Xem mẫu

  1. Đạo diễn Jia Zhangke: Chân thật với cuộc sống Nhà làm phim độc lập Jia Zhangke (Giả Chương Kha) thường xuyên trở về quê nhà để tìm nguồn cảm hứng. Thành quả anh làm nên là một loạt những tác phẩm táo bạo, mang giá trị hiện thực về cuộc sống tại một thị trấn nhỏ Trung Quốc. Đạo diễn Jia Zhangke hầu như không bao giờ cười. Ẩn bên dưới vẻ bề ngoài lạnh và trầm tĩnh là một niềm đam mê đang âm ỷ cháy. Có lẽ đó là do cá tính của anh, hoặc cũng có lẽ bởi thực tế là nhà đạo diễn này gần như không được quan tâm tại Trung Quốc, mặc dù giới phê bình quốc tế chất đầy lời ca ngợi tán dương dành cho các bộ phim của anh. Cả ba tác phẩm của Jia - “Xiaowu”, “Platform” và “Unknown Pleasures” - tập trung vào cuộc sống của những con người trẻ tuổi tại quê nhà anh, huyện Phụng Dương, tỉnh Sơn Tây. Các bộ phim của anh được ghi nhận bởi sự miêu tả trung thực về cuộc sống nông thôn Trung Quốc của những con người này, cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Trong khi các nhà điểm phim và giới khán giả địa phương thường xuyên cho rằng các bộ phim của Jia là lặp đi lặp lại và hình ảnh nghèo nàn thô nhám, người đạo diễn này vẫn không bị nản lòng.
  2. “Thị trấn này là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên”, nhà làm phim nói. “Tôi đã sống ở đó 21 năm và hiểu rất nhiều về nó. Có lẽ đó là giới hạn của tôi, nhưng tôi không muốn đi xa hơn. Như nói về phần chất của phim, tôi chỉ muốn thâu lại hình ảnh quê nhà tôi qua cái nhìn thực tế và muốn hiển thị chính xác những gì thuộc về họ – con người, đường phố, tiếng ồn và môi trường sống. Tất cả những gì diễn ra trên màn hình đều giống với thực tế của họ. Có lẽ như vậy họ nhìn sẽ không đẹp, nhưng tôi không muốn vẽ nên bức chân dung thị trấn theo cách thoải mái hơn. Tôi tin đó là cách phù hợp với tôi, là kể lại những điều chân thật.” Jia đã có buổi nói chuyện với một nhóm người hâm mộ điện ảnh địa phương và trả lời các câu hỏi của họ tại trung tâm DDM, gần bến Thượng Hải Ngoại Than, nơi mà các sáng tạo của anh đều được trình chiếu. Đám đông khoảng 50 người, ngồi kín chỗ trong gian phòng vây quanh một chiếc máy chiếu đang chạy. Họ đang xem bộ phim “Flatform” (Trạm Đài). Đó là cảnh phim khi một người nông dân nhận được hợp đồng làm việc tại một mỏ than. Bị mù chữ, ông ta nhờ người em họ đọc giúp bản hợp đồng. Tờ giấy này không có những điều khoản bảo hộ an toàn lao động cho các thợ mỏ, nhưng người đàn ông vẫn nhận công việc. Đây không chỉ là cảnh phim yêu thích của Jia trong phim Flatform mà còn trong mọi bộ phim của anh. “Nó hé lộ những điều khác biệt lớn chỉ trong một không gian nhỏ,” nhà làm phim tốt nghiệp từ Học viện Điện Ảnh Bắc Kinh nói. “Một số người trẻ như người em họ đang loay hoay tìm kiếm cho mình một lối sống riêng. Thế nhưng, chỉ ở bên kia ngọn núi thôi, những con người khác như người thợ mỏ đang phải đối mặt với quyết định giữa sự sống và cái chết. Đó là một sự tương phản ấn tượng.” Rất ít người tại Trung Quốc xem phim của Jia. Họ thưởng thức các bộ phim của nhà làm phim độc lập này qua những câu lạc bộ ái mộ điện ảnh, tại các liên hoan phim nhỏ hoặc qua đĩa DVD lậu. Dấu ấn và sức mạnh hình ảnh của Jia Zhangke là nằm ở phong cách bắt chước phim tài liệu. Anh không ngừng sử dụng các cảnh quay dài (long shot), diễn viên không chuyên với ngữ âm mạnh mẽ và sử dụng nhiều tiếng ồn làm phông nền. Những yếu tố
  3. này đã giúp tạo dựng thành công nên một cái nhìn và những cảm xúc chân thật mà anh luôn tìm kiếm. “Chức năng tài liệu của phim ảnh gần như đã bị lãng quên bởi phần lớn người Trung Quốc,” họ Jia nói. “Dòng phim chính thống trong nước, tất cả chỉ xoay quanh kịch tính và các chương trình giải trí. Nhưng định dạng của phong cách tài liệu có thể dạy cho một đạo diễn biết cách quan sát và sàng lọc những gì cần được quan sát trong cuộc sống thực.” Dù cho phong cách phim tài liệu trông có vẻ giản đơn và kém hấp dẫn, các tác phẩm của Jia vẫn nhận về những lời công nhận và đánh giá cao từ các nhà làm phim và phê bình hải ngoại. Như bà Maria Barbieri, một nhà sản xuất truyền hình độc lập đến từ Italy, rất yêu thích các bộ phim của Jia Zhangke. “Các bộ phim của anh ấy là tuyệt vời”, bà nói. “Với các phương tiện kỹ thuật cực kỳ đơn giản, anh đã xoay sở và làm nên bức chân dung mô tả đa chiều sâu. Xem phim của anh, bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được bầu không khí, và những con người trẻ tuổi sống trong môi trường nông thôn Trung Quốc.” Barbieri cũng đề cập tới nam diễn viên Wong Hongwei (Vương Hoành Vĩ), người thủ vai chính trong nhiều phim của Jia. Bà cho rằng anh là nhân vật lý tưởng, cho hình ảnh về một người đàn ông nhỏ bé không bao giờ nhìn người qua vẻ bề ngoài. Thêm nữa, bà cũng đánh giá cao nội dung phim của Jia. “Câu chuyện trong phim 'Flatform' thực sự tuyệt vời,' bà nói tiếp.
  4. “Bất cứ người ngoại quốc nào không thường xuyên tiếp xúc với đất nước Trung Quốc có thể dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi theo dòng thời gian 20 năm mà các bộ phim Trung Quốc đang nói đến. 'Xiaowu' (Tiểu Vũ) thật sự rất giống với những thước phim của nước Ý trong thời kỳ đầu, nơi mà con người đang đứng trên ven bờ sắp đạt tới một thành tựu nào đó khác hẳn những gì xưa nay, nhưng họ vẫn phải xoay xỏa trước rất nhiều khó khăn và bản chất con người thì vẫn vẹn nguyên không đổi.” Jia Zhangke nhập học Học viện Điện Ảnh Bắc Kinh vào năm 1993 và hai năm sau đó bắt đầu làm phim. Với sự giúp đỡ từ bạn bè, anh thu góp được khoản tiền dưới 200,000 Nhân dân tệ (chỉ khoảng 24,096 đô la Mỹ) để làm bộ phim đầu tay “Xiaowu”. Nhận được sự tán dương nhiệt liệt từ hải ngoại, bộ phim còn chiến thắng giải “Dragons and Tigers” tại Liên hoan phim quốc tế Vancouver, giải Wolfgang Staudt tại Liên hoan phim quốc tế Berrlin và giải Sky tại Liên hoan phim quốc tế San Francisco. “Platform” cũng gần như lặp lại thành công tương tự, và “Unknown Pleasures”
  5. (Nhậm Tiêu Dao) là bộ phim tiếng Hoa duy nhất được chọn để tranh giải Liên hoan phim quốc tế Cannes trong năm, qua mặt tác phẩm của hai tên tuổi đạo diễn lớn Trung Quốc Zhang Yimou và Sun Zhou. Diễn viên Wong Hoangwei - người thường xuyên hợp tác cùng Jia - trong 1 cảnh phim "Xiao Wu" Sylvie Levey, một nhà văn tự do người Pháp, đã rất xúc động khi xem các tác phẩm của Jia Zhangke. “Những bộ phim này là những phim hay nhất tôi từng được xem,” cô cho hay. “Chúng mang phong vị rất Trung Quốc, đầy tính hiện thực và sở hữu tiếng nói mạnh mẽ, chẳng có chút thứ điều giả tạo nào. Mặc dù các nhân vật và cảnh sắc của bộ phim nhìn có vẻ “thô”, chúng khiến khán giả cảm nhận và thấu hiểu được nhiều điều ẩn bên dưới bề mặt. Và đó là những phần thuộc về nền văn hóa của Trung Quốc.” Hiện tại họ Jia đang chuẩn bị kịch bản cho bộ phim kế tiếp của anh, một tác phẩm anh cho hay là sẽ khác với các tác phẩm trước. “'Unknown Pleasures' là dấu chấm cho mệnh đề đầu của tôi,” anh nói, “Tôi sẽ khởi động lại, sàng lọc những cái mới để làm bộ phim sắp tới, với những phương pháp và cú pháp mới. Nhưng tôi vẫn giữ nguyên chủ đề, với cùng những con người cũ. Tôi hiện rất hào hứng với dự án này và sẽ cố gắng để đưa nó tiếp cận với khán giả nội địa.”
  6. Mọi người chỉ có thể hy vọng rằng nhà đạo diễn tài ba này có thể đạt được những hứa hẹn của anh. Mặc dù có một số nhà phê bình cho rằng anh đã chú trọng vào mảng đề tài nông thôn quá thường xuyên, song người đạo diễn độc lập này không mảy may muốn biện bạch. Những cuộc đời không được nhìn thấy Như mọi nhà đạo diễn khác, Jia Zhangke dĩ nhiên muốn các bộ phim của anh có cơ hội được khán giả thưởng thức. Nhưng thay vì dẫn dụ khán giả đến rạp xem phim bằng những xảo thuật thông thường, anh nỗ lực để đưa các sáng tạo của riêng mình đi vào nền điện ảnh Trung Quốc. Mặc dù cả ba bộ phim truyện và các thước phim tài liệu của anh đã đem về nhiều giải thưởng từ các liên hoan phim quốc tế lớn, chúng đều không được trình chiếu tại các rạp chiếu phim đại chúng ở Trung Quốc. Jia Zhangke đạo diễn bộ phim đầu tay của mình vào năm 1998. Bộ phim có tựa đề “Xiao Wu”, kể lại một lát cắt nhỏ trong cuộc đời của một tên móc túi sống tại quê nhà của Jia – huyện Phụng Dương thuộc phía Bắc của tỉnh Sơn Tây. “Cahiers du Cinema”, tờ báo uy tín hàng đầu chuyên về điện ảnh của Pháp, đã nói rằng “Xiao Wu” chính là tác phẩm phục hưng lại nguồn khí lực và sức sống cho điện ảnh Trung Quốc. Nó đã giành được hai giải thưởng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 48 và nhiều giải thưởng khác của Pháp, Canada, Ý và Hàn Quốc. Bộ phim này đã được phát hành tại 25 quốc gia và đem về lợi nhuận cao, song nó lại
  7. thất bại trong việc tìm nguồn công chiếu tại Trung Quốc, và vì thế khán giả đại chúng xem phim Trung Quốc không có cơ hội để thưởng thức nó. Hai tác phẩm khác của anh, “The Platform” (2000) và “Unknown Pleasures” (2002) cũng gặp phải số phận tương tự. Chúng thắng nhiều giải thưởng quốc tế lớn, nhưng lại không được phát hành ở quê nhà. Sự mâu thuẫn cảm xúc Nguồn kênh duy nhất để một khán giả Trung Quốc bình thường có thể tìm xem các tác phẩm của anh là thông qua con đường “đĩa lậu”. Jia tin rằng điều này đã làm giảm đi 1/3 doanh thu phòng vé của các bộ phim. Tuy vậy, anh lại có những cảm xúc mâu thuẫn đối với những chiếc đĩa DVD lậu này. “Tôi không từ chối bất cứ khán giả nào, cho dù là điều ấy có làm tổn hại đến quyền lợi của tôi,” anh nói. “Tôi vừa gửi kịch bản của bộ phim tới đây cho hội SARFT (State Administration of Radio, Film and Television) để kiểm định.” Anh đã nói như thế trong buổi nói chuyện của anh tại DDM, một trung tâm nghệ thuật phi thương mại, nơi anh đã thảo luận về bộ phim “Unknown Pleasures” với các khán giả say mê dòng phim art-house. Trước lượng khán giả chỉ trên dưới 100 người, Jia trông xanh tái. Sau anh giải thích vì đêm hôm trước anh chỉ được ngủ có 1 tiếng đồng hồ. Đó là một cơ hội hiếm hoi của anh, đối thoại với các khán giả tại Trung Quốc và anh thận trọng suy nghĩ cho từng câu hỏi một cách cẩn thận, rồi trả lời họ với sự chân thành. “Đó không phải là vấn đề từ công tác kiểm duyệt phim, mà là từ thói quen quan liêu cố hữu,” anh nói. “Nhưng tôi có cảm nhận rằng đang có sự thay đổi trong hệ thống
  8. này, khi mà những bộ phim như 'Purple Butterfly' và các tác phẩm phim thực nghiệm khác đều đã được trình chiếu trước công chúng. Việc làm phim của Trung Quốc giờ đã được công nghiệp hóa rồi, và đó là lý do vì sao tôi muốn làm những bộ phim dành cho công chúng.” Chân thật với cuộc sống Danh tiếng của Jia phần lớn được tạo dựng từ phong cách phim tài liệu của anh, cùng với một lượng thông tin lớn về các tin tức truyền hình, âm nhạc phổ thông, các hiệu ứng âm thanh tự nhiên và các ngôn ngữ địa phương. Và trên tất cả, anh hầu như chỉ sử dụng các diễn viên nghiệp dư và chưa qua trường lớp đào tạo. “Miễn là anh làm nên được một nội dung hợp lý cho diễn viên, khiến họ tin và chấp nhận câu chuyện cũng như cuộc sống của nhân vật, rồi họ sẽ diễn nó ra thôi,” Jia nói. Nhưng anh cũng thường xuyên bị phê bình chỉ trích vì phong cách phim thô mộc “tồi tàn”. Người nghệ sĩ nào cũng có những giới hạn của riêng mình, anh thừa nhận. Và anh không hề có ý định vượt qua giới hạn của anh. “Việc cố gắng tạo nên đột phá là việc làm mạnh mẽ, nhưng cũng nhiều khi khiến khán giả bỏ rơi mình chỉ bởi vì những nỗ lực đó.” Mặc dù giới khán giả xem phim truyền thống của Trung Quốc rất ít khi chú ý đến các bộ phim tài liệu, nhưng Jia tin rằng phim tài liệu vẫn là một hình thức tiên phong. Từ những năm 1990s, giới trẻ Trung Quốc đã bắt đầu có thói quen quan sát và thu lại hơi thở cuộc sống thực quanh mình qua ống kính máy quay, nhờ vào sự chiếm lĩnh của các video kỹ thuật số. Các tác phẩm của họ được trưng bày tại các salon và triển lãm cá nhân, dần dà điều này đã thay đổi cảm quan kỳ vọng của người dân Trung
  9. Quốc vào các bộ phim. Jia là một trong những nhà làm phim trẻ làm ra các mẫu phim tài liệu đầu tiên khi còn là sinh viên chuyên ngành “Lý thuyết Điện Ảnh” tại Học viện Điện Ảnh Bắc Kinh. Những tác phẩm này của anh đã sớm gây được chú ý và giúp anh nhận được một khoản tiền đầu tư để làm “Xiao Wu” từ Hong Kong. Không như những tác phẩm trước, xoay quanh các nhân vật bấp bênh trên bờ vực bị xã hội ruồng rẫy và những tội phạm nhỏ tại vùng quê kém phát triển huyện Phụng Dương – Jia quyết định dịch chuyển ống kính về bối cảnh chốn đô thành. Thêm nữa, anh cũng chú ý hơn đến luật lệ của thị trường, muốn cung cấp câu chuyện tốt và các sản phẩm có chất lượng hình ảnh tinh tuyển hơn. Nhưng anh vẫn sẽ bám trụ với phong cách hiện thực và tiếp tục mô tả về những trải nghiệm của người nông thôn trong chốn thị thành.
  10. “Anh không thể giả tạo nên những bài học đã bị bỏ lỡ trong đời,” Jia nói. Anh đã sống tại Phụng Dương cho đến khi anh 21 tuổi. “Ở độ 21, một người đã hoàn toàn hiểu rõ về bản thân mình.” Đó là những năm tháng tuổi trẻ mà khát khao được thể hiện bản thân đã ươm mầm trong anh. Nỗi đau thời thơ ấu “Tôi đã từng soạn nhạc, thử học vẽ tranh và cuối cùng tìm thấy mình trong điện ảnh,” nhà đạo diễn cho biết. “Tất cả những gì tôi mong muốn chỉ là làm cách nào kể lại những câu chuyện ở quê nhà tôi.” Jia tin rằng yếu tố sống còn trong các bộ phim của anh là sự mô tả lại “những trải nghiệm nội tại theo đúng thực tế.” Nỗi đau lớn nhất anh từng trải qua là những năm tháng khó nhọc của những năm đầu đời. Cái nghèo thấm tràn qua khắp miền quê đã để lại những vết hằn rõ rệt trong ký ức của anh, “Trong suốt cả mùa đông, thức ăn chính mà chúng tôi phải ăn triền miên chỉ có mỗi khoai lang. Tôi ghét nó.” Mặc dù anh sinh trưởng trong gia đình nhà giáo – cha anh là một giáo viên và mẹ anh là nhân viên cửa hàng – gia đình anh vẫn làm việc đồng áng vào những vụ mùa bận rộn.
  11. Hè đến cũng là thời điểm thu hoạch lúa mì, mọi người đều cầm lưỡi hái ra đồng để làm việc. “Chẳng có gì nên thơ về công việc của nhà quê. Tất cả chỉ có mồ hôi, và đêm tới thì lưng đau đến rã rời,” Jia hồi tưởng lại. Sau khi lên Bắc Kinh và nhập học, Jia đã hứng chịu những định kiến về nông thôn từ đám trẻ dân thành thị. “Các bạn cùng lớp của tôi thường xuyên bảo nhau,'Nhìn tên đó cứ như nông dân', điều này đã khiến tôi không được thoải mái.” “Khung cảnh nông thôn là cái nền của Trung Quốc và cả người dân Trung Quốc” Jia nói. “Tôi sẵn sàng thừa nhận xuất xứ của mình. Tôi tự hào về nơi tôi xuất thân nhưng tôi không muốn mỹ hóa nó thành những bài thơ. Tôi chỉ không muốn phá bẻ đường nối của chân tôi với mặt đất.” Cũng như Zhang Yimou (Trương Nghệ Mưu), nhà đạo diễn từng chú tâm về mảng đề tài nông thôn trong cuộc sống của chế độ cũ, Jia cũng bị đả kích đã cố tình mua vui cho sở thích của người phương Tây đối với hình ảnh về một Trung Quốc lạc hậu và kém văn minh. “Trung Quốc có rất nhiều hiện thực. Tôi chỉ vẽ nên phần hiện thực mà tôi biết. Nó không phải là hình ảnh đại diện chung cho nền văn hóa Trung Quốc,” Jia nói. Quê nhà của Jia tại tình Sơn Tâu từng là nơi cung cấp than đá quan trọng của quốc gia, nhưng hiện nay nguồn tài nguyên ấy đã cạn kiệt. “Quê nhà tôi đã hy sinh, bị bỏ rơi lại rất xa trước sự chuyển mình thay đổi của xã hội bên ngoài và tôi, tình cờ, đã sinh trưởng tại nơi đây,” anh nói. “Tôi không biết bất cứ hiện thực nào khác.” “Tôi không thể mô tả quê nhà tôi theo cái cách mà người ta cảm thấy thoải mái.” Khói bụi, những ngôi nhà thấp bé, những nhà xưởng lạnh băng đã lột tả trọn vẹn cách kể chuyện và phong cách làm phim hiện thực của anh.
  12. Nhưng thay vì nhìn các nhân vật của anh qua một “thấu kính lạnh”, anh đã bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc với họ. “Tôi đồng cảm với họ. Cuộc đời tôi đã vẽ nên chính là con đường mà tôi đã thoát khỏi. Tôi đã từng là một trong số họ.” Cũng như các nhân vật của mình, anh từng lang thang trên các con phố chính trong thị trấn, chẳng để làm gì. Mỗi ngày các cửa tiệm đều mở nhạc pop phổ thông, đó là thú vui trong trải nghiệm của anh. Anh thường hay trở về nhà, không phải dưới tư cách một người nổi tiếng hay một tên tuổi đạo diễn điện ảnh tiên phong, mà chỉ là: “một thằng con của thị trấn trở về.” Thực tế, nhiều diễn viên của anh anh đã tìm thấy họ giữa đám bạn tại thị trấn. “Bạn biết đấy, sẽ thoải mái và thư giãn như thế nào khi được sống giữa một đám đông, nơi mà mọi người xung quanh ai cũng biết khi bạn lên ba tuổi đã trông như thế nào,” anh nói.
nguon tai.lieu . vn