Xem mẫu

ĐÁNH GIÁ TÌNH H NH PHỤ NỮ
TRONG HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM
Nhằm hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ
hướng tới đảm bảo hiệu quả vấn đề bình đẳng giới
trong hệ thống tư pháp hình sự

Tháng 10/2013

1

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHỤ NỮ TRONG
HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM
Nhằm hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ hướng
tới đảm bảo hiệu quả vấn đề bình đẳng giới trong
hệ thống tư pháp hình sự

2

MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt ....................................................................................................................... 3
TÓM TẮT TỔNG QUAN .................................................................................................................... 4
GIỚI THIỆU ....................................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM.................................................................... 12
PHẦN 1: TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH........................................................................................ 12
A. Đáp ứng của hệ thống tư pháp hình sự với vấn đề bạo lực đối với phụ nữ ..................... 16
PHẦN II: NHU CẦU, KHOẢNG TRỐNG VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................... 31
CHƯƠNG 2: PHỤ NỮ CÓ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT .............................................................. 37
PHẦN I: TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH......................................................................................... 37
A. Nữ bị can ........................................................................................................................... 3 9
B. Phạm nhân nữ ................................................................................................................... 44
C. Phụ nữ bị buộc tội vi phạm hành chính............................................................................. 50
PHẦN II: NHU CẦU, KHOẢNG TRỐNG VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................... 51
CHƯƠNG 3: PHỤ NỮ LÀM VIỆC TRONG HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ ....................................... 54
PHẦN I: TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH......................................................................................... 54
A. Rào cản với phụ nữ làm việc trong ngành tư pháp hình sự .............................................. 58
PHẦN II: NHU CẦU, KHOẢNG TRỐNG VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................... 64
KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................................................... 67
PHỤ LỤC 1. KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT ............................................................................................ 68
PHỤ LỤC 2. CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ........................................................ 73
PHỤ LỤC 3. CHUYẾN CÔNG TÁC CỦA UNODC – UN WOMEN ...................................................... 77
PHỤ LỤC 4. CHUYẾN THĂM TỚI TRẠI GIAM PHÚ SƠN 4, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................. 81
PHỤ LỤC 5. HỌP NHÓM CHUYÊN GIA ASEAN ............................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 87

3

Danh mục từ viết tắt
VIJUSAP
CCIHP
CAT
CFAW
CRES
CSAGA
BLGĐ
BLTCSG
GE
GENCOMNET
GFCD
GSO
HEUNI
ICCPR
ICERD
ICESCR
ILO
IOM
ISDS
BYT
BTP
BVHTTDL
BLĐTBXH
BCA
NCFAW
NGO
CTGPL
OMCT
VKSNDTC
TANDTC
TIPP
UN
UNDP
UNFPA
UNICEF
UNIAP
UNODC
UNTOC
UN Women
BLĐVPN
HHLSVN
HLHPNVN
WHO

Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số
Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất
phẩm giá khác
Ban vì Sự tiến bộ của Phụ nữ
Trung tâm tư vấn pháp luật tái hòa nhập cộng đồng
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành
niên
Bạo lực gia đình
Bạo lực trên cơ sở giới
Bình đẳng giới
Mạng Giới và Phát triển cộng đồng
Trung tâm Nghiên cứu Giới‐Gia đình và Phát triển cộng đồng
Tổng cục Thống kê
Viện châu Âu về Phòng ngừa và kiểm soát tội phạm
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
Công ước quốc tế về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
Tổ chức Lao động quốc tế
Tổ chức Di cư quốc tế
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
Bộ Y tế
Bộ Tư pháp
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Bộ Công an
Ủy ban Quốc gia vì sự Tiến bộ của Phụ nữ
Tổ chức phi chính phủ
Cục trợ giúp pháp lý
Tổ chức thế giới chống tra tấn
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
Tòa án Nhân dân tối cao
Nghị định thư về Buôn bán người
Liên Hợp Quốc
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Quỹ dân số Liên Hợp Quốc
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
Dự án Liên minh các tổ chức Liên hợp quốc về phòng chống buôn bán người
Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc
Công ước Liên Hợp Quốc về chống Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ
Bạo lực đối với phụ nữ
Hiệp hội Luật sư Việt Nam
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Tổ chức Y tế Thế giới

4

TÓM TẮT TỔNG QUAN
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những sự tiến bộ to lớn trong việc cải cách hệ
thống luật pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng về giới. Luật Bình đẳng giới năm 2006 thể hiện cam kết
của Chính phủ trong lĩnh vực này bên cạnh những đóng góp của các chính sách và luật liên quan
trong việc thúc đẩy các quyền của phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ tiếp tục đối mặt với những bất lợi
trong nhiều lĩnh vực của xã hội, bao gồm cả các bất lợi khi tham gia vào hệ thống tư pháp hình sự.
Dù là nạn nhân của tội phạm, là người phạm tội hay là người công tác trong hệ thống tư pháp hình
sự, phụ nữ phải đối mặt với một hệ thống phụ hệ với nhiều định kiến về giới. Nhằm đóng góp vào
nỗ lực nghiên cứu về giới ngày càng gia tăng ở Việt Nam, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã thực hiện
một đánh giá nhằm nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự và xác định các
lĩnh vực cần cải thiện. Đánh giá này được thực hiện trên cơ sơ nghiên cứu các tài liệu sẵn có và
phỏng vấn các bên liên quan trong chuyến công tác tại Hà Nội, Việt Nam của nhóm chuyên gia
đánh giá của Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) và sự hỗ trợ
quan trọng từ Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women)
và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA). Báo cáo này là sản phẩm đầu ra của đoàn đánh giá, tập
trung vào ba lĩnh vực lớn: phụ nữ là nạn nhân của tội phạm, phụ nữ vi phạm pháp luật và phụ nữ
công tác trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Mỗi chương của báo cáo đều bắt đầu bằng phần mô tả
thực trạng và trình bầy khung nghiên cứu chuẩn, theo sau là phần phân tích số liệu sẵn có và đưa
ra các khuyến nghị mang tính chiến lược với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Cả ba
lĩnh vực nghiên cứu đều chỉ ra sự cần thiết phải tăng cường việc thực hiện, theo dõi và đánh giá hệ
thống luật và chính sách liên quan tới bạo lực với phụ nữ, cũng như các nghiên cứu và phân tích
tiếp theo nhằm xây dựng các chính sách và chương trình dựa vào bằng chứng và nhạy cảm về giới.
CHƯƠNG 1: PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM
Chương hai nghiên cứu trải nghiệm của các phụ nữ là nạn nhân của tội phạm và đề cập cụ thể tới
các khó khăn đối với những phụ nữ từng bị bạo hành. Ở Việt Nam, bạo lực gia đình là một trọng
tâm của các hoạt động can thiệp của chính phủ liên quan tới bạo lực đối với phụ nữ. Một nghiên
cứu gần đây cho thấy 58% phụ nữ Việt Nam từng bị bạo hành về tinh thần, thể chất hoặc tình dục
trong đời. Các hình thức bạo lực đối với phụ nữ khác như buôn bán người, quấy rối tình dục và tảo
hôn đã và đang diễn ra ở Việt Nam, nhưng có ít nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, chương này tập
trung vào đối tượng phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, đồng thời cũng lưu ý tới một số khó
khăn đặc thù với các nạn nhân của các dạng bạo lực đối với phụ nữ khác.
Chương này tìm hiểu các quy định của luật liên quan tới phòng chống bạo lực đối với phụ nữ cũng
như bối cảnh xã hội của Việt Nam. Ở Việt Nam, các chuẩn mực của chế độ phụ hệ đã tạo ra một xã
hội trong đó bạo hành với phụ nữ thường được coi là “bình thường” và phụ nữ được khuyến khích
không nên viện tới tư pháp hình sự khi bị bạo hành. Do đó, tỷ lệ báo cáo về bạo lực đối với phụ nữ
là khá thấp và các nạn nhân thường dựa vào các cán bộ hòa giải tại địa phương để xử lý vụ việc
trước khi đưa ra pháp luật. Đối với các trường hợp viện tới hệ thống tư pháp hình sự, quá trình
5

nguon tai.lieu . vn