Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN “CÔNG DÂN GIÁO DỤC” Ở MIỀN NAM (1954 - 1975) VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN GIAI ĐOẠN SAU 2015 CỦA VIỆT NAM VŨ ĐÌNH BẢY Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Trên có sở tiếp cận, tìm hiểu nội dung chương trình môn Công dân giáo dục (từ tiểu học đến THPT) ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, tác giả đưa ra những đánh giá bước đầu về chương trình, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của chương trình Công dân giáo dục làm cơ sở tham khảo cho việc xây dựng chương trình Giáo dục công dân ở Việt Nam giai đoạn sau năm 2015. Từ khóa: chương trình, công dân giáo dục, giáo dục công dân, giai đoạn sau 2015 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong số các môn học nằm trong chương trình phổ thông ở miền Nam trước 1975, môn Công dân giáo dục (CDGD) được xác định là một môn học “có một tính cách tối ư quan trọng” [7, 180] và luôn “được đặc biệt lưu ý” [4, 8]. Trong phạm vi bài viết này, tác giả muốn đề cập một cách tổng quan về chương trình môn CDGD trong chương trình giáo dục phổ thông ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, từ đó rút ra những điểm tích cực, hạn chế tham khảo cho việc xây dựng chương trình môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông giai đoạn sau 2015. 2. CHƯƠNG TRÌNH MÔN CDGD Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 2.1. Về nội dung chương trình môn CDGD Chương trình phổ thông dành cho bậc Tiểu học và Trung học ở miền Nam trước năm 1975 do Bộ Quốc gia Giáo dục (QGGD) xây dựng, ban hành bám sát triết lý của nền giáo dục ở miền Nam lúc bấy giờ là Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng. Chương trình các môn học do Ủy ban soạn thảo chương trình (gồm một số giáo sư, thanh tra của các bộ môn) soạn thảo và đề nghị. Bộ QGGD thông qua các Sắc lệnh hoặc Nghị định để ban hành chương trình học áp dụng thống nhất cho cả trường công và trường tư trong toàn miền Nam. Chương trình của từng môn học, trong đó có môn CDGD do Bộ QGGD ban hành chỉ quy định thời lượng, nội dung giảng dạy cho từng lớp học. Bộ QGGD không nắm độc quyền biên soạn sách giáo khoa (SGK). Trên cơ sở chương trình khung của môn học do Bộ QGGD ban hành, các soạn giả tâm huyết, các nhà giáo có khả năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và uy tín đang trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông tham gia biên soạn SGK và các sách tham khảo, bổ trợ. Giáo viên bộ môn sẽ căn cứ vào chương trình khung để soạn bài giảng, lựa chọn SGK để giảng dạy. Học sinh có thể chọn cùng một lúc nhiều bộ SGK khác nhau để học và tham khảo. Trước năm 1975 ở miền Nam, chương trình môn CDGD được giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12 với những nội dung cơ bản cho từng lớp như sau: Lớp Nội dung cơ bản - Nhắc lại luật đi đường và cách tổ chức hành chính trong nước. - Thực hành các phép xử thế. 3 - Thực hành các phép xã giao. - Bổn phận người công dân. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 665-670
  2. ĐÁNH GIÁ VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN “CÔNG DÂN GIÁO DỤC” Ở MIỀN NAM (1954-1975)... 665 - Những đức tính người công dân nước cộng hòa. - Ý niệm thông thường về chứng thư hộ tịch. 4 - Tập đời sống mới. - Chấn hưng mỹ tục. - Bài trừ hủ tục. - Bổn phận người công dân. - Quyền lợi người công dân. 5 - Ý niệm về bầu cử và ứng cử. - Tổ chức chính quyền. - Các công sở chính. - Nhân bản. 6 - Đời sống trong gia đình. - Luật đi đường. - Tổ chức ở học đường. 7 - Bổn phận của học sinh. - Đời sống trong xã hội. 8 - Bổn phận đối với xã hội. - Đời sống tôn giáo. - Quốc gia. - Quyền công dân. 9 - Bổn phận công dân. - Quốc gia. 10 - Xã hội. - Ý niệm căn bản. - Chính sách kinh tế. - Yếu tố sản xuất. 11 - Cơ quan sản xuất và mậu dịch. - Tiền tệ. - Tín dụng và ngân hàng. - Tổ chức chính trị quốc gia. 12 - Chế độ độc tài hiện đại. - Tổ chức quốc tế. Mỗi nội dung cơ bản nói trên thường tương ứng với các chương hoặc phần và mỗi chương, phần lại bao gồm các nội dung cụ thể hơn tương đương với bài hoặc tiết. Môn CDGD ở miền Nam trước năm 1975 độc lập với môn Đức dục (Giáo dục đạo đức) và Triết học (bao gồm Luận lý học, Đạo đức học, Tâm lý học và Siêu hình học). Môn Giảng dạy cho lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đức dục x x x x x CDGD x x x x x x x x x x Triết học x Do môn Triết học được giảng dạy độc lập với môn CDGD nên trong chương trình CDGD ở miền Nam trước năm 1975 không tích hợp nội dung triết học. Nội dung chương trình môn học thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh, cập nhật hóa. Những nội dung được điều chỉnh, cập nhật thường liên quan đến pháp luật, kinh tế, hành chính, tổ chức và thể chế chính trị. Hàng năm, nếu có thay đổi, cập nhật chương trình thì Bộ QGGD sẽ ra các Sắc lệnh, Nghị định hoặc Chỉ thị về cập nhật hóa chương trình.
  3. 666 VŨ ĐÌNH BẢY 2.2. Thời lượng dành cho môn CDGD - CDGD ở Tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5): trung bình 1 tiết/1 tuần. - CDGD ở Trung học đệ nhất cấp: + Lớp 6, 7: 1 tiết/1 tuần. + Lớp 8, 9: 2 tiết/1 tuần. - Ở Trung học đệ nhị cấp, môn CDGD là môn học bắt buộc đối với học sinh tất cả các ban: + Lớp 10 và lớp 11: 2 tiết/1 tuần. + Lớp 12: 1 tiết/1 tuần Ở Tiểu học, bên cạnh môn CDGD thì môn Đức dục (Luân lý hay Giáo dục đạo đức) được giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 5 với thời lượng trung bình 2 tiết/1 tuần. Ở trung học đệ nhị cấp, bên cạnh môn CDGD học sinh lớp 12 phải học thêm Triết học (gồm Luận lý học, Đạo đức học, Tâm lý học và Siêu hình học) với thời lượng khác nhau tùy theo từng ban: + Lớp 12 ban A: 4 tiết/ 1 tuần. + Lớp 12 ban B: 3 tiết/ 1 tuần. + Lớp 12 ban C, D: 9 tiết/ 1 tuần. 3. ĐÁNH GIÁ VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN CDGD Ở MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 3.1. Một số điểm tích cực - Thứ nhất, ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, môn CDGD được giảng dạy trong chương trình phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Cùng với môn Đức dục (được giảng dạy trong chương trình tiểu học), môn Triết học (lớp 12) và các nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân được tích hợp trong các môn Quốc văn, Việt sử, Địa lý,... cho thấy nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân rất được đầu tư, coi trọng. Nền giáo dục chú trọng vào nhiệm vụ dạy người, “giúp học sinh trở thành những con người toàn diện về 6 phương diện đức, trí, thể, tình cảm, thẩm mỹ và xã hội” [5, 50]. - Thứ hai, chương trình môn CDGD đã được biên soạn theo quan điểm tích hợp, đồng tâm, liên thông và phát triển. Nội dung chương trình môn CDGD từ tiểu học đến trung học phổ thông tích hợp các phân môn bao gồm nhiều nội dung thuộc các lĩnh vực khác nhau như đạo đức; kỹ năng sống (giao tiếp và xử thế); văn hóa; quyền công dân; pháp luật; hành chính, chính trị - xã hội; kinh tế, môi trường... Bên cạnh đó, tích hợp liên môn và đa môn cũng được thực hiện một cách có hệ thống. Nội dung chương trình môn CDGD có quan hệ chặt chẽ, bổ sung lẫn nhau với nội dung chương trình các môn Đức dục, Việt sử, Quốc văn, Địa lý, Triết học... Các môn này kết hợp với nhau thành môn Khoa học xã hội. Tính đồng tâm, liên thông và phát triển của chương trình trước hết được thể hiện ở những nội dung thường xuyên được nhắc lại, lặp lại, mở rộng và được làm sâu sắc hơn ở các lớp học, bậc học cao hơn. Chẳng hạn, chúng tôi đã thử khảo sát tần suất xuất hiện và được nhắc lại, mở rộng, đi sâu hơn của một số nội dung trong chương trình qua các lớp học như sau:
  4. ĐÁNH GIÁ VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN “CÔNG DÂN GIÁO DỤC” Ở MIỀN NAM (1954-1975)... 667 Nội dung Xuất hiện, được nhắc lại, mở rộng và làm sâu sắc hơn ở lớp 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ý thức quốc gia, lòng ái quốc, tinh thần đoàn kết phụng sự quốc gia, cảm tình và nghĩa vụ đối với x x x x x x x x Quốc kỳ, Quốc ca, bảo vệ danh dự của quốc gia, truyền thống dân tộc,… Đức tính của người công dân tốt: trọng kỷ luật, nhận trách nhiệm, x x x x x x x x tự trọng, yêu công bằng, chuộng tự do, tiết kiệm,... Quyền công dân x x x x x x Bổn phận người công dân: tôn trọng và tuân theo pháp luật, x x x x x x x x đóng thuế, thi hành quân dịch,... Thực hành các phép xử thế, giao tiếp: cử chỉ, ngôn ngữ (ăn, mặc, x x x x x chào hỏi,…) Tổ chức hành chính, chính sách, x x x x x x x x thể chế chính trị Luật đi đường x x Như vậy, nhiều nội dung trong chương trình thường xuyên được nhắc lại, lặp lại, mở rộng và nâng cao theo từng lớp học. Điều này giúp học sinh có cơ hội được thường xuyên được nhắc nhở, giáo dục, khắc sâu, thực hành và rèn luyện những tri thức, kỹ năng, đức tính quan trọng để trở thành một người công dân tốt. Nội dung của từng chủ đề, từng lớp hay bậc học cũng được sắp xếp một cách đồng tâm. Chẳng hạn chủ đề bổn phận công dân trong chương trình CDGD ở Trung học đệ nhất cấp được sắp xếp theo trình tự: bản thân - gia đình - nhà trường và xã hội. Cụ thể, ở lớp 6 học sinh được học về bổn phận đối với bản thân (thân thể, tình cảm, trí tuệ, trau dồi nhân cách và đề cao tinh thần tự trọng) và bổn phận đối với gia đình, họ hàng (tổ tiên, cha mẹ, anh chị em, thân thuộc (họ nội, họ ngoại), gia nhân, tri ân tổ tiên, gia đạo, hiếu đễ, tương thân tương ái). Sang lớp 7 học sinh học về bổn phận ở trường học (chăm chỉ học tập, với thầy học, bạn học, tuân thủ kỷ luật học đường,...). Đến lớp 8 học về bổn phận đối với xã hội (kỷ luật trong xã hội; bổn phận góp sức vào sự tiến triển của nhân loại). Tính liên thông không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa các nội dung nằm trong chương trình môn học mà còn thể hiện ở sự gần gũi, bổ trợ lẫn nhau về mặt nội dung giữa chương trình môn CDGD với các môn Đức dục, Quốc văn, Việt sử, Địa lý... Đặc biệt là môn Đức dục. Nhiều nội dung của CDGD có sự gần gũi thậm chí trùng lặp với môn Đức dục. Những nội dung như giữ gìn tính mạng, lòng yêu nước, Quốc ca, Quốc kỳ; đoàn kết; bổn phận đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy giáo; yêu thương và chia sẻ với đồng loại; tinh thần trách nhiệm, trọng kỷ luật, sống tiết kiệm, giản dị, lịch sự,… đều có trong chương trình môn Đức dục, Quốc Văn ở bậc Tiểu học và CDGD từ Tiểu học đến Trung học. - Thứ ba, các nội dung giáo dục ý thức quốc gia, lòng yêu nước, truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của người công dân; quyền và bổn phận công dân; rèn tập và thực hành các phép xử thế, giao tiếp; tổ chức hành chính, thể chế chính trị;... được đặc biệt coi trọng và chiếm một thời lượng lớn, thường xuyên được lặp lại, mở rộng trong toàn bộ chương trình môn học.
  5. 668 VŨ ĐÌNH BẢY - Thứ tư, trong chương trình môn học có nhiều nội dung sát với thực tế sinh động của cuộc sống hàng ngày, dạy cho học sinh những điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại hết sức gần gũi, cần thiết đối với mỗi con người. Chẳng hạn những bài học về cách ăn; cách mặc; cách nói chuyện, cư xử trong gia đình, nhà trường cho đến các nơi công cộng (công sở, bưu điện, trên tàu xe, rạp hát, công viên, ngoài đường,...); thái độ, tư thế, hành vi khi chào Quốc kỳ, khi hát Quốc ca; cách ngồi vào bàn ăn; cách cầm dao, thìa (nĩa), muỗng khi ăn; câu chuyện nên nói hoặc không nên nói trong bữa ăn; chào người khác trong trường hợp đội mũ, nón hoặc không đội mũ, nón; tư thế và thái độ khi chào hoặc bắt tay; cách tự giới thiệu bản thân hoặc giới thiệu những người khác với nhau; cách đưa hoặc gửi danh thiếp; những lưu ý khi gọi điện thoại đến tư gia hay công sở; các nghi lễ và phong tục truyền thống trong hôn nhân, sự chuẩn bị và các nghi lễ trong tang ma; cách vận trang phục và thái độ, hành vi khi dự hôn lễ hay tang lễ; thái độ và hành vi khi bắt gặp một đám tang trên đường... - Thứ năm, chương trình môn CDGD ở miền Nam trước năm 1975 đã tích hợp nhiều nội dung về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chương trình đã chú trọng rèn tập và uốn nắn cho học sinh rất nhiều kĩ năng như đã nêu ở phần 2.2.4. Chương trình CDGD lớp 3 đã dành một thời lượng lớn cho nội dung Thực hành các phép xử thế như ăn mặc, cử chỉ, ngôn ngữ ở nơi công cộng (trên xe, dưới tàu, ngoài đường, ở rạp hát, rạp chiếu bóng, tại nhà ga, bưu điện, tại các công sở, các hội hè; lúc nghe quốc ca, lúc chào quốc kỳ, khi gặp đám ma,...) và Thực hành các phép xã giao, các kỹ năng khi lưu thông trên đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông... Chương trình CDGD lớp 4 tiếp tục hướng dẫn học sinh Tập đời sống mới sao cho giản dị như cách phục sức, giữ gìn nhà ở, giữ gìn thân thể, ngôn ngữ cử chỉ, học hành và thi cử, cách giải trí, sửa đổi lề lối làm việc, chọn nghề, đi hội họp. Chỉ dẫn học sinh về thái độ và cách cư xử trong ngày giỗ, kỷ niệm anh hùng liệt sĩ, ứng xử với thầy dạy, ăn tết - mở hội, chúc thọ - kỷ niệm ngày sinh nhật nhằm chấn hưng mỹ tục… Học sinh tiếp tục được hướng dẫn, rèn tập các kĩ năng nói trên ở các lớp cao hơn, đặc biệt trong phần Giao tế xã hội - CDGD lớp 10, học sinh được hướng dẫn, rèn tập các kĩ năng chào hỏi; giới thiệu; viết và đưa, gửi danh thiếp; dùng điện thoại; ăn, mặc, nói chuyện; thái độ, cử chỉ, hành vi lịch sự nơi công lộ, trong hiệu ăn, hiệu buôn, rạp hát, công viên; hướng dẫn các nghi lễ trong hôn nhân, các nghi lễ trong tang ma; trang phục, thái độ, cử chỉ, hành vi khi tham gia hôn lễ, tang lễ... - Thứ sáu, việc thực hiện một chương trình nhiều bộ SGK đã khuyến khích các nhà giáo tâm huyết, các học giả biên soạn nhiều bộ sách, tài liệu phục vụ cho việc dạy học bộ môn, đồng thời việc không quy định tiến độ chương trình một cách cụ thể cho từng tuần đã tạo điều kiện để giáo viên phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình dạy học. 3.2. Những hạn chế - Thứ nhất, các nội dung tuyên truyền nhằm đề cao sự ưu việt của chế độ Việt Nam Cộng hòa ở Miền Nam và xuyên tạc, chống lại chủ nghĩa Cộng sản, chống lại miền Bắc xã hội chủ nghĩa được lồng ghép một cách tinh vi vào chương trình môn CDGD. Những nội dung nói trên được lồng ghép trong chương trình ở tất cả các lớp học, bậc học nhưng tập trung nhiều nhất là ở chương trình lớp 11, 12. Việc đưa những nội dung nói trên vào chương trình thực chất đã làm cho môn CDGD ở trung học đệ nhị cấp bị chính trị hóa một cách rõ nét. - Thứ hai, mặc dù có nhiều nội dung thiết thực sát với thực tế song chương trình môn CDGD ở miền Nam trước 1975 vẫn còn nhiều nội dung mang tính hàn lâm, kinh viện, nhất là một số nội dung trong chương trình CDGD lớp 11, 12. Chẳng hạn, những nội dung như: định nghĩa,
  6. ĐÁNH GIÁ VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN “CÔNG DÂN GIÁO DỤC” Ở MIỀN NAM (1954-1975)... 669 đối tượng, lợi ích của kinh tế học; Chính sách kinh tế tự do; Chính sách kinh tế hoạch định cứng rắn và mềm dẻo; Yếu tố sản xuất,... (CDGD 11) còn nặng về lý luận, mang tính trừu tượng, khái quát hóa cao so với trình độ nhận thức của học sinh phổ thông. 3.3. Một số đề xuất đối với chương trình GDCD sau năm 2015 Để việc đổi mới chương trình, SGK môn Đạo đức và môn GDCD giai đoạn sau 2015 đạt kết quả tốt, đáp ứng được sự kỳ vọng của các thế hệ học sinh, của đội ngũ giáo viên bộ môn cũng như của xã hội, chúng tôi xin có một số đề xuất như sau: - Thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cần phải thống nhất, xác định lại nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của môn GDCD ở trường phổ thông và có các biện pháp chỉ đạo quyết liệt đi kèm để đưa môn học trở lại đúng vị trí, vai trò của nó trong nhà trường phổ thông. Mọi nền giáo dục từ xưa đến nay, ở bất kì chế độ nào thì trước tiên cũng đều phải hướng đến những mục tiêu nhân bản. Giáo dục ra những công dân có đạo đức lành mạnh, luôn ý thức, hiểu biết và thực hành đúng những bổn phận, quyền và nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, Tổ quốc và nhân loại là yêu cầu đầu tiên, đó cũng chính là một trong những sứ mệnh cao cả, là nhiệm vụ hàng đầu của mọi nền giáo dục. - Thứ hai, nên thống nhất tên gọi, mục tiêu và cấu trúc chương trình môn học bao gồm môn Đạo đức (ở tiểu học) và GDCD (ở THPT) là Giáo dục Công dân. Việc thống nhất tên gọi, mục tiêu và cấu trúc chương trình môn học từ tiểu học đến THPT sẽ tránh được tình trạng chương trình môn học vừa thiếu trọng tâm, thiếu bản sắc vừa nặng nề, quá tải. - Thứ ba, nội dung giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, bổn phận, trách nhiệm của người công dân đối với Tổ quốc phải là một nội dung trọng tâm, xuyên suốt và được coi là nền tảng của môn học. - Thứ tư, tăng cường các nội dung cụ thể, sát với thực tế có ý nghĩa giáo dục và đảm bảo học sinh luôn có cơ hội, điều kiện để thực hành trong cuộc sống. - Thứ năm, cần phải chọn lọc nội dung thật sự cần thiết để tích hợp vào chương trình môn học, tránh lạm dụng nguyên tắc tích hợp trong quá trình biên soạn chương trình. Việc lạm dụng nguyên tắc này làm cho trọng tâm của môn học trở nên mờ nhạt, môn học thiếu bản sắc và quá tải. Mặt khác, cũng cần phải đối chiếu về nội dung chương trình giữa các môn học để tránh tình trạng cùng một nội dung nhưng trùng lặp ở nhiều môn học khác nhau. - Thứ sáu, chương trình GDCD sau 2015 nên có một độ mở nhất định. Mỗi vùng, miền, khu vực hoặc địa phương luôn có những đặc thù về phong tục, tập quán, lối sống, trình độ phát triển kinh tế - xã hội,... khác nhau. Chương trình có độ mở sẽ tạo điều kiện để giáo viên căn cứ vào tình tình, đặc điểm cụ thể của địa phương mình liên hệ, vận dụng để thiết kế các bài dạy sao cho phù hợp. Ngoài ra, hàng năm chương trình cũng có thể được điều chỉnh, bổ sung, cập nhật về nội dung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn giáo dục cũng như những yêu cầu của cuộc sống. Để tạo điều kiện để giáo viên phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình dạy học, không nên quy định tiến độ chương trình một cách cụ thể cho từng tuần. 4. KẾT LUẬN Để việc đổi mới chương trình, SGK môn GDCD giai đoạn sau 2015 đạt được mục tiêu đề ra, theo chúng tôi thì cùng với việc đánh giá lại chương trình GDCD hiện hành; tham khảo chương trình GDCD của các nước trên thế giới, Ban thực hiện đề án và những người được giao nhiệm vụ soạn thảo chương trình GDCD mới nên tham khảo các chương trình GDCD đã từng được giảng dạy ở nước ta trong các giai đoạn trước đây, trong đó có chương trình CDGD ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975.
  7. 670 VŨ ĐÌNH BẢY TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Quốc gia Giáo dục (1959). Chương trình Trung học, Sài Gòn. [2] Bộ Quốc gia Giáo dục (1960). Chương trình Tiểu học, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn. [3] Bộ Văn hóa - Giáo dục (1968). Chương trình Tiểu học (Áp dụng từ năm học 1967-1968), Trung tâm Học liệu Bộ Văn hóa - Giáo dục, Sài Gòn. [4] Bộ Văn hóa - Giáo dục (1972). Chương trình Trung học niên khóa 1972 - 1973, Bộ Văn hóa - Giáo dục, Sài Gòn. [5] Bộ Văn hóa - Giáo dục (1973) Dự thảo chương trình Trung học Tổng hợp, Bộ Văn Hóa- Giáo dục, Sài Gòn. [6] Nghị định số 1152A GD/KHPC/ND ngày 26 tháng 6 năm 1970 về Chương trình Cập nhật hóa của Bộ Quốc gia Giáo dục. [7] Phạm Xuân Độ, Ngô Đức Kính (1958). Sư phạm khoa giản yếu, Sài Gòn. [8] Nguyễn Thanh Liêm. Giáo dục ở Nam Việt Nam từ đầu thập niên 1970 đến 1975, http://namkyluctinh.org/ntliem/ntliem-giaoducmiennam[2].pdf Title. THE ASSESSMENT OF "EDUCATIONAL CIVIC" PROGRAMS IN THE SOUTH (1954 - 1975) AND PROPOSALS FOR CONSTRUCTING PROGRAM OF CIVIC EDUCATION OF VIETNAM AFTER 2015 Abstract: On the basis of accessing, learning the program content of Educational Civics (from primary to secondary) in the South from 1954 to 1975, the authors make the initial assessment of the program, pointing out the advantages and limitations of Educational civics programs as a basis for reference for building Civic Education program in Vietnam in the period after 2015. Keywords: programs; educational civics; civic education, period after 2015 ThS. VŨ ĐÌNH BẢY Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
nguon tai.lieu . vn