Xem mẫu

Diễn đàn.... Xã hội học, số 1 - 1997 32 Đất thổ cư và tính chất cư trú theo quan hệ họ hàng thân tộc ở nông thôn đồng bằng sông Hồng (Qua tư liệu làng Đào Xá, An Bình, Nam Thanh, Hải Hưng) MAI VĂN HAI FONTENELLE JEAN-PHILIPPE(1) Trong lịch sử hàng nghìn năm của người Việt trên vùng đồng bằng Bắc Bộ, vấn đề họ hàng thân tộc có một vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Là một thiết chế xã hội phi quan phương nhưng khá phổ biến trong các làng xã, nhóm họ hàng thân tộc – và kéo theo đó là các mối quan hệ xã hội nhiều tầng bậc của nó in dấu ấn khá đạm lên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, kể cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Một trong những biểu hiện của mối quan hệ đó là vấn đề cư trú. Dựa vào những kết quả điều tra xã hội học ở làng Đào Xá, xã An Bình, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trong khoảng thời gian từ 1993 đến 1995 chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ thêm vấn đề nêu trên. I. Từ lịch sử khai phá đất thổ cư.... Đào Xá là một làng nhỏ, cách thị xã Hải Dương 15km cách Hà Nội khoảng 65km, cùng về phía Đông Bắc. Trong một phạm vi hẹp, Đào Xá là một địa bàn phía Bắc giáp với ông Kinh Thày, phía Đông là làng Chi Điền thuộc xã Cộng Hòa, phía Nam là làng Xác Khê thuộc xã Phú Điền và phía Tây là làng Đa Đinh, cùng xã. Trên bản đồ, vị trí này nằm ở Đông Bắc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Là đội sản xuất số 1 của hợp tác xã nông nghiệp An Bình, Đào Xá có 98 mẫu (Bắc Bộ), tức 35,28ha ruộng đất canh tác. Cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp, với hai vụ lúa và một vụ màu. Cây trồng chính là lúa, hành tỏi, rau đậu, gần đây có trồng thêm dưa chuột để chế biến xuất khẩu. Cho tới nay, vẫn chưa đủ tư liệu để biết được chính xác niên đại lập làng. Chỉ biết là gia phả họ Trần Hữu – một dòng họ được coi là đến làng sớm nhất, ghi lại được 14 đời. Nếu tính mỗi thế hệ cách nhau trung bình 25 năm, thì tổ tiên của dòng họ này đến đây khoảng 350 năm về trước (giữa thế kỷ XVI). Dẫu sao, với những dẫn liệu đó, cũng có thể xếp Đào Xá vào loại làng khá cổ của vùng đồng bằng sông Hồng. (1) Kỹ sư nông nghiệp, nghiên cứu viên của chương trình đồng bằng sông Hồng (Le Programe du Fleuve Rouge) Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Mai Văn Hai & Fontenelle Jean - Philippe 33 Là một làng cổ, cố nhiên Đào Xá mang những nét phổ biến của làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ. Song không phải vì vậy mà làng không có những nét riêng. Xét về địa vực, Đào Xá gồm 2 xóm: Làng và Trại. Đúng như tên gọi đã có: làng là khu cư trú cũ của các dư dân, còn trai là khu mới được mở rộng thêm của làng. Ranh giới giữa xóm Làng và xóm Trại là dãy ao kế tiếp nhau, chia làng thành 2 nửa. Bắt đầu từ khoảng giữa ranh giới Bắc, dãy ao này xuyên thẳng xuống phía Nam, rồi rẽ theo hướng Tây, ôm sát ranh giới phía Nam của xóm Làng, sau đó ngược lên phía Tây Bắc để nhập vào con kênh ở cuối làng Đa Đinh. Chúng tôi cho rằng xưa kia dãy ao này chính là một đoạn kênh nói với kênh Đa Đinh ra sông Kinh Thày dẫn nước vào làng. Song, do quá trình cải tạo khu cư trú, đoạn kênh này đã bị san lấp dần để thành dãy ao bây giờ. Bằng trực quan cũng thấy được phần đất của xóm Làng cao hơn xóm Trại. Cho nên không lạ gì xóm Làng là nơi sinh tụ chủ yếu của các họ Trần Hữu, Trần Huy, Trương Phúc là những dòng họ đến làng đầu tiên. Các dòng họ khác như Nguyễn Đình, Nguyễn Chí, Đàm Đình, vì đến muộn hơn, khi phần đất thuộc xóm Làng đã đông đúc, nên đã định cư ở khu mới, lập ra xóm Trại. Sự phân biệt giữa Làng và Trại còn bởi hai giếng đất: giếng Làng và giếng Trại. Người xóm Làng ăn nước giếng Làng, người xóm Trại ăn nước giếng Trại. Mặc dầu đến nay hầu như mỗi hộ gia đình đều đã có giếng, nhưng dấu vết của 2 giếng đất vẫn chưa bị xóa hết. Theo điều tra hồi cổ, trước đây đại đa số các hộ gia đình thuộc họ Trần Hữu, Trần Huy, Trương Phúc ăn nước giếng Làng. Các hộ thuộc họ Nguyễn Đình, Nguyễn Chí, Đàm Đình và các họ đến sau ăn nước giếng Trại. Bên cạnh Làng và Trại, Đào Xá hiện còn có 3 Khu Mới: 1 khu ở phía Tây xóm Làng và 2 khu ở phía Đông và Nam xóm Trại. Trong số đó, hai khu phía Đông và Nam được hình thành từ năm 1965; còn khu phía Tây mới được lập khoảng mười năm trở lại đây. Đây là những khu dân cư mới ra đời, được hợp tác xã cấp đất canh tác ven làng làm nơi cư trú. Vậy là, trong quá trình lập làng, khu cư trú của Đào Xá được mởi rộng không dưới một lần. Lấy năm 1805, năm ban hành địa bạ Gia Long 4 làm mốc, thì đất thổ cư của Đào Xá (bao gồm cả đất ở, vườn và ao) có 13 mẫu 8 sào 10 thước 7 tấc (khoảng 5ha). Đến nay, con số này là 19 mẫu 8 sào 1 thước (7,13 ha), nghĩa là tăng lên khoảng 0,4 lần. Vẫn về cấu tạo địa vực, Đào Xá còn có một đường làng nối liền với đường làng của Đa Đinh, rồi xuyên qua An Đông, An Đoài (khu trung tâm của xã), sau đó nhập vào đường quốc lộ từ Hải Dương đi Quảng Ninh ở địa phận xã Quốc Tuấn. Đây là đường giao thông chính của làng, được san đắp lên từ ngày hợp tác xã tiến hành làm thủy lợi, cải tạo đồng ruộng (1963). Sự kết hợp giữa đường làng và dãy ao như đã trình bày, cắt làng thành 2 nửa Đông – Tây, thì con đường này lại chia làng thành ra 2 phần Nam – Bắc. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 34 Đất thổ cư và tính chất cư trú ...... Nhưng chưa hết. Nối với đường làng còn có các ngõ xóm. Nhìn trên bản đồ, đường làng và các ngõ xóm, rất tự nhiên, chia làng thành những cụm dân cư khá đều đặn và vuông vắn. Mỗi cụm lại có vị trí riêng: Có cụm thuộc xóm Làng, có cụm nữa Làng nửa Trại, có cụm thuộc xóm Trại, lại có cụm hoàn toàn là khu Mới. Trong các cụm dân cư đó, cố nhiên không tránh khỏi đã từng có sự biến động về mặt cư trú (như có nhà chuyển từ khu nọ sang khu kia, hay chuyển hẳn đi làm ăn ở một vùng kinh tế mới), song con số này không đáng kể. Cho nên, mặc dầu được hình thành ở những thời điểm khác nhau, thậm chí có thể cách nhau vài ba thế kỷ (như khu xóm Làng và Khu mới), song giữa các khu vẫn có cùng đặc điểm: đó là cung cách cư trú tự nhiên theo điều kiện cụ thể của mỗi gia đình, chứ không tuân theo một quy cách mang tính tổng thể nào, kể cả ở các Khu Mới được hợp tác xã cấp đất. II.......đến quá trình sinh tụ giữa các dòng họ.... Mặc dầu danh xưng là Đào Xá, xong Đào Xá hiện nay không phải là làng lấy tên dòng họ (như các làng Lê Xá, Phạm Xá, Nguyễn Xá, Trần Xá, Đỗ Xá, Lưu Xá....ở nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam). Có thể, thủa ban đầu, dòng họ Đào đã có công khai phá và tạo lập nên làng này chăng? Điều ấy, chưa có ai khẳng định. Nhưng về mặt huyết thống, đến thời điểm tháng 6/1994, Đào Xá có 21 dòng họ sinh sống. Trong số này, họ Đàm Đình chiếm số lượng đông đào nhất, với 46 hộ(2) (23,6%). Tiếp đến, là các họ Nguyễn Chí 41 hộ (21,1%); Nguyễn Đình 20 hộ (10,16%); Lê Văn 16 hộ (8,2%); Trần Hữu 16 hộ (8,2%); Trần Huy 15 hộ (7,7%). Các dòng họ còn lại rất nhỏ, chỉ dăm bẩy hộ đổ lại. Có dòng họ chỉ có một hộ duy nhất, hoặc chỉ còn vài ba phụ nữ đã ngoài 60 tuổi (họ Tân). Trở lại lịch sử lập làng, như đã biết, Trần Hữu là dòng họ đến khai phá sớm nhất. Theo gia phả, dòng họ này có ông Trần Hữu Khuông từng làm tướng ở triều Lê, khi nghỉ hưu đã về Đào Xá lập cư và mở đầu cho dòng họ Trần Hữu ở đây. Kế đó là hai họ Trần Huy và Trương Phúc. Trước cải cách ruộng đất (1955) đây là các dòng họ có thể lực nhất trong làng, cả về chính trị và kinh tế. Những người có nhà cao vườn rộng, lắm ruộng nhiều trâu, hay nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý làng xã khi ấy đều thuộc các họ này. Sau cải cách ruộng đất, nhiều hộ gia đình thuộc hai dòng họ Trần Hữu và Trương Phúc đã rời làng đi lập nghiệp ở nơi khác, nên hiện nay Trần Huy và Trương Phúc chỉ còn là hai dòng họ vào loại nhỏ. Đến sau hai họ Trần Huy và Trương Phúc là các họ Nguyễn Đình và Đàm Đình, Nguyễn Chí. Tuy có sự phát triển khá nhanh về số lượng, song trước đây đa phần các hộ gia đình của các dòng họ này là hộ nghèo, ít ruộng đất. Nguồn sống chủ yếu của họ là đi làm thuế (2) Khái niệm “hộ” ở đây dùng để chỉ tất cả các loại hình gia đình (gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng, gia đình độc thân, gia đình lắp ghép...) miễn đó là những đơn vị kinh tế độc lập, có tài sản và sở hữu riêng. Còn các hộ thuộc một dòng họ là các hộ có cùng một ông tổ, hiện đang đóng góp và sinh hoạt thờ cúng với dòng họ, kể cả những phụ nữ không chồng hoặc có chồng nhưng đã ly dị, nay lập thành hộ riêng và sinh hoạt tại dòng họ gốc của mình Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Mai Văn Hai & Fontenelle Jean - Philippe 35 cấy rẽ. Trong cải cách ruộng đất, họ được chia ruộng, rồi sau đó trở thành các xã viên hợp tác xã, sống bình đẳng với các dòng họ trong làng. Cũng như nhiều làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ, sự phát triển dòng họ ở Đào Xá không đều. Có dòng họ xưa kia khá đông đúc và có thế lực, song qua thời gian, do nhiều nguyên nhân, cứ bị nhỏ dần, teo lại. Ngược lại cũng có dòng họ trước đây không lớn, nhưng sau đó lại chiếm ưu thế về mọi mặt. Qua địa bạ Gia Long 4 (1805) có thể thấy tới đầu thế kỷ XIX, tại Đào Xá còn có họ Trần Đinh và Bùi Đình sinh sống. Thế nhưng, đến nay ở làng không còn ai mang họ Trần Đình hay Bùi Đình. Có thể là họ đã di cư đi nơi khác sinh sống chăng? Hay họ cứ bị hủy hoại dẫn đến không còn ai nữa? Trong khi đó, lại có những dòng họ mới từ An Đông và Đa Đinh (cùng xã) chuyển sang như các họ Đỗ Thế, Vũ Văn, hay có những dòng họ từ xa hơn tới hội nhập vào Đào Xá sau ngày hòa bình lập lại (1954) như các họ Nguyễn Văn, Nguyễn Duy.... Nhưng nói đến dòng họ, thiết tưởng cũng cân nhắc đến một khái niệm nữa: đó là họ hàng(3). Nếu dòng họ hình thành từ cơ sở huyết thống, thì họ hàng, một khái niệm được mở rộng hơn, lại được tạo nên nhờ quan hệ hôn nhân. Các quan hệ này nếu từ 2 – 3 đời trở lên sẽ tạo thành một mạng lưới các quan hệ xã hội chằng chịt và khá phức tạp, đúng như một bài đồng dao mà trẻ em thường hát: Sáo sậu là cậu sáo đen Sáo đen là em tu hú Tu hú là chú sẻ đồng Sẻ đồng là ông bồ các Bồ các là bác chim ri Chi ri là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen..... Ở Đào Xá, mối quan hệ họ hàng dày đặc đến mức, như bà con ở đây thường nói là “phi nội tắc ngoại” nghĩa là mọi người trong làng nếu không có họ với nhau về bên nội thì cũng có họ về bên ngoại. Mối quan hệ “dây mơ dễ má” đó làm cho nam nữ thanh niên thật khó tìm vợ kiếm chồng ở trong địa bàn cư trú, mà phải nghĩ đến một nơi nào đó ngoài ranh giới của làng. Nhìn chung, đã từ rất lâu nhóm họ hàng và dòng họ ở đây không còn đóng vai trò là một đơn vị kinh tế hay tổ chức sản xuất nữa. Tuy nhiên, các hộ gia đình có quan hệ họ hàng (3) Chúng tôi dùng khái niệm họ hàng (tương đương với tiếng Phát là La parenté), bao gồm cả quan hệ huyết thống (bên nội) và quan hệ hôn nhân tạo ra (bên ngoại, dâu, rể...) để phân biệt với khái niệm dòng họ (La lignage) chỉ những người có cùng huyết thống, cùng thờ chung một ông tổ. Chẳng hạn, nếu lấy một nam chủ hộ nào đó là EGO thì quan hệ họ hàng của EGO không chỉ dừng lại ở dòng họ của người bố mà còn mở rộng ra phía họ của người bà, người mẹ, vợ anh ta, cũng như mở ra phía dòng họ của những người có quan hệ rể với dòng họ EGO do những người lấy chị gái, em gái của bố; em gái, chị gái của EGO tạo thành. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 36 Đất thổ cư và tính chất cư trú ...... hoặc dòng họ với nhau vẫn có mối liên hệ khá bền chặt, được thể hiện trên nhiều bình diện, kể cả trên bình diện kinh tế. Theo hương ước (cải lương) của Đào Xá, được viết vào năm 1942 thì trong thời gian nay, bên cạnh các loại ruộng công của làng như Công điền, Thần từ, Phật tự, Hậu điền, các loại ruộng công của các dòng họ, phe giáp trong làng cũng có đến 15 mẫu. Ngay trước phong trào xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (ở Đào Xá là cuối 1958), chỉ tính riêng số ruộng công của ba dòng họ Trần Hữu, Đàm Đình và Nguyễn Chí vẫn còn gần 2 mẫu. Gần đây, trong bối cảnh của công cuộc đổi mới, sự liên kết trong nhóm họ hàng và dòng họ dường như càng được củng cố sau mấy chục năm có phần sa sút kể từ khi xây dựng hợp tác xã, nghĩa là khi hộ gia đình nông dân không giữ vai trò là đơn vị kinh tế tự chủ nữa. Theo điều tra của chúng tôi, hiện nay ở Đào Xá ít nhất cũng có 3 hình thức liên kết: 1) Sự liên kết với nhau trong việc nuôi chung trâu; 2) Liên kết trong việc bốc chung phiếu để phân chia và sử dụng ruộng đất và 3) Liên kết trong việc sử dụng nguồn nước tưới tiêu. Đáng lưu ý là, trong các hoạt động kinh tế - xã hội, các quan hệ họ hàng do hôn nhân tạo thành – nhu con cô con cậu hay con dì con già, đôi khi lại tạo ra lực hấp dẫn với nhau mạnh hơn so với các quan hệ huyết thống, nếu các quan hệ này đã cách từ 3 – 4 đời trở lên. Có lẽ đây chính là những dấu vết còn thấy được của chức năng cộng đồng kinh tế của nhóm họ hàng và dòng họ từ thủa xa xưa. Tương tự như vậy, quan hệ họ hàng và dòng họ còn được biểu hiện trong các vấn đề pháp lý, quản lý, quyền lực và nhất là trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng. Ở Đào Xá hiện nay giống như nhiều nơi khác trên vùng đồng bằng sông Hồng, cũng đang có phong trào xây dựng lại từ đường, mộ tổ, lập lại phả hệ, khôi phục ngày giỗ tổ và các quan hệ họ hàng mà một thời tưởng đã bị chìm lấp sau các quan hệ xã hội khác. Những biểu hiện trên đây chứng tỏ các quan hệ xã hội trong nhóm họ hàng và dòng họ, cho đến nay vẫn có vai trò nhất định trong đời sống nơi làng xã. Cố nhiên quan hệ họ hàng và dòng họ ở đây không phải là không có những mặt tiêu cực, đôi khi bộc lộ ra thành những mâu thuẫn hay xung đột xã hội, bao gồm cả mâu thuẫn giữa các dòng họ hay trong nội bộ một dòng họ. Về sự xung đột giữa các dòng họ, cho đến nay, các bô lão của các họ Trần Hữu và Trần Huy vẫn kể lại: Xưa kia hai dòng họ này từng mâu thuẫn với nhau hết sức căng thẳng. Vào một đêm, họ Trần Huy đã cho người rình đốt từ đường của dòng họ Trần Hữu. Sau vụ hỏa hoạn này hai họ kéo nhau tới cửa quan. Kết quả vụ kiện tụng là đa số các hộ gia đình của dòng họ Trần Huy buộc phải rời Đào Xá trử về bản quán và làng Trực Trì (thuộc xã Quốc Tuấn ngày nay). Những xung đột trong nội bộ một dòng họ cũng không hiếm. Lấy dẫn liệu từ các dòng họ Trần Hữu và Trương Phúc làm ví dụ. Ở họ Trần Hữu, có ông Trần Hữu Chức khá giàu, Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn