Xem mẫu

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN CAN LỘC,
TỈNH HÀ TĨNH
NGUYỄN THÁM
Trường Đại học Sư phạm - Đại học huế
LÊ TỬ LÝ
Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Can Lộc nằm về phía Bắc của tỉnh và có diện tích tự nhiên 30.220 ha, nhưng mật độ dân số
khá cao (479 người/km2). Đây là quê hương của cách mạng và mảnh đất này đã phải gánh
chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh. Can Lộc có đầy đủ các nguồn tài liệu thành phần và
bản đồ tỷ lệ từ 1:100.000 - 1:50.000 [7]. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình mang
tính tổng hợp cao về đánh giá tiềm năng tự nhiên để có cơ sở khoa học trong việc xác lập hệ
thống sử dụng hợp lý lãnh thổ cho mục đích nông, lâm nghiệp bền vững.
Để phát triển bền vững thì việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên cho phát triển nông
- lâm nghiệp là vô cùng cần thiết.
2. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quan điểm tiếp cận
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Đây là quan điểm rất quan trọng được xuyên suốt
trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu để xây dựng hệ thống phân loại sinh thái
cảnh quan và xây dựng bảng ma trận sinh thái cảnh quan.
- Quan điểm hệ thống: Tất cả các cơ cấu hợp thành một đơn vị lãnh thổ tự nhiên đều
là một bộ phận cấu trúc và mỗi một cấu trúc đó đều giữ các chức năng nhất định,
vừa liên quan phụ thuộc vừa chi phối đối với các cấu trúc còn lại. Từ nhận thức
quan điểm này cho ta định hướng sử dụng lãnh thổ cho đặc thù từng tiểu vùng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Bao gồm thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu
trữ, thống kê qua đo đạc các điểm khảo sát và tính toán trên bản đồ đến thống kê
qua điều tra nông hộ với hệ thống chỉ tiêu đã định.
- Phương pháp bản đồ cà ứng dụng công nghệ GIS: Bản đồ là ngôn ngữ của địa
lý nên khi xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan tập thể tác giả đã sử dụng nhiều
loại bản đồ thành phần như bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ đất và sử
dụng đất, bản đồ khí hậu và thảm thực vật…, ứng dụng công nghệ GIS để chồng
xếp bản đồ và xây dựng bản đồ loại sinh thái cảnh quan khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng bản đồ
sinh thái cảnh quan tập thể tác giả đã tiến hành khảo sát nhiều tuyến trên địa bàn
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 02(18)/2011: tr. 28-34

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM...

29


 

nghiên cứu để kiểm tra sự phân hoá không gian các đơn vị sinh thái cảnh quan,
thu thập số liệu phục vụ cho việc thuyết minh và chọn chỉ tiêu đánh giá mức độ
thích nghi.
3. BẢN ĐỒ SINH THÁI CẢNH QUAN
3.1. Hệ thống phân loại sinh thái cảnh quan
Kế thừa các công trình của những tác giả đi trước về phân loại cảnh quan như: A. G.
Ixatrenko (1961), N. A. Gvozdexki (1961), Nhikolaev (1976), Vũ Tự Lập (1976), P. W.
Michell và I. A. Howard (FAO - 1978) và đặc biệt của tập thể tác giả Phòng sinh thái
cảnh quan, thuộc Viện Địa lý (1993). Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên lãnh thổ,
tỷ lệ bản đồ và mục đích nghiên cứu, hệ thống phân loại cảnh quan (CQ) cho lãnh thổ
huyện Can Lộc đã được xây dựng. Về nguyên tắc, hệ thống này không nằm ngoài hệ
thống phân loại CQ chung mà nhiều tác giả Việt Nam đã đưa ra. Tuy nhiên, để tránh sự
cồng kềnh và nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn nên một số cấp được lược bỏ. Hệ
thống phân loại cảnh quan huyện Can Lộc gồm có các cấp: Hệ cảnh quan ! phụ hệ
cảnh quan ! lớp cảnh quan ! phụ lớp cảnh quan ! kiểu cảnh quan ! phụ kiểu cảnh
quan ! loại sinh thái cảnh quan.
3.2. Bản đồ sinh thái cảnh quan
Bản đồ sinh thái cảnh quan là
sản phẩm cuối cùng của công
tác nghiên cứu tổng hợp, đồng
thời là nền tảng cho việc đánh
giá, định hướng quy hoạch lãnh
thổ và xây dựng các mô hình
kinh tế sinh thái nông hộ một
cách có cơ sở khoa học [4].
Để phục vụ cho việc xây dựng
bản đồ sinh thái cảnh quan tỷ lệ
1:50 000, tập thể tác giả đã tổng
hợp nhiều bản đồ thành phần
cùng tỷ lệ như: bản đồ địa chất,
địa hình, bản đồ đất, bản đồ khí
hậu và thảm thực vật... của lãnh
thổ nghiên cứu.
Khi xây dựng bản đồ CQ, ngoài
hệ thống phân loại thì việc thành
lập bảng chú giải dạng “ma
Hình 1. Sơ đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ huyện Can Lộc
trận” là không thể thiếu được.
Bảng chú giải này không những giải thích những yếu tố biểu thị trên bản đồ, mà còn là
tài liệu chứa đựng những thông tin một cách cô đọng và chặt chẽ, đồng thời thể hiện rõ
cấu trúc, chức năng và động lực CQ. Trong bảng chú giải ma trận bản đồ CQ lãnh thổ

30

NGUYỄN THÁM - LÊ TỬ LÝ

huyện Can Lộc tỷ lệ 1/50.000, các cấp của hệ thống phân loại CQ được xếp vào 2 nhóm
là: nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng vật chất rắn.
Loại cảnh quan là cấp phân loại cuối cùng trong hệ thống phân loại CQ lãnh thổ nghiên
cứu. Ở đây loại đất, tầng dày, độ dốc được xếp theo cột dọc và các quần xã thực vật
được xếp theo hàng ngang. Loại CQ là kết quả giao thoa giữa hàng và cột trong bảng
chú giải dạng ma trận của bản đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ huyện Can Lộc.
Trên bản đồ CQ sinh thái lãnh thổ huyện Can Lộc, nền màu thể hiện các phụ lớp CQ
theo gam màu sinh thái và các chữ số từ 1 đến 89 thể hiện các loại CQ.
Bảng 1. Chú giải ma trận bản đồ sinh thái cảnh quan lãnh thổ huyện Can Lộc

Ghi chú: Do khuôn khổ bài báo có hạn nên bảng chú giải ma trận này chỉ trích một số loại cảnh quan trong số 89
loại

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM...

31


 

4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÂN HẠNG THÍCH
NGHI CHO MỘT SỐ LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CHỦ YẾU
4.1. Lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá
Đối với lãnh thổ huyện Can Lộc, đơn vị được lựa chọn để đánh giá tổng hợp là loại cảnh
quan. Việc đánh giá này ngoài việc xác định tiềm năng tự nhiên chứa đựng trong các đơn
vị sinh thái cảnh quan, nó còn xác định chức năng tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng
loại cảnh quan đó.
4.2. Nguyên tắc và phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá
Khi lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt theo đơn vị lãnh
thổ ở tỷ lệ nghiên cứu.
- Các chỉ tiêu được lựa chọn phải ảnh hưởng rõ rệt đến đối tượng phát triển. Trong
phạm vi nghiên cứu, các chỉ tiêu này phải có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông,
lâm nghiệp nói chung và sự phát triển của các loại cây trồng nói riêng.
Đối với lãnh thổ huyện Can Lộc, qua phân tích các nguồn số liệu và khảo sát thực địa, có
7 chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn là: Loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới,
hàm lượng mùn, độ pH, nhiệt độ trung bình năm. Các chỉ tiêu này được phân cấp như
sau:
1. Loại đất: Đất mặn ít (Mi), đất phèn hoạt động nông mặn ít (Sj1Mi), đất phù sa không
được bồi (P), đất phù sa glây (Pg), đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), đất xám
trên đá magma axit (Ba), đất vàng đỏ trên đá sét (Fs), đất vàng đỏ trên đá magma axit
(Fa), đất vàng nhạt trên cát đá (Fq), đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D), đất xói
mòn trơ sỏi đá (E).
2. Độ dốc (SL): Được phân ra 5 cấp: Độ dốc dưới 30 (SL1), từ 3 - 80 (SL2), 8 - 150
(SL3), 15 - 250 (SL4) và độ dốc trên 250 (SL5).
3. Tầng dày (D): Ở lãnh thổ nghiên cứu tầng dày đất được chia ra làm 5 cấp: Trên 100
cm (D1), từ 100 - 70 cm (D2), từ 70 - 50 cm (D3), từ 50 - 30 cm (D4) và dưới 30
cm (D5).
4. Thành phần cơ giới (C): Đối với huyện Can Lộc được phân ra 5 cấp: Cát (C1), cát
pha (C2), thịt nhẹ (C3), thịt trung bình (C4), thịt nặng (C5).
5. Hàm lượng mùn (H): Trên địa bàn nghiên cứu hàm lượng mùn được phân làm 4
cấp: Trên 3% (H1), từ 3 - 2% (H2), từ 2 - 1% (H3) và dưới 1% (H4).
6. Chỉ số pH (A): Theo kết quả phân tích của phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Can Lộc cũng như một số nhà khoa học đất đã nghiên cứu cho thấy: Đất
huyện Can Lộc có độ chua vừa và được chia làm 4 cấp: Trên 5,5 (A1); từ 5,5 đến
4,5 (A2); từ 4,5 đến 3,5 (A3) và dưới 3,5 (A4).

32

NGUYỄN THÁM - LÊ TỬ LÝ

7. Nhiệt độ trung bình (T): Dựa vào sự phân hoá theo độ cao, nhiệt độ trung bình năm
trên lãnh thổ nghiên cứu được chia thành 3 cấp theo các khu vực: Khu vực đồng
bằng có nhiệt độ trung bình năm >250C (T1), khu vực đồi có nhiệt độ trung bình
năm từ 22-250C (T2), khu vực núi thấp có nhiệt độ trung bình năm
nguon tai.lieu . vn