Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2010 Năm 2010, Thành phố Hà Nội đã thực hiện khối lượng công việc rất lớn, khẩn trương và quan trọng. Đã tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy kinh tế thế giới vừa ra khỏi giai đoạn khó khăn của khủng hoảng tài chính và suy thoái, kinh tế cả nước bắt đầu phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn bất ổn, khó lường: thiên tai, dịch bệnh, lạm phát… Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thành uỷ và HĐND, UBND Thành phố đã ban hành các chương trình số 25/CTr-UBND, 50/CTr-UBND về những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2010. Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm và dự báo khả năng thực hiện trong 2 tháng cuối năm, UBND Thành phố đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 trên các nội dung chủ yếu sau: 1. Kinh tế Thủ đô nhanh chóng phục hồi và đạt tăng trưởng cao Tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tăng 11% so với năm 2009, cao hơn chỉ tiêu HĐND đề ra. Khu vực dịch vụ tăng 11%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,5%, nông nghiệp tăng 6,2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Với kết quả này, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,7%/năm. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 37 triệu đồng (khoảng 1.950 USD). Các ngành sản xuất công nghiệp nhanh chóng phục hồi. Giá trị tăng thêm công nghiệp tăng 11,4%, xây dựng tăng 12,2%. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển: tài chính, tín dụng tăng 15,2%, thương nghiệp tăng 15,7%, là một trong những ngành có tác động thúc đẩy GDP tăng cao. Khách du lịch đến Hà Nội đạt 8,8 triệu lượt, tăng 14%, trong đó khách quốc tế đạt 1,2 triệu lượt, tăng 20,5% so với năm 2009. Hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh, đồng thời, nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước tăng 20,8% - cao hơn 4 lần so với kế hoạch. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển biến tích cực, năng suất và sản lượng nông - lâm - thuỷ sản tăng khá. Giá trị sản xuất 1 ha đất nông nghiệp tăng 11,2% so năm trước. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2010 ước đạt 100.000 tỷ đồng, tăng 17% so với dự toán Chính phủ giao, tăng 12,7% so với dự toán HĐND Thành phố và tăng 34,6% so với thực hiện năm 2009. Thu ngân sách địa phương ước đạt 40.037 tỷ đồng, bằng 114,9% dự toán HĐND Thành phố giao. Kết quả thu ngân sách vượt dự toán đã đảm bảo nhiệm vụ chi cho các mục tiêu đã được xác định. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 1,93% so với tháng 10, tăng 9,94% so với tháng 12/2009. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng trung bình năm 2010 khoảng 10,5%. Huy động vốn đầu tư xã hội đạt 175.063 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2009 và bằng khoảng 70% GDP. Huy động vốn và dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng tăng khá, đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh và các chương trình an sinh xã hội. Tổng vốn huy động đạt 750.704 tỷ đồng, tăng 28,2%; dư nợ cho vay đạt 475.365 tỷ đồng, tăng 26,1% so với tháng 12/2009. Do ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới và chưa có quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới không nhiều, đạt 800 triệu USD, tăng 53,3% so với năm 2009. Có 17.430 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn 123.230 tỷ đồng, bằng 89% của năm 2009. Đã hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo quyết định
  2. phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Công tác xã hội hóa đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh. Đã huy động thêm nguồn lực xã hội để đầu tư cho xử lý môi trường: chuẩn bị xây dựng 2 nhà máy xử lý rác tại huyện Sóc Sơn, Đông Anh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 dự án xây dựng nghĩa trang, đã cải tạo môi trường 21 hồ. Đến ngày 15/11/2010, có 79 dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng kinh phí 70.547 tỷ đồng, sử dụng 202 ha đất. Nhiều công trình văn hóa kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long triển khai theo phương thức xã hội hóa được nhân dân ghi nhân. ̣ 2. An sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo tốt hơn, các sự nghiệp văn hóa xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực An sinh và phúc lợi xã hội được đặc biệt quan tâm. Đã hỗ trợ 22.500 hộ thoát nghèo, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2010 dự kiến còn 4,5%. Hoàn thành kế hoạch hỗ trợ xây dựng thay thế và sửa chữa 3.263 nhà hư hỏng cho các hộ nghèo; cấp 346.376 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ 2,6 tỷ đồng mổ bệnh tim cho 106 trẻ; tổ chức dạy nghề cho 3.500 người nghèo và người tàn tật. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước; chính sách về tôn giáo và Đại đoàn kết dân tộc. Tổ chức thăm hỏi và tặng quà tới người có công với cách mạng, người nghèo nhân dịp tết Canh Dần, ngày 27/7, 2/9 và Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, tổng kinh phí 257,2 tỷ đồng (trong đó, dịp kỷ niệm Đại lễ là 107 tỷ đồng). Giải quyết tốt công tác lao động, việc làm. Tạo khoảng 135.800 việc làm mới, vượt 6% chỉ tiêu HĐND giao. Đến tháng 11/2010, đã tổ chức 43 phiên giao dịch việc làm với 2.570 lượt doanh nghiệp tham gia, tuyển dụng 17.000 lao động. Xét duyệt 1.700 dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với số tiền 204 tỷ đồng, tạo việc làm cho 17.000 lao động. Đào tạo nghề cho 140.000 ngư¬ời. Tỷ lệ lao động qua đào tạo dự kiến đạt 35%. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được đảm bảo. Thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc lớn. Triển khai các chương trình y tế, công tác phòng chống dịch đồng bộ. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch tại cộng đồng. Duy trì 99,9% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng. Áp dụng một số kỹ thuật trình độ cao trong chữa, trị như: phẫu thuật tim bẩm sinh, điều trị ung thư bằng máy gia tốc, xạ phẫu… Đã có thêm 64 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, vượt 60% chỉ tiêu HĐND đề ra, đưa tỷ lệ này của Thành phố lên 97,2%. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt: số sinh và sinh con thứ 3 đều giảm. Cơ sở vật chất ngành giáo dục được tập trung nâng cấp. Đã xây dựng thêm 80 trường đat chuân quôc gia. Dự kiến hoàn thành xây dựng thay thế trên 6.500 phòng học tạm và ̣ ̉ ́ cấp 4 xuống cấp, vượt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ phổ cập giáo dục bậc THPT đạt 80%; tỷ lệ học sinh trong các trường tiểu học được học 2 buổi/ngày và trên 5 buổi/tuần đạt 78%. Đang triển khai Đề án ứng dụng tin học trong các cơ sở giáo dục, đã kết nối internet tới tất cả các trường phổ thông. Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và triển khai ứng dụng được đẩy mạnh. Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao có bước phát triển. Cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được triển khai có kết quả tốt đến từng tổ dân phố, thôn, làng và đã chuyển hoá thành các phong trào quần chúng thiết thực. Thông tin báo chí đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động người dân
  3. tham gia vào các hoạt động, chương trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tổ chức thành công Đại hội TDTT Thành phố Hà Nội lần thứ VII và các giải thi đấu thể thao trong quần chúng, học sinh, sinh viên. Dia chj: http://www.caugiay.hanoi.gov.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=642:-bao-cao-v-tinh-hinh-kinh-t-xa-hi-nm-2010- va-nhim-v-nm-2011-tren-a-ban-tp-ha-ni-&catid=98:tin-chung&Itemid=476
nguon tai.lieu . vn