Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA KHU VỰC DOANH NGHIỆP FDI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM KỂ TỪ SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU PGS.TS Hồ Đình Bảo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết phân tích xu hướng mới của dòng đầu tư quốc tế và thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Số liệu từ Unctad và Uỷ ban ASEAN cho thấy, dòng vốn đầu tư FDI toàn cầu có xu hướng giảm và có sự dịch chuyển vào những ngành có hàm lượng công nghệ cao, các ngành liên quan tới công nghệ thông tin. Từ số liệu từ điều tra doanh nghiệp các năm do Tổng cục Thống kê thực hiện, một số kết luận được rút ra về hiệu quả hoạt động và vai trò của các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn sau khủng khoảng kinh tế: (i) khu vực FDI đóng góp ngày càng lớn trong giá trị gia tăng tạo ra của khu vực doanh nghiệp; (ii) các doanh nghiệp FDI phân bổ không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Nam; (iii) hàm lượng công nghệ của các doanh nghiệp FDI ở mức thấp; (iv) liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn rất yếu Từ khoá: dòng vốn FDI quốc tế, doanh nghiệp FDI 1. GIỚI THIỆU Trải qua hơn 30 năm Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các doanh nghiệp FDI đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp FDI thời gian qua vẫn tồn tại một số hạn chế như hiện tượng doanh nghiệp chuyển giá, trốn thuế, ô nhiễm môi trường, tác động lan tỏa của khu vực FDI chưa được như kỳ vọng. Vì vậy, thu hút FDI trong giai đoạn mới cần có chính sách phù hợp để khắc phục những tồn tại, hạn chế này. Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng FDI cần dựa trên phân tích kỹ lưỡng bối cảnh và xu hướng mới của dòng đầu tư quốc tế và thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam trong thời gian qua. Với mục đích đó, bài viết gồm hai nội dung chính. Thứ nhất, khái quát tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam và nhận định về xu thế dòng vốn FDI trong những năm gần đây. Thứ hai, bài viết tập trung đánh giá thực trạng sử dụng vốn FDI thông qua phân tích vai trò và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp 24
  2. FDI. Phân tích dựa trên số liệu từ điều tra doanh nghiệp các năm do Tổng cục Thống kê thực hiện, từ đó tính toán các chỉ số về phân bổ các doanh nghiệp FDI theo địa phương, ngành, giá trị gia tăng, năng suất, và liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. 2. XU HƯỚNG CỦA DÒNG VỐN FDI VÀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trong những năm vừa qua, Việt Nam là một trong số điểm đến hấp dẫn nhất châu Á của dòng vốn đầu tư FDI. Theo báo cáo về đầu tư của Uỷ ban ASEAN, Việt Nam là 1 trong 3 nước có dòng vốn FDI đầu tư vào lớn nhất trong các quốc gia ASEAN. Tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2017 bằng khoảng 1,5 lần vốn FDI vào 3 nước Lào, Campuchia và Myanmar. Theo số liệu công bố của Unctad, trong khu vực châu Á, Việt Nam xếp thứ 6 về thu hút FDI năm 2018 và xếp thứ 9 về tổng dòng vào FDI luỹ kế trong giai đoạn 2005 - 20185. Tuy nhiên, dòng vốn FDI vào Việt Nam đang có xu hướng chậm lại. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, số vốn FDI đăng ký giảm nhẹ từ sau năm 2016. Vốn đầu tư đăng ký năm 2017 giảm 12,6% so với năm 2016. Sự suy giảm còn mạnh hơn trong năm 2018 khi mà vốn đăng ký chỉ bằng khoảng 84,4% của năm 2017 (Hình 1). Xu hướng giảm này có thể tiếp tục trong năm 2019. Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký trong 6 tháng đầu năm 2019 chỉ bằng 90% so với cùng kỳ năm trước. Hình 1: Vốn FDI vào Việt Nam Vốn FDI đăng ký (triệu USD) Vốn FDI thực hiện (triệu USD) 80,000.00 71,726.80 70,000.00 60,000.00 50,000.00 40,000.00 30,000.00 19,100 17,976 20,000.00 10,000.00 0.00 Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Thống kê 5 6 nước châu Á thu hút nhiều FDI nhất năm 2018 theo thứ tự: Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam. 9 nước có tổng dòng FDI vào lũy kế lớn nhất trong giai đoạn 2005 - 2018 theo thứ tự: Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Hàn Quốc, UAE, Việt Nam. 25
  3. Một số nguyên nhân bên ngoài cho sự giảm này có thể kể đến đó là xu thế suy giảm của dòng vốn FDI quốc tế và sự cạnh tranh từ các nền kinh tế trong khu vực về thu hút vốn đầu tư. Hình 2: Dòng vốn FDI vào các nhóm quốc gia Nguồn: Unctad, FDI/MNE database Báo cáo của Unctad về dòng vốn FDI trong giai đoạn 2005 - 2017 chỉ ra xu hướng giảm rõ rệt của các dòng vốn FDI (Hình 2). Tổng giá trị dòng vốn FDI năm 2017 đã giảm 23% so với năm trước. Trong đó dòng vốn chảy vào các quốc gia phát triển giảm tới 37%. Dòng vốn vào các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á vẫn duy trì ở mức ngang bằng so với năm trước (khoảng 467 tỷ USD). Sự tăng mạnh dòng vốn vào lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc đã bù đắp cho sự sụt giảm ở tụ điểm vốn khác bao gồm Hồng Kông, Ấn Độ, Ả rập Saudi. Dòng vốn đầu tư vào các quốc gia ASEAN vẫn có xu hướng tăng nhưng với tốc độ chậm lại (Hình 3). 26
  4. Hình 3: Dòng vốn FDI vào khu vực ASEAN Source: ASEAN Secretariat, ASEAN FDI database Việt Nam hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư FDI. Sự cạnh tranh này đến từ các tụ điểm vốn lớn cũng như những quốc gia mới nổi trong thu hút vốn đầu tư. So sánh với với một số quốc gia xếp trên Việt Nam trong khu vực châu Á về thu hút FDI, có thể thấy rằng tốc độ tăng vốn FDI vào Việt Nam khá chậm, ngang bằng với Hàn Quốc, UAE nhưng thấp hơn nhiều so với 3 tụ điểm vốn lớn nhất là Trung Quốc, Hồng Kông và Ấn Độ (Hình 4a). Hình 4a: Dòng vốn FDI vào một số quốc gia khu vực châu Á 1800000 1600000 1400000 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Trung Quốc Hong Kong Ấn độ Ả Rập Saudi Thổ Nhĩ Kì Hàn Quốc UAE Việt Nam Nguồn: Số liệu từ UNCTAD database về dòng vốn FDI 27
  5. Hình 4b cho thấy sự so sánh về mức độ thay đổi của tổng vốn đầu tư FDI tích luỹ qua các năm của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN. Mặc dù xếp thứ 3 về tổng dòng vốn FDI tích lũy đến năm 2018, nhưng tốc độ tăng vốn của Việt Nam chậm hơn đáng kể so với Singapore và Indonesia. Quy mô và tăng trưởng dòng vốn của Việt Nam chỉ tương đương với Malaysia và Thái Lan. Từ đó có thể thấy rằng, mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút dòng FDI lớn, nhưng cũng không có lợi thế thực sự nổi bật so với các quốc gia trong khu vực. Cùng với sự chậm lại của dòng vốn đầu tư toàn cầu, xu hướng mới đầu tư vào các dự án công nghệ đặc biệt là vào Trung Quốc, dòng đầu tư FDI vào Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế có xu hướng chậm lại, thậm chí suy giảm trong hai năm gần đây.Vì vậy, để duy trì và tăng trưởng dòng vốn FDI vào Việt Nam, cần có chiến lược mới trong thu hút vốn FDI, đặc biệt đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Hình 4b: Tổng dòng vốn FDI tích lũy vào một số quốc gia ASEAN (tỷ USD) 800000 700000 600000 500000 400000 300000 200000 100000 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Singapore Indonesia Việt Nam Malaysia Thái Lan Philippines Myanmar Campuchia Lào Nguồn: Số liệu từ Unctad database về dòng vốn FDI 28
  6. 3. GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠO RA BỞI KHU VỰC DOANH NGHIỆP FDI PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ Theo tính toán từ dữ liệu của Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, năm 2016 khu vực doanh nghiệp tạo ra 3183,6 nghìn tỷ đồng giá trị gia tăng (GTGT), bằng 1,5 lần so với năm 2012 và gấp khoảng 3,7 lần so với năm 2008. Trong đó, các doanh nghiệp FDI đóng góp 38,82%, chỉ xếp sau khu vực kinh tế tư nhân trong tổng GTGT được tạo ra (Hình 5). Hình 5: Tổng GTGT phân theo loại hình doanh nghiệp (tỷ đồng) 3500000 3000000 2500000 1243656 2000000 594727 1500000 1518112 1000000 826370.7 296296.3 500000 289698.8 651839.1 409362 250163.5 0 2008 2012 2016 DN Nhà nước HTX Tư nhân FDI Vai trò của doanh nghiệp FDI trong tổng GTGT của một số các ngành kinh tế có sự thay đổi rõ rệt. Đóng góp vào GTGT của doanh nghiệp FDI giảm mạnh trong ngành khai khoáng, bất động sản, dịch vụ lưu trú, ăn uống. Sự giảm mạnh nhất diễn ra trong ngành khai khoáng, khi mà đóng góp của các doanh nghiệp FDI từ 86,8% năm 2008 giảm chỉ còn 23,84% năm 2016. Ngược lại, vai trò của doanh nghiệp FDI tăng lên trong ngành nông, lâm, thủy sản; chế biến chế tạo; lĩnh vực khoa học và công nghệ. (Hình 6). Lĩnh vực khoa học và công nghệ thu hút lượng đáng kể các doanh nghiệp FDI. Năm 2008, chỉ có 287 doanh nghiệp thì tới năm 2016 đã có tới hơn 1200 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong ngành này, chỉ xếp sau ngành chế biến chế tạo và bán buôn, bán lẻ về tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động. Điểm đáng chú ý tiếp theo đó là sự thay đổi trong ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng và thông tin, truyền thông. Năm 2008 doanh nghiệp FDI lần lượt chỉ đóng góp 14,5% và 5,83%, nhưng tới năm 2016 đã chiếm 36,2% và 36,9% GTGT của hai ngành 29
  7. này. Tuy nhiên lĩnh vực ngân hàng, tài chính chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh nghiệp FDI và giảm từ 1,18% năm 2008 xuống còn 0,91% năm 2016. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI đầu tư vào dịch vụ thông tin, truyền thông có tăng nhưng không đáng kể từ 4,3% lên khoảng 6% trong giai đoạn 2008 - 2016. Bên cạnh đó, nếu xét tỷ lệ doanh nghiệp FDI trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, thì tỷ lệ này ở hai ngành trên chỉ có sự tăng nhẹ lần lượt từ 3,21% lên 4,08% và từ 6,84 % lên 8,79% trong giai đoạn 2008 - 2016. Từ những con số trên có thể nhận thấy rằng, sự gia tăng số lượng doanh nghiệp không phải là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng vai trò của doanh nghiệp FDI trong các ngành này. Thay vào đó, dường như các doanh nghiệp FDI đã hoạt động hiệu quả hơn, dần gia tăng thị phần và trở thành đối trọng cạnh tranh chính của các tổ chức tài chính, ngân hàng cũng như các công ty trong lĩnh vực thông tin truyền thông trong nước.6 Hình 6: Đóng góp của doanh nghiệp FDI vào tổng GTGT toàn ngành năm 2016 (%) % trong tổng GTGT 2008 % trong tổng GTGT 2016 nông, lâm, thuỷ sản 100 giáo dục 80 khai khoáng 60 40 khoa học, công nghệ chế biến, chế tạo 20 0 bất động sản bán buôn, bán lẻ tài chính ngân hàng lưu trú, ăn uống thông tin truyền thông Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2008, 2012 và 2016 Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều doanh nghiệp FDI nhất. Tuy nhiên dòng vốn FDI đang có sự chuyển dịch nhẹ sang các ngành khác. Năm 2008 có khoảng 3.700 doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành chế biến chế tạo, chiếm tới 71% tổng doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam. Năm 2012 có gần 4.500 doanh nghiệp FDI chiếm 58,61%, năm 2016 có hơn 7.000 doanh nghiệp FDI chiếm 54,58% trong tổng số doanh nghiệp trong ngành. Mặc dù vậy, đóng góp của 6 Tỷ lệ doanh nghiệp FDI trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành, tỷ lệ doanh nghiệp FDI đầu tư vào dịch vụ tài chính ngân hàng, thông tin truyền thông được tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2008 và 2016. 30
  8. doanh nghiệp FDI trong GTGT của toàn ngành chế biến, chế tạo tăng từ 50,14% năm 2008 lên 60,52% năm 2016 (Hình 6). Cơ cấu về số lượng doanh nghiệp FDI theo trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến chế tạo không có sự thay đổi lớn qua các năm. Các ngành thu hút nhiều doanh nghiệp FDI nhất vẫn lần lượt là sản xuất trang phục, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, cao su. Sự thay đổi đáng kể diễn ra trong ngành sản xuất đồ điện tử, máy vi tính. Năm 2008 có 3,48% trong tổng số doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành này, tăng lên 5,12% năm 2012 là 9,12% năm 2016. Hình 7 cũng cho thấy xu hướng giảm tỷ lệ doanh nghiệp FDI đầu tư vào các ngành sản xuất trang phục, dệt, thực phẩm. Hình 7: Phân bổ doanh nghiệp FDI trong ngành chế biến chế tạo năm 2008 2012 2016 thực phẩm phương tiện vận tải khác 14 dệt 12 xe động cơ 10 trang phục 8 thiết bị điện 6 da 4 2 điện tử, máy vi tính 0 gỗ hoá chất giấy sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giường,tủ,bàn ghế sản xuất kim loại cao su sản phẩm từ phi kim loại Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2008, 2012 và 2016 Các ngành trong công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp nhiều nhất trong tổng GTGT ngành chế biến chế tạo là sản xuất điện tử, máy vi tính, chế biến thực phẩm, sản xuất trang phục, sản xuất đồ da, đồ uống, chế tạo xe động cơ. Trong đó, doanh nghiệp FDI đã đóng góp phần lớn trong tổng GTGT. Đặc biệt, doanh nghiệp FDI đã đóng góp tới 98,26% trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính năm 2016 (Hình 8). Tỷ lệ này đối với sản xuất đồ da là 85,05%, với sản xuất xe động cơ là 73,52% và với dệt là 71,73%. Nếu phân chia các ngành ra làm 3 nhóm với trình độ sản xuất từ thấp, 31
  9. trung bình, cao7, thì có thể thấy rằng, các doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng nhất và chiếm tới gần 80% GTGT được tạo ra trong các ngành công nghệ cao năm 2016. Trong ngành công nghệ trung bình và thấp, các doanh nghiệp FDI cũng lần lượt chiếm 40,45% và 54,85% tổng GTGT được tạo ra. Trong khi đó, năm 2008 các tỷ lệ lần lượt là 65,5%; 35,41% và 48,62%. Từ đó có thể thấy rằng, ngành chế biến chế tạo của Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI không chỉ ở các ngành có công nghệ sản xuất cao mà còn ở cả các ngành có công nghệ thấp và trung bình. Hình 8: Tổng GTGT các ngành chế biến chế tạo năm 2016 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0 Tổng GTGT DN FDI Tổng GTGT DN trong nước Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2016 Ngành sản xuất điện tử, máy tính có đóng góp lớn nhất trong tổng GTGT khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Hoạt động của các công ty nước ngoài đặc biệt là Samsung đã góp phần tăng tỷ trọng của ngành này từ 8,19% lên gần 24% trong tổng GTGT của khu vực FDI trong ngành chế biến chế tạo (Hình 9). Hình 9 cũng thể hiện rõ ràng rằng, ngoài sản xuất đồ điện tử, máy vi tính, GTGT của khu vực FDI chủ yếu được tạo ra trong các ngành có công nghệ thấp như chế biến thực phẩm, sản xuất trang phục, đồ da. 7 Ngành chế biến chế tạo được coi là có công nghệ sản xuất thấp gồm: chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt, trang phục, da, giầy dép, in, sản xuất tủ, giường, bàn ghế. Ngành chế biến chế tạo được coi là có công nghệ sản xuất trung bình gồm: sản xuất than cốc, cao su, sản suất sản phẩm từ phi kim loại, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sửa chữa bảo dưỡng máy móc. Ngành chế biến, chế tạo được coi là có công nghệ sản xuất cao gồm: sản xuất đồ điện tử, máy vi tính, hóa chất, dược phẩm, thiết bị điện, xe động cơ, sản xuất phương tiện vận tải khác. 32
  10. Hình 9: Đóng góp của các tiểu ngành trong GTGT tạo ra bởi doanh nghiệp FDI trong ngành chế biến chế tạo thực phẩm phương tiện vận tải khác 25 đồ uống 20 xe động cơ dệt 15 10 thiết bị điện trang phục 5 0 điện tử, máy vi tính da hoá chất giường,tủ,ghế sản phẩm từ kim loại đúc sẵn cao su sản xuất kim loại sản phẩm phi kim loại 2008 2012 2016 Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2008, 2012 và 2016 Một số chỉ số về cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động, vốn của các doanh nghiệp chế biến chế, tạo được thể hiện ở 10. Ngành sản xuất điện tử, máy vi tính và sản xuất xe động cơ có GTGT bình quân 1 doanh nghiệp cao hơn các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, cũng trong nhóm ngành có công nghệ cao, sản xuất thiết bị điện chỉ đạt mức GTGT bình quân cao hơn một chút so với sản xuất trang phục và ngành dệt, thấp hơn sản xuất đồ da và chế biến thực phẩm. Một điểm đáng chú ý là một số ngành như hóa chất, cao su, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn chỉ có mức GTGT bình quân 1 doanh nghiệp nhỏ hơn so với một số ngành mà có công nghệ sản xuất thấp hơn như dệt may, trang phục, và đồ da. Xét đến chỉ số trang bị vốn trên 1 người lao động có thể thấy rằng, ngoại trừ ngành hoá chất, các ngành khác đều ở mức dưới 2 tỷ đồng/người và sự chênh lệch giữa các ngành là không đáng kể giữa các ngành, đặc biệt là giữa nhóm công nghệ cao và công nghệ trung bình. Hiệu quả sử dụng lao động và vốn giữa các ngành trong nhóm công nghệ cao và công nghệ trung bình không có nhiều sự khác biệt. Ví dụ như sản xuất xe động cơ có tỷ lệ GTGT trên lao động ngang bằng với sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, tỷ lệ GTGT trên vốn ngang bằng với sản xuất giường tủ, bàn ghế. Ngành sản xuất điện tử, máy vi tính có tỷ lệ GTGT trên lao động và GTGT trên vốn nhỏ hơn so với ngành cao su, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn. GTGT bình quân doanh nghiệp cao nhưng tỷ lệ trang bị vốn trên lao động, GTGT trên lao động, và GTGT trên vốn đều nhỏ, điều này cho thấy GTGT cao chủ yếu đến từ mở rộng quy mô sử dụng lao 33
  11. động hoặc quy mô vốn trong khi đóng góp của yếu tố công nghệ vào GTGT của doanh nghiệp còn hạn chế. Điều này cũng một phần phản ảnh thực tế rằng, các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực có công nghệ cao hoạt động ở Việt Nam vẫn chỉ chủ yếu thực hiện công đoạn lắp ráp thành phẩm mà ít tập trung vào các công đoạn có hàm lượng công nghệ và GTGT cao. Hình 10: Hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp chế biến chế tạo năm 2016 6 400 5 350 300 4 250 3 200 2 150 100 1 50 0 0 GTGT/lao động bình quân DN(tỷ đồng/người) trang bị vốn bình quân 1 lao động (tỷ đồng/người) GTGT bình quân 1 DN (tỷ đồng)- trục phải Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2016 4. GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠO RA BỞI DOANH NGHIỆP FDI PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Hình 11a - b cho thấy phân bố các doanh nghiệp FDI không có sự thay đổi đáng kể qua các năm. Năm 2008, đa phần các doanh nghiệp FDI tập trung ở TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Hai địa phương này lần lượt chiếm tới 30% và 20% tổng số doanh nghiệp FDI toàn quốc. Tính thêm các tỉnh khác cùng thuộc khu kinh tế trọng điểm miền Nam thì khu vực này chiếm tới gần 70% trong tổng số doanh nghiệp. Hà Nội và tính chung cho khu kinh tế trọng điểm miền Bắc lần lượt chiếm 12% và hơn 21% tổng số doanh nghiệp FDI toàn quốc. Đến năm 2016, vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và Bắc Bộ8 vẫn chiếm tới 90% tổng số doanh nghiệp FDI cả nước, trong đó các doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu tập trung ở và lân cận hai thành phố lớn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hai thành phố này lần lượt thu hút 30,1% và 15,6% trong tổng số doanh nghiệp FDI toàn quốc. Số tỉnh được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm theo các Quyết định 145, 146, 148/2004/QĐ-TTg 8 34
  12. Hình 11a - b: Phân bổ doanh nghiệp FDI theo tỉnh năm 2008 và 2016 Hình 11a Hình 11b Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2008 và 2016 Hình 12a và 12b cho thấy doanh nghiệp FDI ngày đóng vai trò quan trọng đối với đa số các tỉnh. Năm 2008, vai trò của doanh nghiệp FDI được thấy rõ nét ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Đến năm 2016, các doanh nghiệp FDI mở rộng sự ảnh hưởng sang các địa phương khác trong khu vực miền núi trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Sự thay đổi theo chiều tăng có thể thấy rõ ràng nhất ở các tỉnh như: Thái Nguyên (4,65% lên 85,1%), Bắc Ninh (từ 30,5% lên 86,6%), Bắc Giang (9,8% lên 59,7%), Hà Tĩnh (1,5% lên 47%), Tiền Giang (7,5% lên 53%). Bên cạnh đó, vai trò của doanh nghiệp FDI có xu hướng giảm ở một số tỉnh. Trong số 15 tỉnh/thành phố có lượng doanh nghiệp FDI lớn nhất, đóng góp của doanh nghiệp FDI trong tổng GTGT khu vực doanh nghiệp giảm nhẹ ở Hà Nội (từ 26% xuống 23%), Long An (từ 48% xuống 45%). Đóng góp của doanh nghiệp FDI giảm mạnh ở Bà Rịa - Vũng Tàu (83,4% xuống 54,9%) và Hưng Yên (44,5% xuống 19,7%). 35
  13. Hình 12a - b: Đóng góp của doanh nghiệp FDI vào GTGT khu vực doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh năm 2008 và 2016 Hình 12a Hình 12b Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2008 và 2016 Hình 13a - b - c cho thấy sự thay đổi trong năng suất lao động9 của các doanh nghiệp FDI phân theo tỉnh/thành phố năm 2008, 2012 và 2016. Một số sự thay đổi rõ rệt có thể thấy ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Hưng Yên, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu. Số lượng doanh nghiệp FDI ở các tỉnh này nhỏ cho nên sự thay đổi lớn về tăng năng suất bình quân mang tính cá biệt, đa phần đều do sự xuất hiện của một, hoặc một vài doanh nghiệp có năng suất cao chủ yếu đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng, sản xuất điện, khí đốt hoặc bất động sản. Riêng đối với tỉnh Hưng Yên, lĩnh vực đóng góp vào sự tăng trưởng của năng suất đến từ các doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp chế biến chế tạo, trong đó có năng suất cao nhất là một số doanh nghiệp ngành cao su, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất máy móc. Trái với các tỉnh khác, năng Năng suất lao động được đo lường bằng giá trị gia tăng trên 1 người lao động (tỷ đồng/người) 9 36
  14. suất bình quân doanh nghiệp FDI ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sự sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2008 - 2016. Nguyên nhân đến từ sự giảm mạnh trong năng suất của các doanh nghiệp FDI trong ngành khai khoáng, sản xuất điện và khí đốt. Hình 13: Năng suất bình quân của doanh nghiệp FDI theo tỉnh, thành phố (a) Năm 2008 (b) Năm 2012 (c) Năm 2016 Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2008,2012 và 2016 Điểm nữa đáng chú ý trong sự thay đổi năng suất là sự suy giảm năng suất bình quân của doanh nghiệp FDI tại Hà Nội, nơi chiếm tới 16% tổng số doanh nghiệp FDI năm 2016. Năm 2012 năng suất bình quân là 0,704 tỷ đồng/người đã giảm xuống còn 0,625 tỷ đồng năm 2016, mức thấp hơn năng suất bình quân của doanh nghiệp FDI toàn quốc (Bảng 1). Xem xét kỹ hơn về cơ cấu doanh nghiệp FDI tại địa bàn Hà Nội, Bảng 1 cho thấy trong giai đoạn 2008 - 2012, Hà Nội thu hút thêm 1036 doanh nghiệp FDI, có 487 doanh nghiệp FDI đã ngừng hoạt động hoặc chuyển địa điểm đăng ký kinh doanh sau năm 2012, 35 doanh nghiệp chuyển đổi sang DN có vốn nhà nước hoặc tư nhân. Bảng 1 cũng 37
  15. có thể thấy rằng, nguyên nhân của sự suy giảm trong năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội đến từ cả các doanh nghiệp đã hoạt động từ 2012 và cả các doanh nghiệp thành lập sau năm 2012. Thứ nhất, các doanh nghiệp hoạt động từ năm 2012 có sự giảm sút đáng kể trong năng suất (từ 0,86 năm 2012 xuống 0,65 năm 2016). Thứ hai, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI sau năm 2012 ở mức thấp. Năm 2016, GTGT bình quân 1 doanh nghiệp chỉ đạt 23,44 tỷ đồng; Năng suất bình quân 0,6 tỷ/người; Tỷ lệ doanh nghiệp có lãi trong năm này chỉ đạt 38,42%. Bảng 1: Thay đổi trong các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội năm 2012 - 2016 GTGT bình Năng suất Trang bị Thay đổi Tỷ lệ DN quân DN bình quân vốn/lao trong số có lãi (%) (tỷ đồng) (tỷ đồng/người) động DN FDI 2012 2016 2012 2016 2012 2016 2012 2016 DN FDI 69,93 96,09 0,50 0,82 52,86 54,27 3,99 5,41 cả nước DN FDI 58,30 58,36 0,70 0,63 45,45 52,15 6,62 5,59 Hà Nội DN FDI biến mất -487 FDI chuyển -35 đổi sở hữu FDI duy trì 985 80,84 95,08 0,86 0,65 56,85 66,59 3,85 5,04 hoạt động FDI mới 1036 23,44 0,60 38,42 6,12 Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra doanh nghiệp 2012 và 2016 Các doanh nghiệp FDI bắt đầu hoạt động sau năm 2012 trên địa bàn Hà Nội chủ yếu tập trung vào các ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ; hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng; thông tin và truyền thông; chế biến chế tạo, và chủ yếu có quy mô lao động và vốn nhỏ, tỷ lệ doanh nghiệp có lãi thấp (bằng và dưới 50%). GTGT bình quân 1 doanh nghiệp cao nhất ở các ngành bất động sản, thông tin truyền thông và dịch vụ tài chính ngân hàng, nhưng thấp hơn nhiều khi so sánh với các doanh nghiệp FDI hoạt động trước năm 2012. Mặt khác, mặc dù năng suất bình quân ở các ngành này ở mức tương đối cao, lần lượt là 1,698 tỷ/người, 1,077 tỷ/người, và 1,008 tỷ/người, nhưng trong hầu hết các lĩnh vực khác (trừ khai khoáng) có năng suất lao động bình quân thấp. 38
  16. So sánh cơ cấu doanh nghiệp FDI hoạt động sau năm 2012 của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có thể thấy rằng, phân bổ doanh nghiệp FDI theo ngành ở hai thành phố khá tương đồng nhau, doanh nghiệp FDI tập trung chính ở ngành bán buôn, bán lẻ và khoa học công nghệ, tuy nhiên mức độ tập trung vào hai ngành này ở TP. Hồ Chí Minh cao hơn. Năng suất hai nghành này ở TP. Hồ Chí Minh cao hơn đáng kể so với ở Hà Nôi (xem Phụ lục 3). Đây là nguyên nhân chính dẫn tới năng suất bình quân các doanh nghiệp FDI cao hơn ở TP. Hồ Chí Minh (xem Phụ lục 2). 5. LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Để đánh giá liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, bài viết sử dụng số liệu điều tra về công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2016 do Tổng cục Thống kê thực hiện. Điều tra được thực hiện với 4467 doanh nghiệp, trong đó có 1.400 doanh nghiệp FDI. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: tỷ lệ nguyên liệu đầu vào cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước; số lượng doanh nghiệp FDI có ký kết hợp đồng cung ứng dài hạn với doanh nghiệp trong nước; tỷ trọng số lượng nhà cung cấp trong nước là các doanh nghiệp FDI; tỷ lệ đầu ra dành cho xuất khẩu. Bài viết đánh giá mối liên kết theo loại hình doanh nghiệp FDI, vùng kinh tế, tiểu ngành chế biến chế tạo, và nguồn gốc vốn đầu tư. Bảng 2: Cung ứng nguyên liệu thô và trung gian cho các doanh nghiệp FDI phân theo hình thức đầu tư vào vùng kinh tế trọng điểm năm 2016 Tỷ lệ nhà cung Số DN Tỷ lệ nguyên Tỷ lệ đầu ra cấp nguyên liệu được liệu do trong dành để dài hạn trong quan nước cung xuất khẩu nước là DN FDI sát cấp (%) (%) (%) Toàn bộ mẫu 1400 52 47,40 55,87 Trong đó: FDI liên doanh, liên kết 125 68 10,61 31,07 100% FDI 1275 51 49,46 58,30 Trọng điểm miền Bắc 207 50 54,66 44,40 Trọng điểm miền Nam 1040 51 49,86 57,30 Vùng khác 153 62 14,29 61,66 Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra công nghệ sản xuất năm 2016 39
  17. Bảng 2 cho thấy mối liên kết doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn rất yếu. Thứ nhất, chỉ 52% giá trị nguyên liệu thô và trung gian được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước. Trong đó trên 80% được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong tỉnh và các tỉnh khác cùng vùng. Thứ hai, mối liên kết FDI - trong nước chỉ có tính ngắn hạn và không bền vững. Trong 1.400 doanh nghiệp FDI được khảo sát, chỉ có 132 doanh nghiệp FDI có ký kết hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp nguyên liệu thô và trung gian trong nước10. Trong số các nhà cung cấp trong nước có ký hết hợp đồng cung ứng dài hạn thì các doanh nghiệp FDI lại chiếm tới 47,4%. Mối liên kết giữa doanh nghiệp 100% FDI với doanh nghiệp trong nước yếu hơn đáng kể so với các doanh nghiệp FDI liên doanh. Chỉ 51% nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp 100% vốn FDI đến từ nhà cung cấp trong nước, trong khi đó tỷ lệ này với doanh nghiệp liên doanh, liên kết là 68%. Mặt khác, chỉ khoảng 10% nhà cung cấp trong nước dài hạn của các doanh nghiệp FDI liên doanh là doanh nghiệp FDI, đối với doanh nghiệp 100% FDI thì tỷ lệ này là 49,45%. Xét về vùng kinh tế, mặc dù vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Nam là nơi thu hút đa số các dự án FDI, nhưng mối liên kết với doanh nghiệp trong nước lại yếu hơn các vùng khác. Bằng chứng là các doanh nghiệp FDI trong hai vùng này chỉ mua khoảng 51% nguyên liệu trong nước, trong khi đó tỷ lệ này với các doanh nghiệp FDI vùng khác là 62%. Mối liên kết FDI - trong nước trong các tiểu ngành công nghiệp chế biến chế tạo được thể hiện trong Hình 14. Có thể thấy rằng, mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước cũng rất yếu trong các ngành thu hút FDI chính. Ngành sản xuất đồ điện tử máy vi tính tạo ra khối lượng GTGT cao nhất, nhưng tỷ lệ nguyên liệu trong nước chỉ chiếm 20%, mặt khác 55% số nhà cung cấp dài hạn trong nước lại là doanh nghiệp FDI. Tương tự, tỷ lệ nguyên liệu trong nước thấp, và tỷ lệ nhà cung ứng dài hạn trong nước là doanh nghiệp FDI cao còn quan sát được ở các ngành FDI quan trọng khác như: sản xuất xe động cơ, sản xuất trang phục, đồ da, sản xuất thiết bị điện. Bên cạnh đó, chỉ một số ít ngành mà nguyên liệu được cung cấp bởi doanh nghiệp trong nước chiếm đa số như là sản xuất gỗ, sản xuất thực phẩm, in ấn, sản xuất sản phẩm phi kim loại, gường tủ, bàn ghế. Một điểm đáng chú ý nữa đó là ở ngành dệt và sản xuất đồ uống, toàn bộ nguyên liệu thô và trung gian trong nước được cung cấp bởi các doanh nghiệp FDI. 10 Hợp đồng cung cấp dài hạn là hợp đồng có thời hạn từ 36 tháng trở lên. 40
  18. Hình 14: Cung ứng nguyên liệu thô và trung gian cho các doanh nghiệp FDI trong các ngành chế biến chế tạo năm 2016 điện tử, máy vi tính 55 28 dược phẩm 34 36 xe động cơ 65 41 trang phục 50 41 da 67 44 thiết bị điện 75 45 hoá chất 52 46 40 sản xuất kim loại 46 33 cao su 47 sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 70 50 dệt 56 giấy 52 61 đồ uống 65 giường, tủ, bàn ghế 66 38 sản phẩm từ phi kim loại 69 25 in 76 50 thực phẩm 76 5 gỗ 83 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỉ lệ nhà cung cấp nguyên liệu trong nước dài hạn là DN FDI (%) tỉ lệ nguyên liệu do trong nước cung cấp (%) Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra công nghệ sản xuất năm 2016 Xét đến mối liên kết của các doanh nghiệp FDI theo nguồn gốc vốn. Hình 15 cho thấy mối liên kết mạnh hơn đối với doanh nghiệp trong nước đến từ các doanh nghiệp FDI từ Hoa Kỳ, Anh, và Singapore. Tiếp đến là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Các doanh nghiệp từ Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản có ít mối liên kết với các doanh nghiệp trong nước. 41
  19. Hình 15: Cung ứng nguyên liệu thô và trung gian cho các doanh nghiệp FDI phân theo nguồn gốc vốn năm 2016 Anh 17 83 Hoa Kì 11 89 Malaysia 59 41 Thái Lan 50 50 32 Trung Quốc 68 Hồng Kong 50 50 Nhật Bản 66 34 Đài Loan 53 47 Hàn Quốc 34 66 Singapore 24 76 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỉ lệ nhà cung cấp nguyên liệu trong nước dài hạn là DN FDI (%) tỉ lệ nguyên liệu do trong nước cung cấp (%) Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra công nghệ sản xuất năm 2016 Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù nguồn gốc vốn có thể liên quan tới chất lượng vốn FDI nhưng các phân tích về nguồn gốc vốn có khả năng bị sai lệch do các doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư thông qua danh nghĩa của một nước thứ ba để tận dụng các lợi ích từ sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Xu hướng phổ biến đó là người đại diện pháp lý của các doanh nghiệp FDI sẽ mang quốc tịch của nước đầu tư, hoặc nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, một nhà đầu tư thông qua một pháp nhân ở quốc gia, vùng lãnh thổ thứ ba để đầu tư sang nước khác, thì thông thường người đại diện pháp lý của doanh nghiệp FDI sẽ mang quốc tịch của quốc gia nguồn thay vì quốc tịch của quốc gia thứ ba.Theo logic ấy, thì nếu một doanh nghiệp FDI mà quốc tịch của người đại diện và nước đăng ký đầu tư khác nhau thì có khả năng doanh nghiệp này có các hành vi chuyển giá. Ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này đó là trường hợp của Samsung. Hai nhà máy Samsumg tại Bắc Ninh và Thái Nguyên là hai pháp nhân độc lập, người đại diện của hai công ty mang quốc tịch Hàn Quốc, nhưng quốc gia đăng ký đầu tư đăng ký là Singapore. Từ Phụ lục 4 có thể thấy rằng, tỷ lệ quốc tịch người đại diên doanh nghiệp FDI không trùng với nước đầu tư xảy ra phổ biến đối với các dự án từ các quốc đảo, vùng lãnh thổ (Virgin, Samoa, Cayman, Xay-sen) và Hồng Kông, 42
  20. những nơi được coi là các “thiên đường thuế”. Ngoài ra, Singapore cũng có tỷ lệ cao các dự án đầu tư vào Việt Nam mà người đại diện pháp lý mang quốc tịch khác, chủ yếu là quốc tịch Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc. Đây là hiện tượng ngày càng phổ biến và cần được nghiên cứu kỹ hơn. Tuy nhiên bài viết này chỉ tập trung vào hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI chứ không phân tích hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. 6. MỘT SỐ KẾT LUẬN Phân tích thống kê mô tả dựa trên số liệu từ Unctad và Uỷ ban ASEAN cho thấy hai xu hướng của dòng vốn đầu tư quốc tế. Thứ nhất, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển hướng từ đầu tư ra nước ngoài sang đầu tư trong nước, dẫn đến dòng vốn đầu tư FDI toàn cầu có xu hướng giảm rõ rệt trong những năm gần đây. Xu hướng thứ hai là sự dịch chuyển của dòng FDI vào những ngành có hàm lượng công nghệ cao, các ngành liên quan tới công nghệ thông tin. Mặc dù Việt Nam được đánh giá là thành công trong việc thu hút FDI trong những năm qua, tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam không có nhiều lợi thế nổi bật để tạo ra đột biến trong thu hút vốn đầu tư FDI. Tốc độ dòng vốn chảy vào Việt Nam có xu hướng chậm lại và thậm chí giảm do tác động của hai xu hướng nói trên. Điều đó đạt ra thách thức đối với Việt Nam trong việc duy trì và gia tăng dòng vốn FDI, đặc biệt đối với dòng vốn FDI công nghệ cao. Phân tích dựa trên số liệu điều tra doanh nghiệp các năm 2008, 2012, 2016 chỉ ra một số kết luận về hiệu quả hoạt động và vai trò của các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn sau khủng khoảng kinh tế. Cần nhấn mạnh rằng, mặc dù bài viết không đề cập đến các mặt tích cực của khu vực doanh nghiệp FDI điều đó không có nghĩa rằng, bài viết muốn vẽ lên một bức tranh hoàn toàn tiêu cực về FDI. Thay vào đó, những kết luận dưới đây tập trung vào các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của các doanh nghiệp FDI để từ đó là cơ sở cho những chiến lược, chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI trong thời gian tới. Thứ nhất, khu vực FDI đóng góp ngày càng lớn trong giá trị gia tăng tạo ra của khu vực doanh nghiệp. Mặc dù hiện tại khu vực tư nhân vẫn đóng góp lớn nhất trong tổng giá trị gia tăng, tuy nhiên tốc độ tăng giá trị gia tăng của doanh nghiệp FDI cao hơn so với doanh nghiệp tư nhân.Trong giai đoạn 2008 - 2016, vai trò của doanh nghiệp trong nước tăng lên ở một số ngành bao gồm dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục, bất động sản, tuy nhiên trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo doanh nghiêp FDI vẫn giữ vai trò chủ đạo. Thậm chí trong một số tiểu ngành, ví dụ như sản xuất đồ điện tử, máy vi tính, sản xuất xe động cơ và các phương tiện vận tải các doanh nghiệp, FDI lấn át hoàn toàn doanh nghiệp nội địa trong việc tạo ra giá trị gia tăng. Điều này tạo ra nguy cơ các doanh nghiệp FDI có thể vươn lên trở thành bộ phận đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị gia tăng, từ đó có thể tạo ra những tiêu cực đối với nền kinh tế khi phải phụ thuộc 43
nguon tai.lieu . vn