Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHÁP LUẬT PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG BỐI CẢNH THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO Ở VIỆT NAM Nguyễn Anh Đức* 1. Khái quát bối cảnh nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp Việt Nam và xu hướng chính sách về phát triển nông nghiệp Với một quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp còn chiếm phần lớn trong cơ cấu nền kinh tế như Việt Nam, việc bảo vệ và phát huy các lợi ích từ nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng liên quan đến không chỉ bản thân người nông dân mà còn liên quan tới an ninh lương thực quốc gia, và thậm chí cả sức khỏe con người khi đang có những nghi vấn liên quan đến chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen. Kể từ sau khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế với bước ngoặt quan trọng là Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ vào năm 2001, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch nhanh với việc giảm đáng kể tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (hơn 3% trong gần 5 năm từ năm 2001 đến năm 2005), thế nhưng “tỷ trọng nông nghiệp thuần vẫn duy trì ở mức cao (trên 70%), và giảm một chút vào các năm 2006 và 2007, sau đó tăng lên 77,5% vào năm 2011 và giảm còn 73,6% vào năm 2013”1. Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực chuyển đổi không cao, không đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến tăng trưởng nhanh mà không bền vững. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp (bao gồm lâm và ngư nghiệp) duy trì ở mức thấp và cũng giảm từ 19,7% (năm 2010)2 xuống 14,57% (năm 2018)3. Mặc dù cơ cấu lao động làm việc trong khu vực nông thôn (xét trên tổng số lao động) có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, từ 70,3% (năm 2011)4, 69,3% (năm 2014)5, 67,8% (năm 2018)6. Mặt khác, lực lượng lao động nông nghiệp 1 Trung tâm Thông tin Tư liệu (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2015), Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm vừa qua, tr. 9. Xem tại: http://www.vnep.org.vn/Upload/ SO%206%202014%20Tai%20co%20cau%20nong%20nghiep.pdf 2 Báo điện tử Chính phủ (2013), Cơ cấu GDP và những vấn đề đặt ra, http://baochinhphu.vn/Dau-moc- nua-chang-duong/Co-cau-GDP-va-nhung-van-de-dat-ra/178705.vgp 3 Tổng cục Thống kê (2018), Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2018, https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=19036&fbclid=IwAR2138KqtFBo- toarlOhUYWjLgIRLmAkJ6C2VtRb9V_IK1-XFxPytUkw63U 4 Tổng cục Thống kê (2012), Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2011, tr.1. 5 Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2014, tr.1. 6 Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam Quý II năm 2018, tr.5. * Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Email: nguyenanhducvg@yahoo.com. Điện thoại: 0988891656. 166
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI chủ yếu lại không được đào tạo về chuyên môn, tính đến quý 2/2018 chỉ có khoảng 13,84% được đào tạo1. Về nguồn lực, mặc dù chiếm phần lớn lực lượng lao động của nền kinh tế nhưng nguồn tư liệu sản xuất nông nghiệp chủ yếu không phải là một lợi thế của Việt Nam. Theo báo cáo từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “chỉ với 0,12 ha đất nông nghiệp bình quân đầu người, bằng một phần sáu (1/6) mức trung bình của thế giới, mức này tương tự như ở Bỉ và Hà Lan, cao hơn Philippines và Ấn Độ nhưng thấp hơn so với Trung Quốc hay Indonesia. Tổng diện tích đất nông nghiệp tăng 61% trong giao đoạn giữa năm 1990 và năm 2012, chủ yếu do phá rừng. Sự mở rộng này chủ yếu diễn ra trong những năm 1990, sau đó diện tích đất canh tác duy trì tương đối ổn định2, cùng với đó là tính manh mún trong phân bố đất đai, tự phát (khiến hiện tượng mất giá khi được mùa hầu như năm nào cũng xảy ra đối với một số sản phẩm nông nghiệp), chất lượng kém sức cạnh tranh,… Trong khi đó, hiện tại đang có xu hướng chuyển đổi đất sử dụng cho nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp có giá trị sử dụng cao hơn, và còn có thể tiếp diễn với tốc độ nhanh hơn khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) được thi hành. Xu hướng này có khả năng giúp cho việc quy hoạch các khu vực đất nông nghiệp trọng điểm, tập trung chuyên canh…; tuy nhiên, lại kéo theo lượng lao động bị tách khỏi nông nghiệp gia tăng dẫn đến gia tăng nhu cầu giải quyết việc làm, các vấn đề an sinh xã hội khác. Cùng với đó, việc nhấn mạnh phát triển dựa trên nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và trao thẩm quyền lớn hơn cho các địa phương trong lập và thực hiện các chính sách nông nghiệp gây ra khó khăn trong phối hợp phát triển chính sách nông nghiệp ở cấp vùng và cả nước. Trước thực trạng đó, chiến lược mở rộng hợp tác thương mại quốc tế của Việt Nam với việc tham gia vào hàng loạt các FTA chắc chắn có tác động thúc đẩy những thay đổi cả tích cực và tiêu cực đối với sản xuất nông nghiệp. Từ những dữ liệu thống kê trên đây cho thấy, những nguy cơ lớn đối với nền kinh tế cũng như lực lượng lao động nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp và người nông dân nói riêng trước những tác động “xâm thực” trong quá trình tham gia vào thị trường thương mại toàn cầu. Đây không phải là một dự đoán thiếu căn cứ mà hoàn toàn có thể là dự đoán chắc chắn dựa trên thực tế đã từng xảy ra ở một số quốc gia. Trường hợp của Hàn Quốc về sự sụt giảm sản lượng nông nghiệp sau khi thực hiện FTA với Hoa Kỳ vào năm 2007 là một ví dụ có thể tương đồng với Việt Nam, do 1 Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam Quý II năm 2018, tr.24. 2 OECD (2015), Chính sách nông nghiệp Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD, Paris, tr.22, https://www.oecd-ilibrary.org/agriculture-and-food/agricultural-policies-in-viet-nam-2015_978 9264235151-en 167
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Hàn Quốc cũng là một quốc gia có xuất phát điểm từ nông nghiệp và chỉ trước Việt Nam vài chục năm. Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc (KREI), nước này sẽ bị thiệt hại khoảng “446,5 tỷ Won sau 5 năm, 895,9 tỷ Won sau 10 năm, và khoảng hơn 1 nghìn tỷ Won sau 15 năm thực thi FTA với Hoa Kỳ”1. Những sản phẩm nông nghiệp chịu thiệt hại nhiều nhất nằm trong ngành trồng trọt và chăn nuôi. Một nghiên cứu khác của Đại học Hàn Quốc (Korea University) còn cho thấy mức độ thiệt hại hơn gần gấp hai lần so với nghiên cứu của KREI2. Tuy nhiên, nếu có những biện pháp phù hợp, kết quả có thể như trường hợp của Philippines với mức gia tăng sản lượng nông nghiệp (từ 0,02 đến 0,13%), và sản lượng lương thực (từ 0,06% đến 0,17%) so sánh trước và sau khi thực hiện xóa bỏ hàng rào thuế quan theo FTA với Hoa Kỳ3. Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp vốn là ngành (cho đến nay) còn chiếm tỷ trọng lực lượng lao động cao nhất nhưng đem lại giá trị thấp nhất. Bên cạnh những chú ý cần có trong đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp nói chung, bài viết này phân tích về một số vấn đề trong đào tạo nhân lực pháp luật phục vụ cho phát triển nông nghiệp trước những tác động tiềm ẩn từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia cho tới nay. 2. Thực tiễn và nhu cầu đào tạo nhân lực pháp luật phục vụ phát triển nông nghiệp Mặc dù những cải cách tương đối phù hợp đã giúp thay đổi cơ cấu nền kinh tế, từ một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và nằm trong nhóm những quốc gia nghèo nhất thế giới ở đầu thập niên 1990, trở thành điểm sáng mới nổi của khu vực. Tuy nhiên, theo một báo cáo được thực hiện năm 2014 của OECD: “Mặc dù có những cải thiện nhưng môi trường phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam so với 19 nước đang phát triển và mới nổi khác vẫn tương đối kém. Lĩnh vực đặc biệt lo ngại là: quản lý nhà nước yếu, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, các quy định quản lý an toàn thực phẩm không hiệu quả, hoạt động của thị trường tài chính yếu, và ở mức độ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp thấp”4. Cùng với đó, số liệu cơ cấu ngành nông nghiệp duy trì ở mức thấp và trong xu hướng giảm từ 19,7% (năm 2010) xuống 14,57% (năm 1 Doo Bong Han, Evaluation of FTA Negotiation Results, Economic Effects and Compensation Policies on the Korean Agricultural Sector: Focusing on Korea’s FTAs with Chile, US and EU, Department of Food and Resource Economics, Korea University, tr.384. 2 Doo Bong Han, Evaluation of FTA Negotiation Results, Economic Effects and Compensation Policies on the Korean Agricultural Sector: Focusing on Korea’s FTAs with Chile, US and EU, Department of Food and Resource Economics, Korea University, tr.386. 3 U-Primo E. Rodriguez và Liborio S. Cabanilla (Viện Nghiên cứu Phát triển Philippines, 2006), The Impact of a Philippines-US FTA: The Case of Philippines Agriculture, tr.8 4 OECD (2015), Chính sách nông nghiệp Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD, Paris, tr.53. 168
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 2018) đặt bên cạnh tỷ lệ lao động trong khu vực nông thôn còn cao (trên 60%) cho thấy, năng suất lao động của khu vực nông nghiệp còn thấp. Sự gia tăng đáng kinh ngạc của thương mại nông sản lại đặt ra câu hỏi về yếu tố thực sự chi phối hiệu quả của nền sản xuất nông nghiệp trong điều kiện năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam còn thấp. Theo đánh giá trong báo cáo của OECD, “hoạt động thương mại như vậy cho một nền kinh tế quy mô nhỏ như Việt Nam, bắt đầu từ không xuất khẩu và thiếu kinh nghiệm, trong vòng hai thập niên, là chưa từng có”.1 Tác giả cho rằng, phần lớn nguyên nhân của hiệu quả thương mại nói trên có là nhờ chính sách của Nhà nước, nhưng cũng là vấn đề lớn đầu tiên cần được xem xét - sự nới lỏng quản lý chất lượng ở cả đầu vào và đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp. Minh chứng có thể tìm thấy ở cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi thủy sản. Ở lĩnh vực trồng trọt, số liệu công bố bởi FAOSTAT2 cho thấy, tỷ lệ sử dụng phân bón đã tăng rất nhanh trong suốt thập niên 1980 - 1990 và duy trì ổn định trong thập niên 2000, cùng với đó là hiện tượng đất canh tác “đang bị suy thoái”3. Nhập khẩu giống cây trồng lai cũng được đánh giá là lớn với mức chi khoảng 200 triệu USD vào năm 20114 và trung bình khoảng 500 triệu USD trong các năm gần đây5. Điều này có nghĩa là năng lực tự sản xuất nguồn cung cho sản phẩm nông nghiệp còn rất hạn chế và dường như chưa có chính sách nào mang lại sự cải thiện về vấn đề này. Hơn nữa, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong giai đoạn 2007 - 2011, tỷ lệ trẻ em bị còi (suy dinh dưỡng ở mức độ vừa phải và nghiêm trọng) vẫn ở mức cao (23%). Đáng chú ý là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – nơi cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm lớn của cả nước lại xếp gần cuối trong tiến bộ dinh dưỡng.6 Câu hỏi đặt ra là chính sách phát triển nông nghiệp liệu có quá tập trung cho xuất khẩu nhằm đem lại nguồn thu về kinh tế mà chưa chú trọng tới chất lượng nông sản phục vụ cho nhu cầu nội địa, chủ yếu đáp ứng yêu cầu về số lượng? Cùng với trồng trọt, lĩnh vực thủy sản cũng là một minh chứng cần được chú ý. Thực tế cho thấy, việc “thiếu các quy định trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản và khả năng thực thi không đầy đủ tác động tới nguồn lợi và hệ sinh thái cũng như triển vọng tăng trưởng dài hạn... những thách thức chính bao gồm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ chất lượng nước, hoàn thiện quy định pháp luật, đáp ứng với các điều kiện và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bao gồm các tiêu chuẩn ngày càng phức 1 OECD (2015), Chính sách Nông nghiệp Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD, Paris, tr.76. 2 Trang web Cơ sở dữ liệu thống kê doanh nghiệp của Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm phổ biến dữ liệu thống kê do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thu thập và duy trì. 3 OECD (2015), Chính sách nông nghiệp Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD, Paris, tr.85. 4 OECD (2015), Chính sách nông nghiệp Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD, Paris, tr.62. 5 Báo Công an nhân dân (22/9/2017), Nông nghiệp Việt trước nguy cơ lệ thuộc nguồn giống nhập khẩu, Hoàng Phạm, http://cand.com.vn/Kinh-te/Nong-nghiep-Viet-truoc-nguy-co-le-thuoc-nguon-giong-nhap-k hau-459130/ 6 OECD (2015), Chính sách nông nghiệp Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD, Paris, tr.73. 169
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI tạp liên quan đến dư lượng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật cũng như các giấy tờ chứng nhận đối với các nhà nhập khẩu”.1 Thực tế đó cho thấy năng lực pháp lý, năng lực xây dựng chính sách quản lý nhà nước về nông nghiệp còn yếu kém. Thách thức thứ hai liên quan đến hiện trạng của pháp luật còn nhiều lỗ hổng. Việt Nam dường như cũng chưa có động thái nào cho thấy sự quan tâm đối với đào tạo nguồn nhân lực pháp lý phục vụ chuyên biệt cho phát triển nông nghiệp. Trong chương trình đào tạo của hầu hết các cơ sở đào tạo về luật uy tín trên cả nước, xét ở bậc cử nhân, chỉ có một số học phần rất ít ỏi có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như: Luật đất đai, Luật môi trường, Pháp luật về bất động sản. Thế nhưng, ngay cả những học phần này cũng chỉ giới hạn trong việc giới thiệu kiến thức quản lý nhà nước về đất đai, môi trường và kinh doanh bất động sản mà không có các nội dung chuyên môn về các giai đoạn trong chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có một số cơ sở đào tạo cung cấp học phần “kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai” hoặc “kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai” mà chủ yếu giúp người học phân tích các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai và các biện pháp hỗ trợ chủ sở hữu quyền sử dụng đất bảo vệ quyền của họ khi đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Mặc dù Việt Nam có hẳn một học viên quốc gia đào tạo kiến thức và nguồn nhân lực về nông nghiệp là Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Vietnam National Academy of Agriculture), nhưng chương trình đào tạo chủ yếu tập trung vào các kiến thức kỹ thuật – sinh học về nông nghiệp hoặc các học phần liên quan đến phân tích và phát triển thị trường nông sản. Đây là một thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam tham gia rộng hơn vào các quan hệ thương mại quốc tế. Ở đó, không chỉ bản thân nhà nước Việt Nam có thể bị khởi kiện theo cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp cận đầu tư (ISDS) mà người lao động, các doanh nghiệp nội địa cả trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nói chung và trong nông nghiệp nói riêng cũng khó có được công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích thiết thân của họ. Đặc biệt, theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện đầu tư vào Việt Nam mà ngay cả các nhà đầu tư đang dự định đầu tư vào Việt Nam (đã thực hiện những nỗ lực để tiến hành đầu tư) mà nhận thấy có quyết định hành chính làm cản trở những nỗ lực đó thì cũng có thể khởi kiện. 3. Kết luận Trước những thuận lợi và thách thức do các FTA mang lại với nền kinh tế nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói riêng, vai trò điều tiết của các cơ quan nhà nước là rất cần thiết trong tất cả các giai đoạn xây dựng, ban hành, thực hiện, đánh giá và hoàn thiện chính sách, pháp luật. 1 OECD (2015), Chính sách nông nghiệp Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD, Paris, tr.79. 170
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Do đó, Việt Nam cần chú trọng đến ba nội dung căn bản sau: Một là, chú trọng hơn nữa đến chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, trong đó xác định vai trò của kinh tế nông nghiệp cần phải được đề cao hơn vì còn liên quan đến vấn đề an ninh lương thực - một thách thức toàn cầu. Nếu coi đây là mũi nhọn của nền kinh tế thì không chỉ giúp bảo đảm cho nhu cầu (vẫn còn tiếp tục tăng) ở trong nước mà hướng đến các thị trường bên ngoài. Hai là, thiết lập các biện pháp bảo vệ sản phẩm nông nghiệp ở thị trường nội địa trong quá trình hội nhập, mở rộng thương mại tự do, đặc biệt là yếu tố chất lượng - không để xảy ra tình trạng hàng tốt thì xuất khẩu còn người dân phải chịu sử dụng hàng hóa chất lượng kém hơn. Ba là, cần sớm chú ý tới nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực pháp lý phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Ở đây, nhu cầu không chỉ cần đối với phạm vi hoạt động thương mại nông sản mà cần bao quát toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Công an nhân dân (22/9/2017), Nông nghiệp Việt trước nguy cơ lệ thuộc nguồn giống nhập khẩu, Hoàng Phạm, http://cand.com.vn/Kinh-te/Nong-nghiep- Viet-truoc-nguy-co-le-thuoc-nguon-giong-nhap-khau-459130/ 2. Báo điện tử Chính phủ (2013), Cơ cấu GDP và những vấn đề đặt ra, http:// baochinhphu.vn/Dau-moc-nua-chang-duong/Co-cau-GDP-va-nhung-van-de-dat- ra/178705.vgp 3. Doo Bong Han, Evaluation of FTA Negotiation Results, Economic Effects and Compensation Policies on the Korean Agricultural Sector: Focusing on Korea’s FTAs with Chile, US and EU, Department of Food and Resource Economics, Korea University. 4. OECD (2015), Chính sách nông nghiệp Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD, Paris. 5. Tổng cục Thống kê (2012), Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2011. 6. Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2014. 7. Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam Quý II năm 2018. 8. Tổng cục Thống kê (2018), Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2018, https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=19 171
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 036&fbclid=IwAR2138KqtFBo-toarlOhUYWjLgIRLmAkJ6C2VtRb9V_IK1- XFxPytUkw63U 9. Trang web Cơ sở dữ liệu thống kê doanh nghiệp của Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm phổ biến dữ liệu thống kê do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thu thập và duy trì. 10. Trung tâm Thông tin Tư liệu (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) (2015), Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm vừa qua, tr. 9. Xem tại: http://www.vnep.org.vn/Upload/SO%206%202014%20 Tai%20co%20cau%20nong%20nghiep.pdf 11. U-Primo E. Rodriguez và Liborio S. Cabanilla (Viện Nghiên cứu Phát triển Philippines) (2006), The Impact of a Philippines-US FTA: The Case of Philippines Agriculture, tr.8 172
nguon tai.lieu . vn