Xem mẫu

  1. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM Hoàng Thị Hoài Hương Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt: Việc tham gia ký kết Hiệp định Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Bài viết sử dụng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) để đưa ra cái nhìn tổng quan về lợi thế và năng lực cạnh tranh của từng ngành và mô hình SMART nhằm phân tích chi tiết tác động tiềm tàng của Hiệp định RCEP đối với việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Kết quả cho thấy, có sự thay đổi đáng kể trong lợi thế so sánh của các ngành hàng dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu xuất khẩu, các sản phẩm nông nghiệp, da giày, dệt may; các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp điện tử là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường RCEP, qua đó khẳng định tầm quan trọng của thị trường khu vực đối với thương mại nước ta. Từ khóa: Xuất khẩu hàng hóa, cắt giảm thuế quan, Việt Nam, RCEP. 1. MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực. Dựa trên nền tảng tự do hóa thương mại của các FTA ASEAN+1, Việt Nam đã đẩy mạnh tiến tiến trình mở rộng hội nhập nội khối khi tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiệp định bắt đầu đàm phán từ ngày 09/05/2013 giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ - đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định này). Trải qua nhiều phiên họp giữa kỳ và hội nghị  Tác giả liên hệ: 035 213 1482 Email: huongentrol@gmail.com 115
  2. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research cao cấp, ngày 15 tháng 11 năm 2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã chính thức ký kết RCEP. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được đánh giá là Hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới với quy mô khoảng 2,2 tỷ người tiêu dùng (30% dân số toàn cầu) và GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu. Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp. Ngoài ra, RCEP còn tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại, thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu. Từ đó, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước trong khuôn khổ ASEAN+5. Nhờ đó sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. 2. LỢI THẾ SO SÁNH HIỆN HỮU RCA Năm 1965, Balassa đã đưa ra chỉ số Lợi thế so sánh hiện hữu (Revealed Comparative Advantage - RCA hay còn gọi là BI (Balassa Index)) dựa trên lập luận của lý thuyết lợi thế so sánh, theo đó các sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của một nước thường là sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh. RCA được tính theo công thức sau: Trong đó: • : Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu trong xuất khẩu của quốc gia i đối với sản phẩm j; • : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của quốc gia i; • = : Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i; 116
  3. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research • = :Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j toàn cầu; • = : Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Nếu >1 thì quốc gia i được coi là có lợi thế so sánh đối với sản phẩm j. Hệ số này càng lớn chứng tỏ lợi thế so sánh càng cao, điều này sẽ có lợi cho quốc gia i khi ký kết các hiệp định thương mại tự do với một quốc gia hay khu vực khác không có lợi thế so sánh đối với sản phẩm j này, tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm j từ quốc gia i sang các nước tham gia hiệp định. Ngược lại, nếu
  4. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research 50-63 Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt Giày, dép, mũ và các vật đội đầu khác,...; lông vũ chế biến và các sản phẩm 64-67 làm từ lông vũ chế biến; hoa nhân tạo; các sản phẩm làm từ tóc người 68-71 Đá, thủy tinh và các sản phẩm bằng đá, thủy tinh 72-83 Kim loại cơ bản và các sản phẩm bằng kim loại cơ bản Máy và các trang thiết bị cơ khí, thiết bị điện,... và các bộ phận và phụ kiện 84-85 của các thiết bị trên 86-89 Xe cộ, phương tiện bau, tàu thuyền và các thiết bị vận tải liên hợp 90-99 Các điều khoản khác Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 118
  5. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research Bảng 2: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu của các nước thành viên RCEP năm 2012 HS Việt Nhật Hàn New Trung Thái Campuchi Myanma Australia Singapore Indonesia Lào Code Nam Bản Quốc Zealand Quốc Lan a r 01-05 2,45 0,09 0,2 2,51 22,29 0,1 0,41 0,85 0,89 0,06 0,02 4,33 06-15 3,7 0,03 0,06 1,97 1,86 0,1 0,31 1,43 4,42 4,4 1,02 8,82 16-24 0,9 0,12 0,25 0,62 3,09 0,57 0,45 2,78 0,9 1,16 0,29 0,11 25-26 0,5 0,08 0,09 18,81 0,25 0,02 0,12 0,31 1,81 9,49 0,01 0,22 27-27 0,67 0,11 0,71 1,93 0,32 1,23 0,1 0,44 2,26 0,05 0 1,65 28-38 0,21 0,81 0,73 0,56 0,63 1,1 0,51 0,59 0,6 0,22 0 0 39-40 1,18 1,26 1,6 0,11 0,26 0,88 0,87 2,97 1,57 0,17 0,73 0,49 41-43 2,2 0,07 0,37 0,67 2,06 0,25 2,38 0,64 0,37 0,01 0,23 0,13 44-49 0,85 0,25 0,29 0,42 4,31 0,36 0,7 0,69 2,18 1,84 5,25 9,84 50-63 3,88 0,29 0,69 0,56 0,68 0,13 2,94 0,78 1,6 0,72 17,1 2,32 64-67 8,41 0,03 0,15 0,03 0,16 0,1 3,57 0,46 2,51 0,38 6,21 0,93 68-71 0,29 0,56 0,29 1,31 0,37 0,74 0,79 1,23 0,38 2,97 0,1 0,83 72-83 0,53 1,35 1,3 0,77 0,69 0,37 1,04 0,73 0,71 6,02 0,06 0,15 84-85 1,01 1,46 1,33 0,14 0,25 1,73 1,73 1,18 0,36 0,01 0,04 0,01 86-89 0,2 2,25 1,9 0,18 0,13 0,34 0,5 1,11 0,29 0,01 0,38 0,02 119
  6. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research 90-99 0,84 1,45 0,98 0,53 0,61 1,57 1,31 0,42 0,27 0,06 0,07 0,22 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ WITS – UN COMTRADE Bảng 3: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu của các nước thành viên RCEP năm 2019 HS Việt Nhật Hàn New Trung Thái Australia Singapore Indonesia Lào Campuchia Brunei Malaysia Philippines Code Nam Bản Quốc Zealand Quốc Lan 01-05 1,23 0,3 0,16 2,93 0,3 0,08 0,33 0,77 1,11 1,98 0,02 0,05 0,3 0,32 06-15 1,64 1,67 0,07 1,02 1,67 0,06 0,37 1,57 4,03 3,5 1,21 0,01 1,67 1,79 16-24 0,69 0,84 0,31 0,67 0,84 0,97 0,39 2,66 1,36 2,48 0,32 0,01 0,84 0,98 25-26 0,49 0,57 0,11 20,31 0,57 0,02 0,14 0,34 1,46 8,89 0,03 0,01 0,57 1,41 27-27 0,12 1,3 0,7 1,7 1,3 1,1 0,17 0,33 1,82 2,08 0 8,17 1,3 0,13 28-38 0,17 0,55 0,89 0,34 0,55 1,09 0,54 0,55 0,71 0,41 0,02 0,37 0,55 0,17 39-40 0,78 1,59 1,67 0,09 1,59 0,96 0,97 2,79 1,15 1,09 0,71 0,02 1,59 0,48 41-43 2,38 0,12 0,26 0,35 0,12 0,75 2,23 1,01 0,76 0,05 14,95 0,01 0,12 1,86 44-49 0,92 0,95 0,3 0,5 0,95 0,36 0,81 0,86 3,24 2,95 0,56 0,03 0,95 0,67 50-63 3,55 0,33 0,55 0,34 0,33 0,12 2,48 0,71 1,82 0,9 13,64 0,02 0,33 0,39 64-67 7,9 0,1 0,13 0,03 0,1 0,17 2,73 0,31 3,11 1,46 9,62 0 0,1 0,32 68-71 0,35 0,47 0,25 1,48 0,47 1,05 0,68 1,6 0,98 0,86 0,66 0,01 0,47 0,6 120
  7. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research 72-83 0,67 0,98 1,35 0,61 0,98 0,3 1,14 0,69 1,24 1,21 0,14 0,16 0,98 0,64 84-85 1,54 1,62 1,54 0,11 1,62 1,71 1,61 1,08 0,32 0,27 0,17 0,09 1,62 2,4 86-89 0,14 0,18 1,43 0,12 0,18 0,29 0,41 1,12 0,48 0,02 0,27 0,07 0,18 0,3 90-99 0,98 0,76 0,54 2,31 0,76 1,39 1,3 0,53 0,31 0,23 0,4 0,08 0,76 0,47 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ WITS – UN COMTRADE (Năm 2012 không có số liệu của Brunei, Malaysia và Philippines. Năm 2019 không có số liệu của Myanmar) 121
  8. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research Bảng 2 và Bảng 3 cho thấy sự thay đổi trong RCA của các nước thành viên RCEP. Từ năm 2012 đến năm 2019, chỉ số RCA của Việt Nam ở hầu hết các ngành có sự sụt giảm nhẹ, tuy nhiên những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh vẫn được duy trì như các sản phẩm từ động vật, thực vật (thuộc lĩnh vực nông nghiệp), những sản phẩm thuộc các ngành có độ thâm dụng lao động cao như dệt may, da giày, thiết bị điện tử. Trong đó, các sản phẩm thuộc lĩnh vực da giày (HS 64-67) có chỉ số RCA cao hơn so với các mặt hàng thuộc nhóm mã HS khác. Nhìn chung, Việt Nam không có sự tương đồng cấu trúc lợi thế so sánh với các quốc gia phát triển, thuộc nhóm có thu nhập bình quân đầu người cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Singapore hay Brunei. Do đó, Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường và sẽ không bị sức ép cạnh tranh từ những quốc gia này. Mặt khác, nước ta sẽ đối mặt với sức ép cạnh tranh cao với Trung Quốc các quốc gia thuộc nhóm có thu nhập trung bình trong ASEAN như Thái Lan, Indonesia và Philippines do có sự tương đồng trong cấu trúc lợi thế so sánh ở một số mặt hàng dệt may, da giày, thiết bị điện tử. Như vậy, khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, Việt Nam vừa chịu áp lực cạnh tranh cao từ một số quốc gia trong khu vực nhưng đồng thời cũng nhận được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Australia, … hay có cơ hội đẩy mạnh phát triển nội khối. 3. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC RCEP ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM – KẾT QUẢ TỪ MÔ HÌNH SMART Mô hình SMART (Software for Market Analysis and Restrictions on Trade) mô hình phân tích kèm theo các công cụ mô phỏng là một phần của hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm về thương mại mang tên WITS (World Integrated Trade Solutions) do Ngân hàng Thế giới (World Bank) phát triển. Mô hình SMART tập trung vào một thị trường nhập khẩu và các đối tác xuất khẩu của thị trường đó để đánh giá tác động của một kịch bản thay đổi thuế quan thông qua việc ước tính các giá trị mới của một tập hợp các biến số, bao gồm tác động tạo lập thương mại, tác động chuyển hướng 122
  9. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research thương mại, tác động thương mại ròng, thay đổi trong thu từ thuế quan và thay đổi trong thặng dư tiêu dùng. Bài viết này sử dụng mô hình SMART, trong đó các quốc gia thành viên RCEP (trừ Việt Nam) sẽ là các thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam và các nước đối tác còn lại. Để đánh giá tác động tiềm tàng của Hiệp định RCEP tới xuất khẩu hàng Việt Nam, tác giả lựa chọn mô hình SMART với kịch bản thuế quan giảm về 0% (cắt giảm toàn bộ thuế quan) và lựa chọn số liệu năm 2016. Do số liệu liên quan đến giá trị thương mại của các nước RCEP cập nhật chưa đầy đủ, liên tục và bị ngắt quãng nên dữ liệu của Thái Lan và Myanmar sẽ không được đề cập đến trong quá trình tính toán. Bảng 4: Tổng quan về sự thay đổi lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên RCEP Tên Giá trị Giá trị xuất khẩu ban đầu (Triệu USD) 74837,783 Giá trị xuất khẩu khi thuế về 0% (Triệu USD) 78565,136 Tổng giá trị xuất khẩu thay đổi (Triệu USD) 3540,925 Tăng xuất khẩu (%) 4,731 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên kết quả của mô hình SMART Khi thuế quan được cắt giảm hoàn toàn, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 78565,136 triệu USD tăng 4,731%. Tác động gia tăng kim ngạch xuất khẩu từ việc cắt giảm thuế quan trên các thị trường khu vực là tương đối thấp. Điều này có thể được lý giải một phần bởi thực tế là thuế quan đã được dỡ bỏ trong nhiều khu vực thương mại tự do ASEAN+1, cũng như những hạn chế trong việc sử dụng mô hình SMART khi không tính đến thực tế là việc hình thành một khu vực thương mại tự do chung trong khuôn khổ RCEP với quy tắc xuất xứ cho phép tận dụng các ưu đãi thuế quan tốt hơn, Ngoài ra, các mô phỏng cũng không tính đến các tác động tích cực của RCEP trong 123
  10. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research việc thúc đẩy đầu tư và các mạng lưới sản xuất khu vực, qua đó thúc đẩy hơn nữa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bảng 5: Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến từng quốc gia thành viên trong RCEP Giá trị xuất Thay Giá trị xuất Giá trị xuất Giá trị xuất khẩu thay đổi % khẩu ban khẩu khi khẩu thay đổi trên tổng STT Quốc gia trong đầu (Triệu thuế về 0% đổi (Triệu thay đổi xuất USD) (Triệu USD) USD) xuất khẩu khẩu (%) Trung 1 27235,194 28426,365 1191,171 33,640 4,374 Quốc 2 Hàn Quốc 12494,725 14199,863 1705,138 48,155 13,647 3 Nhật Bản 16073,921 16073,921 -186,429 -5,265 -1,160 4 Australia 3194,332 3196,936 2,604 0,074 0,082 New 5 449,663 466,250 16,587 0,468 3,689 Zealand 6 Brunei 38,237 38,123 -0,114 -0,003 -0,299 7 Indonesia 3228,370 3181,659 -46,712 -1,319 -1,447 8 Singapore 2992,489 2992,489 0,000 0,000 0,000 9 Philippines 2802,589 3192,018 389,429 10,998 13,895 10 Lào 402,596 423,657 21,061 0,595 5,231 11 Campuchia 1415,887 1645,675 229,788 6,489 16,229 12 Malaysia 4509,779 4728,181 218,402 6,168 4,843 TỔNG 74837,783 78565,136 3540,925 100,000 4,731 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên kết quả của mô hình SMART 124
  11. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research Xét trên phương diện quốc gia, khi xóa bỏ hoàn toàn thuế quan, xuất khẩu dệt may Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc Mexico, với tổng tỷ trọng chiếm đến 81,8% trong tổng giá trị xuất khẩu thay đổi với lần lượt mỗi nước là 1705,138 triệu USD và 1191,171 triệu USD. Đồng thời, 3 thị trường trong khu vực ASEAN là Campuchia, Philippines và Malaysia sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Bên cạnh đó Campuchia, Philippines và Hàn Quốc là những quốc gia có thay đổi % trong xuất khẩu cao nhất (lần lượt là 16,23%; 13,9% và 13,65%), cho thấy đây là những thị trường tiềm năng của xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. Tự do hóa thuế quan hoàn toàn không hẳn đã mang lại những tác động tích cực cho hoạt động xuất khẩu dệt may bởi với kết quả mô phỏng, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản, Indonesia và Brunei giảm hơn 233 triệu USD, điều này có thể giải thích là do tác động chệch hướng thương mại đối với xuất khẩu của Việt Nam (khi thuế quan giảm cho các nước thành viên khác của RCEP). Tuy nhiên Nhật Bản vẫn là đối tác quan trọng của Việt Nam khi nắm giữ hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước RCEP. Cắt giảm thuế quan tác động rất nhỏ đến các thị trường còn lại, kim ngạch xuất khẩu thay đổi không đáng kể. Kết quả mô phỏng cho thấy rằng, bên cạnh việc giúp tăng mạnh xuất khẩu trên một số thị trường, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các thị trường khác nhỏ thậm chí âm. Điều này cho thấy là trong khi RCEP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng dệt may của Việt Nam, sự tham gia của nhiều nước đối tác hơn cũng hàm ý một sự cạnh tranh nhiều hơn trên thị trường khu vực. Bảng 6: Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo nhóm sản phẩm tới thị trường các nước thành viên RCEP Nhóm Giá trị xuất Giá trị xuất Giá trị xuất khẩu Thay đổi Giá trị xuất sản khẩu khi thuế khẩu thay thay đổi trên tổng % trong khẩu ban đầu phẩm về 0% (Triệu đổi (Triệu thay đổi xuất xuất (Triệu USD) (HS) USD) USD) khẩu (%) khẩu 125
  12. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research 01-05 1552,440 1707,364 154,924 4,375 9,979 06-15 3982,171 5747,646 1765,476 49,859 44,335 16-24 1993,844 2119,200 125,355 3,540 6,287 25-26 653,877 690,612 36,735 1,037 5,618 27-27 3000,484 3102,638 102,154 2,885 3,405 28-38 1392,882 1449,607 56,726 1,602 4,073 39-40 2916,375 3013,235 96,860 2,735 3,321 41-43 1414,918 1470,968 56,050 1,583 3,961 44-49 2475,483 2547,660 72,177 2,038 2,916 50-63 10909,891 11395,680 485,788 13,719 4,453 64-67 3510,297 3674,702 164,405 4,643 4,684 68-71 1225,677 1314,957 89,279 2,521 7,284 72-83 2649,553 2733,275 83,722 2,364 3,160 84-85 32223,234 32364,580 141,346 3,992 0,439 86-89 1316,446 1366,887 50,441 1,425 3,832 90-99 3738,990 3798,476 59,487 1,680 1,591 Tổng 74837,783 78378,707 3540,925 100,000 4,731 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên kết quả của mô hình SMART Khi các nước thành viên cắt bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu hàng hóa của các nước đối tác còn lại trong REP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường RCEP 126
  13. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research có sự thay đổi đáng kể. Các mặt hàng thuộc các nhóm HS 06-15 (Các sản phẩm thực vật) và HS 50-63 (Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt) chiếm giá trị nhiều nhất trong tổng thay đổi xuất khẩu của Việt Nam và chiếm tổng 21,87 % trong tổng giá trị xuất khẩu. Các mặt hàng khác thuộc nhóm HS 84-85, 90-99 có thay đổi % xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ hoặc không đáng kể. Qua kết quả mô phỏng, chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm từ thực vật hay những mặt hàng thuộc ngành dệt may, may mặc để mang lại kim ngạch xuất khẩu và giá trị xuất khẩu thay đổi cao khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. 4. KẾT LUẬN Bài viết đã chỉ ra những thay đổi trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên RCEP khi Hiệp định có hiệu lực. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường khu vực tăng trưởng một cách đáng kể, đặc biệt là xuất khẩu nông sản, các sản phẩm may mặc, giày dép và các sản phẩm công nghệ điện tử, đi kèm với đó là việc duy trì lợi thế so sánh của các mặt hàng này. Xuất khẩu sang thị trường khu vực đang dịch chuyển từ những đối tác truyền thống như Nhật Bản hay Indonesia sang Hàn Quốc, Trung Quốc và các đối tác tiềm năng khác. Việt Nam có lợi thế so sánh và cơ cấu xuất khẩu khá tương đồng với những quốc gia khu vực ASEAN vừa mang lại sự cạnh tranh với các đối tác khu vực vừa đẩy mạnh xây dựng khu vực thương mại tự do chung, tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (2020), Văn kiện hiệp định RCEP. 2. Võ Minh Sang và Đỗ Văn Xê (2015), Ba quan điểm chính đo lường lợi thế so sánh trong sản xuất – xuất khẩu hàng hóa Quốc gia, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 44 Trang 114-126 3. Nguyễn Tiến Dũng (2016), Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng trưởng và thay đổi cơ cấu thương mại, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh Tập 32, Số 3, 1-9 127
  14. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 4 (Tháng 6/2021)/UEB Category of Student Scientific Research 4. Nguyễn Tiến Dũng (2019), Tự do hóa thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện (RCEP) và những tác động đến Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 5. Từ Thúy Anh, Lê Minh Ngọc (2015), Thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập toàn diện ASEAN+6: Phân tích ngành hàng, Tạp chí kinh tế & phát triển, Số 212 tháng 02/2015, trang 2-12. 6. Phan Thị Mai Ly (2015), Tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến thương mại hàng dệt may Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế- ĐHQGHN. 7. Hoàng Thị Hoài Hương, Đào Hồng Ngọc, Phạm Thị Phương Trầm (2021), Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, NCKHSV Khoa KT&KDQT, Trường ĐHKT – ĐHQGHN. 8. Vu Thanh Huong (2016), Assessing potential impacts of the EVFTA on Vietnam’s pharmaceutical imports from the EU: an application of SMART analysis, SpringerPlus (2016)5:1503. 128
nguon tai.lieu . vn