Xem mẫu

  1. Bài báo khoa học Đánh giá tiềm năng về sự phát triển và khả năng ứng dụng sợi cellulose tự nhiên của Việt Nam theo hướng kinh tế tuần hoàn Nguyễn Vũ Việt Linh1, Đoàn Văn Huy1, Đặng Trương Nhân1, Trần Thanh Tâm2* 1 Khoa Khoa học ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh 17130017@student.hcmute.edu.vn; 17130030@student.hcmute.edu.vn; linhnvv@hcmute.edu.vn 2 Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh; tttam@hcmunre.edu.vn *Tác giả liên hệ: tttam@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84-862386805 Ban Biên tập nhận bài: 8/12/2021; Ngày phản biện xong: 1/4/2022; Ngày đăng bài: 25/4/2022 Tóm tắt: Sợi cellulose là một nguồn nguyên liệu phổ biến nhất trong tự nhiên và dồi dào ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, sợi cellulose đã được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Sợi cellulose có các đặc tính quan trọng như cấu trúc dạng sợi tự nhiên, cơ tính tốt, phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường. Các nghiên cứu về ứng dụng của sợi cellulose được tổng quan và đánh giá trong trong bài viết này. Ngoài các ứng dụng thông thường, sợi cellulose với cấu trúc sợi nano cellulose còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như y học, dược phẩm, mỹ phẩm, xử lý chất thải và vv. Các ứng dụng và đánh giá tiềm năng phát triển của sợi cellulose tự nhiên của Việt Nam được được đề cập tới trong bài viết này. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các nguồn nguyên liệu có chứa hàm lượng sợi cellulose lớn và đa dạng. Bài viết đánh giá tiềm năng phát triển ứng dụng trong tương lai của nguồn sợi cellulose tại Việt Nam là rất lớn. Tiềm năng này sẽ góp phần vào việc định hướng nghiên cứu, phát triển ứng dụng của sợi cellulose theo hướng kinh tế tuần hoàn trong tương lai. Từ khóa: Cellulose tự nhiên; Tiềm năng; Kinh tế tuần hoàn. 1. Đặt vấn đề Sợi cellulose là nguyên liệu thô tự nhiên phong phú nhất với tổng sản lượng từ 1011 – 12 10 tấn/năm [1]. Nó là một loại polymer tự nhiên có sẵn, có thể phân hủy sinh học và tái tạo, cấu trúc dạng sợi, dài, không tan trong nước và giúp duy trì cấu trúc của thành tế bào của thực vật, tế bào trứng và tảo [2]. Các sản phẩm dựa trên Cellulose được phân loại thành ba nhóm khác nhau dựa trên các dạng của Cellulose, bao gồm: monomer có nguồn gốc từ Cellulose để sản xuất chất tạo màng sinh học; sản phẩm dựa trên sợi Cellulose và các dẫn xuất của Cenllulose; và các sản phẩm dựa trên Nanocellulose [3]. Hình 1. Cấu trúc phân tử của sợi cellulose [4]. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 332-340; doi:10.36335/VNJHM.2022(EME4).332-340 http://tapchikttv.vn/
  2. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 332-340; doi:10.36335/VNJHM.2022(EME4).332-340 333 Cellulose được tạo thành từ hàng nghìn đơn vị D–glucose. Các đơn vị này liên kết với nhau thông qua liên kết β–1,4–glicozit [5]. Cellulose là chuỗi polymer tự nhiên với cấu trúc phân tử không phân nhánh. Các chuỗi cao phân tử của glucozơ được sắp xếp theo một mô hình tuyến tính. Không giống như tinh bột hoặc glycogen, các chuỗi này không trải qua bất kỳ quá trình cuộn, xoắn hoặc phân nhánh nào. Các chuỗi này được sắp xếp song song với nhau. Các liên kết hydro được hình thành giữa các chuỗi này do các nguyên tử hydro và nhóm hydroxyl giữ chặt các chuỗi lại với nhau. Điều này dẫn đến sự hình thành các sợi nhỏ cellulose chắc và bền. Cellulose có mạch thẳng và cellulose thường gặp có dạng sợi. Sợi bông gòn, bông vải hay sợi xơ dừa cấu thành từ sự xoắn hay chập vào nhau của vô số các đại phân tử cellulose chung quanh một trục chung [5]. Cellulose và nhiều sản phẩm cellulose thân thiện đối với môi trường vì có khả năng phân hủy sinh học. Cellulose cho thấy các tính chất đặc trưng như tính ưa nước, tiềm năng như một chất hấp thụ, không độc hại, biến đổi hóa học dễ dàng, tính chất cơ học tốt, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, khả năng vứt bỏ sau khi sử dụng mà vẫn an toàn [6]. Có thể sử dụng một lượng lớn nguyên liệu thô từ các nguồn khác nhau để làm chất hấp thụ ở nhiều dạng khác nhau như cellulose thô, cellulose biến tính hoặc ACs, nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm như thuốc nhuộm, phenol, kim loại, thuốc trừ sâu, v.v. từ nước [7]. Sợi tự nhiên gần đây đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học và công nghệ vì những ưu điểm mà sợi này mang lại nhằm phát triển để thay thế cho các loại vật liệu như kim loại, nhựa, sợi tổng hợp,… và ứng dụng với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác như cách âm, xử lý nước thải, hấp thụ dầu loang,… (Bảng 1–4). Gần đây, sợi nano–cellulose được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như hấp thụ kim loại, cảm biến, composite (Bảng 2). Ngoài ra, chiết suất hoặc monomer từ cellulose cũng được nghiên cứu nhiều cho các ứng dụng khác (Bảng 3 và 4). Sợi tự nhiên có lợi thế về nguồn nguyên liệu dồi dào, giá thành rẻ, có khả năng phân hủy sinh học, chịu mài mòn tốt, dễ xử lý. Tuy nhiên, một số hạn chế gặp phải như tính thấm nước, không tương thích với nền polymer kỵ nước, khả năng chống ẩm kém làm giảm đáng kể tiềm năng phát triển của sợi thiên nhiên [8]. Sợi thiên nhiên có khả năng ứng dụng cao sản xuất ra các sản phẩm đa dạng, phong phú. Bảng 1. Thống kê các ứng dụng của sợi cellulose. Ứng dụng Nguồn Dẫn chứng Ô tô Lanh, đay, xơ dừa [9] Hydrogel Lanh, bông, … [10] Hấp thụ dầu Bông… [11] May mặc Bông, lanh ,đay.. [12] Cách âm Bông, xơ dừa… [13] Xử lý nước thải Xơ dừa [14] Gỗ nhân tạo Xơ dừa, lanh, day… [8] Bảng 2. Ứng dụng của sợi cellulose có cấu trúc nano mét. Loại nano cellulose Kết quả Ứng dụng CNF – Cellulose Cho thấy độ ổn định cơ học và hóa học cao. Phục Bọt biển/ hấp phụ đồng [15] Nano Fiber hồi 94% hình dạng của nó trong nước. CNC – Cellulose Biến đổi màu sắc khi tiếp xúc với NH3.H2O, HCl, Phủ/ cảm biến hóa học [16] Nanocrystals H2O, acid acetic BC – Bacterial Mang lại nhiều đặc tính cơ học, mức độ dị hướng Nanocomposites [17] Cellulose cao Hội nghị khoa học toàn quốc “Chuyển đổi số và công nghệ số trong Khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường” (EME 2021)
  3. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 332-340; doi:10.36335/VNJHM.2022(EME4).332-340 334 Bảng 3. Ứng dụng của các vật liệu tổng hợp dựa trên cellulose. Vật liệu tổng hợp dựa trên Kết quả Ứng dụng cellulose Carbon nanotube/ cellulose Tăng cường tính chất điện và tính ổn Lá chắn điện từ và các ứng dụng fibers composite papers định nhiệt. Khả năng hấp thụ vi sóng công nghệ sinh học [18] trong phạm vi 10,5 GHz Cellulose diacetate/ màng Tăng độ bền kéo, mô–đun young và Vật liệu tổng hợp nano hiệu suất cellulose nanocomposite độ căng khi đứt. cao [19] Cellulose lyocell fibers/ Tăng mô đun Young, Tăng cường độ Hấp thụ nước [20] cellulose acetate butyrate kéo, độ hút nước và khả năng phân composite hủy sinh học. Bảng 4. Thống kê về quy trình tổng hợp monomer từ sợi cellulose. Monomer chiết Quá trình Polymer/hóa chất Quá trình từ cellulose Ethanol Chuyển đổi Etylen, Polyetylen, polyetylen oxit, Sản xuất etylen bằng ethanol bằng polyvinyl clorua, polystyren cách khử nước etanol ở cách lên men nhiệt độ cao LA (lactic acid) Lên men (1) Acrylic acid, 2,3–pentanedione, 1) Sự khử nước của LA đường acetaldehyde, and propionic acid (2) kết hợp với các phản ứng propylene glycol, polycarbonates, khác (2) Khử và oxy hóa polyurethanes, and polypropylene oxide) or (3) Este hóa (4) Trùng pyruvic acid (3) alkyl lactates (4) PLA hợp trực tiếp, trùng hợp mở vòng Sorbitol Hydro hóa Sorbitol, Isosorbide (base of polymers such Phản ứng thủy phân khử hoặc thủy phân as polyesters, polyamides, polycarbonates, nước hoặc hydrodeoxy trực tiếp polyurethanes, etc.), glycerol, propylene, hóa ethylene glycol 2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng của sợi thiên nhiên trên thế giới Trên thế giới, thị trường về các sản phẩm xuất phát từ nguồn sợi cellulose tập trung chủ yếu ở các nước trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới – vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của sợi cellulose. Các nước có nguồn nguyên liệu từ sợi cellulose dồi dào như: Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, Mỹ, Mexico, các nước Tây Âu (Bảng 5). Các sản phẩm trên thị trường từ nguồn nguyên liệu sợi tự nhiên rất đa dạng và phong phú như sợi chỉ, thảm, giấy, vải,… (Bảng 5). Bảng 5. Sợi thiên nhiên và thị trường sản xuất chính trên thế giới [10]. Những nhà Hình ảnh sản phẩm Sợi tự nhiên Sản phẩm trên thị trường Nguyên liệu sản xuất chính minh họa Cotton China, USA, Vải dệt: thẩm định, đồ nội thất gia Linter, hạt India, Paskistan đình, bọc, không dệt, giấy đặc sản, bông, thân cây cellulose, y tế và vệ sinh, vật tư (chất hấp thụ ưa nước) Kapok Indonesia Gối, nệm Hạt giống, gỗ Hội nghị khoa học toàn quốc “Chuyển đổi số và công nghệ số trong Khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường” (EME 2021)
  4. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 332-340; doi:10.36335/VNJHM.2022(EME4).332-340 335 Những nhà Hình ảnh sản phẩm Sợi tự nhiên Sản phẩm trên thị trường Nguyên liệu sản xuất chính minh họa Jute India, Thảm sợi, vải bố, thảm lau Thân cây (gậy) Bangladesh Kenaf China, India, Thailand Flax China, France, Vải dệt, vật liệu tổng hợp không Hạt giống, mùn Belgium, dệt, thảm cách nhiệt, giấy chuyên Belarus, dụng Ukraine Hemp China Ramie China Vải dệt Lá, thân Abaca Philippines, Giấy spcialty, túi trà Lá, trái Ecuador Chất xơ ngắn, Brazil, China, trái, thân cây Sisal Tanzania, Chỉ và dây thừng Kenya Henequen Mexico Coir India, Sri Chỉ, dây thừng, thảm, bàn chải, Copra, nước, Lanka nệm, vải địa kỹ thuật, sản phẩm vỏ, pith, gỗ, lá làm vườn Wood Australia, Mặc dệt kim Phụ phẩm từ China, New cừu, phô mai Zealand Silk China, India Quần áo đẹp, veis, khăn tay Giun, kén, trái cây, gỗ 3. Đánh giá về tiềm năng phát triển sợi thiên nhiên ở Việt Nam 3.1. Đánh giá tiềm năng Hội nghị khoa học toàn quốc “Chuyển đổi số và công nghệ số trong Khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường” (EME 2021)
  5. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 332-340; doi:10.36335/VNJHM.2022(EME4).332-340 336 Theo thống kê số liệu từ bảng cho thấy Việt Nam có nguồn nguyên vật liệu từ sợi thiên nhiên rất đa dạng và phong phú. Diện tích trồng trọt cũng như phân bố nguồn nguyên liệu có sợi tự nhiên ở hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam theo như như chuối, dừa, đay, lanh, bông gòn, mía, lúa, bông…. Tuy vậy, nguồn nguyên liệu hiện tại đang phân bố rải rác với lượng nhỏ. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về sợi tự nhiên còn ít. Với tiềm năng về nguồn nguyên liệu dồi dào, Việt Nam có khả năng phát triển các sản phẩm từ sợi tự nhiên rất lớn trong tương lai. Bảng 7 nêu ra các ứng dụng và tiềm năng của sợi tự nhiên trong các sản phẩm có khả năng sản xuất thương mại trên thị trường. Bảng 6. Nguồn nguyên liệu sợi tự nhiên của Việt Nam rất phong phú và đa dạng từ các loại cây trồng nông nghiệp khác nhau như chuối, dừa, đay, lanh, bông gòn, mía, lúa, bông…. Tuy vậy, nguồn nguyên liệu hiện tại đang phân bố rải rác với lượng nhỏ. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về sợi tự nhiên còn ít. Với tiềm năng về nguồn nguyên liệu dồi dào, Việt Nam có khả năng phát triển các sản phẩm từ sợi tự nhiên rất lớn trong tương lai. Bảng 7 nêu ra các ứng dụng và tiềm năng của sợi tự nhiên trong các sản phẩm có khả năng sản xuất thương mại trên thị trường. Bảng 6. Thống kê về loại, diện tích và sản lượng nguyên liệu sợi cellulose tại Việt Nam. Loại sợi Diện tích, sản lượng Khu vực trồng chủ yếu Sợi chuối 200.000 ha (ước tính có thể cung cấp Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau,… lượng sợi khoảng 200.000 tấn/năm) Sợi xơ dừa 168.646 ha (sản lượng dừa 1,5 triệu tấn) Các tỉnh miền Tây (Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang,...) năm 2020 Tơ sen >3000 ha Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nghệ An, đồng bằng sông Cửu Long,… Sợi gai dầu – Vùng núi phía bắc Sợi đay – Đồng bằng sông Hồng Sợi tre 1.5 triệu ha (350–380 triệu cây hằng Thanh Hóa, Nghệ An, Đắc Nông, Đắc Lắc, Đồng Nai,... năm) Sợi lanh – Phía Tây bắc Rơm rạ 42–43 triệu tấn Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng… Sợi bông gòn – Các tỉnh miền bắc và bắc trung bộ Bã mía 127.446 ha (7,5 triệu tấn) năm 2020 Trung du miền núi phía bắc, Duyên hải nam trung bộ, Tây nguyên, đb sông cửu long… Sợi bông
  6. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 332-340; doi:10.36335/VNJHM.2022(EME4).332-340 337 Sợi bông Làm vải, thấm hút dầu, … Vải (cotton) 3.2. Tổng quan về kinh tế tuần hoàn Kinh tế tuần hoàn (KTTH–Circular Economy) là cách tiếp cận phát triển kinh tế mới hơn, hướng tới việc kết nối điểm cuối của quá trình ấy trở lại với điểm đầu, thậm chí khôi phục và tái tạo các vật chất ở cuối mỗi vòng khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể. Trên thực tế, khái niệm KTTH đã sớm được đưa ra từ những năm 60 và 70 của thế kỷ XX bởi các nhà kinh tế như Boulding năm 1966 [22], các kiến trúc sư và nhà phân tích công nghiệp như Stahel & Reday–Mulvey năm 1976, sau đó đã trải qua nhiều năm phát triển và hoàn thiện. Tới nay, khái niệm KTTH được thừa nhận rộng rãi nhất là do tổ chức Ellen MacArthur Foundation đưa ra tại Hội nghị Kinh tế toàn cầu năm 2012 [23]: “Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó.” Hình 2. Sơ đồ nền kinh tế tuần hoàn sản xuất vật liệu tổng hợp từ sợi dừa [21]. Để phát triển nhanh và bền vững, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Với sự phát triển kinh tế ngày càng tăng kéo theo nguồn nguyên vật liệu ngày càng khan hiếm, khả năng tái tạo giảm.Việt Nam đang tiếp cận để thay thế những nguyên vật liệu vừa mang tính ứng dụng, thân thiện với môi trường. Sự phát triển của một nền kinh tế bền vững, cho phép cải thiện mức sống mà không làm cạn kiệt tài nguyên trong tương lai. Với khả năng phân hủy sinh học sợi thiên nhiên được xem là nguồn nguyên, vật liệu được sử dụng hướng đến sự phát triển bền vững. Với khả nhưng ưu điểm của sợi thiên nhiên hiện nay đã có những ứng dụng trong việc làm vật liệu gia cường thay thế cho cốt thép; sợi tổng hợp (sợi thủy tinh), ứng dụng trong ngành lâm nghiệp thay thế gỗ, tấm vách ngăn [20–21]. 4. Kết luận Bài viết đã tổng quan về cấu trúc, đặc tính và các ứng dụng của sợi cellulose có nguồn gốc tự nhiên từ các loài thực vật phổ biến. Các tổng hợp về nguồn nguyên liệu và ứng dụng đã được đề cập và thể hiện tiềm năng nghiên cứu ứng dụng lớn của sợi cellulose trên thế giới. Đặc biệt, các ứng dụng của sợi cellulose có cấu trúc nano đang được quan tâm và đầu tư nghiên cứu nhiều của các nhà khoa học trên thế giới. Tại Việt Nam, nguồn nguyên liệu có cấu trúc sợi cellulose được đánh giá là đa dạng và rất dồi dào. Điều này tạo ra tiềm năng về Hội nghị khoa học toàn quốc “Chuyển đổi số và công nghệ số trong Khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường” (EME 2021)
  7. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 332-340; doi:10.36335/VNJHM.2022(EME4).332-340 338 nghiên cứu và phát triển ứng dụng trong tương lai. Nhằm hướng đến phát triển bền vững, các ứng dụng của sợi cellulose theo hướng kinh tế tuần hoàn được đánh giá là tiềm năng phát triển lớn cho Việt Nam trong tương lai gần. Đóng góp của tác giả: Xây dựng ý tưởng nghiên cứu: T.T.T.; Điều tra, khảo sát, phân tích số liệu: Đ.V.H., Đ.T.N., N.V.V.L., T.T.T.; Viết bản thảo bài báo: Đ.V.H., Đ.T.N.; Chỉnh sửa bài báo: N.V.V.L., T.T.T. Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các bài báo trong và ngoài nước đã tạo điều kiện cung cấp cho nhóm các số liệu cần thiết để hoàn thành bài báo này. Lời cam đoan: Tập thể tác giả cam đoan bài báo này là công trình nghiên cứu của tập thể tác giả, chưa được công bố ở đâu, không được sao chép từ những nghiên cứu trước đây; không có sự tranh chấp lợi ích trong nhóm tác giả. Tài liệu tham khảo 1. Nechyporchuk, O.; Belgacem, M.N.; Bras, J. Production of cellulose nanofibrils: A review of recent advances. Ind. Crops Prod. 2016, 93, 2–25. doi: 10.1016/j.indcrop.2016.02.016. 2. Suhas, V.K.; Gupta, P.J.M.; Carrott, R.; Singh, M.; Chaudhary, S. Kushwaha. Cellulose: A review as natural, modified and activated carbon adsorbent. Bioresour. Technol. 2016, 216, 1066–1076. doi: 10.1016/j.biortech.2016.05.106. 3. Shaghaleh, H.; Xu, X.; Wang, S. Current progress in production of biopolymeric materials based on cellulose, cellulose nanofibers, and cellulose derivatives. RSC Adv. 2018, 8(2). doi: 10.1039/c7ra11157f. 4. Chami Khazraji, A.; Robert, S. Self–assembly and intermolecular forces when cellulose and water interact using molecular modeling. J. Nanomater. 2013, 2013. doi: 10.1155/2013/745979. 5. Klemm, D.; Heublein, B.; Fink, H.P.; Bohn, A. Cellulose: Fascinating biopolymer and sustainable raw material. Angew. Chemie Int. Ed. 2005, 44 (22), 3358–3393. doi: 10.1002/anie.200460587. 6. Klemm, D.; Philipp, B.; Heinze, T.; Heinze, U.; Wagenknecht, W. Comprehensive Cellulose Chemistry. Compr. Cellul. Chem. 1998, 1, 1–4. doi: 10.1002/3527601937. 7. Lv, G.; Wu, S. Analytical pyrolysis studies of corn stalk and its three main components by TG–MS and Py–GC/MS. J. Anal. Appl. Pyrolysis 2012, 97, 11–18. doi: 10.1016/j.jaap.2012.04.010. 8. Nabi, D.; Jog, J.P. Natural Fiber Polymer Composites: A Review. Adv. Polym. Technol. 1999, 18(4), 351–363. 9. Verma, D.; Gope, P.; Shandilya, A.G.J.M.E. Coir Fiber Reinforcement and Application in Polymer Composites: A Review. J. Mater. Environ. Sci. 2013, 4(2), 263-276. 10. Dhaliwal, J.S. Natural Fibers: Applications. Gener. Dev. Modif. Nat. Fibers 2019. doi: 10.5772/INTECHOPEN.86884. 11. Wang, J.; Wang, A. Acetylated modification of kapok fiber and application for oil absorption. Fibers Polym. 2013, 14(11), 1834–1840, 2013. doi: 10.1007/s12221- 013-1834-4. 12. Cui, P.; Wang, F.M.; Wei, A.; Zhao, K. The Performance of Kapok/Down Blended Wadding. Text. Res. J. Artic. Text. Res. J. 2010, 80(6), 516–523. doi: Hội nghị khoa học toàn quốc “Chuyển đổi số và công nghệ số trong Khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường” (EME 2021)
  8. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 332-340; doi:10.36335/VNJHM.2022(EME4).332-340 339 10.1177/0040517508097522. 13. Veerakumar, A.; Selvakumar, N. A preliminary investigation on kapok/polypropylene nonwoven composite for sound absorption. Indian J. Fibre Text. Res. 2012, 37(4), 385–388. 14. Removal of Methylene Blue and Malachite Green Dye Using Different Form of Coconut Fibre as Absorbent – ProQuest. 15. Zhang, C. Copper–loaded nanocellulose sponge as a sustainable catalyst for regioselective hydroboration of alkynes. Carbohydr. Polym. 2018, 191, 17–24. doi: 10.1016/j.carbpol.2018.03.002. 16. Zha, Y.; Gao, G.; Liu, D.; Tian, D.; Zhu, Y.; Chang, Y. Vapor sensing with color– tunable multilayered coatings of cellulose nanocrystals. Carbohydr. Polym., 2017, 174, 39–47, doi: 10.1016/j.carbpol.2017.06.059. 17. Millon, L.E.; Guhados, G.; Wan, W.K. Anisotropic polyvinyl alcohol–bacterial cellulose nanocomposite for biomedical applications. J. Biomed. Mater. Res. Part B Appl. Biomater. 2008, 86(2), 444–452. doi: 10.1002/jbm.b.31040. 18. Maria, K.H.; Mieno, T. Production and Properties of Carbon Nanotube/Cellulose Composite Paper. J. Nanomater. 2017, 2017. doi: 10.1155/2017/6745029. 19. Wang, W.; Liang, T.; Bai, H.; Dong, W.; Liu, X. All cellulose composites based on cellulose diacetate and nanofibrillated cellulose prepared by alkali treatment. Carbohydr. Polym. 2018, 179, 297–304. doi: 10.1016/j.carbpol.2017.09.098. 20. Carrillo, F.; Martín, G.; López–Mesas, M.; Colom, X.; Cañavate, J. High modulus regenerated cellulose fiber–reinforced cellulose acetate butyrate biocomposites. J. Compos. Mater. 2011, 45(17), 1733–1740. doi: 10.1177/0021998310386261. 21. Robledo–Ortíz, J.R.; González–López, M.E.; Rodrigue, D.; Gutiérrez–Ruiz, J.F.; Prezas–Lara, F.; Pérez–Fonseca, A.A. Improving the Compatibility and Mechanical Properties of Natural Fibers/Green Polyethylene Biocomposites Produced by Rotational Molding. J. Polym. Environ. 2020, 28(3), 1040–1049. doi: 10.1007/s10924-020-01667-1. 22. Cesari, G.S.; Jarrett, H. Environmental Quality in a Growing Economy,” Technol. Cult. 1967, 8(4), 523. doi: 10.2307/3102137. 23. Ellen MacArthur Foundation. Towards the circular economy. J. Indus. Ecol., 2013, 23–44. 24. Ayrilmis, N.; Jarusombuti, S.; Fueangvivat, V.; Bauchongkol, P.; White, R.H. Coir Fiber Reinforced Polypropylene Composite Panel for Automotive Interior Applications. Fibers Polym. 2011, 12(7), 919–926. doi: 10.1007/s12221-011-0919- 1. 25. Majid, A.; Liu, A.; Sou, H.; Chouw, N. Mechanical and dynamic properties of coconut fibre reinforced concrete. Constr. Build. Mater. 2012, 30, 814–825, doi: 10.1016/j.conbuildmat.2011.12.068. Hội nghị khoa học toàn quốc “Chuyển đổi số và công nghệ số trong Khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường” (EME 2021)
  9. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2022, EME4, 332-340; doi:10.36335/VNJHM.2022(EME4).332-340 340 Evaluation of the potential for the development and applicability of Vietnam’s natural fibres in direction of a circular economy Doan Van Huy1, Dang Truong Nhan1, Nguyen Vu Viet Linh1, Tran Thanh Tam2* 1 Faculty of Applied Science, Ho Chi Minh University of Technology and Education; 17130017@student.hcmute.edu.vn; 17130030@student.hcmute.edu.vn; linhnvv@hcmute.edu.vn 2 Ho Chi Minh University of Natural Resources and Environment; tttam@hcmunre.edu.vn Abstract: Cellulose fibre is one of nature's most abundant raw materials, and Vietnam has a plentiful supply. Until recently, cellulose fibres were used in a wide variety of applications. This natural fibre's natural fibrous structure, good mechanical properties, biodegradability, and environmental friendliness are all important characteristics. This article investigates and assesses cellulose fibre application studies. Aside from common applications, cellulose fibres are used in a wide range of fields, including medicine, pharmaceuticals, cosmetics, and so on, all of which benefit from the cellulose nanofiber structure. This article discusses the applications and evaluation of the development potential of natural cellulose fibres in Vietnam. Vietnam is well suited to the development of raw materials with high and diverse cellulose fibre content due to its location in the tropics. As a result, the article evaluates the potential for future application development of cellulose fibre sources. This potential will help to increase cellulose fibre research and development in Vietnam toward the circular economy. This potential will assist Vietnam’s cellulose fibre research and application development toward a circular economy. Keywords: Natural cellulose; Potential; Circular economy. Hội nghị khoa học toàn quốc “Chuyển đổi số và công nghệ số trong Khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường” (EME 2021)
nguon tai.lieu . vn