Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUI HOẠCH CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TẠI HUYỆN CHƯ SÊ, TỈNH GIA LAI NGUYỄN THÀNH TRÀ - LÊ NĂM Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Chư Sê là huyện miền núi thuộc tỉnh Gia Lai, với diện tích tự nhiên 642,96km2. Đất đai của khu vực phân hóa đa dạng, có nhiều tiềm năng phục vụ phát triển nhiều loại hình sử dụng nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày. Nghiên cứu này đề cập đến vấn đề thành lập bản đồ đơn vị đất đai, đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai phục vụ qui hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nhằm góp phần sử dụng hợp lí lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững. Từ khóa: Đánh giá, tài nguyên đất đai, qui hoạch, cây công nghiệp dài ngày. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, công tác đánh giá đất đai ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông - lâm nghiệp theo hướng chuyên môn hóa. Huyện Chư Sê nằm ở phía Nam tỉnh Gia Lai, thuộc vùng Tây Nguyên, với diện tích tự nhiên 642,96km2. Đất đai của khu vực phân hóa đa dạng, có nhiều tiềm năng phục vụ phát triển nhiều loại hình sử dụng nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày (CNDN). Hiện nay, việc sử dụng đất đai cho phát triển các loại hình cây CNDN ở huyện vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết tiềm năng sinh thái lãnh thổ dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao cũng như có những diễn biến phức tạp về môi trường. Hơn 90% dân cư huyện Chư Sê hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, đời sống dân cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc phát triển cây công nghiệp dài sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, cải thiện đời sống cư dân, phát huy tiềm năng đất đai của vùng Tây Nguyên; tăng khả năng bảo vệ môi trường của loại hình này. Do đó, việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đang được các nhà quản lí ở địa phương quan tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thích nghi đất đai phục vụ qui hoạch cây công nghiệp dài ngày ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trên quan điểm phát triển bền vững thật sự cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI HUYỆN CHƯ SÊ PHỤC VỤ QUY HOẠCH CÂY CNDN Tham khảo các công trình về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ mục tiêu qui hoạch các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp [1], [3], [4], [6], [8], quy trình nghiên cứu, đánh giá được thực hiện qua các bước: thành lập bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ); đánh giá và phân hạng thích nghi tiềm năng đất đai; đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình cây công nghiệp dài ngày; đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ khu vực nghiên cứu. 2.1. Thành lập bản đồ đơn vị đất đai huyện Chư Sê Dựa trên nguyên tắc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations), các chỉ tiêu được lựa chọn bảo đảm các yêu cầu: 164
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 * Là các thành phần tự nhiên mang tính đặc thù của huyện Chư Sê có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai trong bố trí các loại hình nông nghiệp; * Phản ánh được đặc điểm của sự phân hóa tự nhiên khu vực phục vụ cho việc đánh giá, phân hạng đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài ngày. Căn cứ vào nguyên tắc trên, tổ hợp 8 chỉ tiêu được lựa chọn là: độ cao địa hình, loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm, điều kiện tưới và khả năng thoát nước. Tiến hành phân cấp các chỉ tiêu thành phần tự nhiên được lựa chọn, mỗi chỉ tiêu được chia thành các cấp xét theo yêu cầu đánh giá đất đai; thành lập các bản đồ đơn tính. Việc thành lập bản đồ đơn vị đất đai huyện Chư Sê được thực hiện bởi phương pháp liên kết tổ hợp các bản đồ đơn tính đã được phân cấp với sự trợ giúp của các phần mềm Mapinfo, ArcGIS. Kết quả đã thành lập được bản đồ đơn vị đất đai huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tỉ lệ 1/50.000 phục vụ mục tiêu đánh giá. Trên bản đồ có 63 đơn vị đất đai; mỗi đơn vị mang đặc điểm của 8 chỉ tiêu tự nhiên, được ký hiệu theo mã số. Hình 1. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai 2.2. Đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai phục vụ qui hoạch cây CNDN huyện Chư Sê - Lựa chọn loại hình cây CNDN phục vụ mục tiêu đánh giá: Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Chư Sê và xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của một số loại cây công nghiệp dài ngày. Bốn loại hình: cây cao su, cây cà phê, cây điều và cây hồ tiêu được lựa chọn đưa vào đánh giá. 165
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 - Phương pháp đánh giá, phân hạng: Tham khảo công trình của FAO (Yong A, 1989); (Dent D và Young A, 1989), để tiến hành đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi đất đai cho các cây CNDN ở lãnh thổ nghiên cứu; hệ chỉ tiêu về yêu cầu sinh thái của các cây CNDN được lựa chọn; bao gồm: 1. Độ cao địa hình (H); 2. Loại đất (G); 3. Độ dốc (SL); 4. Độ dày tầng đất (D); 5. Điều kiện tưới (I); 6. Khả năng thoát nước (F); 7. Nhiệt độ TB năm (T); 8. Lượng mưa TB (R). Phương pháp đánh giá thông qua so sánh chỉ tiêu yêu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng với đặc điểm của các đơn vị đất đai để xác định các mức độ thích nghi. Sử dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L.Armand (1975) để đánh giá. Bài toán có dạng: n a1 .a 2 .a 3 ...a n Mo = Trong đó: - Mo: Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan; - a1, a2, a3, an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n; - n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá. Áp dụng công thức của Aivasian (1983) để tính toán khoảng cách điểm của mỗi hạng. Công thức có dạng: S max  S min S 1  lg H Bậc phân hạng đến lớp (class), bao gồm: - S1: Rất thích nghi S2: Thích nghi - S3: Ít thích nghi N: Không thích nghi Trong đó, S là khoảng cách điểm trong mỗi hạng; Smax là điểm trung bình nhân tối đa (3 điểm); Smin là điểm trung bình nhân tối thiểu (1 điểm) và H là số lượng đơn vị đất đai được đưa vào đánh giá. Trong tổng số 63 ĐVĐĐ, có 12 ĐVĐĐ được xếp hạng không thích nghi cho cây CNDN. Còn lại lại 51 loại ĐVĐĐ đưa vào đánh giá và phân hạng. Kết quả tính toán được khoảng cách điểm của mỗi hạng có giá trị: S = 0,71. Điểm đánh giá cho mỗi hạng: - Hạng không thích nghi (N): Có điểm trung bình nhân là 0. - Hạng ít thích nghi (S3): Có điểm đánh giá 1,00 - 1,71. - Hạng thích nghi (S2): Có điểm đánh giá từ 1,72 - 2,42. - Hạng rất thích nghi (S1): Có điểm đánh giá từ 2,43 - 3.00. 2.3. Kết quả đánh giá, phân hạng Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai cho các loại hình cây công nghiệp dài ngày ở lãnh thổ nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 1 và bảng 2. 166
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Bảng 1. Kết quả đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai cho các loại hình cây công nghiệp dài ngày huyện Chư Sê Loại hình Hạng thích nghi sử dụng Rất thích nghi (S1) Thích nghi (S2) Ít thích nghi (S3) Không thích nghi (N) - DT: 25.653,78ha - DT: 32.784,29ha - ĐVĐĐ: 3, 5, 6, 7, 8, - ĐVĐĐ: 4, 12, 15, 13, 14, 16, 18, 19, - DT: 4.172,685 ha Cây cao 17, 22, 23, 24, 26, 20, 21, 25, 27, 28, - DT: 1.685,515ha - ĐVĐĐ: 1, 2, 9, 10, su 30, 31, 32, 39, 42, 29, 33, 34, 36, 37, - ĐVĐĐ: 35, 51. 11, 52, 58. 43, 45, 48, 53, 54, 38, 40, 41, 44, 46, 57, 59, 62. 47, 49, 50, 55, 56, 60, 61, 63. - DT: 27.794,86ha - DT: 28.396,15ha - ĐVĐĐ: 3, 5, 6, 7, 8, - DT: 6.517,424 ha - ĐVĐĐ: 4, 10, 12, 16, 18, 19, 20, 21, - ĐVĐĐ: 1, 2, 9, 11, CâyCà 13, 14, 15, 17, 22, 24, 25, 27, 28, 29, - DT: 1.587,83ha 34, 37, 48, 49, 50, phê 23, 26, 30, 38, 39, 31, 32, 33, 36, 40, - ĐVĐĐ: 35. 51, 52, 58. 43, 53, 57, 59, 62. 41, 42, 44, 45, 46, 47, 54, 55, 56, 60, 61, 63. - DT: 36.138,14ha - DT: 22.104,76ha - ĐVĐĐ: 3, 5, 6, 7, 8, - ĐVĐĐ: 4, 12, 13, - DT: 4.465,54ha 16, 18, 19, 20, 21, 14, 15, 17, 22, 26, 23, 24, 25, 27, 28, - DT: 1.587,83ha - ĐVĐĐ: 1, 2, 9, 10, Cây hồ 30, 39, 53, 57, 59, 29, 31, 32, 33, 36, - ĐVĐĐ: 35. 11, 34, 37, 58 tiêu 62 38, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 54, 55, 56, 60, 61, 63. - DT: 35.149,8ha - DT: 23.093,1ha - ĐVĐĐ: 3, 5, 6, 7, 8, - ĐVĐĐ: 4, 12, 13, 16, 18, 19, 20, 21, - DT: 4.465,54ha 14, 15, 17, 22, 23, 24, 25, 27, 28, 29, -DT: 1.587,83ha - ĐVĐĐ: 1, 2, 9, 10, Cây điều 26, 30, 39, 48, 53, 31, 32, 33, 36, 38, - ĐVĐĐ: 35. 11, 34, 37, 58 57, 59, 62. 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 49, 50, 51, 52, 54, 55, 56, 60, 61, 63. 167
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Bảng 2: Tổng hợp diện tích các hạng thích nghi theo loại hình sử dụng Hạng Loại hình sử dụng Rất thích nghi Thích nghi Ít thích nghi Không thích nghi (S1) (S2) (S3) (N) Cây cao su 32.784,29ha 25.653,78ha 1.685,515ha 4.172,685ha Cây cà phê 28.396,15ha 27.794,86ha 1.587,83ha 6.517,424ha Cây tiêu 22.104,76ha 36.138,14ha 1.587,83ha 4.465,54ha Cây điều 23.093,1ha 35.149,8ha 1.587,83ha 4.465,54ha 3. ĐỀ XUẤT QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY Ở HUYỆN CHƯ SÊ, TỈNH GIA LAI 3.1. Đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng đất đai, kết hợp với việc phân tích hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng phát triển nông - lâm nghiệp, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng cây công nghiệp dài ngày ở huyện Chư Sê, nghiên cứu đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ theo các đơn vị đất đai (Bảng 3). a. Cây hồ tiêu Hiện nay, ở Chư Sê, cây hồ tiêu được trồng trong các vườn của hộ gia đình với diện tích lớn 2.491,2ha (năm 2015). Diện tích có khả năng thích nghi cho loại hình này là 58.242,81ha, ở dạng S1 và S2. Đây là loại hình có hiệu quả trong thu nhập cao của nông hộ, có thể trồng với các cây khác trong các mô hình nông - lâm kết hợp trong vườn nhà - là mô hình đang được quan tâm trong sử dụng đất dốc. Vì vậy, cần khuyến khích tăng diện tích loại hình này, nên định hướng cho trồng cây hồ tiêu ở Chư Sê là 11.339,57ha. b. Cây cà phê Hiện nay, diện tích đất trồng cà phê của huyện là 8.563,0ha (năm 2015). Kết quả đánh giá khả năng thích nghi là 56.191,01ha, cỡ hạng S1 và S2. Như vậy, khả năng mở rộng diện tích trồng cây cà phê là rất lớn. Do hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của cây cà phê mang lại cao và đây là vùng đồi núi, để đảm bảo nâng cao đời sống và giải quyết việc làm là hết sức cần thiết thì diện tích định hướng cho cây cà phê là 18.313,57ha. c. Cây cao su Ở huyện Chư Sê, diện tích đất trồng cao su hiện tại là 412,8ha (năm 2015). Kết quả đánh giá khả năng thích nghi là 58.438,07ha, ở hạng thích S1 và S2. Qua phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cũng như khảo sát thực tế ở địa phương cho thấy đây cũng là loại hình sử dụng đất đai có hiệu quả khá cao; diện tích thích nghi lớn, có khả năng mở rộng. Đề tài đề xuất định hướng cho loại hình này là 15.194,38ha. d. Cây điều Hiện tại, diện tích đất trồng loại hình này là 112,0ha (năm 2015). Kết quả đánh giá khả năng thích nghi là 58.242,9ha, ở dạng S1 và S2, nên khả năng mở rộng diện tích đất cho cây điều cũng khá lớn. Để phát triển loại hình này, cần đầu tư vốn, giao thông nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản. Diện tích định hướng cho loại hình cây điều ở Chư Sê là 1.214,91ha. 168
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Bảng 3. Thống kê diện tích đề xuất qui hoạch cây CNDN ở Chư Sê TT Loại hình sử dụng Diện tích (ha) 1 Hồ tiêu 11.339,57 2 Cà phê 18.313,57 3 Cao su 15.194.38 4 Điều 1.214,91 3.2. Đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái theo các tiểu vùng sinh thái - Tiểu vùng đồi xen thung lũng (I): Đây là vùng thấp của thung lũng sông Ayun, thuộc địa phận phía Đông huyện Chư Sê, độ cao < 300m, có chức năng chủ yếu là khai thác kinh tế. Hướng sử dụng kinh tế của tiểu vùng là đi đôi với việc bảo vệ diện tích rừng hiện có thì cần bố trí các loại hình cây CNDN ở những nơi được đánh giá thích nghi cao; chú ý trồng, bảo vệ rừng, trồng cây CNDN ở các vùng đất trống đồi trọc. Ngoài ra, có thể tận dụng địa hình tương đối bằng phẳng như các bãi bồi ven sông Ayun để trồng lúa, hoa màu nhằm giải quyết vấn đề lương thực tại chỗ. - Tiểu vùng cao nguyên lượn sóng (II): Thuộc địa phận trung tâm và phía Tây huyện Chư Sê, độ cao 300 - 700m, có chức năng chủ yếu là khai thác kinh tế kết hợp phòng hộ. Đây là vùng tập trung dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội của huyện. Do tiểu vùng có nhiều thuận lợi về khí hậu và đất đai nên cần bố trí tập trung phát triển các cây CNDN ở khu vực này, ở những nơi được đánh giá thích nghi cao, chú ý ở các vùng đất trống đồi trọc, đất bằng chưa sử dụng. Hình thức tổ chức sản xuất ở đây nên theo dạng nông trường, trang trại hoặc nông hộ; phương thức canh tác tiến hành theo các mô hình nông - lâm kết hợp bền vững nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao mà không làm cạn kiệt tài nguyên môi trường. - Tiểu vùng núi trung bình (III): Có độ cao >700 m, phân bố ở phía Bắc của huyện. Đây là vùng đầu nguồn sông Ayun, chức năng chính của tiểu vùng là phòng hộ nên giải pháp kinh tế - kỹ thuật cơ bản là kết hợp khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên. Ở những nơi địa hình có độ dốc nhỏ, ít xung yếu có thể bố trí các loại hình cây CNDN, cây ăn quả nhằm bảo vệ đất đai, tăng thu nhập cho người dân. Bảng 4. Đề xuất bố trí các loại hình sử dụng đất đai theo các tiểu vùng sinh thái Tiểu vùng Chức năng chính Mô hình đề xuất 1. Tiểu vùng đồi xen thung Phát triển cây CNDN, cây ăn quả, Phát triển kinh tế lũng (I) lúa nước… bảo vệ rừng hiện có. Trồng cây CNDN theo phương 2. Tiểu vùng cao nguyên lượn Phòng hộ kết hợp phát triển thức nông - lâm kết hợp, trồng sóng (II) kinh tế rừng. Khoanh nuôi bảo vệ và trồng 3. Tiểu vùng núi trung bình (III) Phòng hộ đầu nguồn rừng, lâm - nông kết hợp. 169
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Hình 2. Bản đồ đề xuất duy hoạch cây công nghiệp dài ngày huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai 4. KẾT LUẬN Vận dụng quan điểm và phương pháp nghiên cứu, đánh giá đất đai theo FAO; nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, tỉ lệ 1/50.000 với 63 đơn vị đất đai, phân hóa thành 3 tiểu vùng làm cơ sở cho việc đánh giá phục vụ mục tiêu quy hoạch cây công nghiệp dài ngày ở khu vực nghiên cứu. Dựa trên đặc điểm của các đơn vị đất đai và yêu cầu sinh thái của cây trồng, chúng tôi tiến hành đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi theo từng đơn vị đất đai cho 4 loại hình sử dụng cây công nghiệp dài ngày: cây cao su, cây cà phê, cây hồ tiêu và cây điều. Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng sản xuất nông - lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, kết hợp với kết quả đánh giá tiềm năng đất đai, để tài đề xuất bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý theo từng đơn vị đất đai và theo tiểu vùng sinh thái nhằm sử dụng tối ưu lãnh thổ theo hướng phát triển lâu bền. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tôn Thất Chiểu (1992), Kết quả bước đầu về nghiên cứu ứng dụng phân loại đất theo FAO - UNESCO, Tạp chí khoa học đất (2), Hà Nội. [2] Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Pleiku. [3] Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [4] Lê Văn Khoa (1995), Hệ sinh thái nông nghiệp với các vấn đề quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 170
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 [5] Lê Năm (2004), Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội. [6] Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất cho mục đích phát triển lâu bền, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [7] Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Chư Sê (2016), Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai huyện Chư Sê năm 2015. Chư Sê. [8] Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [9] UBND huyện Chư Sê (2015), Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chư Sê đến năm 2020, Chư Sê. Title: SUMMARY LAND RESOURCE EVALUATION FOR PLANNING OF PERENNIAL INDUSTRIAL CROPS IN CHU SE DISTRICT, GIA LAI PROVINCE Abstract: Chu Se is a mountainous district of Gia Lai province covering an area of 642,96 km2. Its land is well-diversified and potential for the development of multiple types of agricultural use, especially growing perennial industrial crops. The paper focusses on establishing the land unit map, evaluating and classifying adaption land for planning of perennial industrial crops in order to use territory reasonably by sustainable development view in Chu Se district, Gia Lai province. Keywords: Evaluation, land resource, planning, perennial industrial crops. NGUYỄN THÀNH TRÀ Học viên Cao học, chuyên ngành Địa lý tự nhiên, khóa 23 (2014-2016), trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TS. LÊ NĂM Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 171
nguon tai.lieu . vn