Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) ĐÀO TẠO VÀ THU HÖT LAO ĐỘNG CHẤT LƢỢNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN Nguyễn Thị Huyền Ngân Khoa Khách sạn – Du lịch, Trường Đại học Thương mại huyen.ngan9888@gmail.com TÓM TẮT ao động có chất lượng là yếu tố then chốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay. Tây Nguyên là vùng còn kém phát triển so với cả nước, do vậy đào tạo và thu hút lao động chất lượng cao cho địa phương trở thành vấn đề bức thiết hơn bao giờ hết. Khảo sát thực tế cho thấy thực trạng lao động c ng như công tác đào tạo và thu hút lao động chất lượng cao tại Tây Nguyên vẫn còn rất nhiều hạn chế, đòi hỏi cần có các giải pháp phù hợp. Trong bài viết, tác giả đề xuất một số giải pháp với hy vọng góp phần tháo gỡ một số vấn đề về đào tạo và thu hút lao động chất lượng cao trên địa bàn Tây Nguyên. Từ khoá: Đào tạo; ao động; ao động chất lượng cao; Tây Nguyên; Thu hút ABSTRACT High-quality labor is one of the key factors for economic - society development, especially in the context of international integration nowadays. Tay Nguyen is less developed area compared to others in our country, thus improving the quality of human resources training and attracting has become urgent than ever. Our survey shows that the actual situation of human resources as well as training and attracting high-quality labor in Tay Nguyen still has many problems. In this article, the author proposes some solutions and hopes to contribute to solve these problems in training as well as attracting high-quality labor in Tay Nguyen. Key words: Attracting; Labour; High quality Labour; Tay Nguyen; Training 1. Một số nét khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Tây Nguyên Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lƣợc hết sức trọng yếu về an ninh quốc phòng lẫn kinh tế và văn hóa, với tổng diện tích 54.470 km2 (chiếm 16,3% diện tích cả nƣớc), gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Tây Nguyên có 58 đơn vị hành chính cấp huyện, 691 đơn vị hành chính cấp xã, và hơn 6,9 nghìn thôn, buôn, bon, làng, tổ dân phố. Về dân số, từ sau 1975 đến nay, Tây Nguyên là nơi có tốc độ tăng dân số và biến động dân cƣ lớn nhất cả nƣớc, bên cạnh nguyên nhân tăng dân số tự nhiên và thì tăng dân số cơ học thông qua di dân là yếu tố quan trọng. Năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1,23 triệu ngƣời, gồm 18 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 69,7% dân số. Năm 1993, dân số ở khu vực này tăng lên 2,37 triệu ngƣời, gồm 35 dân tộc (chiếm 44,2% dân số của vùng). Và sau10 năm, dân số Tây Nguyên tăng lên 4,67 triệu ngƣời, với 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc chỉ chiếm 25,3% dân số. Mức tăng bình quân của dân số thời kỳ 1979-1989 là 5,2%/năm, thời kỳ 1989-1999 là 5,1%/năm, và thời kỳ 1999- 2009 là 2,3%/năm. Trong 25 năm 1975-2010, dân số Tây Nguyên tăng gấp 1,54 lần, trong khi dân số cả nƣớc tăng 1,2 lần. Và đến này, theo kết quả Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013, tính cả số dân biến động thì quy mô dân số Tây Nguyên có khoảng 5,5 triệu ngƣời, với 43 dân tộc, đồng bào các dân tộc thiểu số khoảng 1.970.877 ngƣời. Về kinh tế-xã hội, các tỉnh Tây Nguyên đã có những bƣớc phát triển. Kinh tế tăng trƣởng tạo điều kiện giải quyết nhiều vấn đề xã hội phức tạp, đặc biệt là công cuộc xoá đói, giảm nghèo, đời sống nhân dân vùng Tây Nguyên nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng ngày một nâng cao, cơ 417
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Theo Báo cáo tổng kết năm 2012 của Ban chỉ đạo Tây nguyên thì trong năm này mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhƣng tình hình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh-quốc phòng ở Tây Nguyên vẫn đạt nhiều thành tựu, tăng trƣởng GDP đạt 11,8%, huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội tăng 12%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 11%, thu ngân sách tăng 9,26% so với năm 2011,thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 26,9 triệu đồng,toàn vùng đã đào tạo nghề cho 46 nghìn ngƣời, giải quyết việc làm cho hơn 101 nghìn lao động; giảm đƣợc 26.325 hộ nghèo, đƣa tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15,59%. Năm 2013, GDP đạt 10,69%, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng 16% so với năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn gần 14%, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số giảm còn hơn 27% (Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Báo cáo tổng kết năm 2013). Tuy vậy, kinh tế xã hội Tây Nguyên vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm, nhiều chỉ tiêu tăng trƣởng chƣa bền vững; có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhƣng diễn ra chậm; thu hút đầu tƣ từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài còn ít; một số lĩnh vực có tiềm năng nhƣ nghề rừng, du lịch vẫn chƣa có sự phát triển đột phá. Sản xuất, đời sống tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng nhiều địa bàn vùng dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, số hộ tái nghèo còn cao. Nhƣ vậy, có thể nói Tây Nguyên mặc dù có nhiều tiềm năng, thế mạnh nhƣng vẫn chƣa khai thác có hiệu quả, kinh tế-xã hội còn nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này chính là tình trạng thiếu lao động chất lƣợng cao trên địa bàn. 2. Thực trạng đào tạo và thu hút lao động chất lƣợng cao trên địa bàn Tây Nguyên 2.1. Thực trạng lao động trên địa bàn Tây Nguyên a) Quy mô và cơ cấu lao động Quá trình đổi mới phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Tây Nguyên đã diễn ra đƣợc nhiều năm. Tuy chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực, giữa các ngành kinh tế đã có những chuyển biến nhƣng diễn ra vẫn rất chậm chạp. Hiện nay, phần lớn lực lƣợng lao động trên địa bàn vẫn còn làm việc trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Bảng 1. Quy mô và cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính trên địa bàn Tây Nguyên Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 Chênh lệch +/- % Tổng lao động Nghìn ngƣời 3136,6 3249,4 112,8 3,6 Nam Nghìn ngƣời 1627,9 1702,7 74,8 4,6 Tỷ trọng % 51,9 52,4 0,5 Nữ Nghìn ngƣời 1508,7 1546,7 38,0 2,5 Tỷ trọng % 48,1 47,6 (0,5) Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm - Tổng cục Thống kê Năm 2012 lao động Tây Nguyên chiếm 6,0% cả nƣớc, đến năm 2013 con số này là 6,1%. Lao động từ năm 2012 đến 2013 đã tăng 112,8 nghìn ngƣời tƣơng đƣơng 3,6%. Trong đó, tỷ lệ lao động nam giới cao hơn tỷ lệ lao động nữ giới và tiếp tục tăng trong khi tỷ lệ lao động nữ giới lại giảm. Tốc độ tăng nhƣ vậy bổ sung một lƣợng đáng kể vào lực lƣợng lao động. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra 418
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) vấn đề về chất lƣợng lao động và giải quyết việc làm, đặc biệt trong tình hình kinh tế xã hội ở Tây Nguyên. Bảng 2. Lực lượng lao động thanh niên trên địa bàn Tây Nguyên Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 Chênh lệch +/- % Lực lƣợng lao động thanh Nghìn ngƣời 571,0 620,3 49,3 8,6 niên Nam Nghìn ngƣời 324,9 357,3 32,4 10,0 Tỷ trọng % 56,9 57,6 0,7 Nữ Nghìn ngƣời 246,1 263,0 16,9 6,9 Tỷ trọng % 43,1 42,4 (0,7) Tỷ trọng lao động thanh % 18,2 19,1 (0,9) niên/lực lƣợng lao động Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm - Tổng cục Thống kê Lực lƣợng lao động thanh niên (từ 15 – 24 tuổi) cả nƣớc chiếm 14,2% tổng lực lƣợng lao động, tƣơng đƣơng với 7,5 triệu ngƣời. Trong khi đó lực lƣợng lao động thanh niên ở Tây Nguyên chiếm 18,2%, thuộc loại cao nhất cả nƣớc. Lực lƣợng lao động này cũng tăng dần qua các năm, năm 2013 tăng 49,3 nghìn lao động (tƣơng ứng 8,6%) so với năm 2012. Có thể nói lực lƣợng lao động trẻ ở Tây Nguyên là khá lớn, đây là một tiềm năng rất dồi dào cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, nhƣng đây cũng là một khó khăn không nhỏ trong việc hoạch định, triển khai các chính sách giải quyết việc làm và nâng cao chất lƣợng lao động. b) Trình độ lao động Bảng 3. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên địa bàn Tây Nguyên Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Tổng số 12,4 13,5 1,1 Dạy nghề 2,9 3,4 0,5 Trung cấp 3,5 3,5 0 Cao đẳng 1,5 1,7 0,2 Đại học trở lên 4,5 4,9 0,4 Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm - Tổng cục Thống kê Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của Tây Nguyên còn rất thấp, chỉ ở mức 12,4-13,5% và tăng chậm qua các năm. Trong đó, lao động có trình độ cao đẳng, đại học vẫn còn thấp. Điều này cho thấy, việc đầu tƣ nâng cao trình độ cho ngƣời lao động ở Tây Nguyên chƣa đƣợc quan tâm một cách đầy đủ. Ở Tây Nguyên, số lao động qua đào tạo nghề chỉ chiếm 2,9-3,4%, trong khi lao động có trình độ cao đẳng đại học trở lên chiếm đến 6,0-6,6% là một điều chƣa thực sự phù hợp. Công tác đào tạo 419
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nguồn nhân lực nhƣ trên khá bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Bởi một nền kinh tế phát triển bình thƣờng đòi hỏi phải có một lực lƣợng lao động có trình độ tƣơng ứng. Hiện trạng nền kinh tế Tây Nguyên đang đòi hỏi cần nhiều đội ngũ thợ có tay nghề cao, những ngƣời có khả năng đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu phát triển kinh tế của vùng, đặc biệt đối với những ngành nghề công nghệ cao nhƣ tin học, sản xuất máy tính, công nghiệp điện-điện tử... Do vậy, việc nâng cao chất lƣợng lao động, trong đó chú trọng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động trong giai đoạn hiện nay là một nhu cầu hết sức cấp thiết, nó không chỉ giải quyết những vấn đề về lao động, việc làm trƣớc mắt, mà còn là một biện pháp có tính lâu dài để đảm bảo một sự phát triển bền vững của nền kinh tế Tây Nguyên. 2.2. Thực trạng đào tạo lao động trên địa bàn Tây Nguyên Qua điều tra dân số 2013, trình độ học vấn của ngƣời dân Tây Nguyên còn thấp so với các vùng khác. Tỷ lệ ngƣời dân từ năm tuổi trở lên không đƣợc đến trƣờng của Tây Nguyên là 6,6 % (cả nƣớc là 3,8%); tỷ lệ ngƣời dân từ 15 tuổi trở lên ở Tây Nguyên không biết chữ là 8,8% (cả nƣớc là 5,2%). Có một tình trạng là càng lên cấp học cao hơn thì tỷ lệ học sinh là con em dân tộc thiểu số càng ít dần. Năm 2012, số học sinh ngƣời dân tộc thiểu số trong tổng số học sinh cấp tiểu học toàn vùng Tây Nguyên chiếm 43,4%, lên cấp trung học cơ sở là 34,5% và đến cấp trung học phổ thông chỉ đạt 18%. Tỷ lệ học các cấp cũng thấp nhất cả nƣớc. Bảng 4. Tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng tuổi chia theo các cấp học trên địa bàn Tây Nguyên 2013 Đơn vị: % Tỷ lệ đi học chung Tỷ lệ đi học đúng tuổi Tiểu học THCS THPT CĐ, ĐH Tiểu học THCS THPT CĐ, ĐH Toàn quốc 103,1 91,6 70,1 29,9 96,6 85,9 64,4 20,8 Tây Nguyên 104,2 87,5 62,4 10,2 95,8 80,5 56,1 6,3 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục Thống kê Theo thông báo Kết luận tại Hội nghị các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Tây Nguyên thì tính đến năm 2013 toàn vùng có 20 trƣờng đại học cao đẳng (bao gồm cả cao đẳng nghề) và 19 trƣờng trung cấp với kết quả đào tạo nhƣ sau: - Các trƣờng đại học và phân hiệu đại học bao gồm đại học Tây Nguyên, đại học Đà Lạt, đại học Yersin, Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại tỉnh Kon Tum, Phân hiệu đại học Nông - Lâm TP Hồ Chí Minh tại tỉnh Gia Lai và Phân viện Học viện Hành chính tại tỉnh Đắk Lắk. Tổng số sinh viên theo học là 40.347, trong đó có 3.731 sinh viên dân tộc thiểu số (chiếm 9,74%); có 984 cán bộ giảng dạy, trong đó có 14 phó giáo sƣ, 86 tiến sỹ, 510 thạc sỹ và 374 cử nhân; có 44 chuyên ngành đạo tạo hệ chính quy và 8 chuyên ngành đạo tạo sau đại học. - Các trƣờng cao đẳng sƣ phạm có bốn trƣờng ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng. Tổng số sinh viên theo học là 10.442, trong đó có 1.649 sinh viên dân tộc thiểu số (chiếm 15,79%); có 434 cán bộ giảng dạy, trong đó có 10 tiến sỹ, 235 thạc sỹ, 189 cử nhân, có 19 chuyên ngành đào tạo hệ cao đẳng chính quy và 19 chuyên ngành liên kết đào tạo đại học. 420
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) - Các trƣờng cao đẳng chuyên ngành và cao đẳng nghề có 6 trƣờng cao đẳng chuyên ngành, 4 trƣờng cao đẳng nghề gồm cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên, cao đẳng nghề Đắk Lắk; cao đẳng nghề Đà Lạt, cao đẳng nghề Gia Lai. Tổng số sinh viên theo học là 15.554, trong đó có 2.794 học viên là ngƣời dân tộc thiểu số (chiếm 17,96%), có 895 giảng viên, trong đó có 2 tiến sỹ, 223 thạc sỹ, 670 cử nhân (trong đó có 35 giảng viên là dân tộc thiểu số); có 53 ngành nghề đào tạo. Ngoài ra các trƣờng còn đào tạo liên thông, liên kết nhiều ngành, nghề khác. Trong ba năm (2010 – 2012) đã đào tạo đƣợc 26.296 học viên và gần 10.000 học viên hệ liên thông từ trung cấp, sơ cấp, đào tạo nghề nông thôn và dạy nghề ngắn hạn. - Các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề khác đã đào tạo nghề cho hàng chục nghìn học viên. Trong 3 năm (2010 – 2012) đã tuyển sinh dạy nghề 186.991 ngƣời gồm trung cấp nghề 15.067, sơ cấp nghề 97.457, và dạy nghề thƣờng xuyên 74.467 ngƣời. Hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề trong vùng đã có những đóng góp quan trọng vào việc đào tạo nguồn lao động chất lƣợng cao cho Tây Nguyên. Tuy nhiên, công tác đào tạo của vùng vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại: Quy mô trƣờng còn nhỏ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vẫn còn rất hạn chế; số lƣợng sinh viên đƣợc đào tạo ở các trƣờng trên địa bàn còn ít, cả vùng ƣớc đạt 128,6 sinh viên/1 vạn dân (kế hoạch 2015 là 180 sinh viên/1 vạn dân), tỷ lệ sinh viên ngƣời dân tộc thiểu số chỉ đạt 9,47% tổng số sinh viên (kế hoạch 2015 là 18- 20%); Số lƣợng giảng viên đại học còn thiếu và yếu, bình quân sinh viên/giảng viên còn cao, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ so với số giảng viên còn thấp, các trƣờng đại học mới chỉ đạt 8,74%, các trƣờng cao đẳng sƣ phạm là 2,06%; quy mô ngành, nghề chƣa phong phú, chƣa đáp ứng thực tế tình hình Tây Nguyên, chất lƣợng và hiệu quả dạy nghề có chuyển biến nhƣng còn chậm, giáo viên và đội ngũ cán bộ dạy nghề thiếu, công tác hƣớng nghiệp, phân luồng còn nhiều khó khăn; nguồn tài chính đầu tƣ cho các truờng còn eo hẹp, nhiều trƣờng có tỷ lệ sinh viên là các đối tƣợng chính sách cao nhƣng định mức thu lại rất thấp; nhiều sinh viên trong đó có sinh viên dân tộc thiểu số sau khi ra trƣờng chƣa có đƣợc việc làm (hiện còn hơn 3.000 sinh viên dân tộc thiểu số đã có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chƣa có việc làm). 2.3. Thực trạng thu hút lao động vào địa bàn Tây Nguyên Một vấn đề lớn nữa đối với lao động trên địa bàn Tây Nguyên đó là di dân. Trong 25 năm qua, dân số Tây Nguyên tăng gấp 1,54 lần, trong khi dân số cả nƣớc tăng 1,2 lần. Năm 2013, nếu tính cả số dân di biến động thì quy mô dân số Tây Nguyên có khoảng 5,5 triệu ngƣời, trong đó, số ngƣời di dân trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50%. Di dân góp phần bổ sung nguồn lao động cho khu vực. Tuy nhiên, trình độ học vấn và kỹ năng tay nghề của nhóm di dân này còn hạn chế. Phần lớn ngƣời di cƣ làm nông nghiệp, là nông dân và ít thay đổi nghề nghiệp sau khi đến Tây Nguyên. Trong khi đó, khả năng thu hút lao động có chất lƣợng cao đến Tây Nguyên rất hạn chế. Việc ban hành và thực hiện chính sách thu hút lao động có trình độ chƣa hiệu quả. Dƣới tác động của cơ chế thị trƣờng, chênh lệch thu nhập, điều kiện sống và cơ hội phát triển đã tạo nên dòng di cƣ ngƣợc. Lao động có trình độ tay nghề của Tây Nguyên, đặc biệt từ Buôn Ma Thuột và Đắk Lắk, di chuyển về các thành phố lớn làm việc là một thực tế diễn ra trong nhiều năm qua. Chất xám đang có xu hƣớng dịch chuyển ra khỏi Tây Nguyên, làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt lao động có chất lƣợng cao của khu vực này. 421
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 3. Một số giải pháp đào tạo và thu hút lao động chất lƣợng cao trên địa bàn Tây Nguyên Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, chất lƣợng lao động thấp sẽ khó đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, không thể cạnh tranh đƣợc trong tiến trình hội nhập, và vì thế sẽ bị tụt hậu nhanh hơn so với sự phát triển chung. Do đó việc nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho ngƣời lao động và thu hút nguồn lao động có trình độ là hết sức cần thiết. Từ thực trạng lao động ở Tây Nguyên, để đào tạo và thu hút lao động chất lƣợng cao cho khu vực, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: 3.1. Giải pháp đào tạo lao động chất lượng cao - Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo: Xây dựng đủ phòng học cho cấp tiểu học, kiên cố hoá các trƣờng phổ thông trung học. Để đáp ứng yêu cầu về phát triển giáo dục, đào tạo, các tỉnh trong khu vực vùng Tây Nguyên cần thành lập thêm một vài trƣờng trung cấp chuyên nghiệp; phấn đấu nâng số lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trong tổng số lao động qua đào tạo. - Hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện học tập cho đồng bào dân tộc: Tăng cƣờng công tác giáo dục đối với đồng bào dân tộc, khuyến khích và tạo điều kiện cho con em các dân tộc Tây Nguyên vào học tại các trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở Tây Nguyên thông qua các trƣờng dự bị, trƣờng nội trú. Đồng thời có những chính sách ƣu tiên, khuyến khích để thu hút giáo viên về giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ở miền núi, vùng dân tộc. - Tăng cường đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng: Các cơ sở đào tạo cần chủ động xây dựng quy trình, tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, giảng viên đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ ở tất cả các khâu: khảo sát, tuyển chọn, sử dụng nhằm tuyển dụng đƣợc những giảng viên vững vàng về tƣ tƣởng chính trị, giỏi về chuyên môn, có học hàm, học vị bổ sung vào đội ngũ, đảm bảo về cơ cấu ngành nghề, kỹ năng, nghiệp vụ. Hàng năm, có kế hoạch lựa chọn một vài sinh viên xuất sắc giữ lại trƣờng để bồi dƣỡng làm giảng viên. Bên cạnh đó cần thực hiện chính sách luân chuyển giáo viên để đảm bảo chất lƣợng giáo dục chung cũng nhƣ thực hiện công bằng trong đào tạo và sử dụng giáo viên. Có chính sách ƣu tiên đối với giáo viên đến công tác ở Tây Nguyên, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa. - Tăng cường liên kết gi a các cơ sở đào tạo: Để đáp ứng nguồn lao động phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng, bản thân mỗi cơ sở đào tạo không đủ khả năng làm đƣợc mà cần có sự liên kết, phối hợp dựa trên thế mạnh của mỗi cơ sở. Vì vậy khi liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong vùng, cần tập trung vào các vấn đề cơ bản, bao gồm liên kết đa dạng hóa ngành nghề đào tạo và liên thông cấp đào tạo; liên kết giữa các trƣờng đại học, cao đẳng với các trƣờng đại học trọng điểm vùng; liên kết, trao đổi giáo viên, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, liên kết biên soạn chƣơng trình đào tạo, giáo trình, liên kết đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên... - Chú trọng đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề: Cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghề cho ngƣời lao động; phát triển nhanh về quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các địa phƣơng nhằm tạo chuyển biến căn bản về chất lƣợng dạy nghề, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tây Nguyên chủ yếu là tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức cho lao động nông nghiệp do một tổ chức đoàn thể nơi đó chủ trì. Sử dụng các mô hình mẫu của chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm. Kết hợp hình thức đào tạo, bồi dƣỡng ở trình độ cao hơn tại hệ thống các 422
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) trƣờng cao đẳng, trung cấp nông nghiệp tỉnh. Đào tạo nghề công nghiệp - dịch vụ cho lao động nông thôn, chủ yếu là thanh niên, học sinh mới tốt nghiệp hệ phổ thông hoặc bổ túc văn hóa giúp họ chuẩn bị sẵn điều kiện chuyển sang lao động nghề phi nông nghiệp. Hình thức đào tạo cho họ chủ yếu qua các cơ sở dạy nghề chuyên nghiệp tại địa phƣơng. Đồng thời cần rà soát, kiểm tra lại những chƣơng trình giáo dục dạy nghề đang triển khai kém hiệu quả ở các tỉnh trong khu vực, tuyệt đối không để tồn tại những trung tâm dạy nghề đào tạo chạy theo hình thức, chất lƣợng không đạt chuẩn, gây lãng phí cho xã hội. - Tăng cường liên kết gi a các cơ sở đào tạo và các đơn vị sử dụng lao động: Mở rộng các loại hình liên kết giữa cơ sở đào tạo, dạy nghề với các đơn vị sử dụng lao động thông qua cam kết và hợp đồng. Trong đó các đơn vị sử dụng lao động nêu rõ nhu cầu về lao động về cả số lƣợng và chất lƣợng, cơ cấu chuyên ngành, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, các kỹ năng cần thiết... để các cơ sở đào tạo nắm bắt đƣợc nhu cầu lao động của các ngành nghề mà thị trƣờng cần; các cơ sở đào tạo có thể huy động sự tham gia của các đơn vị sử dụng lao động trong việc xây dựng chƣơng trình, giáo trình. Đồng thời các doanh nghiệp cam kết nguồn tài chính cung cấp cho quá trình đào tạo cũng nhƣ tham gia vào việc quản lý quá trình đào tạo. Đơn vị sử dụng lao động có thể tiếp nhận sinh viên đến thực tập và làm việc, tham gia hoạt động thực tiễn một cách phù hợp theo tiến độ học tập sẽ giúp sinh viên có điều kiện trải nghiệm thực tế, học đi đôi với hành; cấp học bổng cho sinh viên qua đánh giá của chính các đơn vị sử dụng lao động và nhà trƣờng; các đơn vị sử dụng lao động tham gia trực tiếp đào tạo sinh viên thông qua các chƣơng trình huấn luyện kỹ năng, báo cáo kinh nghiệm thực tế, chƣơng trình phát triển tài năng trẻ, hỗ trợ cho cơ sở đào tạo tổ chức các cuộc thi học thuật, ngày hội việc làm; các đơn vị sử dụng lao động có thể tuyển dụng sinh viên phù hợp từng vị trí sau khi ra trƣờng... Đồng thời, các đơn vị sử dụng lao động có thể tài trợ cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và triển khai thí điểm tại các đơn vị sử dụng lao động. 3.2. Giải pháp thu hút lao động chất lượng cao Thu hút lao động chất lƣợng cao đến làm việc tại Tây Nguyên là nội dung quan trọng để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động cho địa bàn. - Tăng cường thu hút các lao động, các cán bộ khoa học - kỹ thuật, các chuyên gia giỏi từ ngoài vùng đến làm việc ở Tây Nguyên: Huy động nguồn lao động từ nơi khác đến để phát triển Tây Nguyên phải theo quy hoạch và dự án cụ thể. Các cấp, bộ, ngành, chính quyền cần khuyến khích điều động đồng bộ mọi lực lƣợng lao động có chuyên môn, kỹ thuật bổ sung vào các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, phục vụ cho yêu cầu lao động chất lƣợng cao của Tây Nguyên: thực hiện chính sách ƣu đãi về tiền lƣơng và các chính sách khác nhƣ nhà ở, đất ở, cơ sở nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, đi học nƣớc ngoài... - Tạo điều kiện và thu hút sinh viên trong và ngoài vùng về công tác tại địa phương: Đối với con em các dân tộc Tây Nguyên vào học ở các trƣờng đại học và trung học dạy nghề ngoài vùng Tây Nguyên cần phải có chính sách thu hút số học sinh này sau khi tốt nghiệp trở về xây dựng kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi thu hút học sinh ở ngoài vùng vào học các trƣờng học đại học và trung học dạy nghề ở Tây Nguyên và tự nguyện ở lại Tây Nguyên công tác. Việc cử con em địa phƣơng đi học cần có quy định rõ ràng về trách nhiệm xây dựng quê hƣơng sau khi ra trƣờng, thƣờng xuyên theo dõi và giữ mối quan hệ với sinh viên trong quá trình học tập. 423
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 3.3. Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho đào tạo và thu hút lao động chất lượng cao trên địa bàn Tây Nguyên Để đào tạo và thu hút lao động chất lƣợng cao trên địa bàn Tây Nguyên, đòi hỏi sự hỗ trợ và hợp tác của nhiều cơ quan, ban ngành có liên quan: - Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cần có cơ chế và tạo điều kiện trong chỉ đạo, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ với Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong vùng trong việc lồng ghép hiệu quả các chính sách, các chƣơng trình dự án nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng. - Các cơ quan chức năng, hằng năm cần triển khai sớm kế hoạch đào tạo phân bổ chỉ tiêu hệ cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ để các trƣờng chủ động lên chƣơng trình đào tạo cho phù hợp. - Tập trung nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn chƣơng trình của Chính phủ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, nhất là tại các huyện có tỷ lệ hộ nghèo hơn 50% để nâng cao chất lƣợng lao động, trong đó tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục, cần phát triển mô hình bán trú dân nuôi, trƣờng nội trú đi đôi với dạy nghề tạo việc làm cho đồng bào. Chỉ nhƣ vậy mới tạo điều kiện cho con em theo học, mở rộng tri thức và hiểu biết nhằm tạo nguồn cán bộ cơ sở. - Để công tác đào tạo đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, Nhà nƣớc cần hỗ trợ bằng việc điều chỉnh, bố trí ngân sách hỗ trợ mua sắm thiết bị đào tạo cần thiết cho các cơ sở đào tạo; tăng kinh phí đầu tƣ xây dựng các mô hình khuyến nông, xây dựng mô hình nông thôn mới. Hỗ trợ ngƣời học đƣợc vay ngân hàng không lãi suất hoặc lãi suất thấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban chỉ đạo Tây Nguyên, 2012, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Tây Nguyên 2012, Hội nghị tổng kết năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013 [2] Ban chỉ đạo Tây Nguyên, 2013, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Tây Nguyên, Hội nghị tổng kết năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013, Thông báo Kết luận tại Hội nghị các trường đại học, cao đẳng, TCCN và dạy nghề về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Tây Nguyên [4] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - Tổng cục thống kê, 2012, Báo cáo Điều tra lao động việc làm, NXB Thống kê, Hà Nội [5] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - Tổng cục thống kê, 2013, Báo cáo Điều tra lao động việc làm, NXB Thống kê, Hà Nội [6] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - Tổng cục thống kê, 2013, Điều tra biến động dân số và kế hoach hóa gia đình thời điểm 1/4/2013 – Các kết quả chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội [7] Bùi Trung Hƣng, 2014, Đào tạo nguồn nhân lực cho các dân tộc bản địa Tây Nguyên dựa trên nền tảng tiếp biến văn hóa, Báo Lâm Đồng điện tử, cập nhật lúc 09:44, Thứ Năm, 12/06/2014 (GMT+7) [8] Nguyễn Văn Thành, Lê Hoàng Lan, Nh ng thách thức đối với phát triển giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực trước yêu cầu phát triển bền v ng Tây Nguyên, Đề tài: Vấn đề giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển bền vững Tây Nguyên (Mã số TN3/X08) 424
nguon tai.lieu . vn