Xem mẫu

  1. Đạo đức nhà báo: Khuyến cáo hay bắt buộc? Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp với nhiều nội dung cụ thể hóa từ 9 điều trong Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo VN dự kiến sẽ được Hội Nhà báo VN hoàn thành trong quý I/2011. Chính xác là hàng đầu
  2. Theo dự thảo bộ quy tắc, sự chính xác và minh bạch là nội dung quan trọng hàng đầu phải đặt ra cho mỗi nhà báo. Dự thảo quy định, nhà báo phải đưa tin chính xác, minh bạch và không được đưa tin sai hoặc bóp méo thông tin. Với bất kỳ thông tin không chính xác nào, nhà báo phải đăng cải chính thông tin mà không cần có yêu cầu đòi cải chính. Đặc biệt, nhà báo không được đăng tin đồn khi chưa kiểm tra tính chính xác, kết quả nghiên cứu y học phải nêu rõ đang nghiên cứu ở giai đoạn nào, xưng danh cụ thể khi thu thập thông tin, phân biệt rõ ràng giữa bài thông tin thuần túy và bài bình luận, không “đạo” báo và nếu có sử dụng tư liệu của đồng nghiệp thì phải ghi rõ tên tác giả. Với những nội dung về lợi ích của bài báo, dự thảo quy tắc quy định, nhà báo cần cân nhắc tác động của thông tin đến lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, lợi ích của đa số nhân dân. Tuy nhiên,
  3. nhà báo cũng không được vin vào lợi ích của công chúng như: bảo vệ sức khỏe và sự an toàn, phát hiện tội phạm nghiêm trọng, các vụ bê bối và lạm dụng quyền lực… để đưa tin giật gân, câu khách. Điều này được nhấn mạnh rằng, nhà báo không được nhầm lẫn giữa mục tiêu “vì lợi ích công chúng” với mục tiêu tạo thông tin “thú vị cho công chúng” hay cần phân biệt rõ giữa cái mà công chúng cần và cái mà họ thích. Những nội dung được đánh giá là cập nhật và rất cần thiết đã được đề cập trong dự thảo bộ quy tắc, đó là việc nhà báo sử dụng mạng xã hội trên Internet, nhà báo viết về các vấn đề kinh tế nhạy cảm như chứng khoán, bất động sản và quy định về mối quan hệ đồng nghiệp giữa các nhà báo. Theo đó, cảnh báo rằng uy tín của cơ quan báo chí hoàn toàn có thể có nguy cơ bị ảnh hưởng khi nhà báo đăng tải những quan điểm cá nhân trên mạng xã hội; vì vậy, khi sử dụng các mạng xã hội như viết blog, facebook… nhà báo phải thận trọng cân nhắc,
  4. nhất là những nội dung liên quan đến thông tin có được khi tác nghiệp và phải báo với người phụ trách về những mạng xã hội mà mình sử dụng dù chỉ cho mục đích cá nhân. Với các nhà báo kinh tế viết về chứng khoán, cổ phiếu, bất động sản… khi viết về sản phẩm cụ thể có liên quan đến lợi ích tài chính của mình hoặc thành viên trong gia đình thì cũng phải thông báo với biên tập viên. Đặc biệt, nhà báo được khuyến cáo không nhận quà tặng hoặc bất kỳ ưu đãi nào khác liên quan đến hoạt động báo chí của họ, nhưng trong trường hợp có nhận hỗ trợ về tài chính cho bài viết thì trong bài báo phải thông tin rõ cho độc giả biết. Trong quan hệ với nguồn tin, dự thảo quy định nhà báo không được tiết lộ danh tính người cung cấp tin khi họ yêu cầu, khi thu thập thông tin cần nói rõ thông tin sẽ được đăng tải ở đâu và như thế nào; đặc biệt, không được lấy thông tin từ các cuộc trò chuyện thông thường trực tiếp hoặc qua các phương tiện truyền
  5. thông khác để xây dựng thành bài viết mà người nói chuyện không biết đó là phỏng vấn để viết báo. Nhà báo cũng không được xâm nhập và điều tra đời tư của các cá nhân mà không có sự đồng ý của họ, tuy nhiên, những thông tin có tính chất riêng tư vẫn được chấp nhận trong một số trường hợp ngoại lệ để phục vụ lợi ích của công luận. Với các vụ tai nạn, thảm họa, nhà báo phải luôn nhớ rằng việc cứu trợ được ưu tiên cao hơn quyền được thông tin của dư luận và hơn thế phải tôn trọng sự đau khổ của nạn nhân, cảm xúc của gia đình họ cũng như tính nhân văn của thông tin để đưa tin với mức độ phù hợp. Bắt buộc đến mức nào? Bộ quy tắc đạo đức nhà báo được xây dựng dựa trên những đóng góp của đông đảo chuyên gia VN và quốc tế trong khuôn khổ dự án Media Pro do Hội đồng Anh và ĐSQ Anh giúp đỡ.
  6. Vì vậy, theo đánh giá, các nội dung được đề cập tới là tương đối toàn diện và sát với thực tiễn hoạt động báo chí. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT), nhiều quy định có tính áp đặt quá nhẹ trong khi pháp luật về báo chí đã có đề cập. “Để khẳng định hơn nữa vai trò của mình, Hội Nhà báo VN cần đưa ra những quy định mang tính bắt buộc cao hơn, chẳng hạn việc cải chính đối với thông tin không chính xác là việc “bắt buộc phải làm” chứ không phải là “cần làm” như dự thảo. Ở nhiều quốc gia có nền báo chí hiện đại phát triển, Hội Nhà báo là tổ chức có sức mạnh rất lớn đối với báo giới. Tổ chức này không chỉ đưa ra những khuyến cáo mà còn có quyền xử phạt nhà báo hoặc cấm các cơ quan báo chí nhận một nhà báo đã bị sa thải ở nơi khác. Vì thế, khi nhà báo vi phạm quy tắc đạo đức nghề báo do Hội Nhà báo ban hành thì hoàn toàn có nguy cơ mất quyền hành nghề mà chưa cần tới sự vào cuộc của cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu Hội Nhà báo VN làm được như vậy sẽ giảm rất nhiều
  7. áp lực cho bộ máy hành chính Nhà nước”, ông Lượng khẳng định. Song về phía cơ quan báo chí, ông Phạm Huy Hoàn, TBT báo điện tử Dân trí cho rằng, với tư cách là quy tắc hoạt động của một tổ chức hội thì bộ quy tắc này vẫn nên hướng vào việc khuyến cáo hơn là bắt buộc bởi có những điều nếu áp đặt sẽ gây khó cho tác nghiệp của nhà báo. Còn theo ông Vũ Mạnh Cường, Phó TBT Báo Lao động, rõ ràng là không thể ban hành những chế tài để xử lý đối với vấn đề đạo đức, vì thế để quy định trong bộ quy tắc này có tính cưỡng chế cao hơn thì cần có một điều khoản trong Điều lệ Hội Nhà báo về trách nhiệm phải thực hiện đối với hội viên.
nguon tai.lieu . vn