Xem mẫu

  1. Sở Giáo dục và Đào tạo ĐÀO TẠO, BỒI Ninh Thuận DƢỠNG NĂNG LỰC KIỂM TRA ĐÁNH Điện thoại: GIÁ DÀNH CHO 01677.736.506 GIÁO VIÊN NGỮ Email: VĂN TRUNG HỌC: nguyenthanhthi10@gmai MỘT SỐ VẤN ĐỀ ThS. NGUYỄN THỊ l.com TRAO ĐỔI THANH THI TÓM TẮT Đào tạo và bồi dƣỡng năng lực kiểm tra đánh giá cho giáo viên dạy Ngữ văn là một nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Làm thế nào để đội ngũ giáo viên dạy Ngữ văn làm chủ đƣợc việc kiểm tra đánh giá học sinh? Bài báo đề xuất một số biện pháp liên quan đến nội dung đã đề cập. Từ khóa: năng lực, kiểm tra đánh giá, giáo viên trung học, giáo viên dạy Ngữ văn ABSTRACT Training and retraining the ability to assess and evaluate for teachers of Literature and Language arts: certain issues to discuss Training and retraining the ability to assess and evaluate for teachers of Literature and Language arts are among the urgent demands given by the context of education reform. How do the teachers of Literature and Language arts master the ability? This paper proposes a few measures related to the content mentioned. Keywords: ability, assessment, secondary teachers, teachers of Literature and Lnaguage arts 1. Kiểm tra đánh giá, thi cử trong dạy học Ngữ văn ở trƣờng trung học hiện nay 1.1. Một số tín hiệu tích cực 870
  2. - Những năm gần đây, nhìn vào cấu trúc đề thi tốt nghiệp, đại học cao đẳng môn Ngữ văn, chúng ta thấy có sự đổi mới. Nội dung câu hỏi có chú ý tỉ lệ giữa câu hỏi tái hiện với câu hỏi kiểm tra việc hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh. Hình thức viết văn nghị luận không chỉ có Nghị luận văn học mà có cả Nghị luận xã hội. - Một số đề thi môn Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10, lớp chuyên của một số tỉnh thành phố, đề thi học sinh giỏi quốc gia đã chú ý đến việc ra đề làm văn theo hƣớng mở, ít nhiều đã kích thích tƣ duy sáng tạo của học sinh; - Một vài đợt tập huấn giới thiệu về KTĐG trong dạy học Ngữ văn đã cập nhật kiểu đánh giá hiện đại, đo lƣờng năng lực thực của ngƣời học nhƣ đánh giá PISA,… 1.2. Một số hạn chế Bên cạnh một số tín hiệu tích cực, gần đây thực trạng kiểm tra đánh giá (KTĐG), thi cử trong dạy học Ngữ văn đã nổi lên một số hạn chế đáng quan tâm nhƣ: - Trong hình thức KTĐG bằng cách viết, giáo viên dạy môn Ngữ văn cấp trung học đã không còn mặn mà ra đề theo kiểu trắc nghiệm. Họ chƣa thực hiện đa dạng các hình thức đánh giá. - Việc ra đề nhằm đánh đố học sinh, không đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, không đủ thời gian để học sinh tƣ duy, tạo lập văn bản là không hiếm. - Hiện tƣợng ra câu hỏi kiểm tra tự luận Ngữ văn gần đây cũng đáng phải quan tâm bởi không ít đề thi, đề kiểm tra tự luận thiếu tính khoa học, giáo dục, thiếu thực tế, thô thiển, chƣa phù hợp với năng lực của đa số học sinh nhƣ kiểu đề thi bàn về “chữ trinh”, “bà Tƣng - Ngọc Trinh”, … - Lớp sinh viên sƣ phạm Ngữ văn mới ra trƣờng bƣớc vào nghề khá non yếu về công cụ, phƣơng pháp KTĐG, hiểu chƣa thấu đáo về mục đích, phƣơng pháp, qui trình, cũng nhƣ thiếu thực tiễn kiểm tra, đánh giá tại trƣờng trung học. Trong khi đó, cũng có một bộ phận giáo viên khó từ bỏ thói quen dạy học KTĐG học sinh theo lối cũ, ngại đổi mới. - Chuẩn đầu ra chƣơng trình đào tạo một số khoa sƣ phạm Ngữ văn có đề cập đến năng lực KTĐG của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, học phần về KTĐG trong môn Ngữ văn ở hầu hết các khoa, trƣờng sƣ phạm chỉ mới đáp ứng bƣớc đầu việc sinh viên làm quen với dạng KTĐG tổng kết kết quả học tập của học sinh; số lƣợng tín chỉ lại hạn hẹp, chƣa đƣợc đầu tƣ quan tâm nhƣ một trong những môn học rất quan trọng thuộc nghiệp vụ sƣ phạm Ngữ văn mà mỗi sinh viên khi tốt nghiệp phải thông thạo,… 871
  3. 2. Một số giải pháp cho việc đào tạo, bồi dƣỡng năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn KTĐG là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, nó có tác động ngƣợc trở lại đối với hầu hết các yếu tố khác của quá trình dạy học chƣa kể đến sự tác động trực tiếp đến tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời học, dƣ luận xã hội. Do vậy, trong đào tạo và bồi dƣỡng giáo viên Ngữ văn cấp trung học, chúng tôi đề xuất một số nội dung sau: 2.1. Đối với việc đào tạo sinh viên trong các trường, khoa sư phạm Ngữ văn 2.1.1. Đào tạo một học phần riêng biệt về KTĐG trong dạy học Ngữ văn chiếm ít nhất 1/3 dung lƣợng kiến thức khoa học cơ bản và nghiệp vụ sƣ phạm; đồng thời phải đƣa nội dung này vào tiêu chí đánh giá cuối kì thực tập của sinh viên cũng nhƣ khi thi tốt nghiệp. Để thực hiện đƣợc điều này, các khoa sƣ phạm Ngữ văn cần tăng số lƣợng, trải dài tín chỉ về KTĐG trên từng học kì, đặc biệt bố trí dạy học gần kề với kì thực tập đợt 1 (năm học thứ 3), đợt 2 (năm học thứ 4). Trong thời gian này, sinh sẽ viên có nhiều cơ hội để thực hành công việc KTĐG tại trƣờng phổ thông. 2.1.2. Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng chung về KTĐG nhƣ: khái niệm, mục đích, nguyên tắc, qui trình, công cụ đánh giá. Cũng không thể bỏ qua việc dạy sinh viên Ngữ văn cách đánh giá chẩn đoán (đầu vào), đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết việc học tập của học sinh [4], [6]; kết hợp trang bị cho sinh viên một số hiểu biết về chuẩn kiến thức kĩ năng đƣợc qui định trong chƣơng trình Ngữ văn cấp trung học; tập dƣợt cho sinh viên biết cách cụ thể hóa các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ thành các tiêu chí đánh giá, hạn chế sự chủ quan của ngƣời đánh giá nhất là trong môn Ngữ văn; đồng thời cần tích hợp giảng dạy tâm lí học, giáo dục học,…trong khi dạy học phần KTĐG. 2.1.3. Dạy phƣơng pháp dạy học nào phải dạy hình thức KTĐG của phƣơng pháp đó nhất là các phƣơng pháp dạy học hiện đại, tích cực nhƣ dạy học theo dự án, hợp đồng, theo góc,… 2.1.4. Đào tạo cho sinh viên cách KTĐG học sinh theo hƣớng phân hóa năng lực. Đây là một khâu mà giáo viên mới ra trƣờng rất non yếu do chƣa đƣợc nhà trƣờng đại học trang bị hoặc trang bị chƣa đầy đủ hoặc bản thân giáo viên ấy yếu về năng lực KTĐG. Đánh giá học sinh trong lớp học là một việc làm thƣờng xuyên của giáo viên, do vậy, các khoa sƣ phạm Ngữ văn cần đào tạo cho sinh viên biết cách đánh giá một học sinh trung bình, khá, đánh giá học sinh chuyên, học sinh giỏi; cần tổ chức cho sinh viên làm quen và thực hành ra các dạng đề kiểm tra theo hƣớng phân hóa năng lực học sinh dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng. Chƣa kể, trong xu hƣớng dạy học, KTĐG lấy ngƣời học 872
  4. làm trung tâm, các khoa sƣ phạm Ngữ văn cần dạy cho sinh viên biết cách tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá ngang hàng lẫn nhau. 2.1.5. Dạy sinh viên phƣơng pháp KTĐG bằng chính phƣơng pháp của giảng viên. Hơn bao giờ hết, trong quá trình dạy học, sinh viên sẽ học tập đƣợc rất nhiều phƣơng pháp nếu giảng viên của họ biết đa dạng các hình thức đánh giá trong quá trình dạy học. Chẳng hạn nhƣ giảng viên theo dõi, đánh giá quá trình về nhận thức, thái độ và năng lực thực hành của sinh viên, kết hợp với tự đánh giá và đánh giá ngang hàng của các bạn cùng nhóm, đánh giá viết kết hợp với phỏng vấn,... 2.1.6. Viết giáo trình, tài liệu tham khảo về KTĐG trong môn Ngữ văn theo hƣớng tổ chức hoạt động, hiện đại. Các trƣờng, các khoa sƣ phạm Ngữ văn cần chủ động trong việc phối hợp với các chuyên gia về KTĐG nói chung ở các trƣờng đại học, học viện ở trong nƣớc, ngoài nƣớc để biên soạn giáo trình giảng dạy và tài liệu tham khảo KTĐG nói chung và trong lĩnh vực giảng dạy Ngữ văn nói riêng. Các trƣờng, khoa cũng cần tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên giỏi ngoại ngữ tiếp cận, dịch các tài liệu về KTĐG từ các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, giàu thành tựu nhƣ: Mĩ, Anh, Öc, Trung Quốc, Hàn Quốc, New - Di -Lân, Đức, Hà Lan,…hoặc các tổ chức hoạt động liên quan đến KTĐG trong giáo dục đã và đang có nhiều uy tín nhƣ OECD [5],… 2.1.7. Cập nhật và xây dựng chuyên đề thời sự về xu hƣớng KTĐG, thi cử của các quốc gia trên thế giới, các tổ chức khoa học giáo dục có uy tín: Đánh giá theo hƣớng PISA [2], [3], đánh giá thông qua hồ sơ học tập, đánh giá thông qua dự án,…; các cấp độ, qui mô KTĐG, thi cử: đánh giá quốc gia,... 2.1.8. Các trƣờng, khoa sƣ phạm Ngữ văn cần phải trang bị trƣớc cho sinh viên một bƣớc hoặc chí ít là phải kịp với tiến độ KTĐG, thi cử đang diễn ra ngày càng đổi mới ở nhà trƣờng trung học hiện nay. Nếu đƣợc, các trƣờng, khoa nên mời thêm Bộ, Sở, phòng GDĐT báo cáo chuyên đề về KTĐG trong dạy học Ngữ văn ở trƣờng trung học hiện nay. Đồng thời tạo cơ hội để giảng viên, sinh viên trao đổi, đối thoại với các cơ quan quản lí giáo dục về vấn đề KTĐG trong môn Ngữ văn; cập nhật thực tiễn các văn bản về KTĐG ở trƣờng trung học của Bộ GDĐT,…Với hoạt động này, các khoa sƣ phạm Ngữ văn sẽ thực hiện đƣợc việc gắn kết giữa đào tạo lí thuyết với thực tiễn dạy học, giúp sinh viên tiếp cận rất gần với sự quản lí và chỉ đạo của các cấp trên về vấn đề chuyên môn. 2.2. Đối với việc bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn trung học Bên cạnh việc đào tạo đội ngũ giáo viên Ngữ văn tƣơng lai thì việc bồi dƣỡng giáo viên hiện tại đang đứng lớp cũng không kém phần quan trọng. Dƣới đây là mấy trao đổi về việc bồi dƣỡng nghiệp vụ KTĐG hằng năm dành cho giáo viên: 873
  5. 2.2.1. Rà soát trình độ giáo viên đứng lớp để bồi dƣỡng hằng năm. Bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ là yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Hình thức bao gồm bồi dƣỡng có tổ chức và tự bồi dƣỡng. Trong loại hình thứ nhất, Bộ giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì tổ chức, bao gồm biên soạn tài liệu bồi dƣỡng, cử chuyên gia tập huấn. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức biên soạn khung chƣơng trình và tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên dành cho giáo viên trung học, song đó cũng chỉ là những chuyên đề chung chƣa có tính chất chuyên biệt cho môn Ngữ văn. Trƣớc khi tiến hành bồi dƣỡng, cần rà soát, phân loại đối tƣợng giáo viên đang giảng dạy ở trƣờng trung học, tránh hiện tƣợng cào bằng. Cụ thể cần phân loại các nhóm giáo viên sau để dễ bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ KTĐG: - Giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhất là chuyên ngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy học, trong đó chú ý các chuyên đề mà giáo viên đã đƣợc đào tạo có liên quan đến kiểm tra đánh giá. - Giáo viên chƣa đƣợc tham gia học các lớp thay đổi chƣơng trình, sách giáo khoa trong chu kì gần đây nhất. - Giáo viên chƣa từng đƣợc học các chuyên đề về KTĐG. - Giáo viên đang đứng lớp nhƣng không đƣợc đào tạo trong các trƣờng sƣ phạm mà chỉ có chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm,… 2.2.2. Giáo viên cần đƣợc phép chọn lựa các chuyên đề và hình thức bồi dƣỡng KTĐG. Trên thực tế, có nhiều giáo viên có kĩ thuật và kinh nghiệm đánh giá học sinh rất tốt. Họ cần có quyền lựa chọn để đƣợc bồi dƣỡng những vấn đề mình quan tâm bên cạnh những chuyên đề đƣợc định hƣớng từ cơ quan quản lí. 2.2.3. Trong tƣơng lai, Bộ giáo dục và Đào tạo cũng cần tổ chức đƣa một số giáo viên, chuyên viên các Sở giáo dục và đào tạo đi bồi dƣỡng ngắn ngày ở các quốc gia có trình độ cao về khoa học KTĐG trong giáo dục nói chung và trong lĩnh vực Ngữ văn nói riêng. Nếu làm đƣợc việc này, chúng ta sẽ có một đội ngũ giáo viên, chuyên viên giỏi về nghiệp vụ KTĐG học sinh. 2.2.4 Tổ chức chuyên đề bồi dƣỡng về thời sự xu hƣớng KTĐG, thi cử kết hợp với hội thảo, diễn đàn về KTĐG trong dạy học Ngữ văn. Tổ chức bồi dƣỡng về KTĐG cho giáo viên theo hình thức e-learning; cung cấp giáo trình, tài liệu tham khảo về KTĐG Ngữ văn để giáo viên tham khảo,... 3. Kết luận 874
  6. Đƣa hoạt động KTĐG môn Ngữ văn ở trƣờng trung học theo quĩ đạo khoa học, khách quan, mang tính thẩm mĩ, phát huy đƣợc năng lực ngƣời học…là vấn đề cấp thiết nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong đó có qui định về tiêu chí KTĐG kết quả học tập của học sinh [1]. Vì vậy, các nhà trƣờng sƣ phạm, cơ quan chủ quản về giáo dục không thể bỏ qua việc đào tạo, bồi dƣỡng một cách kĩ lƣỡng, khoa học về năng lực KTĐG cho sinh viên sƣ phạm và giáo viên Ngữ văn. Và theo chúng tôi những vấn đề đƣợc trao đổi trong bài viết này là những nội dung rất cần thiết mà nếu các đơn vị liên quan bỏ qua thì chắc chắn sau quá trình đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên sẽ bị lạc hậu so với đòi hỏi của thực tiễn dạy học KTĐG Ngữ văn đã và đang trên con đƣờng đổi mới, hội nhập rất nhanh chóng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sổ tay Pisa dành cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trung học. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Pisa và các dạng câu hỏi, Nxb GDVN. Tiếng Anh 4. Andrade H.G, Gregory J.Cizek (2010), Formative assessment, Routledge, America. 5. OECD (2005), Formative Assessment: Improving Learning in Secondary Classrooms, OECD Washington Center, America. 6. Peter F.Oliva (2005), Developing the Curriculum, Sixth Edition, Pearson, Allyn and Bacon, America. 875
nguon tai.lieu . vn