Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC - GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH CHO CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP PGS.TS. Trần Quốc Khánh* TÓM TẮT Cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là một trong những thành phần cấu tạo nên nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Trong bất kỳ thời đại nào, bất kỳ thời điểm lịch sử nào, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp vẫn luôn đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong nền kinh tế quốc dân. Những năm vừa qua các cơ sở kinh doanh nông nghiệp Việt Nam đã sản xuất và cung ứng được một khối lượng nông sản rất lớn cho thị trường, đảm bảo được an ninh lương thực và có nhiều nông sản để xuất khẩu. Điều này thể hiện rất rõ trình độ sản xuất, năng lực kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp của nước ta đã được tăng lên. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện những điểm yếu và nhiều thách thức trong tiến trình phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, trình độ nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta nói chung và trình độ của các chủ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng hiện nay còn thấp. Vì vậy, năng lực kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp còn yếu, khả năng cạnh tranh thấp. Điều này đòi hỏi phải có các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở kinh doanh nông nghiệp trên cả ba chủ thể: nhà nước, các cơ sở đào tạo và bản thân các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Từ khóa: Cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nguồn nhân lực nông nghiệp, cơ sở đào tạo 1. Cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp Cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp bao gồm: các hộ nông dân, các trang trại, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là một trong những thành phần cấu tạo nên nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Các cơ sở kinh doanh nông nghiệp không chỉ tự phát triển, tự ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng tới và chịu sự ảnh hưởng tác động của tất cả các thành phần kinh tế khác. Sự tồn tại và phát triển của cơ sở kinh doanh nông nghiệp ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 38
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Trong các học thuyết, các quan điểm của mình, các nhà kinh tế, các nhà chính trị đã phần nào nêu lên những chính kiến của mình về vai trò của kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và HTX nông nghiệp… Trong bất kỳ thời đại nào, bất kỳ thời điểm lịch sử nào, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp vẫn luôn đóng vai trò quan trọng. Điều này thể hiện ở những điểm chính sau đây: - Cung cấp lượng lương thực, thực phẩm chủ yếu phục vụ cho đời sống và nhu cầu của con người. Ở Việt Nam, với trên 10 triệu hộ nông dân, hàng trăm nghìn trang trại đã tạo ra một khối lượng nông sản thực phẩm cực lớn với sự tiến bộ vượt bậc. Nhờ vậy, chúng ta không những đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân cả nước mà còn vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới. - Hình thành đơn vị tích tụ vốn của xã hội. Các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp đóng vai trò là đơn vị tích tụ vốn của xã hội, cùng vời các đơn vị trong các thành phần kinh tế khác tạo lên một tổng thể các nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu về vốn của toàn xã hội. Nguồn vốn mà các cơ sở kinh doanh nông nghiệp tích tụ được là nhờ hiệu quả cao mang lại. Kết quả ấy sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp, góp phần tích cực và to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. - Tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong quá trình sản xuất, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần sử dụng nhiều lao động với số ngày công rất cao. Tuy nhiên, với mỗi loại cơ sở kinh doanh nông nghiệp khác nhau, ở mỗi thời điểm và thời kỳ phát triển khác nhau mà có nhu cầu về sử dụng lao động không giống nhau, cụ thể là: + Loại hình sử dụng lao động gia đình: Hộ nông dân và trang trại gia đình chủ yếu sử dụng nguồn lao động sẵn có trong gia đình và đây cũng là nguồn nhân lực chính đáp ứng cho nhu cầu lao động của họ. Chúng ta đều biết rằng đa số lao động trong hộ và trang trại đều làm việc cho sự phát triển và mục tiêu sản xuất cũng như quá trình sản xuất của gia đình. + Loại hình sử dụng lao động làm thuê: Việc sử dụng lao động làm thuê là việc làm khá phổ biến của tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp như: hộ nông dân, trang trại và các cơ sở kinh doanh nông nghiệp sản xuất hàng hóa và sản xuất lớn. Những cơ sở kinh doanh này có xu hướng thuê mướn thêm lao động thường xuyên và lao động thời vụ. Đây là điều cần thiết với tiền công hợp lý đã tạo ra một số lượng công ăn việc làm khá lớn cho những lao động dư thừa ở nông thôn hiện nay. - Ngoài ra phát triển kinh tế hộ nông dân, trang trại… sẽ giúp khai thác hết mọi tiềm năng, tiềm lực trong nông nghiệp - nông thôn. Khai thác và sử dụng có hiệu quả 39
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI các tư liệu sản xuất như đất đai, công cụ lao động... Đây là những yếu tố mà chỉ có kinh tế hộ, kinh tế trang trại mới sử dụng có hiệu quả nhất. Sản xuất của hộ nông dân, trang trại mang tính đa dạng, tính thích ứng cao. Sự phân bố của kinh tế hộ, trang trại mang tính rộng khắp cho phép khai thác được những tiềm năng mà không một chủ thể nào khác khai thác được. 2. Năng lực kinh doanh của các cơ sở kinh doanh nông nghiệp và sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực a. Năng lực kinh doanh Năng lực kinh doanh bao giờ cũng phải gắn liền với một chủ thể kinh doanh (cơ sở kinh doanh) hay của một chủ thể quản trị; vì vậy, người ta nói năng lực kinh doanh chính là năng lực của nhà quản trị Trong hoạt động kinh doanh, các cơ sở sản xuất kinh doanh luôn tìm cách giảm chi phí và tăng kết quả, tức là luôn tìm cách tăng hiệu quả. Có thể nói rằng, lý do cần thiết của hoạt động kinh doanh chính là muốn có hiệu quả và chỉ khi nào người ta quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị. Năng lực của doanh nghiệp cho đến nay vẫn có những ý kiến khác nhau. Theo cách tiếp cận của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì năng lực của doanh nghiệp đồng nghĩa với năng suất lao động (tức là năng suất lao động tăng lên). Cụ thể, năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong bối cảnh cụ thể. Vậy năng lực kinh doanh hay quản trị kinh doanh là khả năng về quản trị kinh doanh nhằm đáp ứng một cách hiệu quả yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong hoàn cảnh kinh doanh nhất định. Năng lực kinh doanh được thể hiện trên nhiều khía cạnh như: năng lực quản trị tài chính, năng lực quản trị nhân sự, năng lực quản trị chiến lược, Năng lực quản trị rủi ro… Nói một cách tổng quát, đó là năng lực các nghiệp vụ quản trị mà nhà quản trị phải thực hiện nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong hoạt động kinh doanh b. Sự cần thiết phải đào tạo nhuồn nhân lực cho các cơ sở kinh doanh nông nghiệp Những năm vừa qua, sự đóng góp của hơn 10 triệu hộ nông dân và của hàng trăm nghìn trang trại, các HTX nông nghiệp cũng như của các doanh nghiệp nông nghiệp, Việt Nam đã sản xuất và cung cấp được một khối lượng nông sản rất lớn cho thị trường, đảm bảo được an ninh lương thực và có nhiều nông sản để xuất khẩu. Điều này thể hiện rất rõ trình độ sản xuất, năng lực kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh nước ta đã được tăng lên. 40
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện những điểm yếu và nhiều thách thức trong tiến trình phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: quy mô kinh doanh nhỏ, đất đai còn manh mún, phân tán, công cụ sản xuất thủ công vẫn phổ biến thì khả năng phát huy năng lực kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta nói chung và trình độ của chủ các sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng hiện nay còn thấp. Đa phần các chủ hộ, chủ trang trại, HTX nông nghiệp và chủ các doanh nghiệp nông nghiệp khác chưa được đào tạo. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp (số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động); năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN;… Biên cạnh đó, Việt Nam đang phải đối mặt với các áp lực ngày càng lớn của hội nhập kinh tế quốc tế, bởi vì hội nhập quốc tế tất yếu đòi hỏi các cơ sở kinh doanh phải tuân thủ các quy định của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, sản phẩm sản xuất phải tuân thủ quy luật cạnh tranh, đây là điểm yếu của các cơ sở kinh doanh nước ta hiện nay. Từ những vấn đề trên cho thấy, để nâng cao năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh cho các cơ sở kinh doanh nông nghiệp, một trong những giải pháp quan trọng là phải tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. 3. Đào tạo nguồn nhân lực - giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực kinh doanh cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp Thực tế hiện nay cho thấy, việc đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu của xã hội. Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay là yêu cầu cấp bách của xã hội. Các chương trình giảng dạy phong phú, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển nhanh của khoa học công nghệ (cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0), việc nâng cao trình độ cho các chủ cơ sở kinh doanh và các kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để hội nhập với nền sản xuất hiện đại, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước là một vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với các cấp, các ngành và cho các cơ sở đào tạo. Muốn vậy, chúng ta cần xây dựng và triển khai những giải pháp sau: 41
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 3.1. Đối với Nhà nước Nhà nước luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực “yếu thế”, cần được quan tâm. Hiện nay, lĩnh vưc sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở nước ta tuy có vai trò rất quan trọng đối với đất nước, nhưng khả năng phát triển còn hạn chế mà nguyên nhân trước hết là do chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp thấp. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên trong đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực nông nghiệp. Muốn vậy, trước hết, Nhà nước cần ban hành các chính sách hợp lý và cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nhà nước cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của từng vùng, miền để có những chính sách đào tạo nhân lực thực sự phù hợp với từng vùng, miền. Đồng thời, Nhà nước cần thực hiện các chính sách như: miễn giảm học phí cho người học ngành nông nghiệp, chế độ ưu tiên cho sinh viên tốt nghiệp về lập nghiệp ở vùng nông thôn; và thực hiện tốt các chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn. Mặt khác, Nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo và hướng nghiệp từ bậc phổ thông tại khu vực nông thôn. 3.2. Đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực Các cơ sở giáo dục là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội nói chung và trực tiếp là cho ngành nông nghiệp nói riêng. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, các cơ sở đào tạo cần xây dựng các chương trình đào tạo, giải pháp kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Cụ thể là, các cơ sở đào tạo phải đảm bảo phục vụ nhu cầu chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao; cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nhân lực về nông nghiệp như các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,… để có thể liên kết đào tạo, chuyển giao kiến thức về nông nghiệp thường xuyên cho người học; và phải gắn học lý thuyết với thực tế, thực nghiệm tại nông thôn để vừa nâng cao kiến thức thực tế, vừa mang những kiến thức đã học truyền lại cho nông dân để kết quả sản xuất được cao hơn. Mặt khác, các cơ sở giáo dục cũng cần phải đổi mới tư duy để chủ động tiếp cận thị trường. 3.3. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là nơi tiếp nhận và sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, hiện nay, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ, cũng như trình độ kỹ thuật, tay nghề của người lao động còn rất thấp, Mặt khác, cùng với quá trình phát triển sản xuất hàng hóa trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, cùng với việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào thực tiễn sản xuất và quản lý ngày càng nhiều, cùng với tiến trình hội nhập của nền kinh tế thế giới, thì nhu cầu đào tạo bồi dưỡng kiến thức kinh 42
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI tế kỹ thuật, kỹ năng sản xuất cho người lao động ngày càng trở nên cấp bách. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, ngoài việc tiếp nhận nguồn lao đông từ các cơ sở đào tạo, thì các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cũng cần có kế hoạch và các biên pháp cụ thể về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho mình theo các phương thức khác nhau. Hiện nay, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có thể sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: + Phương pháp đào tạo theo hình thức kèm cặp tại chỗ; + Đào tạo, bồi dưỡng theo những lớp bồi dưỡng ngắn hạn; + Đào tạo bồi dưỡng theo các lớp học tập trung dài hạn. Đối với các hộ nông dân và trang trại, để nâng cao trình độ cho người lao động trực tiếp sản xuất, họ cần phải thông qua các tổ chức khuyến nông. Hiện nay, các tổ chức khuyến nông có các biện pháp chủ yếu như sau: + Thảo luận nhóm: là phương pháp trao đổi tư tưởng, ý nghĩa, kinh nghiêm quan điểm qua nhiều người khác nhau. Thông qua phương pháp này, người tham gia thảo luận có điều kiện học hỏi lẫn nhau và đóng góp nhiều kinh nghiệm sản xuất của mình cho nhóm. Đồng thời, thông qua thảo luận nhóm, người tham gia thảo luận có cơ hội phát triển những năng khiếu quan trọng, nâng cao được ý thức trách nhiệm và hợp tác với nhau trong việc ra quyết định của nhóm và giúp cho người tham gia điều chỉnh lại những suy nghĩ và thái độ không đúng của mình trong thảo luận. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này cần tránh để cuộc thảo luận biến thành cuộc tranh cãi không cần thiết, không có tác dụng. + Giảng dạy kỹ năng: là phương pháp dạy và bồi dưỡng cho người lao động cách làm một công việc nào đó theo đúng yêu cầu kỹ thuật trong một thời gian nhất định nào đó. Hoạt động giảng dạy kỹ năng đã giúp cho người nông dân biết cách làm ăn mới và giúp cho họ sửa đổi, cải tiến những vấn đề không còn phù hợp nữa. + Thao diễn, trình diễn đầu bờ: là cách học tập kỹ thuật tại nơi mà người nông dân đang làm việc (tại đồng ruộng, tại trại chăn nuôi…). Thông qua phương pháp này, người nông dân trực tiếp thấy và tự mình suy xét trao đổi để nắm được vấn đề mà họ quan tâm. + Tham quan: là chuyến đi mà một người hay một nhóm người có thể tổ chức để quan sát nhìn ngó, nghiêm cứu và học hỏi cách làm ăn của người khác. Phương pháp này giúp cho người nông dân trực tiếp nhìn thấy và biết được những điều mới lạ nhằm giúp họ học hỏi kinh nghiệm và thay đổi thái độ đối với những vấn đề canh tác lạc hậu. 43
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tỉnh ủy Hà Nam, Ban Kinh tế Trung ương (2015) Tọa đàm: “Nâng cao năng lực kinh doanh của nông dân trong hoạt động kinh tế nông nghiệp, nông thôn”. 2. Lê Xuân Đình. Thách thức đối với kinh tế hộ nông dân trước vấn đề phát bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/.../get_file 3. Dự án Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phát triển kinh tế hộ nông dân (2008) www.smnr-cv.org/.../0806_PAEM-based_Training_M...Translate this page. 4. Nguyễn Thi song An (2001), Biên dịch Quản trị trang trại. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 5. Quỹ Châu Á (TAF) (2012), Cẩm nang Hợp tác xã nông nghiệp. NXB Lao động - Xã hội. 6. Linh Chi - Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (3/1/2021); Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động thấp đang là vấn đề thách thức của Việt Nam trước Cách mạng công nghiệp 4.0. 44
nguon tai.lieu . vn