Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - GÓC ĐỘ NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ông Nguyễn Hoàng Nam Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) & Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Trải qua 30 năm với nhiều sự thay đổi trong chính sách cùng nền kinh tế thị trường phát triển trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, có thể thấy rằng vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu nhằm mục đích xem xét, đánh giá vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường dưới góc độ nghiên cứu của trường đại học. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng kiểm toán độc lập tại Việt Nam, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế trong thời gian tới. Từ khóa: kiểm toán độc lập, kinh tế thị trường, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường, kiểm toán độc lập giữ vai trò quan trọng đối với sự lành mạnh về thông tin công bố trên thị trường tài chính nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Mục tiêu của kiểm toán độc lập là cải thiện thông tin mà những người tham gia thị trường tài chính sử dụng, từ đó nâng cao chất lượng kiểm toán và thúc đẩy các công ty kiểm toán cạnh tranh về chất lượng báo cáo. Theo kết quả khảo sát điều kiện kinh tế toàn cầu (GECS), tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng ở nhiều quốc gia, dẫn đến giảm niềm tin của người tiêu dùng và hạn chế tốc độ hồi phục nền kinh tế [1]. Kiểm toán độc lập là một trong những hoạt động góp phần gia tăng niềm tin nơi người tiêu dùng. Trên thực tế, đối với luật định về kiểm toán độc lập trên hầu khắp các quốc gia, ngoài việc kiểm toán độc lập xem xét khía cạnh thông tin và những rủi ro phát sinh do sự tham gia kéo dài của các thành viên khác trong nhóm kiểm toán, bao gồm cả nhân viên cấp cao tham gia kiểm toán tại các đơn vị được hợp nhất thành báo cáo tài chính hợp nhất của khách hàng kiểm toán và từ chính thành phần của nhóm,… thì kiểm toán độc lập cũng áp dụng các biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như luân chuyển và các biện pháp theo chương trình đảm bảo chất lượng của công ty kiểm toán, để đảm bảo rằng hợp đồng kiểm toán có thể được tiếp tục đúng cách mà không ảnh hưởng đến tính độc lập của mình [2]. Nhiều nghiên cứu trước đây đã đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm toán độc lập. Nghiên cứu của Beest, Braam và Boelens (2009) có kết quả rằng các yếu tố quan sát được có liên quan đến môi trường làm việc của kiểm toán viên độc lập và có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên, bao gồm: quản trị công ty, nhiệm kỳ kiểm toán, phí kiểm toán, dịch vụ phi kiểm toán, mối quan hệ kiểm toán viên - khách hàng và quy mô của công ty kiểm toán. Trong đó, quản trị doanh nghiệp của công ty kiểm toán có ảnh hưởng lớn nhất đến tính độc lập kiểm toán [3]. Hay nghiên cứu của Salawu (2017) cho thấy thời hạn kiểm toán, khả năng sinh lời, đòn bẩy và hàng tồn kho với khoản phải thu có tác động tiêu cực đáng kể, có thể làm suy yếu tính độc lập của kiểm toán viên, trong khi quy mô của các công ty và tổn thất có ảnh hưởng tích cực đến tính độc lập của kiểm toán viên ở Nigeria. Ngoài ra, căn bậc hai của số lượng công ty con có liên quan tích cực đến tính độc lập của kiểm toán viên, nhưng không đáng kể và tổng số công ty con có ảnh hưởng tích cực đến tính độc lập của kiểm toán viên nhưng không đáng kể. Những kết quả này ngụ ý rằng hai biến số có thể làm tăng mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán và do đó, phí kiểm toán dự 194
  2. kiến sẽ tăng khi có sự hiện diện của chúng. Điều này sẽ làm giảm tính độc lập của kiểm toán viên [4]. Trong nghiên cứu của Tepalagul và Lin (2015) đưa ra bốn mối đe dọa chính đối với tính độc lập của kiểm toán viên, đó là tầm quan trọng của khách hàng, dịch vụ phi kiểm toán, nhiệm kỳ kiểm toán viên và mối quan hệ của khách hàng với các công ty kiểm toán. Ngoài ra, nhận thức và hành vi của kiểm toán viên và khách hàng, cũng như ảnh hưởng của mỗi mối đe dọa đối với thực tế và chất lượng cảm nhận của các cuộc kiểm toán và báo cáo tài chính [5]. Nghiên cứu của Bahrawe và cộng sự (2016) xem xét mối quan hệ giữa các cơ chế quản trị nội bộ của công ty, cụ thể là ủy ban kiểm toán và hội đồng quản trị, và tính độc lập của kiểm toán viên [6]. Chủ đề nghiên cứu về vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường chưa nhiều. Nghiên cứu của Wallace (2004) đánh giá liên quan đến nhu cầu kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng trên thị trường trên nhiều khía cạnh, ngành nghề khác nhau [7] hoặc trong nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng tính độc lập của ủy ban kiểm toán gắn liền với các yếu tố kinh tế của Klein (2002), kết quả nghiên cứu thấy rằng tính độc lập của ủy ban kiểm toán tăng lên theo quy mô hội đồng quản trị và tính độc lập của hội đồng quản trị và giảm theo cơ hội tăng trưởng của công ty và đối với các công ty báo cáo lỗ liên tiếp. Ngược lại, không tìm thấy mối liên hệ nào giữa tính độc lập của ủy ban kiểm toán và nhu cầu của các chủ nợ đối với thông tin kế toán [8].Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thị Luận (2017) về vai trò của kiểm toán độc lập ở Việt Nam nhằm giải quyết những đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quản lý và điều hành sản xuất - kinh doanh cần phải có thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy [9] hay gần đây, nghiên cứu của Phạm Thị Hương (2020) xem xét vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường trên ba phương diện, bao gồm: tạo niềm tin cho những người quan tâm, hướng dẫn nghiệp vụ, củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán và nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý [10]. Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động sâu sắc cả về đời sống cá nhân lẫn nghề nghiệp của mỗi người. Đối với nghề kiểm toán độc lập, sự không chắc chắn và các rủi ro đã làm gia tăng sự phức tạp trong công tác kiểm toán nói chung và chất lượng báo cáo kiểm toán nói riêng. Kiểm toán độc lập đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường bởi lẽ các kết quả báo cáo từ quá trình kiểm toán sẽ được nhiều đối tượng sử dụng với những mục đích khác nhau. Dựa trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ xem xét, đánh giá vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường dưới góc độ nghiên cứu của trường đại học. 2. Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường Nền kinh tế vận hành dựa trên nguyên tắc thị trường cần sự minh bạch để phát triển lâu dài. Cả tổ chức khu vực công và tư đều phải kiểm tra, đánh giá định kỳ về thực tiễn quản lý tài chính và kế toán, hiệu suất quản lý chương trình, an toàn, tuân thủ quy định hoặc các đặc điểm hoạt động khác ngoài tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát quyền riêng tư và an toàn thông tin. Sự đảm bảo dựa trên bằng chứng được trình bày cho những người ra quyết định, thường là kết quả của các cuộc đánh giá, kiểm toán độc lập hoặc các hình thức đánh giá khác được thực hiện trên các khía cạnh khác nhau của hoạt động tổ chức [11]. Xem xét trên khía cạnh thông tin, vấn đề cốt lõi của nghiên cứu về chất lượng thông tin báo cáo tài chính là tìm hiểu phương thức xác định và đánh giá chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính [12]. 195
  3. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) cung cấp các mục tiêu và yêu cầu bổ sung liên quan đến các khía cạnh khác nhau của việc thực hiện đánh giá mà sẽ áp dụng cho một đánh giá viên đang tìm cách tuân thủ ISA khi thực hiện bất kỳ loại đánh giá nào [13]. Bảng 1. Yêu cầu của Kiểm toán viên theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế Nội dung Tiêu chuẩn Kiểm toán viên phải tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp Yêu cầu đạo đức liên quan, bao gồm cả những yêu cầu liên quan đến tính độc lập, liên quan đến các hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán với Chủ nghĩa hoài thái độ hoài nghi nghề nghiệp nhận thấy rằng các trường hợp có nghi nghề nghiệp thể tồn tại khiến báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu. Sự đánh giá Kiểm toán viên phải thực hiện xét đoán chuyên môn trong việc lập chuyên nghiệp kế hoạch và thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Để có được sự đảm bảo hợp lý, kiểm toán viên phải thu thập đầy Bằng chứng đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để giảm rủi ro kiểm toán xuống kiểm toán và rủi mức thấp có thể chấp nhận được và do đó cho phép kiểm toán viên ro đưa ra kết luận hợp lý để làm cơ sở cho ý kiến ​ ​ kiểm toán viên. • Đánh giá viên phải tuân thủ tất cả các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam liên quan đến cuộc đánh giá. Nếu ISA có liên quan đến đánh giá thì ISA có hiệu lực và các tình huống được giải quyết dựa trên tiêu chuẩn của ISA. • Đánh giá viên phải hiểu toàn bộ nội dung của ISA, bao gồm cả việc áp dụng và các tài liệu giải thích liên quan khác, để hiểu các mục tiêu và phương pháp áp dụng các yêu cầu một cách thích hợp. • Kiểm toán viên sẽ không thể hiện việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong báo cáo của ISA và tất cả các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác có liên quan đến cuộc đánh giá. Thực hiện kiểm • Để đạt được các mục tiêu tổng thể của đánh giá viên, đánh giá toán viên phải sử dụng các mục tiêu nêu trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có liên quan trong việc lập kế hoạch và thực hiện cuộc đánh giá. • Đánh giá viên phải tuân thủ từng yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trừ khi, trong các trường hợp của cuộc đánh giá, toàn bộ chuẩn mực đó không liên quan; hoặc yêu cầu không liên quan vì có điều kiện và điều kiện không tồn tại. • Trong những trường hợp ngoại lệ, đánh giá viên có thể đánh giá là cần thiết phải rời khỏi một yêu cầu liên quan trong ISA. Trong trường hợp đó, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để đạt được mục đích của yêu cầu đó. • Nếu một mục tiêu trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam liên 196
  4. quan không thể đạt được, kiểm toán viên phải đánh giá xem điều này có cản trở kiểm toán viên đạt được các mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên hay không và do đó yêu cầu kiểm toán viên, theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, sửa đổi ý kiến ​ ​ kiểm toán viên hoặc rút khỏi hợp đồng kiểm toán. (Nguồn: Tóm tắt dựa trên ISA 200) Các quy tắc này giúp thúc đẩy sự đa dạng trong thị trường kiểm toán và nâng cao lòng tin của nhà đầu tư vào thông tin tài chính của các công ty, từ đó cải thiện điều kiện đầu tư xuyên biên giới và tăng trưởng kinh tế ở EU. Kiểm toán theo quy chuẩn của EU cung cấp cho các bên liên quan như nhà đầu tư và cổ đông ý kiến về tính chính xác của tài khoản của các công ty. Bên cạnh đó, các mục tiêu của Ủy ban châu Âu bao gồm: (1) cải thiện tính độc lập của các công ty kiểm toán theo luật định và kiểm toán viên với đơn vị được kiểm toán, (2) nâng cao giá trị thông tin cho các nhà đầu tư của báo cáo kiểm toán, (3) giúp cung cấp xuyên biên giới các dịch vụ kiểm toán theo luật định ở EU, (4) đóng góp vào một thị trường kiểm toán năng động hơn ở EU, (5) tăng cường giám sát kiểm toán và (6) thúc đẩy sự hội tụ và hợp tác với các nước ngoài EU. Tại Hoa Kỳ, vào thời điểm thông qua Đạo luật Sarbanes-Oxley, các công ty kế toán có thể tham gia đồng thời vào cả hoạt động kiểm toán và tư vấn cho cùng một khách hàng, dẫn đến các vấn đề về tính độc lập và xung đột đáng kể. Đạo luật quy định việc nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên bằng cách cấm các công ty kiểm toán tư vấn cho khách hàng kiểm toán của họ và cấm một số hoạt động cụ thể khác [14]. Mối đe dọa đến Chất lượng kiểm tính độc lập toán cảm nhận / thực tế Tầm quan trọng Sự khuyến của khách hàng khích của Năng lực kiểm kiểm toán viên toán viên Dịch vụ phi Chất lượng báo kiểm toán cáo tài chính cảm Sự khuyến nhận / thực tế khích của Nhiệm kỳ kiểm Kiểm toán viên kiểm toán viên toán viên độc lập Mối quan hệ của khách hàng với công ty kiểm toán Hình 1. Khuôn khổ để đánh giá tác động của tính độc lập của kiểm toán viên đối với chất lượng kiểm toán (Nguồn: Tepalagul and Lin, 2015) 197
  5. Các giới hạn nhiệm kỳ của công ty kiểm toán đưa ra những thách thức hoạt động đáng kể, nhưng những thách thức này thường xuyên được khắc phục bởi các công ty chọn thay đổi kiểm toán viên, vì những lý do tốt hay xấu [15]. Cũng quan trọng như việc kiểm toán là đảm bảo sự tự tin trong báo cáo tài chính, kỹ năng và sự chính trực của kiểm toán viên là điểm khiến các gian lận trong nền kinh tế, đặc biệt là tài chính phải dè chừng và chấm dứt hành vi sai trái. Khi xem xét ảnh hưởng của xung đột lợi ích vốn có trong môi trường kiểm toán, điều quan trọng là phải hiểu các tài liệu học thuật về hành vi [16]. Chất lượng kiểm toán thường được định nghĩa là bao gồm hai thuộc tính quan trọng: năng lực chuyên môn và tính độc lập, khách quan [17]. Các báo cáo kiểm toán có chất lượng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả khi sử dụng, kết quả báo cáo của cuộc kiểm toán cũng sẽ góp phần giúp nhận thức của cộng đồng ngày một tốt hơn, có cái nhìn đúng đắn về kiểm toán độc lập, đánh giá cao kỹ năng và cái nhìn sâu sắc của kiểm toán viên, tạo cơ hội hơn nữa cho công chúng phân biệt các công ty kiểm toán đang cạnh tranh trên cơ sở chất lượng. Tính độc lập trong kiểm toán được chia thành hai phần, bao gồm độc lập trên thực tế và độc lập về hình thức [18]. Độc lập trong quá trình kiểm toán có vai trò quan trọng trong nhận thức và bảo vệ sự khách quan trong kết quả báo cáo, nâng cao lòng tin của người sử dụng báo cáo kiểm toán. Sự sụp đổ bất ngờ gây Độc lập trên nghi ngờ về tính độc Độc lập về thực tế lập của kiểm toán viên hình thức Bằng chứng về sự thất bại trong Nghi ngờ (niềm tin) rằng tính tính độc lập kiểm toán = Sự độc độc lập bị suy giảm = Sự độc lập lập bị xâm phạm về hình thức bị xâm phạm Mất niềm tin vào kiểm toán Mất niềm tin vào báo cáo tài chính khi thị trường bất ổn Hình 2. Đánh giá tính độc lập và độ tin cậy của Báo cáo kiểm toán (Nguồn: Strohm và Watrin, 2006) 3. Thực trạng kiểm toán độc lập tại Việt Nam Kiểm toán độc lập ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 1991 sau khi Chính phủ thực hiện cải cách và chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Xem 198
  6. xét dựa trên loại hình kiểm toán, Việt Nam phân làm ba loại hình kiểm toán chính là: Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán nhà nước. Cả 3 loại kiểm toán đều phải tuân thủ quy trình kiểm toán và áp dụng các phương pháp riêng của kiểm toán, như phương pháp luận và các phương pháp kỹ thuật của kiểm toán [19]. Nếu kiểm toán nhà nước là hoạt động kiểm toán các hoạt động tài chính nhà nước, kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán trong từng đơn vị, cơ quan thì kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán các hoạt động kinh tế [20]. Xét về mặt hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay có 1 văn bản Luật, 2 Nghị định và 2 Thông tư. Cụ thể, Luật 67/2011/QH12 về Kiểm toán độc lập; Nghị định 17/2012/NĐ-CP chi tiết Luật 67/2011/QH12 về Kiểm toán độc lập; Nghị định 105/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC về Kiểm toán độc lập; Thông tư 214/2012/TT-BTC về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam; Thông tư 67/2015/TT-BTC về chuẩn mực kiểm toán và kiểm toán báo cáo quyết toán hoàn thành. Theo đó, căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 NĐ17/2012/NĐ-CP quy định thì “Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán trong cả nước”. Tính độc lập được quy định trong đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán ban hành theo Thông tư 70/2015/TT-BTC ngày 8 tháng 5 năm 2015, Bộ Tài chính Việt Nam đã phân loại độc lập thành hai phần: độc lập trên thực tế và độc lập về hình thức. Bên canh các quy định về pháp luật, kiểm toán độc lập còn chịu tác động từ sự phát triển của các ứng dụng hoạch định nguồn lực trong doanh nghiệp (viết tắt là ERP) và hệ thống thông tin kế toán được áp dụng trong các doanh nghiệp. Tầm quan trọng của việc áp dụng các công cụ hỗ trợ công nghệ kiểm toán của các công ty kiểm toán trong việc kiểm toán doanh nghiệp khách hàng giữ vai trò thiết yếu. Chất lượng dịch vụ kiểm toán không chỉ ảnh hưởng bởi những kiến thức, kinh nghiệm của người làm kiểm toán, mà còn ảnh hưởng rất lớn của đạo đức kiểm toán viên. Thị trường tài chính sôi động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, còn tăng trưởng kinh tế thúc đẩy các quyền tự do cá nhân. Với sự phát triển không ngừng của thị trường tài chính, kiểm toán độc lập cần phát triển hơn nữa trên nhiều phương diện, trong đó có vấn đề tiếp cận công nghệ. Áp dụng công nghệ kiểm toán mang lại hiệu quả về chi phí kiểm toán. Các chỉ số khác về việc áp dụng công nghệ kiểm toán như khả năng tương thích công nghệ, mức độ phức tạp của công nghệ, mức độ sẵn sàng của tổ chức, sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao, năng lực của nhân viên, mức độ phức tạp của hệ thống của khách hàng, áp lực cạnh tranh, hỗ trợ của nhà cung cấp và cơ quan kế toán chuyên nghiệp và quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận công nghệ trong lĩnh vực kiểm toán [21]. Gần đây, trình bày báo cáo tóm tắt về công tác kiểm toán nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc đã tuyên bố về sẽ số hóa, áp dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây vào hoạt động kiểm toán nhà nước, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trong đó có trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn là một trong các biện pháp nhằm nâng cao năng lực và chất lượng của hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nước nói riêng. Công nghệ kỹ thuật số đang tác động đến các doanh nghiệp kiểm toán năm cấp độ quan trọng, đặc biệt là vai trò kiểm toán như một cơ chế quản trị. Đối với kiểm toán độc lập, việc số hóa sẽ cải thiện mức độ liên quan của cuộc kiểm toán như cho phép các công ty kiểm toán mở rộng các đề nghị của họ bằng cách đề xuất các dịch vụ mới, cải thiện chất lượng kiểm toán chủ yếu bằng cách phân tích tất cả dữ liệu của khách hàng và tạo điều kiện cho văn hóa đổi 199
  7. mới trong các công ty kiểm toán [22]. Ngoài ra, khi thông tin đáng tin cậy tạo cơ sở cho việc hình thành vốn, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam. 4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường Một là, bên cạnh các yếu tố về đạo đức nghề nghiệp, chủ nghĩa hoài nghi trong công tác kiểm toán, tính chuyên nghiệp trong đánh giá và những bằng chứng kiểm toán và rủi ro thì vấn đề thực hiện kiểm toán trong mô hình báo cáo kiểm toán cần được chú trọng phát triển hơn nữa. Quá trình đánh giá viên phải tuân thủ chặt chẽ các quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam liên quan đến cuộc đánh giá. Ngoài việc tìm hiểu các nội dung của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế, báo cáo kiểm toán cũng có những trường hợp ngoại lệ. Trong những trường hợp ngoại lệ, đánh giá viên có thể xem xét sự cần thiết phải rời khỏi một yêu cầu liên quan trong ISA. Trong trường hợp đó, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để đạt được mục đích kiểm toán. Ngoài ra, nếu một mục tiêu kiểm toán không thể đạt được, kiểm toán viên phải đánh giá xem điều này có cản trở kiểm toán viên đạt được các mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên hay không và do đó yêu cầu kiểm toán viên, theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, sửa đổi ý kiến kiểm toán viên hoặc thậm chí là rút khỏi hợp đồng kiểm toán. Hai là, những thành kiến khác của con người cũng có khả năng cản trở sự hoài nghi nghề nghiệp. Những khái niệm hành vi được các nhà tâm lý học biết đến nhưng chưa được thừa nhận đầy đủ trong kiểm toán, chẳng hạn như tuân theo quyền hạn, suy nghĩ theo nhóm, lạc quan quá mức, quá tự tin trong xử lý và điều hành công việc. Vì thế, cần xây dựng đội ngũ kiểm soát viên có sự chuyên nghiệp trong nghề, gắn bó và không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao kiến thức hành nghề. Để thực hiện được điều này, các tổ chức, đặc biệt là những công ty kiểm toán thông qua việc tham gia các khóa học của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA), hay kỳ kiểm tra Kiểm toán viên hành nghề (CPA),….để giúp nhân viên tích lũy kiến thức và áp dụng vào thực tế công việc. Ba là, thiết lập tốt hơn những chính sách trong việc hiện đại hóa cuộc kiểm toán. Giá trị cảm nhận và sự phù hợp của cuộc kiểm toán truyền thống bao gồm trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận. Tuy vậy, trên thực tế, nhiều gian lận có sự tinh vi trong hành vi và phương pháp thực hiện; do đó, để tìm ra những gian lận này là không dễ dàng. Áp dụng công nghệ như số hóa, áp dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, đặc biệt là những tiến bộ trong khả năng cung cấp và truy cập dữ liệu hiệu quả hơn sẽ đảm bảo báo cáo kiểm toán đạt chất lượng. 5. Kết luận Trải qua 30 năm giai đoạn 1991 – 2021 với nhiều sự thay đổi trong chính sách cùng nền kinh tế thị trường phát triển trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, có thể thấy rằng vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường là vô cùng cần thiết. Kiểm toán độc lập dựa trên những cơ sở của chuẩn mực kiểm toán và khuôn khổ trong tính độc lập để đánh giá thông tin công bố, qua đó, tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin báo cáo được cải thiện, chất lượng của báo cáo kiểm toán được nâng cao, có như vậy, nền kinh tế Việt Nam mới có thể phát triển bền vững. 200
  8. Tài liệu tham khảo [1] Taylor, M (2021). The Q4 Global Economic Conditions Survey (GECS) points to little change in confidence but continued modest global economic recovery early in 2021. Global Economic Conditions Survey: Q4, 2020. [2] Commission of the European communities. Statutory Auditors’ Independence in the EU: A Set of Fundamental Principles. Available at https://www.iasplus.com/en/binary/resource/euaudit.pdf (Accessed on 24/03/2021) [3] Beest, F. V., Braam, G. and Boelens, S. (2009). Quality of financial reporting : measuring qualitative characteristics. NiCE Working Paper 09-108. [4] Salawu, M. K. (2017). Factors Influencing Auditor Independence among Listed Companies in Nigeria: Generalized Method of Moments (GMM) Approach. International Journal of Economics and Finance, Vol.9, No.8, pp.191-203. DOI: 10.5539/ijef.v9n8p191. [5] Tepalagul, N. and Lin. L. (2014). Auditor Independence and Audit Quality: A Literature Review. Journal of Accounting, Auditing & Finance 2015, Vol. 30, No.1, pp.101–121. [6] Bahrawe, S. H., Haron, H. and Hasan A. N. (2016). Corporate Governance and Auditor Independence in Saudi Arabia: Literature Review and Proposed Conceptual Framework. International Business Research. DOI:10.5539/IBR.V9N11P1. [7] Wallace, W. A. (2004). The Economic Role of the Audit in Free and Regulated Markets: A Look Back and a Look Forward. Research in Accounting Regulation, Vol.17, No.1. DOI: 10.1016/S1052-0457(04)17012-4 [8] Klein, A. (2002). Economic Determinants of Audit Committee Independence. The Accounting Review, Vol. 77, No.2, pp.435-452. [9] Trần Thị Luận (2017). Vai trò của kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Công Thương. Tham khảo tại http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/vai-tro-cua-kiem- toan-doc-lap-o-viet-nam-hien-nay-46637.htm (Truy cập ngày 24/03/2021) [10] Phạm Thị Hương (2020). Kiểm toán độc lập và vai trò trong nền kinh tế thị trường. Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 11/2019, tr.56-58. [11] Gantz, S. D. and Philpott, D. R (2013). FISMA and the Risk Management Framework. Chapter 3: Thinking About Risk, pp.53-78. DOI: 10.1016/B978-1-59- 749641-4.00003-5 [12] Minh Duc et al. (2019). Enhancing auditors’ independence in auditing enterprises in Vietnam. Cogent Economics & Finance, Vol.7, No.1. DOI: 10.1080/23322039.2019.1602240 [13] Gantz, S. D. (2014). The Basics of IT Audit Purposes, Processes, and Practical Information. Chapter 9: Methodologies and Frameworks, pp.167-195. DOI: 10.1016/B978-0-12-417159-6.00009-2. [14] Harris, S. B. (2015). Audit Quality, Firm Independence, and the Firm Business Model. 2015 International Institute on Audit Regulation, Washington. Available at https://pcaobus.org/news-events/speeches/speech-detail/audit-quality-firm- independence-and-the-firm-business-model_591 (Accessed on 24/03/2021). 201
  9. View publication stats [15] Doty, J. R. (2012). The Relevance, Role, and Reliability of Audits in the Global Economy. Texas Law Review, Vol.90, pp.1891-1911. [16] Manita, R. (2020). The digital transformation of external audit and its impact on corporate governance. Technological Forecasting and Social Change, pp.150. DOI: 10.1016/j.techfore.2019.119751. [17] Doty, J. R. (2013). The Role of the Audit in the Global Economy. ICAS Aileen Beattie Memorial Lecture, London, England. Availble at https://pcaobus.org/news- events/speeches/speech-detail/the-role-of-the-audit-in-the-global- economy_455#_edn11 (Accessed on 25/03/2021) [18] Shbeilat, M. and Qader, W. A. (2018). Independence Dilemma and the Reliability of the Audit Report: Qualitative Evidence from Jordan. Australian Academy of Accounting and Finance Review, Vol.4, No.1, pp.22-36. [19] Đặng Văn Thanh. Mối quan hệ giữa Kiểm toán Nhà nước với Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ - Sự cần thiết phải tăng cường. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán. Tham khảo tại https://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/moi-quan-he-giua-kiem- toan-nha-nuoc-voi-kiem-toan-doc-lap-va-kiem-toan-noi-bo-su-can-thiet-phai-tang- cuong/ (Truy cập ngày 25/03/2021) [20] Cổng thông tin điện tử Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (2009). 15 năm kiểm toán độc lập ở Việt Nam thành công và triển vọng. Tham khảo tại https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=32987&l=TinTucSuKien (Truy cập ngày 25/03/2021) [21] Rosli, K., Yeow, P. H. P. and Gene, S. E. (2013). Adoption of Audit Technology in Audit Firms. Australasian Conference on Information Systems (ACIS 2013), Melbourne, Australia, pp.1-12 [22] Knechel, W. R. (2016). Audit Quality and Regulation. European Auditing Research Network conference (EARNet). DOI: 10.1111/ijau.12077. 202
nguon tai.lieu . vn