Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0021 Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 154-166 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA ĐÔ THỊ TRUNG TÂM ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Phạm Ngọc Trụ Khoa Đầu tư, Học viện Chính sách và Phát triển Tóm tắt. Mỗi vùng, quốc gia đều có mạng lưới đô thị (tuy ở trình độ phát triển khác nhau), trong đó thường có sự phân hóa về quy mô, vai trò. . . giữa đô thị trung tâm (ĐTTT) và các đô thị vệ tinh. Các ĐTTT đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển vùng, quốc gia thông qua thúc đẩy hiện đại hóa, đô thị hóa, nâng cao hiệu suất phát triển và chất lượng cuộc sống dân cư. Thực tiễn phát triển ĐTTT và phát huy vai trò của các ĐTTT đối với phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đòi hỏi phải được phân tích bằng bộ chỉ tiêu định lượng để thấy rõ hơn vai trò của các ĐTTT của vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đóng vai trò quyết định ra sao đối với sự phát triển của toàn vùng cũng qua đó cho phép rút ra những bài học bổ ích cho việc đánh giá sự phát triển ĐTTT tại các vùng khác ở nước ta. Đồng thời, qua phân tích còn cho thấy việc phát triển của bản thân các ĐTTT cũng như việc phát huy vai trò của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. Bài báo đề xuất định hướng và giải pháp phát huy vai trò của các ĐTTT đối với phát triển vùng ĐBSH. Từ khóa: Đô thị trung tâm, vai trò của đô thị trung tâm, bộ chỉ tiêu, vùng Đồng bằng sông Hồng. 1. Mở đầu Quá trình đô thị hóa ở ĐBSH diễn ra với tốc độ rất nhanh chóng trong những năm gần đây nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại còn khá thấp. Việc phát triển đô thị, nhất là ĐTTT ở ĐBSH còn nhiều điểm chưa rõ cả về lí luận và thực tiễn vì thế còn nhiều ý kiến khác nhau về phát triển đô thị ở vùng này. Trong bối cảnh ấy, tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề đánh giá vai trò của ĐTTT đối với vùng ĐBSH nhằm góp phần làm rõ cả mặt lí luận và thực tiễn phát triển ĐTTT ở Việt Nam. Mục đích bài báo nhằm đề xuất nội hàm của vai trò ĐTTT đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSH; nội dung đánh giá vai trò và chỉ tiêu đánh giá vai trò ĐTTT đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng nhằm nhìn nhận đúng hơn về đường lối phát triển cũng như những điều chỉnh cần thiết, mang tính chiến lược đối với phát triển ĐTTT ở vùng này. Ngày nhận bài: 15/10/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017 Liên hệ: Phạm Ngọc Trụ, e-mail: phamngoctru@apd.edu 154
  2. Đánh giá vai trò của đô thị trung tâm đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng:... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về vai trò và bộ chỉ tiêu đánh giá vai trò của đô thị trung tâm đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Trong các nghiên cứu đã được công bố, các học giả ở cả trong và ngoài nước đều thống nhất ở nhận thức rằng các đô thị, đặc biệt là ĐTTT (hoặc đô thị hạt nhân) giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở cả cấp độ quốc gia, vùng và địa phương. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đó (của các tác giả như Keith R. Ihlanfeldt, Richard Voith, Michael Spence, Trương Quang Thao. . . ) chưa lí giải thật đầy đủ về vai trò (ví dụ: gần như chưa đề cập đến vai trò của các ĐTTT đối với hiện đại hóa vùng) của các ĐTTT trong hệ thống đô thị cũng như trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ cụ thể trong bối cảnh Việt Nam. Về nội dung đánh giá vai trò của ĐTTT đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng, các học giả tập trung nghiên cứu vào mức độ lan tỏa của ĐTTT, đặc biệt là 02 yếu tố: hàng hóa và lao động. Các nội dung đánh giá vai trò trong các lĩnh vực dịch vụ còn ít được đề cập đến. Về bộ chỉ tiêu đánh giá, qua nghiên cứu tổng quan cho thấy các tác giả trong và ngoài nước đều hạn chế trong việc định lượng khi đánh giá vai trò của ĐTTT đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng. Các công trình nghiên cứu có liên quan đánh giá vai trò của các ĐTTT (như các công trình của H.C. Carey, W. J. Reilly và Nhiễu Hội Lâm) cho thấy đến nay các nhà khoa học mới đi sâu tìm kiếm các chỉ tiêu đánh giá tác động của hai đô thị và tác động của mỗi đô thị (trong hai) đối với một địa điểm nào đó trong một vùng lãnh thổ. Họ chưa đề cập chỉ tiêu định lượng phản ánh vai trò của ĐTTT tới sự phát triển của một vùng lãnh thổ xác định như chỉ tiêu phản ánh vai trò của ĐTTT đối với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, cung cấp dịch vụ cho khu vực xung quanh và vai trò thúc đẩy của trung tâm đối với sự phát triển chung của vùng thông qua thúc đẩy sản xuất hàng hóa,. . . 2.2. Đề xuất của tác giả về vai trò và bộ chỉ tiêu đánh giá vai trò của đô thị trung tâm đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng 2.2.1. Nội dung đánh giá vai trò của đô thị trung tâm đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Tác giả cho rằng ĐTTT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng nhờ vào đặc điểm về quy mô cũng như sức lan tỏa – thu hút của nó. Về bản chất, vai trò đó được thể hiện qua sự đóng góp của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả phân tích một số vai trò tiêu biểu sau: * Đóng góp vào việc thay đổi cơ cấu và chất lượng dân số vùng Các ĐTTT là nơi tập trung dân số đô thị đồng thời cũng là nơi có sức thu hút dân cư và lao động ở xung quanh, vì thế đây là nơi có vai trò hết sức quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu và chất lượng dân số vùng. Trước hết là đối với cơ cấu dân số, biểu hiện rõ nét nhất vai trò của các ĐTTT đó là sự thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị - nông thôn của vùng. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, số lượng dân cư nông thôn di cư vào các đô thị, đặc biệt là ĐTTT khiến cho tỉ lệ dân thành thị trong vùng ngày càng được nâng cao. Thậm chí, có thể nói ở nhiều vùng, các ĐTTT đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao tỉ lệ dân thành thị của toàn vùng. Vai trò của các ĐTTT trong việc thay đổi cơ cấu dân số không chỉ thể hiện ở quá trình 155
  3. Phạm Ngọc Trụ chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị - nông thôn mà kèm theo sau đó là cơ cấu về độ tuổi, về thành phần nghề nghiệp. . . bởi đặc điểm các quá trình dân số ở đô thị có nhiều nét khác biệt so với vùng nông thôn. Cùng với việc làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị - nông thôn, chất lượng dân số của vùng cũng chịu tác động mạnh của các ĐTTT. Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng dân số đó là số lao động đã qua đào tạo. Do đặc thù cơ cấu ngành SX cùng với vai trò của một trung tâm đào tạo – nghiên cứu khoa học nên các ĐTTT là nơi tập trung đông số lượng lao động có trình độ đồng thời liên tục được bổ sung từ các vùng nông thôn xung quanh. Tuy vậy, như tác giả đã phân tích ở trên, việc thu hút quá mức số lao động có trình độ tập trung ở ĐTTT cũng gây ra những trở ngại đáng kể đối với cả ĐTTT (trong việc sắp xếp, bố trí việc làm) cũng như với lãnh thổ còn lại (thiếu lao động có trình độ, tay nghề). * Đóng góp vào thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế vùng Vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các đô thị nói chung và ĐTTT nói riêng đã được thực tiễn kiểm nghiệm: các đô thị ngày nay đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Các ĐTTT với khả năng phát huy lợi thế kinh tế nhờ quy mô (về nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng, về số lượng và quy mô các cơ sở sản xuất, kinh doanh. . . ) trở thành những trung tâm kinh tế lớn, giữ tỉ trọng cao và là lãnh thổ có đóng góp quyết định trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng. Cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các ĐTTT còn có vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng hiện đại hóa. Có thể hình dung nếu chia lãnh thổ của vùng thành hai bộ phận là ĐTTT và phần còn lại thì cơ cấu kinh tế theo ngành giữa hai bộ phận này có sự khác biệt rất lớn, đặc biệt là ở những vùng thuộc các quốc gia đang phát triển. Cơ cấu kinh tế theo ngành ở các ĐTTT mang dấu ấn đậm nét của các ngành dịch vụ, công nghiệp chứa hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao trong khi ở phần lãnh thổ còn lại, tỉ trọng các ngành khu vực nông nghiệp và công nghiệp gia công vẫn chiếm ưu thế. Chính sự khác biệt về cơ cấu kinh tế dẫn đến trong quá trình phát triển, phần đóng góp của các ĐTTT với các ngành hiện đại vào các cơ cấu kinh tế chung toàn vùng có xu hướng không ngừng tăng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. * Đóng góp vào giải quyết việc làm và gia tăng năng suất lao động vùng Các ĐTTT là nơi có các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh vì thế số lượng việc làm mới tạo ra hàng năm là rất lớn. Bên cạnh số lượng lớn lao động nhập cư, các ĐTTT còn là nơi thu hút lượng lao động theo thời vụ và lao động di cư trong ngày từ lãnh thổ xung quanh. Ngoài khả năng góp phần giải quyết nhu cầu việc làm, cơ cấu kinh tế với nhiều ngành hiện đại, có giá trị gia tăng lớn khiến năng suất bình quân của lao động ở các ĐTTT thường cao hơn nhiều so với mức bình quân của vùng. Chính vì vậy, có thể khẳng định các ĐTTT góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động của vùng. Năng suất lao động và thu nhập cao là một trong những động lực quan trọng thu hút số lượng đáng kể lao động từ lãnh thổ xung quanh đến các ĐTTT tìm kiếm việc làm thường xuyên hoặc theo mùa vụ. * Đóng góp vào thúc đẩy phát triển thương mại và độ mở kinh tế Các ĐTTT luôn nắm giữ vai trò là trung tâm thu hút – lan tỏa các luồng hàng hóa, dịch vụ của vùng, chính vì thế chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại của vùng. Tác giả nhìn nhận vai trò này dưới 2 khía cạnh nổi bật sau: - Trong hoạt động nội thương, ĐTTT là trung tâm thu hút mạnh mẽ các luồng lương thực, thực phẩm (đặc biệt là thực phẩm tươi sống hàng ngày) đồng thời là nơi cung cấp chính các sản 156
  4. Đánh giá vai trò của đô thị trung tâm đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng:... Hình 1. Các dấu hiệu thể hiện vai trò của đô thị trung tâm đối với phát triển vùng (Nguồn: Tác giả đề xuất) phẩm hàng hóa công nghiệp, công nghệ cho phần còn lại của vùng. - Trong hoạt động ngoại thương, các ĐTTT chính là những đầu mối, trung tâm xuất - nhập khẩu hàng hóa của cả vùng bởi đây là nơi tập trung cơ quan điều hành, phân phối hàng hóa của những tập đoàn lớn, đặc biệt là đối với mặt hàng nhập khẩu. Bởi vậy, các ĐTTT thường đóng vai trò quyết định đối với việc thúc đẩy và gia tăng độ mở nền kinh tế của vùng. * Đóng góp vào giải quyết nhu cầu đào tạo và khám chữa bệnh Các ĐTTT có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, đặc biệt là những dịch vụ chất lượng cao như giáo dục và y tế. Trong giáo dục, các ĐTTT là nơi tập trung hầu hết các trường Đại học và cơ quan nghiên cứu quan trọng nhất của vùng, vì thế đây cũng là trung tâm đào tạo Đại học và sau Đại học lớn nhất vùng. Trong y tế, việc tập trung các bệnh viện có quy mô lớn, hiện đại giúp các ĐTTT có thể đảm nhận vai trò là trung tâm khám chữa bệnh của vùng. Tuy vậy, việc tập trung quá đông các cơ sở đào tạo và bệnh viện ở một số ĐTTT cũng dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn nổi bật là tình trạng quá tải ở các ĐTTT. Chính phủ ở nhiều quốc gia đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu mặt trái này song hiệu quả đem lại chưa được như mong muốn. 2.2.2. Bộ chỉ tiêu sử dụng để đánh giá vai trò của ĐTTT đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng (trong điều kiện Việt Nam) * Đóng góp vào việc thay đổi cơ cấu dân số vùng Theo tác giả, đóng góp của các ĐTTT vào việc thay đổi cơ cấu dân số của vùng (ĐCCDS) được thể hiện qua nhiều khía cạnh song nổi bật là đóng góp vào gia tăng dân thành thị của toàn vùng. Chỉ tiêu này được tính theo biểu thức: △DDT T T DCCDS = ∗ 100(%) (1) △DV Trong đó: △DCCDS là gia tăng dân số ở ĐTTT; △DV Gia tăng dân số thành thị của toàn 157
  5. Phạm Ngọc Trụ vùng. * Đóng góp vào gia tăng quy mô GDP vùng (DGDP ) Đóng góp của ĐTTT vào gia tăng quy mô GDP toàn vùng được tính theo biểu thức: △GDPDT T T DGDP = ∗ 100(%) (2) △GDPV Trong đó: △GDPDT T T là gia tăng GDP ở ĐTTT; △GDPV là gia tăng GDP của toàn vùng. * Đóng góp vào hiện đại hóa cơ cấu kinh tế vùng Đóng góp của ĐTTT vào hiện đại hóa cơ cấu kinh tế vùng (DHD ) được thể hiện qua: - Chỉ số tương quan thay đổi tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của ĐTTT so với toàn vùng. Nó được tính bằng biểu thức sau đây: △P N NDT T T DHD1 = ∗ 100(%) (3a) △P N NV Trong đó: DHD1 là đóng góp của các ĐTTT vào gia tăng tỉ trọng GDP các ngành phi nông nghiệp của vùng; △P N NDT T T là gia tăng tỉ trọng GDP các ngành phi nông nghiệp của ĐTTT; △P N NV là gia tăng tỉ trọng GDP các ngành phi nông nghiệp của toàn vùng. - Đóng góp của ĐTTT vào gia tăng GDP các ngành có công nghệ hiện đại của vùng. Nó được tính bằng biểu thức: △GDPHDD T T T DHD2 = ∗ 100(%) (3b) △GDPHDV Trong đó: DHD2 là đóng góp của các ĐTTT vào gia tăng GDP các ngành có công nghệ hiện đại của vùng; △GDPHDD T T T : Gia tăng GDP các ngành có công nghệ hiện đại của ĐTTT; △GDPHDV là gia tăng GDP các ngành có công nghệ hiện đại của vùng. * Đóng góp vào việc giải quyết việc làm của vùng (DV L ) được tính bằng biểu thức: △V LDT T T DV L = ∗ 100(%) (4) △V LV Trong đó: △V LDT T T là gia tăng số việc làm mới ở ĐTTT; △V LV là gia tăng số việc làm mới của toàn vùng. * Đóng góp vào độ mở nền kinh tế vùng Đóng góp của các ĐTTT vào độ mở nền kinh tế của vùng (DXK ) được tính theo biểu thức: XKDT T T DXK = ∗ DV (%) (5) XKV Trong đó: XKDT T T là giá trị xuất khẩu của các ĐTTT; XKV là giá trị xuất khẩu của toàn vùng; DVV là độ mở của nền kinh tế vùng; GDPV là GDP của toàn vùng. XKV DV = ∗ 100(%) GDPV 158
  6. Đánh giá vai trò của đô thị trung tâm đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng:... * Đóng góp vào đào tạo nhân lực của vùng (DDT ) Đóng góp của ĐTTT vào đào tạo nguồn nhân lực của vùng được tính biểu thức: SVN V DT T T DDT = ∗ 100(%) (6) SVT V Trong đó: DDT là đóng góp của các ĐTTT vào đào tạo nguồn nhân lực của toàn vùng; SVN V DT T T T là số sinh viên nội vùng học ở cơ sở đào tạo đặt tại ĐTTT; SVT V là tổng số sinh viên của toàn vùng. * Đóng góp vào việc khám chữa bệnh cho vùng Đóng góp của ĐTTT vào việc khám chữa bệnh cho vùng (DKB ) được tính theo biểu thức: BNN V DT T T DKB = ∗ 100(%) (7) BNT V Trong đó: DKB là đóng góp của các ĐTTT vào việc khám chữa bệnh cho vùng; BNN V DT T T là số bệnh nhân nội vùng khám chữa bệnh ở ĐTTT; BNT V là tổng số người khám chữa bệnh toàn vùng. Về mặt lí thuyết, để đảm bảo tính đầy đủ và tính toàn diện phản ánh vai trò ĐTTT đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng thì cần sử dụng 07 chỉ tiêu trên. Tuy nhiên, trong thực tế, tùy điều kiện số liệu thống kê mà quyết định số và loại chỉ tiêu được sử dụng để phân tích. 2.3. Vận dụng bộ chỉ tiêu vào việc đánh giá vai trò đô thị trung tâm với phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng 2.3.1. Thay đổi cơ cấu và chất lượng dân số vùng Năm 2015 tổng dân số của 03 ĐTTT khoảng 4,725 triệu người (trong đó đô thị Hà Nội chiếm 72,3%; đô thị Hải Phòng chiếm 22,1%, đô thị Nam Định chiếm 5,6%). Trong 15 năm (2001-2015) dân số của toàn bộ hệ thống đô thị của vùng ĐBSH tăng 3,1 triệu người thì riêng số dân của 3 ĐTTT đã chiếm khoảng 81,5%. Như vậy, 03 ĐTTT quyết định tăng dân số đô thị của vùng ĐBSH. Bảng 1. Đóng góp của các đô thị trung tâm vào gia tăng dân số đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng Tăng trong giai Khu vực Đơn vị Năm 2000 Năm 2015 đoạn 2001-2015 Tổng dân số đô thị Nghìn người 3450,8 6553,4 3102,6 toàn vùng ĐBSH Dân số 3 ĐTTT Nghìn người 2196,3 4724,7 2528,4 Tỉ trọng ĐTTT so với % 63,6 72,1 ĐCCDS = 81,5 toàn vùng (Nguồn: Tác giả xử lí từ niên giám thống kê các tỉnh vùng ĐBSH) Từ năm 2000 đến năm 2015, các ĐTTT đã tiếp nhận khoảng 2,34 triệu người từ khu vực nông thôn. Tức là trong 15 năm qua có 2,34 triệu người nông dân trở thành thị dân qua nhập cư và chuyển đổi địa giới hành chính, chiếm gần 93% dân số gia tăng tại các ĐTTT. Gia tăng dân số tại các ĐTTT cũng chiếm tới 81,5% tổng số dân thành thị tăng thêm của toàn vùng. Mặc dù ở một 159
  7. Phạm Ngọc Trụ số khu vực, việc “phình to” các ĐTTT không gắn liền với sự phát triển của dịch vụ và kết cấu hạ tầng kĩ thuật đô thị sẽ gây ra tình trạng bất lợi cho sự phát triển của bản thân các đô thị đó cũng như ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển chung của vùng ĐBSH. Tuy nhiên, xét theo cấu trúc dân số cũng cho thấy nhiều điều lí thú trong quá trình phân tích về phát triển: Dân số tăng lên của các ĐTTT mang tính tiến bộ và điều đó tác động nhiều tới phát triển kinh tế. Trong 15 năm qua, chất lượng dân số của các ĐTTT tăng lên đáng kể. Tỉ trọng dân số có trình độ đại học trở lên tăng lên tương đối khá, từ 12,7% lên 25,1%. Chính điểm này ảnh hưởng có lợi cho thay đổi cơ cấu ngành nghề của bản thân các đô thị cũng như của cả vùng lớn. 2.3.2. Đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế vùng * Đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng Vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội của cả vùng của các ĐTTT được thể hiện rất rõ nét qua đóng góp của các đô thị này vào tăng trưởng kinh tế chung của cả vùng. Đóng góp của ĐTTT vào tăng trưởng được thể hiện rõ nét qua đóng góp vào gia tăng quy mô GDP của vùng trong giai đoạn 2001 – 2015. Quan sát bảng 2 dưới đây cho thấy tỉ trọng của các ĐTTT trong cơ cấu GDP toàn vùng cao và đang có xu hướng tăng khá nhanh trong giai đoạn 2000 – 2015. Trong số ba ĐTTT, vai trò của ĐTTT Hà Nội nổi bật hơn hẳn khi chiếm tỉ trọng cao và tăng nhanh, từ 29,0% lên tới 33,6% GDP của toàn vùng. Tỉ trọng của ĐTTT Hải Phòng trong cơ cấu GDP toàn vùng tăng không đáng kể, từ 8,8% lên 9,2%. ĐTTT Nam Định chiếm tỉ trọng còn khiêm tốn song cũng có dấu hiệu tăng, từ 1,5% lên 1,8%. Bảng 2. Đóng góp của các đô thị trung tâm vào gia tăng quy mô GDP vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000 - 2015 Quy mô % đóng góp vào gia tăng Đô thị Năm 2000 Năm 2015 GDP gia quy mô GDP của vùng tăng giai đoạn 2001 - 2015 %so với %so với GDP GDP vùng vùng Hà Nội 24122,0 29,0 341986,3 33,6 317864,3 33,9 Hải Phòng 7308,2 8,8 93903,3 9,2 86595,1 9,3 Nam Định 1223,0 1,5 21243,5 1,8 20020,5 1,8 Tổng 32653,2 39,3 457133,1 44,5 424479,9 DGDP = 44,9 (Nguồn: Tác giả xử lí từ niên giám thống kê các tỉnh vùng ĐBSH) Do nắm giữ tỉ trọng cao trong cơ cấu nên tốc độ tăng trưởng của các ĐTTT có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng chung của toàn vùng. Trong giai đoạn 2001 - 2015, nhờ tốc độ tăng trưởng cao của các ĐTTT (trung bình 15,7%/năm – giá SS 2010) nên tốc độ tăng trưởng chung của vùng ĐBSH cũng đạt mức cao, cao hơn trung bình của cả nước (10,8%/năm so với 6,3%/năm). Đóng góp của ba ĐTTT vào tăng trưởng GDP của toàn vùng chiếm tỉ trọng rất lớn: chiếm 44,9% quy mô GDP gia tăng trong giai đoạn 2001 – 2015. Như vậy, với việc đóng góp 44,9% vào gia tăng quy mô GDP của vùng, ba ĐTTT đóng góp tới gần 4,85 điểm phần trăm tăng trưởng trong số 10,8 điểm phần trăm tăng trưởng của cả vùng. ĐTTT Hà Nội vẫn là địa bàn có đóng góp quan trọng nhất vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của toàn vùng khi chiếm tới 33,9% quy mô gia tăng GDP (đóng góp 3,66 điểm tăng trưởng); ĐTTT Hải Phòng giữ vai trò quan trọng thứ hai với đóng góp khoảng 9,3% (đóng góp 1,0 điểm tăng trưởng); ĐTTT Nam Định mới đóng góp khoảng 0,2 điểm tăng trưởng. 160
  8. Đánh giá vai trò của đô thị trung tâm đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng:... Như vậy với việc đóng góp 42,3% gia tăng quy mô GDP của toàn vùng có thể khẳng định các ĐTTT chính là đầu tàu tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn vùng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. * Đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng hiện đại Cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSH trong những năm gần đây có những bước chuyển dịch đáng kể, trong đó các ĐTTT có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong giai đoạn 2000 - 2015, cơ cấu kinh tế theo ngành của các ĐTTT có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của khu vực phi nông nghiệp. Mức tăng – giảm theo giá trị phần trăm của các ĐTTT khá nhỏ do cơ cấu kinh tế theo khu vực nông nghiệp – phi nông nghiệp đã có sự ổn định tương đối trong những năm gần đây. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ĐTTT có tác động lớn đến cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH, đặc biệt là đối với tỉ trọng của khu vực phi nông nghiệp do các ĐTTT đóng góp phần lớn vào gia tăng của khu vực này. Theo đó, cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSH có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của nhóm ngành SX nông nghiệp, tăng tỉ trọng nhóm ngành SX phi nông nghiệp (9,6%). Để đánh giá mức độ ảnh hưởng này, tác giả sử dụng hệ số tương quan giữa độ chuyển dịch ở khu vực phi nông nghiệp của các ĐTTT so với của toàn vùng. Kết quả xử lí cho thấy hệ số này là 1 : 6. Điều này chỉ ra rằng, trung bình trong giai đoạn 2001 – 2015, nếu độ chuyển dịch sang khu vực phi nông nghiệp của các ĐTTT đạt 1% thì kéo theo chỉ số này ở toàn vùng là 6%. Bảng 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành ở các đô thị trung tâm và vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 – 2015 Đô thị Biến động tỉ trọng khu vực phi nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2015 (%) Hà Nội + 0,9 Hải Phòng + 3,1 Nam Định + 1,7 Tổng các ĐTTT (A) + 1,6 Toàn vùng ĐBSH (B) + 9,6 Hệ số tương quan (A/B) 1:6 ĐHD1 16,7 (Nguồn: Tác giả xử lí từ niên giám thống kê các tỉnh vùng ĐBSH) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ĐBSH do tốc độ tăng nhanh hay chậm khác nhau của các ngành kinh tế mà trong đó, phần đóng góp vào gia tăng quy mô của các ĐTTT chiếm giữ phần hết sức quan trọng. Vì thế có thể khẳng định các ĐTTT đóng vai trò là động lực quan trọng hàng đầu trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSH. * Đóng góp vào giải quyết việc làm của vùng Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu ngành nghề đa dạng và có bước chuyển dịch hợp lí, các ĐTTT đã đạt hiệu quả đáng kể trong việc giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động không chỉ ở đô thị mà còn ở các khu vực xung quanh. Năm 2015, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở ba ĐTTT là 2286,2 nghìn người, chiếm 17,2% so với toàn vùng. Trong giai đoạn 2001 - 2015, các ĐTTT đã giải quyết được 1121,4 nghìn việc làm mới, đóng góp vào việc giải quyết khoảng 23,4% (ĐVL=22,3) số việc làm mới của toàn vùng trong giai đoạn trên, trong đó khoảng 98% là việc làm trong các ngành phi nông nghiệp. Tỉ trọng lao động của khu vực phi nông nghiệp ngày càng cao trong cơ cấu lao động 161
  9. Phạm Ngọc Trụ đang làm việc trong các ngành kinh tế, tăng từ 83,3% lên 93,4% do phần lớn số việc làm mới thuộc về các ngành phi nông nghiệp. Sự gia tăng cả về số lượng và tỉ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp là biểu hiện rất tích cực trong hiện trạng sử dụng lao động ở các ĐTTT. Chuyển dịch cơ cấu lao động là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm tăng năng suất lao động của các ĐTTT bởi mặc dù cùng tăng nhưng chênh lệch giữa năng suất lao động ở nhóm ngành nông nghiệp với nhóm ngành phi nông nghiệp là rất lớn. Từ năm 2000 đến năm 2015 năng suất lao động bình quân của vùng ĐBSH tăng từ 12,1 triệu đồng lên 51,1 triệu đồng trong đó tỉ trọng đóng góp của ba ĐTTT vào năng suất lao động của vùng ĐBSH là rất lớn, chiếm tới 50,6%. Nói cách khác, về cơ bản ba ĐTTT giữa vai trò tương đối quyết định năng suất lao động của vùng ĐBSH. Song do năng suất lao động của các ĐTTT cũng chưa vượt trội nên năng suất lao động bình quân của vùng ĐBSH cũng chỉ bằng khoảng 1,3 - 1,4 lần mức trung bình của cả nước. Ngoài việc giải quyết nhu cầu việc làm của lao động tại chỗ, khu vực trung tâm còn là nơi thu hút và giải quyết việc làm cho một số lượng lao động đáng kể từ các huyện và các tỉnh xung quanh. Số lượng lao động tạm thời này tuy chưa được thống kê một cách đầy đủ và chính xác song có thể chiếm từ 10 - 15% số lao động đang làm việc ở các huyện tiếp giáp với các quận trung tâm và giảm dần theo khoảng cách. Luồng lao động di cư một cách tự phát về khu vực trung tâm để tìm kiếm việc làm một mặt có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển song cũng đặt ra nhiều vấn đề nan giải trong đó nổi bật là giao thông, điều kiện sinh hoạt, trật tự xã hội. . . Riêng đối với ĐTTT Hà Nội, quyết định mở rộng phạm vi hành chính có tác động rất lớn đến các luồng lao động tạm thời từ các huyện ngoại thành lân cận. Quy mô và cường độ của các luồng lao động tạm thời tăng nhanh trong khi nhu cầu việc làm và các điều kiện về hạ tầng cơ sở ở các quận trung tâm chưa đáp ứng được gây nên rất nhiều sức ép đối với ĐTTT. * Đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển thương mại và độ mở kinh tế vùng - Đẩy mạnh phát triển thương mại hai chiều giữa đô thị trung tâm với vùng xung quanh Các ĐTTT có vai trò to lớn trong việc cung cấp hàng hóa công nghiệp, dịch vụ và công nghệ cho các địa phương, góp phần làm tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người dân của các địa phương. Theo xu thế chung, sản phẩm công nghệ mới của các ĐTTT chuyển tới tiêu thụ ở phần lãnh thổ còn lại ngày càng tăng, tiêu biểu như công nghệ cấy mô cây chuối ở Hưng Yên, công nghệ nuôi gà Đông Tảo ở Hải Phòng và Hưng Yên, công nghệ nuôi dế ở Hải Dương, công nghệ làm hương trầm ở Thái Bình, công nghệ nuôi gà siêu trứng, trồng rau sạch ở các huyện thuộc Hà Nội, công nghệ trồng gạo tám ở Hải Hậu Nam Định. . . ; kéo theo việc hình thành một lực lượng chuyên chăm lo công việc dịch vụ ở khu vực nông thôn; hàng loạt doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ phát triển. Đồng thời, phát triển hình thức liên kết bốn nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp; tạo điều kiện gia tăng sản xuất. Mặt khác, các ĐTTT còn giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông sản thực phẩm hàng hóa của các địa phương trong vùng. Những năm gần đây, tại Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc xuất hiện những vùng trồng cây cảnh, hoa, rau thực phẩm và chăn nuôi gia cầm, bò sữa quy mô lớn cung cấp cho các thành phố, trong đó đặc biệt là cho Hà Nội. Trong đó nổi bật là vùng trồng hoa ở Vĩnh Phúc, Gia Lộc (Hải Dương), Hưng Hà (Thái Bình), Hải Hậu (Nam Định). Vùng trồng rau thực phẩm ở Văn Giang (Hưng Yên), Trực Ninh (Nam Định), Đông Hưng, Quỳnh Phụ (Thái Bình) hoặc vùng trồng ngô, rau ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc) hay vùng chăn nuôi bò sữa xung quanh ĐTTT Hà Nội. . . - Giữ vai trò trọng yếu trong đóng góp vào độ mở kinh tế vùng Các ĐTTT có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng các hoạt động ngoại thương của vùng: trong giai đoạn 2001 - 2015, các ĐTTT đóng góp tới 40,4% giá trị xuất khẩu, 162
  10. Đánh giá vai trò của đô thị trung tâm đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng:... 54,2% giá trị nhập khẩu và 48,8% tổng giá trị xuất nhập khẩu gia tăng của toàn vùng trong giai đoạn 2000 - 2015. Nhờ tỉ trọng đóng góp vào giá trị xuất khẩu của vùng lớn nên các ĐTTT hiện đang giữ vai trò trọng yếu trong việc đóng góp vào độ mở kinh tế vùng. Bảng 4 cho thấy đóng góp của ĐTTT vào độ mở kinh tế vùng trong giai đoạn 2000 – 2015 là hết sức quan trọng (chiếm gần 1/2 toàn vùng) và có xu hướng tăng (tăng được 9,2 điểm phần trăm). Điều đó chỉ ra rằng việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ĐTTT có ý nghĩa thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu đồng thời làm gia tăng độ mở kinh tế của vùng. Bảng 4. Đóng góp của đô thị trung tâm vào độ mở kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng các năm 2000 và 2015 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2015 XKHanoi Triệu USD 981 14695,6 XKHaiP hong Triệu USD 250,6 3764,1 XKN amDinh Triệu USD 55,9 539,4 XKDT T T Triệu USD 1287,5 18999,1 XKV Triệu USD 2030,5 49544,8 GDP(*)V Triệu USD 5879,7 55456,2 ĐV % 34,5 89,4 ĐXK % 21,9 34,0 (*) Ghi chú: GDP giá thực tế quy đổi từ VNĐ sang USD năm 2000 theo tỉ giá 1 USD = 14157VNĐ, năm 2015 theo tỉ giá 1 USD = 21460 VNĐ. (Nguồn: Tác giả xử lí từ niên giám thống kê các tỉnh vùng ĐBSH) - Đóng góp vào việc giải quyết nhu cầu đào tạo và khám chữa bệnh của vùng Các ĐTTT là nơi tập trung các điều kiện thuận lợi nhất để phát triển những ngành này (vốn đầu tư, nguồn nhân lực,. . . ) vì thế đây cũng là những trung tâm dẫn đầu về năng lực đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của toàn vùng. Giáo dục là ngành nắm giữ vị trí quyết định trong việc đào tạo ra đội ngũ trí thức – những người có vai trò cụ thể hóa vai trò và năng lực của khoa học – công nghệ. ĐTTT Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định hiện là ba trung tâm giáo dục lớn nhất vùng ĐBSH, đặc biệt là giáo dục bậc đại học và sau đại học. Ba tỉnh, thành phố hiện chiếm tới 77,9% số trường, 82,9% số giảng viên và 88,4% số sinh viên Đại học, Cao đẳng của cả vùng. Điều đáng chú ý là ba trung tâm giáo dục trên là nơi tập trung số lượng lớn các trường đại học, cao đẳng trọng điểm của quốc gia, có quy mô, uy tín lớn, chất lượng đào tạo hàng đầu cả nước. Các trường đại học, cao đẳng và trung tâm đào tạo sau đại học của Hà Nội và Hải Phòng không chỉ đáp ứng nhu cầu đào tạo của thành phố mà còn thu hút lượng rất lớn sinh viên, học viên ở các địa phương khác trong vùng cũng như cả nước. Các ĐTTT hiện giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với việc khám chữa bệnh của người dân thuộc vùng ĐBSH cũng như thuộc nhiều tỉnh phía Bắc của nước ta. Theo số liệu gần đây, số người khám chữa bệnh ở các ĐTTT tới từ các tỉnh vùng ĐBSH này càng nhiều. Đồng thời, số bác sĩ tuyến bệnh viện trung ương tăng cường chuyên môn cho các địa phương càng tăng qua các năm. Các bệnh viện lớn đặt tại ĐTTT có vai trò to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân vùng ĐBSH, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương đặt tại Hà Nội. Mặc dù số lượng bệnh nhân tập trung quá đông về các bệnh viện ở ĐTTT gây ra những tác động tiêu cực như: chi phí đi lại, sự quá tải của các bệnh viện,. . . song cần phải thừa nhận thực tế rằng có sự chênh lệch rất lớn về khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của các bệnh viện ở ĐTTT so với 163
  11. Phạm Ngọc Trụ bộ phận còn lại. 2.3.3. Nhận định chung về vai trò của các đô thị trung tâm với phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng * Mặt tích cực Thứ nhất, các ĐTTT đã góp phần làm diện mạo hệ thống đô thị ngày một rõ hơn đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH. Các ĐTTT đã góp phần đáng kể vào việc lan tỏa văn minh đô thị về các vùng nông thôn, làm cho bộ mặt kinh tế, xã hội, kiến trúc. . . ở nông thôn tiến bộ hơn, mang dáng dấp của đô thị ngày càng nhiều. Cùng với đó, ĐTTT tạo ra sự gắn kết giữa đô thị và nông thôn ngày càng chặt chẽ hơn thông qua lực hút và lực lan tỏa: ĐTTT thu hút nông sản, lao động giản đơn từ vùng nông thôn và lan tỏa thông tin, công nghệ, hàng hóa công nghiệp,. . . về vùng nông thôn một cách trực tiếp hoặc thông qua các đô thị vệ tinh. Thứ hai, hệ thống ĐTTT giữ vai trò ngày càng quan trọng tới sự phát triển kinh tế của vùng và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, đặc biệt là các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,. . . đồng thời xúc tác hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao. Thứ ba, sự phát triển ĐTTT mang đến hiện đại hóa trên phạm vi toàn vùng thông qua việc phát triển những ngành công nghiệp mới, những sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ mới có công nghệ cao. Thứ tư, ĐTTT góp phần cải thiện dịch vụ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người dân trong vùng về hàng hóa, khám chữa bệnh, học hành,. . . Có thể khẳng định, phần lớn các mặt hàng, đặc biệt là hàng công nghiệp hiện đại cung cấp cho dân cư trong vùng hiện nay được sản xuất hoặc phân phối từ các ĐTTT trong vùng. Cùng với đó, vài trò đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nhân lực trình độ cao hoặc các ngành mang tính đặc thù chủ yếu ở ĐTTT. Nhu cầu khám chữa bệnh, đặc biệt là các loại bệnh, ca bệnh phức tạp chủ yếu do các ĐTTT đảm nhận. * Mặt tiêu cực Thứ nhất, các ĐTTT phát triển nhanh nhưng một bộ phận đáng kể do các quyết định hành chính dẫn tới nhiều bất ổn cho chính các ĐTTT: kết cấu hạ tầng quá tải, nhu cầu nhà ở tăng quá nhanh dẫn tới thị trường nhà đất nhiều bất ổn,. . . Thứ hai, các ĐTTT chưa thực hiện được vai trò của mình trong việc phân công, hợp tác giữa ĐTTT – đô thị vệ tinh cũng như ĐTTT với vùng lãnh thổ xung quanh dẫn tới tác động của ĐTTT đối với các đô thị vệ tinh còn hạn chế. Sự kém hiệu quả trong hợp tác giữa các đối tượng trên khiến cho các đô thị vệ tinh phát triển chậm hơn nhiều so với mong muốn và ý định thành lập, vai trò hỗ trợ của các đô thị vệ tinh rất hạn chế. Trong khi đó, các ĐTTT, đặc biệt là Hà Nội đã có dấu hiệu quá tải bởi phải “gánh” số dân lớn cùng quá nhiều chức năng về kinh tế. Thứ ba, do các ĐTTT phát triển nhanh và mạnh nên thu hút mạnh mẽ các dòng di cư, lao động từ nông thôn dẫn tới những bất ổn cho chính ĐTTT và cả vùng: tình trạng thiếu lao động trẻ ở nông thôn, các tệ nạn xã hội nảy sinh ở cả vùng nông thôn và đô thị... Nhiều vùng nông thôn hiện nay, đặc biệt là gần các ĐTTT, dân cư chủ yếu gồm người già và trẻ em nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu mang tính cầm chừng, thiếu hiệu quả cộng với chính sách đầu tư phát triển còn hạn chế nên kinh tế chậm được cải thiện. Đồng thời, số dân nhập cư lớn, tỉ lệ lao động thiếu việc làm cao cùng tình trạng kiểm soát còn nhiều yếu kém dẫn tới nhiều tệ nạn cũng nảy sinh và phát triển mạnh ngay ở các ĐTTT. 164
  12. Đánh giá vai trò của đô thị trung tâm đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng:... 2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong việc phát triển đô thị trung tâm và phát huy vai trò của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng - Đường lối phát triển còn nhiều điểm chưa hợp lí: a) Đô thị hóa quá nhanh, các ĐTTT phát triển nhanh nhưng chủ yếu do hành chính hóa (chủ quan, duy ý chí); b) Chính sách phát triển cơ cấu còn nặng về công nghiệp mà chưa chú trọng phát triển khu vực dịch vụ đúng mức, các ngành dịch vụ chủ yếu phát triển theo chiều rộng. - Quy hoạch phát triển các ĐTTT đang có tầm nhìn chưa đủ dài. Thay đổi quy hoạch thường xuyên gây ra nhiều lãng phí và xuất hiện dư luận thiếu tin tưởng vào quy hoạch và quản lí đô thị. Đô thị hóa bị chi phối bởi nhóm lợi ích nên hàng loạt thị trấn trở thành thị xã, rất nhiều thị xã trở thành thành phố. - Nhận thức về đô thị nói chung và ĐTTT nói riêng bộc lộ nhiều sai lệch: tư tưởng phổ biến ở Việt Nam là đô thị được hành chính hóa. Thành phố ôm quá nhiều nông thôn, nông nghiệp, nông dân và làm giảm giá trị thật về bản chất của một đô thị. - Thiếu sự phối hợp giữa ĐTTT với vùng lãnh thổ xung quanh. Lợi ích cục bộ địa phương đã dẫn tới sự phát triển khép kín, thiếu liên kết và phối hợp. 2.4. Kiến nghị Từ việc phân tích một số vấn đề lí luận và thực tiễn phát triển ĐTTT ở ĐBSH nêu trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau: Thứ nhất, nhanh chóng đổi mới nhận thức, tư duy về đô thị nói chung và ĐTTT nói riêng theo chuẩn mực của thế giới. Không để tình trạng đô thị hóa chủ yếu bằng các quyết định hành chính như thời gian vừa qua. Thứ hai, Chính phủ cần tổ chức rà soát lại quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị, trong đó đặc biệt là quy hoạch phát triển ĐTTT với tầm nhìn dài hạn đủ mức (từ vài chục năm trở lên) thay vì chỉ có 10 và tầm nhìn thêm 10 năm nữa như hiện nay. Đối với các dự án quy hoạch phát triển ĐTTT cần tính toán và dự báo được ngưỡng phát triển về dân số, kinh tế gắn với không gian lãnh thổ cũng như định hướng hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải. Trên cơ sở quy hoạch dài hạn đó là các kế hoạch phát triển và đầu tư theo giai đoạn thích hợp tùy bối cảnh và khả năng nguồn lực xây dựng. Thứ ba, Nhà nước cần rà soát và điều chỉnh luật pháp về đô thị nói chung và có luật pháp về ĐTTT nói riêng. Đồng thời, có chính sách đặc thù về đầu tư, thu hút FDI và phát triển dịch vụ, kiến trúc cho các ĐTT ở nước ta. 3. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, ĐTTT là nơi có sự tập trung cao độ về năng lực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, dịch vụ cao cấp, nó có tác động và chi phối mạnh mẽ sự phát triển của các đô thị nhỏ hơn ở xung quanh đồng thời đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng. Vai trò đó được thể hiện thông qua việc thúc đẩy hiện đại hóa cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu suất phát triển và chất lượng cuộc sống của dân cư trong vùng. Chính vì thế việc phát triển các đô thị này không những có tầm chiến thuật mà còn có tầm chiến lược. Việc đánh giá vai trò của ĐTTT đối với phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề có cơ sở lí luận và thực tiễn vững chắc. Bộ chỉ tiêu đánh 165
  13. Phạm Ngọc Trụ giá vai trò của ĐTTT được tác giả đề xuất là hữu ích và có tính khả thi. Thứ hai, nếu phát triển đô thị hóa và phát triển các ĐTTT như vừa qua thì giá trị của đô thị hóa đạt được rất hạn chế và các ĐTTT không thể có vai trò quyết định đối với phát triển vùng. ĐTTT nói riêng và hệ thống đô thị nói chung đã đóng góp nhiều cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ĐBSH. Mặc dù các ĐTTT chiếm tỉ lệ nhỏ về diện tích và dân số song đóng góp khá lớn vào việc thay đổi cơ cấu và chất lượng dân số, gia tăng GDP, xuất khẩu, việc làm. . . cho toàn vùng. Tuy vậy, vai trò ĐTTT với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng còn hạn chế. Nguyên nhân có nhiều nhưng trước hết phải kể đến sự yếu kém của Nhà nước trong quản lí về phát triển nói chung và đầu tư nói riêng, nổi bật là đầu tư phát triển công sở, nhà ở cũng như đầu tư phát triển công nghiệp nhiều nhưng đầu tư phát triển dịch vụ lại ít. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục thống kê các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng (các năm 2006, 2016). Niên giám thống kê các năm 2005 và 2015. [2] Trương Quang Thao, 2001. Đô thị học nhập môn. Nxb Xây dựng, Hà Nội. [3] Viện Chiến lược phát triển, 2013. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020. [4] Michael Spence và cộng sự, 2010. Đô thị hóa và Tăng trưởng. Ngân hàng Tái thiết và phát triển Quốc tế - Ngân hàng Thế giới, Hà Nội. [5] Keith R. Ihlanfeldt, 1995. The importance of the Central City to the Regional and National Economy: A Review of the Arguments and Empirical Evidence. Cityscape Vol. 1, No. 2. [6] Richard Voith, 1996. Central City Decline: Regional or Neighborhood solutions?. Business Review (Federal reserve bank of Philadelphia). ABSTRACT Evaluating the role of central cities for regional socio-economic development: some theoritical and practical issues Pham Ngoc Tru Faculty of Investment, Academy of Policy and Development Despite existing in various stages of development, the urban networks in any region or country are often classified into central cities and satellite cities, according to their scale and role. Of which, the central cities play as the decisive role in the region’s or nation’s development progress, thanks to promoting modernization and urbanization as well as improving developmental efficiency and life quality. In fact, it is required to analyze the contribution of central cities in development process of Red River Delta by quantitative criteria. This helps to observe more obviously the critical role of central cities as Hanoi, Hai Phong, Nam Dinh in whole region’s development process. Thus, this can provide the practical experiences to evaluate the development of central cities in other regions in Vietnam. Furthermore, the study proposes the policy suggestions to develop the central cities themselves and promote their important role in socio-economic development of Red River Delta. Keywords: Central cities, the indicators, the Red River Delta. 166
nguon tai.lieu . vn