Giai đoạn bùng nổ tiếp theo sẽ giúp tạo ra thông tin về các thí nghiệm mới đó – tức được tập hợp và đột phá bởi hoạt động sáng nghiệp trong giai đoạn đổ vỡ trước đó. Allen & cộng sự (2020) đưa ra nhiều hàm ý thú vị liên quan đến phương diện chu kỳ kinh tế này. Thứ nhất, bong bóng có thể là cơ chế quan trọng cho tăng trưởng kinh tế dài hạn nhờ vai trò của nó trong việc xúc tiến hoạt động tìm kiếm và khám phá thông tin “phá vỡ cân bằng”. Mô hình bong bóng này xem đổi mới (khám phá giá trị) là nội sinh trong khi thay đổi công nghệ (khám phá tính chất vật lý mới trong thế giới) là ngoại sinh – dựa trên cơ sở cho rằng chi phí của khám phá thông tin sáng nghiệp xảy ra trong các điều kiện bên ngoài trạng thái cân bằng. Thứ hai, tính chất bong bóng là quan trọng vì khả năng tạo ra thông tin mới của chúng. Chẳng hạn, bong bóng nhà đất tạo ra ít thông tin hơn bong bóng công nghệ do tính mới của không gian khai phá khác nhau. Do đó, bong bóng tài sản thường có năng suất thấp và thường gây tốn kém đáng kể cho xã hội, trong khi bong bóng công nghệ sẽ có hiệu ứng ròng tích cực vì lượng thông tin mới nó tạo ra liên quan đến các cơ hội sáng nghiệp. Thứ ba, giai đoạn bùng nổ là cần thiết để tạo ra thông tin “phá vỡ cân bằng” nhưng giai đoạn đổ vỡ cũng cần thiết để giải phóng các nguồn lực nhằm tái sáng nghiệp. Khi đó, cơ chế cai quản và phối hợp sẽ cần thiết để phản ánh thông tin hiệu quả hơn vào các cơ hội sáng nghiệp. Thứ tư, bằng cách hiểu hoạt động sáng nghiệp kiểu Schumpeter thuộc về giai đoạn bùng nổ và hoạt động sáng nghiệp kiểu Kirzner thuộc về giai đoạn đổ vỡ, sự kết nối giữa khám phá sáng nghiệp và các chu kỳ kinh tế thực sẽ thật sự rõ ràng. Đến nay có thể thấy, sự hình thành và phát triển của các tư tưởng kinh tế học Áo trải qua nhiều mức độ công nhận khác nhau trong thế giới kinh tế học. Thí dụ, những quan điểm về tiền tệ của trường phái Áo thường trái ngược và bị phản đối bởi kinh tế học chính thống; tuy nhiên, quan điểm sáng nghiệp của Kirzner nhận được đón nhận tích cực trong tranh luận kinh tế học chính thống và đặc biệt tương thích cao theo các tiến trình công nghệ mới. Cuối cùng, thực tế hiện tại cho thấy những tư tưởng lý thuyết kinh tế học Áo về tiền tệ, vốn và đầu tư đang được củng cố bởi sự ra đời của một công nghệ làm thay đổi cuộc chơi như blockchain. Phần tiếp theo sẽ phân tích rõ hơn về mối liên hệ này trong bối cảnh phát triển hiện tại về công nghệ blockchain. 3. Blockchain tái định hình về tiền và đầu tư vốn Blockchain là một công nghệ thể chế về sổ cái phân phối phi tập trung nhằm ghi nhận các sự kiện xã hội như định danh, bản quyền, đăng ký, sở hữu và chuyển giao tài sản, hợp đồng, thông tin và dữ liệu (Allen & cộng sự, 2020). Cơ chế của blockchain hàm ý cho việc tạo ra một tiền kỹ thuật số tư nhân, như Bitcoin. Sự ra đời của Bitcoin hay Blockchain 635
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM được xem là tiến trình công nghệ liên quan đến giai đoạn đổ vỡ thị trường tài chính 2008 và sự bùng nổ có tính chất bong bong của công nghệ này có thể đóng vai trò một giai đoạn tái định hình công nghệ niềm tin. Nhìn lại các quan điểm kinh tế Áo về nguồn gốc của tiền, có thể thấy sự ra đời của Bitcoin phản ánh nhiều tư tưởng ở đó. Hệ thống tiền điện tử ngang hàng của Nakamoto (2008) rõ ràng được thiết kế để hoạt động như một tiền số tư nhân. Khái niệm tiền tệ mã hóa (cryptocurrency) đề cập đến tiền số được đảm bảo nhờ công nghệ blockchain. Là một loại tiền mã hóa, Bitcoin có hai tính chất là tính cứng nhắc (hardness) và tính không thể bị kiểm soát (uncensorability). Bitcoin được thiết kế để bắt chước vàng vật chất trong phương diện nguồn cung cố định và cơ chế nguồn lực khan hiếm. Theo tiếp cận phương diện chính trị của tiền tệ, Bitcoin có giá trị về lưu trữ. Khi các cá nhân chọn giao dịch thanh toán và chuyển giao giá trị thông qua tiền tệ mã hóa và lưu trữ giá trị trong tài sản mã hóa, việc đó sẽ làm hạn chế khả năng của chính phủ trong việc kiểm soát hành vi kinh tế thông qua kiểm soát lượng tiền (thí dụ quá trình xác nhận thanh toán hay kiểm soát vốn), và chính phủ cũng không thể tịch thu tài sản tư nhân bằng cách giảm giá trị đơn vị tiền (in tiền hay tiền tệ hóa nợ, dẫn đến việc đánh thuế lạm phát). Tiền kỹ thuật số như Bitcoin do vậy có thể giới hạn hoạt động can thiệp của chính phủ và sự tùy ý thực thi quyền lực kinh tế (Hendrickson & Luther, 2019). Trong góc nhìn kinh tế học Áo về cung tiền cạnh tranh tư nhân như tranh luận của Menger, sự bùng nổ các đợt phát hành đồng tiền (ICO) cho thấy sự gia tăng nhận thức về vai trò tài chính phân phối tư nhân. Giá trị của Bitcoin đến nay vẫn là tranh cãi trong giới kinh tế học. Quan điểm kinh tế học tân cổ điển hàm ý Bitcoin không có giá trị vì không xác định được giá trị nội tại. Tuy nhiên, dựa theo quan điểm Áo như Menger và Mises về nguồn gốc của tiền rõ ràng Bitcoin có cơ sở về giá trị. Thoát ly khỏi chức năng tiền tệ có nguồn gốc chính trị, quan điểm Áo nhấn mạnh nguồn gốc giá trị nằm ở nhu cầu hơn là nguồn gốc lao động. Một hàng hóa có thể là tiền ở nơi này nhưng không phải tiền ở nơi khác và mang ý nghĩa tiền rộng hơn khi nhiều nơi chấp nhận rộng rãi nó. Các hàng hóa (gồm của tư nhân hoặc của nhà nước) sẵn có phải cạnh tranh để được chấp nhận là tiền. Giá trị của Bitcoin nằm ở hệ thống thanh toán sáng tạo của nó, hay đó chính là công nghệ blockchain. Chức năng sổ cái phân phối phi tập trung đảm bảo cho Bitcoin khả năng an ninh và không thể đảo ngược, là thứ mà thế giới (trong sự hỗn loạn mới tạo ra từ sau Cuộc khủng hoảng tài chính 2008?) đang cần. Thực tế nếu không có mạng lưới thanh toán gắn liền với tiền, tiền sẽ không có giá trị. Ở Bitcoin, thậm chí ranh giới giữa khái niệm tiền và tính hiệu quả của hệ thống thanh toán (nguồn gốc cho giá trị của tiền) đã được loại bỏ. Bitcoin là sự dung hòa tài tình cho hai khái niệm như vậy: Bitcoin là hệ thống thanh toán hiệu quả và Bitcoin cũng là tiền. 636
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Một lưu ý ở đây là tính khan hiếm không phải là tất cả nguồn gốc giá trị theo phương diện này. Vàng và bạc có giá trị tiền tệ vì nó được sử dụng vào trao đổi hàng hóa trước đây. Sự chấp nhận của nó như tiền trong một thời gian và trong một số bối cảnh xuất phát từ quá trình tồn tại thị trường. Điều này phù hợp với quan điểm của Mises rằng tiền có giá trị hôm nay vì nó có giá trị ngày hôm qua, và mọi người sẽ muốn tiền hôm nay vì họ dự báo mọi người sẽ muốn nó vào ngày mai; điều này nối tiếp với tư tưởng kinh tế của Menger rằng “một khi giao dịch, hai bên đều có lợi”. Quan điểm của Mises giải thích việc đôi khi một thứ vô giá trị vẫn có thể sử dụng làm phương tiện trao đổi. Vàng, bạc hay Bitcoin đều đã thực hiện chức ngăng phương tiện trao đổi. Vấn đề giá trị của các hàng hóa này là ở nhu cầu sử dụng nó như một phương tiên trao đổi, không phải nó khan hiếm như thế nào. Quá trình thị trường (như đề cập bởi Menger) đóng vai trò quan trọng trong việc định hình giá trị của một phương tiện trao đổi như thế. Năm 2010, khi Bitcoin vẫn còn là khái niệm xa lạ với nhiều người, một người đàn ông tên là Laszlo Hanyecz trả 10.000 đồng Bitcoin (BTC) để mua 2 cái bánh pizza. Đó cũng được xem là giao dịch thương mại đầu tiền sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán. Ngày nay, giá trị của lượng Bitcoin đó tương đương gần 600 triệu USD (tính ở thời điểm bài viết này). Rõ ràng, Bitcoin ở hai thời điểm khác nhau có tầm quan trọng khác nhau. Giá trị của Bitcoin ban đầu rất thấp, đơn giản vì cầu sử dụng nó như phương tiện thanh toán không đủ để tạo ra giá trị cao hơn cho nó, còn ngày nay nhiều thanh toán hơn chấp nhận sử dụng Bitcoin.5 Sự khan hiếm rõ ràng là tính chất cần thiết. Nhưng ngay cả vậy, sự khan hiểm của vàng và của Bitcoin cũng không giống nhau. Vàng vật chất là hữu hạn trên thế giới này, nhưng tỷ lệ vàng được đào ra trong tương lai không chắc chắn. Lượng cung của Bitcoin cũng được giới hạn ngay từ đầu, nhưng tỷ lệ Bitcoin được “đào” ra trong tương lai là có thể được xác định. Rõ ràng lợi thế về tính mật mã giúp Bitcoin có thể được thiết kế trên nền tảng rõ ràng được công khai nhằm đảm bảo minh bạch, đồng thời cũng tránh sự thao túng bởi một thực thể có quyền lực. Một lưu ý là cơ chế Bitcoin được thiết lập không nhằm loại bỏ được lạm phát, chỉ là kiểm soát lạm phát. Với việc có thể biết trước và kiểm soát được, những hợp đồng tài chính tương lai mang tính rủi ro có thể quản trị không phải là sự không chắc chắn. Đây cũng chính là lợi thế rõ ràng của Bitcoin như tiền tệ so với tiền định danh (fiat currency). Quan điểm của Hayek về giảm tính quốc gia hóa tiền tệ và trao cơ hội cạnh tranh từ các đối tượng tư nhân cũng liên quan ở đây. Vì trong một thị trường cạnh tranh như vậy, một hàng hóa được chấp nhận rộng rãi sẽ là tiền và là hệ thống thanh toán. Cả hai khu vực đều có khả năng nắm bắt tiến trình công nghệ, nhưng sẽ có một hàng hóa trở thành 5 Hãy nghĩ về trường hợp giá Bitcoin tăng mạnh sau khi công ty Tesla công khai có nắm giữ nó và tương lai mọi người có thể sử dụng nó để thanh toán mua xe điện. 637
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tiền duy nhất hoặc có nhiều hàng hóa trở thành tiền với mức độ khác nhau. Một lần nữa công nghệ blockchain đang định hình lại cách hiểu truyền thống về tiền tệ. Thậm chí khi giá trị nội tại là khía cạnh khó xác định của Bitcoin hoặc một nền tảng dựa trên công nghệ blockchain mới nào đó, nó vẫn có thể thực hiện tốt chức năng của tiền. Tranh luận về hàng hóa đảm bảo cho giá trị của tiền đôi khi không thật sự còn cần thiết trong tiến trình đổi mới công nghệ. Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, không còn đồng tiền định danh nào đảm bảo giá trị hoàn toàn bởi vàng hoặc một hàng hóa nào đó. Câu hỏi là có phải chính phủ (hay chính xác là niềm tin vào chính phủ) là đảm bảo cho giá trị của tiền tệ quốc gia? Liệu Bitcoin hay một công nghệ blockchain thay thế mới có thể trở thành công nghệ niềm tin? An ninh và an toàn chính là nhu cầu thực trong việc lưu trữ tài sản cá nhân. Mọi người trả giá cho tiền (để làm tiền có giá trị) khi nhu cầu của nó nhiều hơn trong việc đảm bảo tính an toàn tài sản. Niềm tin vào việc chính phủ đảm bảo chống làm giả tiền giấy hoặc vô hiệu hóa hệ quả từ cung tiền giả giúp tạo ra giá trị tiền định danh? Niềm tin vào việc vàng khó bị làm giả giúp tạo ra giá trị cho vàng? Niềm tin vào việc cơ chế dựa trên blockchain khó giả mạo giúp tạo ra giá trị cho Bitcoin? Như vậy ngoài chất lượng đảm bảo tính quản trị rủi ro, đặc tính an toàn có thể là tính chất quyết định hàng hóa nào sẽ chiếm sự chấp nhận để thành tiền. Tuy nhiên, công nghệ blockchain dựa vào khoa học mật mã ra đời cũng tạo ra sự khác biệt thú vị. Mối quan hệ giữa đặc tính an toàn và giá trị trong trường hợp của Bitcoin có thể trái ngược với trường hợp của vàng hoặc tiền pháp định. Giá trị của vàng và tiền pháp định có thể thay đổi không liên quan đến đặc tính của nó như khả năng đảm bảo an toàn. Thật vậy, giá vàng vẫn tăng dù không có công nghệ làm giả vàng nào ra đời và giá tiền quốc gia có thể không thay đổi, dù chính phủ áp dụng công nghệ chống làm giả tốt hơn. Trường hợp Bitcoin thì khác, giá Bitcoin tăng đồng nghĩa mạng lưới hệ thống blockchain của nó phức tạp hơn và khó bị tấn công hơn. Trường hợp trên có thể hiểu thông qua mối quan hệ giữa giá cả và chi phí. Kinh tế học tân cổ điển thường cho rằng chi phí cao sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa dịch vụ tăng theo. Điều đó có thể được tìm thấy trong lý thuyết về giá trị sức lao động. Chi phí lao động tích lũy vào giá trị của hàng hóa và dịch vụ - điều trường phái kinh tế học Áo phản đối. Như đã đề cập ở phần trước, kinh tế học Áo đề cao vai trò của thị trường hơn là sức lao động đối với nguồn gốc của giá trị. Lý thuyết kinh tế học Áo hàm ý giá cả sản phẩm mới quyết định chi phí, không phải chiều ngược lại. Nói cách khác, giá trị được xác định bởi nhu cầu tiêu dùng, sự cạnh tranh trong thị trường buộc nhà sản xuất phải giảm mức giá xuống gần chi phi sản phẩm miễn là không triệt tiêu động cơ sản xuất.Công nghệ blockchain của Bitcoin được thiết kế theo cơ chế cạnh tranh như vậy (Nakamoto, 2008). Thuật toán của Bitcoin đảm bảo độ khó gia tăng khi sự cạnh tranh gia tăng (nhiều người tham gia 638
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM vào tiến trình “đào”) nhằm đảm bảo năng suất đào không đổi. Thuật toán như vậy đảm bảo chi phí biên của việc “đào” sẽ luôn thấp hơn giá cả và quá trình “đào” sẽ không bị dừng. Độ an toàn (tính khó tấn công Bitcoin) cũng gia tăng đồng thời thời độ khó thuật toán giãi mã (năng lực Hash). Giả định giá Bitcoin giảm, đồng nghĩa sự cạnh tranh sẽ giảm, chi phí trên đơn vị năng suất sẽ giảm. Những người ủng hộ Bitcoin cho rằng chi phí “đào” Bitcoin gia tăng không phải là sự lãng phí, mà đó là chi phí đầu tư vào an toàn/an ninh. Quay trở lại với khái niệm thời gian sản xuất của kinh tế học Áo, hai chi phí liên quan đến thị trường cân bằng là chi phí lãi vay và chi phí niềm tin. Như đã biết từ phần trước, chi phí niềm tin sẽ thay đổi theo hệ quả từ sự xuất hiện mới của các công nghệ niềm tin như Blockchain. Thật vậy, Berg & cộng sự (2020) cho rằng blockchain sẽ công nghệ hóa niềm tin nhờ cơ chế đồng thuận theo bằng chứng công việc (PoW – proof of work). Blockchain là một cơ chế niềm tin và PoW đã chuyển đổi năng lực tính toán cần nhiều năng lượng thành niềm tin có giá trị kinh tế. Nhận thức blockchain như một công nghệ sổ cái phân phối có khả năng ghi nhận các giao dịch không cần một bên thứ ba tin cậy hay cơ quan chính quyền tập trung, cũng là một đột phá về mặt thể chế quản trị. Niềm tin hiện tại đang được tạo ra thông qua các công nghệ thể chế, trong trường hợp các thị trường đó là danh tiếng thể hiện qua tính phân cấp trong trường hợp chính phủ và doanh nghiệp. Blockchain đang đại diện cho một thách thức đối với các thể chế quản trị hiện hành nhờ công nghệ sổ cái phân phối của nó. Allen & cộng sự (2020) cho rằng blockchain là công nghệ thể chế quản trị nhằm cung cấp sự hợp tác phi tập trung về quản lý định danh, ghi nhận sổ sách, đăng ký, chuyển nhượng tài sản, thanh toán và hợp đồng. Loại công nghệ mới này đang cung cấp cách thức mới để tạo ra sự hợp tác kinh tế tư nhân thông qua tiền tệ, quyền tài sản và tổ chức nền tảng quản trị tư nhân (quy tắc và cơ chế) cho giao dịch và thiết lập hợp đồng (Davidson & cộng sự, 2018). Sự xuất hiện của công nghệ blockchain đang bắt đầu mở ra nhiều lĩnh vực cạnh tranh kinh tế mới vượt ra ngoài các vùng biên cạnh tranh nhân tố thị trường nhưng là sự cạnh tranh với trật tự của nó. Đến nay tiếp cận kinh tế học Áo đã làm rõ sự thay thế của vốn đối với lao động trong các mô hình tăng trưởng. Hình bên dưới (trích từ Allen & cộng sự (2020)) minh họa một phân tích các trật tự phi tập trung: 639
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Nền kinh tế Tập trung Phi tập trung Tập trung Chủ nghĩa xã hội dựa Chủ nghĩa tư bản phân trên lập kế hoạch của phối của Hayek Sổ cái Lange Phi tập trung Chủ nghĩa công xã Blockchain và nền kinh (tiền chủ nghĩa Mác) tế mã hóa của Owen Nguồn: Allen & cộng sự (2020) Hình trên cho thấy tầm quan trọng của blockchain và sổ cái phân phối đối với việc xếp đặt kinh tế phi tập trung. Sự thất bại trong quá khứ của kinh tế học Áo đã đưa đến lỗ hổng trong kinh tế học hiện đại liên quan đến công nghệ thể chế về xếp đặt kinh tế vĩ mô trong khía cạnh trật tự phi tập trung. Cụ thể, phân tích kinh tế học gặp khó trong miền tranh luận của Hayek và Lange về trật tự tập trung và phi tập trung và trong bối cảnh các thị trường nhân tố và các chi phí nhân tố tương đối, không xem xét đến sự cạnh tranh thể chế và sự đổi mới sáng tạo trong hạ tầng quản trị. Những gì lý thuyết đã bỏ qua là phân tích về khả năng thay thế thể chế tạo ra sự xếp đặt phi tập trung đối với trật tự có tính tư nhân. Một mở rộng ở đây là các quốc gia với xếp đặt kinh tế khác nhau sẽ có sự thích ứng với công nghệ blockchain một cách khó dễ khác nhau và ở mức độ khác nhau. Xem sự xếp đặt kinh tế là sự lựa chọn chính trị mang tính đa dạng thể chế trên toàn cầu, nghiên cứu này đề xuất ý tưởng về một chỉ số đo lường mức độ thể chế công nghệ dạng blockchain ở các quốc gia. Từ đây, các nghiên cứu thực nghiệm có thể sử dụng chỉ số như thước đo thể chế quản trị liên quan đến đổi mới đột phá dựa vào công nghệ blockchain. Một chỉ số như vậy đã được xây dựng sẵn. Chẳng hạn, Nasdag xây dựng một thước đo cho điểm blockchain (Blockchain Score) ở cấp độ nền kinh tế. Chỉ số đại diện nền kinh tế blockchain này được tính từ tổng trọng số từ 7 điểm thành phần nhân tố gồm hệ sinh thái blockchain, giai đoạn của sản phẩm blockchain, tác động kinh tế blockchain, quyền thành viên viện blockchain, chi tiêu nghiên cứu và phát triển blockchain, đăng ký niêm yết đại chúng liên quan đến công nghệ blockchain và đổi mới sáng tạo blockchain (xem Nasdaq, 2020). Các trọng số tính toán các thành phần như sau: 𝑛 𝑤𝑖 = 𝐵𝑖 / ∑ 𝐵𝑖 𝑖=1 640
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Trong đó wi là trọng số thành phần i, n là số thành phần và Bi là điểm blockchain của thành phần i. Các hình bên dưới cho thấy tầm quan trọng của các nền kinh tế blockchain cũng như của ngành kinh tế trong chỉ số Blockchain Score toàn cầu đến 30/11/2020: Nguồn: Nasdaq (2020) Với những phân tích về vai trò của công nghệ blockchain đối với việc định hình lại các khái niệm về tiền tệ, vốn đầu tư, tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong kỷ nguyên số sẽ phụ thuộc vào rất nhiều năng lực đầu tư vốn trong nền kinh tế. Với tiếp cận kinh tế học Áo, sự tăng trưởng đó có nguồn gốc từ vốn hơn là từ lao động và giá trị của vốn trong cách hiểu này phải xem xét từ khía cạnh cầu đối với các thể chế quản trị như công nghệ blockchain. 4. Một trở ngại: bộ ba bất khả thi blockchain Việc áp dụng công nghệ blockchain rõ ràng vẫn có những trở ngại nhất định. Ở đây bài viết không bàn đến trở ngại liên quan đến luật định hay các trở ngại môi trường, tập trung vào trở tồn tại trong bản thân công nghệ này. Đến nay, tính cách mạng của giải pháp blockchain đã quá rõ ràng. Giải pháp gắn liền với cơ chế sổ cái phi tập trung – một phương pháp mạnh mẽ để ghi nhận thông tin vốn dĩ trước đó chỉ được thực hiện bởi các tổ chức tập trung. Và ứng dụng mạnh mẽ nhất của blockchain là vào giao dịch tài chính và dữ liệu sở hữu (Abadi & Brunnermeier, 2018). Cuộc cách mạng mới nổi trong việc ghi nhận sổ sách được đánh giá dựa trên 3 tiêu chuẩn chất lượng: (i) tính đúng; (ii) tính phi tập trung; và (iii) hiệu quả chi phí. Abadi & Brunnermeier (2018) đã chỉ ra và làm rõ “bộ ba bất khả thi blockchain”: không sổ cái nào có thể thỏa mãn cả 3 tính chất một cách đồng thời. Nói cách khác, tính đúng đắn của một sổ cái đòi hỏi hoặc phải chuyển lợi ích cho một tổ chức tập trung hoặc phải lãng phí nguồn lực vật lý. 641
  14. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Tính đúng Hiệu quả chi phí Phi tập trung Nguồn: Abadi & Brunnermeier (2018) Lý thuyết tài chính quốc tế có một bộ ba bất khả thi cho rằng một quốc gia không thể đồng thời đạt được 3 mục tiêu: tỷ giá cố định, tự do vốn và chính sách tiền tệ độc lập. Kinh tế học blockchain cũng xuất hiện một bộ ba tính chất bất khả thi khi cho rằng công nghệ sổ cái chỉ có thể đạt hai tính chất và phải hi sinh tính chất thứ ba. Vì tính đúng (correctness) là điều tiên quyết nên một cơ chế sổ cái dựa trên công nghệ blockchain chỉ có thể chọn hiệu quả về chi phí hoặc đạt tính phi tập trung. Thực tế bản chất của blockchain là sổ cái tập trung được ghi nhận bởi các nhóm đại diện phi tập trung và thường là ẩn danh, không phải các bên tập trung độc quyền. Theo Abadi & Brunnermeier (2018), phương pháp ghi nhận của blockchain nổi lên đã loại bỏ 2 hạn chế của sổ cái tập trung là tập trung quyền lực và thông tin thiếu tính kế thừa. Với sổ cái theo nền tảng blockchain, bất kỳ ai cũng có thể ghi nhận lên sổ cái miễn là tuân theo những quy tắc được thiết lập trước. Khả năng cho xem lại lịch sử thông qua thuật toán đồng thuận PoW cũng là sự sáng tạo quan trọng của blockchain có tầm quan trọng kinh tế. Xa hơn, công nghệ blockchain có thể bị phân nhánh (fork) nếu có đề xuất từ nhà phát triển nào đó nhằm phân chia blockchain hiện tại để hình thành một phiên bản có các quy tắc và chính sách khác nhau, trong khi vẫn duy trì toàn bộ thông tin đã được bao gồm trong blockchain gốc. Abadi & Brunnermeier (2018) phát hiện rằng cạnh tranh phân nhánh có thể loại trừ sự thiếu hiệu quả do phát sinh chi phí chuyển đổi giữa các hệ thống ghi nhận sổ cái tập trung. Họ cũng cho rằng giữa các tiền tệ mã hóa có thể mạnh mẽ hơn cạnh tranh tiền tệ Hayek dưới tiếp cận kinh tế học Áo. Rõ ràng, điều này hứa hẹn một giải pháp phá vỡ bộ ba bất khả thi blockchain, mà Abadi & Brunnermeier (2018) gọi là công nghệ blockchain có quyền hạn (permissioned) khi cho phép cạnh tranh phân nhánh như blockchain ẩn danh nhưng loại trừ hoàn toàn sự lãng phí nguồn lực. 642
  15. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 5. Kết luận Cuộc khai phá vật chất tài nguyên trong những thế kỷ cuối của thiên niên kỷ trước đã chuyển sang cuộc khai phá tài nguyên số trong thiên niên kỷ này, được đánh dấu bởi 2 dấu mốc quan trọng là sự bùng nổ Internet thập niên 90 (sự chuẩn bị) và sự ra đời của hệ sinh thái công nghệ blockchain (sự khởi đầu). Blockchain và công nghệ sổ cái phân phối phi tập trung là nhân tố đột phá sáng tạo làm thay đổi cuộc chơi trong thế giới kinh tế và tài chính. Cùng với tiếp cận kinh tế học Áo, blockchain giúp định hình lại khái niệm về tiền, vốn và đầu tư vốn như là động lực của tăng trưởng kinh tế. Thoát ly khỏi suy nghĩ tiền tệ là sản phẩm của nhà nước, tư tưởng kinh tế Áo đề cao vai trò của vốn hơn là yếu tố lao động. Blockchain phù hợp với tư tưởng đó khi đóng vai trò là công nghệ thuộc về thể chế quản trị và công nghệ hóa niềm tin. Tuy nhiên, tính hiệu quả của sự cạnh tranh tiền tệ theo phương diện này – gắn liền với quan điểm giảm tính quốc gia hóa của tiền và tạo ra cung tiền tư nhân – cũng đang chịu trở ngại đến từ trạng thái công nghệ blockchain hiện tại. Cạnh tranh phân nhánh (fork) có thể là giải pháp tiềm năng để giải quyết bài toán về bộ ba tính chất bất khả thi của blockchain. Tài liệu tham khảo Abadi, J., & Brunnermeier, M. (2018). Blockchain economics (No. w25407). National Bureau of Economic Research. Allen, D. W., Berg, C., Davidson, S., & Potts, J. (2020). Blockchain and investment: An Austrian approach. The Review of Austrian Economics, 1-14. Berg, C., Davidson, S., & Potts, J. (2020). Proof of work as a three-sided market. Frontiers in Blockchain, 3, 2. Boettke, P. J. (2018). F A Hayek: Economics, Political Economy and Social Philosophy. Springer. Böhm-Bawerk, E. (1889). Capital and Interest: A Critical History of Economic Theory. (W. Smart, Trans.) London: Macmillan. Catalini, C., & Gans, J. S. (2016). Some simple economics of the blockchain (No. w22952). National Bureau of Economic Research. European Central Bank (2012), Virtual Currency Schemes, October 2012 , ECB, Frankfurt am Main, pp. 5-7, 13-14, 35, 39, 41-42. Hayek, F. A. (1935). Prices and production. London: Routledge. Hayek, F. A. (1941). The pure theory of capital. Chicago: University of Chicago Press. Hayek, F. A. (1976). Denationalisation of money: The argument refined: An analysis of the theory and practice of concurrent currencies. London: Institute of Economic Affairs Kirzner, I. (1973). Competition and entrepreneurship. Chicago: University of Chicago Press. Lachmann, L. (1956). Capital and its structure. Sheed Andrews and McMeel: Kansas City Available at: https://mises.org/library/capital-and-its-structure 643
  16. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM McCulloch, J. H. (2014). Misesian insights for modern macroeconomics. Quarterly Journal of Austrian Economics, 17(1), 3. Menger, C. (1892). On the origins of money. Auburn, Alabama: Ludwig von Mises Institute. 2009 Translation by C. A. Foley. Mises, L. (1912). The theory of money and credit, Indianapolis: Liberty Classics. 1980 translation by H.E. Batson. Nakamoto, S., & Bitcoin, A. (2008). A peer-to-peer electronic cash system. White paper. Nasdaq (2020). Reality Shares Nasdaq Blockchain Economy. Nasdaq presentation. Oppers, S. E. (2002). The Austrian Theory of Business Cycles: Old Lessons for Modern Economic Policy?. Richardson, C., & Romilly, P. (2008). Investment functions and the profitability gap. Journal of Post Keynesian Economics, 31(1), 35-56. Romer, P. M. (1990). Endogenous technological change. Journal of political Economy, 98(5, Part 2), S71-S102. Shackle, G. (1972). Epistemics and economics. Cambridge: Cambridge University Press. Williamson, O. (1985). The economic institutions of capitalism. New York: The Free Press. 644
nguon tai.lieu . vn