Xem mẫu

  1. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ TRONG CẤP ĐÔNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THUỶ SẢN HƯNG PHONG Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH TM&DVchế biến thuỷ sản Hưng Phong Năm nghiệm thu: 2020 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Chế biến thuỷ sản Hưng Phong trải qua hơn 11 năm hoạt động sản xuất – kinh doanh mặt hàng thủy sản đông lạnh. Mặt hàng nguyên liệu thuỷ sản Công ty thu mua vào là mặt hàng cá các loại (gồm: cá đỏ củ, cá nục, cá thu, cá cơm, cá cờ gòn, cá hồng, cá trầm bì, cá bánh lái, cá bống biển, cá cam, cá chẽm, cá gáy, cá ngừ) với quy mô lên đến 3.600 tấn/năm. Tuy nhiên, hiện trạng máy móc thiết bị của Nhà máy hầu hết quá cũ đã sử dụng đến nay là 11 năm. Trong đó, hệ thống hầm đông gió sử dụng hệ thống máy nén piston 2 cấp kết hợp van tiết lưu dạng cơ, được lắp đặt là thiết bị cũ đã qua sử dụng (công suất 8 tấn/10h/mẻ) nên có nhiều nhược điểm như: Năng suất lạnh kém dẫn đến năng suất cấp đông thấp, thời gian cấp đông kéo dài, tiêu hao năng lượng lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai dự án “Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong cấp đông sản phẩm tại Nhà máy Chế biến thuỷ sản Hưng Phong” là hết sức cần thiết để giải quyết các vấn đề nêu trên. II. MỤC TIÊU Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng công suất sản xuất sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng rất lớn trên thị trường hiện nay, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, tăng giá trị sản phẩm, tiết kiệm điện năng, rút ngắn thời gian cấp đông sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, và đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Thiết bị, công nghệ được đầu tư Máy móc, thiết bị đầu tư mới của dự án gồm: - Hệ thống máy lạnh hầm đông gió: Cụm máy nén trục vít Kobelco, công suất lạnh: 149,5kw; dàn lạnh đông gió - Cabero; Tháp giải nhiệt 100RT; Bơm nước giải nhiệt; - Phần vỏ hầm đông: Panel PU tỷ trọng 38 - 42 kg/m³ dày 150mm; Cửa hầm đông… 2. Quy trình công nghệ của doanh nghiệp sau khi đầu tư mới 2.1. Sơ đồ quy trình (Hình) 2.2. Thuyết minh quy trình Bước 1: Tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu hàng thủy sản được tiếp nhận từ các nhà cung cấp hoặc từ nguồn nguyên liệu Công ty thu mua trực tiếp từ cảng, nguyên liệu tiếp nhận qua cân lấy số lượng, sau đó được phân loại sơ bộ theo từng loại nguyên Hình. Sơ đồ quy trình. 216 LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
  2. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 liệu và chất lượng (độ tươi, đẹp) của nguyên liệu. Sau đó nguyên liệu được cho lên Palet vận chuyển vào Kho bảo quản tạm thời hoặc đưa trực tiếp qua bộ phận sơ chế. Bước 2: Chế biến (sơ chế ) nguyên liệu: Ở bộ phận này, nguyên liệu được rửa qua nước sạch (nước máy), sau đó được phân loại, xếp khuôn, xếp vào các khay chuyên dụng theo size cỡ và quy cách đúng yêu cầu của đơn hàng hoặc yêu cầu sản xuất của công ty. Bước 3: Cấp đông sản phẩm: sau khi nguyên liệu đã qua khâu sơ chế được cho lên các dàn chuyên dụng và đưa vào hầm cấp đông. Trước khi đưa bán thành phẩm vào cấp đông, phải chạy máy trước 15 phút để nhiệt độ hầm đông hạ xuống -200C thì tiến hành đưa bán thành phẩm vào cấp đông. Tại đây bán thành phẩm được cấp đông ở nhiệt độ -400C nhờ hệ thống lạnh máy nén trục vít Kobelco, sử dụng môi chất lạnh R404, Thời gian hoàn thành 1 mẻ là 10 tấn/8h/mẻ Bước 4: Bao gói – Bảo quản – Giao hàng: Sau khi sản phẩm được cấp đông hoàn thành sẽ được tách khuôn, mạ băng, đóng gói vào các thùng carton và đưa vào kho bảo quản thành phẩm ở nhiệt độ -180C đến -200C, đảm bảo giữ nguyên chất lượng sản phẩm cho đến ngày giao hàng. 2.3. So sánh giữa thiết bị, công nghệ được đầu tư và thiết bị, công nghệ cũ + Thiết bị, công nghệ cũ Nhược điểm: - Công ty đang sử dụng và vận hành hệ thống thiết bị lạnh bằng cụm máy nén piston. Hiện tại thiết bị đã cũ, thường xuyên hư hỏng, hiệu suất hoạt động kém dẫn đến tiêu tốn năng lượng điện cao hơn so với máy nén trục vít. - Thời gian cấp đông kéo dài, công suất sản xuất thấp (8tấn/10h/mẻ). - Chất lượng sản phẩm bị giảm. - Chi phí sản xuất tăng, làm ảnh hưởng sức cạnh tranh. - Ứ đọng nguyên liệu khi vào mùa, làm giảm chất lượng nguyên liệu. - Hiệu quả kinh tế thấp. - Hệ thống hoạt động với môi chất lạnh là gas R22. Hiện môi chất này đang bị hạn chế và giảm dần theo lộ trình của Việt Nam và thế giới. Ưu điểm: Chi phí đầu thấp + Thiết bị, công nghệ đầu tư mới Ưu điểm: - Hệ thống máy nén trục vít là thiết bị tiên tiến nhất hiện nay trong hệ thống lạnh, với cùng 1 công suất điện thì máy nén trục vít có năng suất lạnh cao hơn so với hệ thống máy nén piston. Hơn nữa van tiết lưu cấp dịch cho dàn lạnh là van tiết lưu điện tử cho nên quá trình vận hành máy nén trục vít cấp dịch ổn định hơn nhiều so với van tiết lưu cơ của hệ thống máy nén piston. Đây cũng chính là yếu tố dẫn đến tiết kiệm điện năng trong quá trình vận hành so với hệ thống cũ. Ngoài ra, động cơ điện của máy nén được điều khiển bằng máy biến tần nên quá trình khởi động, vận hành và dừng máy nén được thực hiện nhẹ nhàng, đặc biệt là điều chỉnh được tăng, giảm công suất lạnh của hệ thống, góp phần đáng kể trong tiết kiệm điện năng của hệ thống và tăng tuổi thọ của thiết bị LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 217
  3. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 - Tối ưu hoá hiệu suất hoạt động. - Rút ngắn thời gian cấp đông, nâng cao sản lượng sản xuất (10tấn/8h/mẻ). - Đảm bảo chất lượng sản phẩm, cho ra sản phẩm chất lượng cao, sáng đẹp. - Chi phí sản xuất giảm, tăng sức cạnh tranh. - Giải quyết được tình trạng ứ đọng nguyên liệu khi vào mùa vụ, đảm bảo chất lượng nguyên liệu. - Hiệu quả kinh tế cao. - Hệ thống hoạt động với môi chất lạnh là gas R404, là môi chất lạnh thân thiện với môi trường và được thế giới khuyến khích dùng. Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao 3. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường 3.1. Hiệu quả kinh tế So sánh hiệu quả kinh tế giữa 1 hệ thống hầm đông gió 8tấn/10h/mẻ hiện trạng sử dụng máy nén Piston Mycom 62B, môi chất lạnh R22 trước khi đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị với 1 hệ thống hầm đông gió 10tấn/8h/mẻ sử dụng cụm máy nén trục vít Kobelco, môi chất lạnh R404 trong cùng một thời gian hoạt động của hệ thống ta thấy: Sau khi đầu tư thay mới thiết bị số lượng sản phẩm sản xuất tăng lên gấp 1,56 lần so với thiết cũ (100/64 = 1,56), điều này giải quyết vấn đề ứ đọng nguyên liệu khi vào mùa vụ, tiết kiệm điện năng tiêu thụ đồng thời nâng cao chất lượng, sản lượng và năng lực sản xuất cho Công ty. Tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm là 69%, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng khoảng 30%/đơn vị sản phẩm so với công nghệ cũ. Thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư mới: 8 tháng 3.2. Hiệu quả xã hội và môi trường Tiết kiệm chi phí sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng cao tầm vóc Doanh nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi trên thị trường Thuỷ sản, phát triển sản xuất của Doanh nghiệp góp phần tăng thêm nguồn thu NSNN, tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đầu tư thay mới máy móc, thiết bị công nghệ mới sử dụng môi chất lạnh là gas R404 là môi chất lạnh thân thiện với môi trường và góp phần giảm thiểu lượng dầu nhớt thải ra phát sinh trong quá trình sửa chữa, giải quyết kịp thời nguồn nguyên liệu tươi tránh tình trạng ứ đọng gây hư hỏng làm giảm chất lương nguyên liệu, giảm thiểu lượng điện năng sử dụng góp phần chung tay bảo vệ môi trường trong tình trạng hiện nay. IV. KẾT LUẬN Qua kết quả đạt được, dự án : “Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ trong cấp đông sản phẩm tại Nhà máy Chế biến thuỷ sản Hưng Phong” đã nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước 218 LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
nguon tai.lieu . vn