Xem mẫu

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0076 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 187-194 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH TRONG VAI TRÒ TRUNG TÂM NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Vũ Đại An Sở Khoa học và Công nghệ Nam Định Tóm tắt. Năm 2006, thành phố Nam Định được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án Quy hoạch tổng thể phát triển trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng nam đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh việc tổng quát những thành tựu phát triển của thành phố Nam Định trên các lĩnh vực kinh tế, bài viết đã phân tích những lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách thức trong vai trò là đô thị trung tâm nam đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Nam Định để phát huy vai trò trung tâm của mình. Từ khóa: Đánh giá, phát triển kinh tế - xã hội, Nam Định. 1. Mở đầu Thành phố Nam Định là một đô thị loại I tỉnh Nam Định. Vị trí địa lí nằm tại phía bắc của tỉnh, phía đông bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía tây bắc giáp huyện Mỹ Lộc, phía tây nam giáp huyện Vụ Bản, phía đông nam giáp huyện Nam Trực. Là một trong những vùng đất cổ của tỉnh Nam Định, đất đai lại tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nên từ sớm nơi đây đã là một trung tâm văn hóa - tôn giáo. Không chỉ có vậy, thành phố Nam Định có một vị trí địa lí khá thuận lợi khi nằm giữa hai con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy. Nằm giữa hai con sông đó là hàng loạt các con sông nhỏ đan xen với nhau, thuận tiện cho việc giao thông trong vùng và liên vùng. Ngày 19/5/2006, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 109/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Nam Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng nam đồng bằng sông Hồng. Có thể nói đây cũng là căn cứ pháp lí để đề cao truyền thống văn hóa và tiềm năng phát triển của thành phố Nam Định. Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt đề án công nhận thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa nam đồng bằng sông Hồng thì cùng với đó là hàng loạt các quy hoạch, đề án thuộc các sở ngành trong tỉnh được xây dựng với nhiều luận cứ, luận chứng khác nhau và đều với mục tiêu xây dựng thành phố Nam Định theo như quyết định của thủ tướng phê duyệt. Có thể nhận thấy mặc dù các quy hoạch ngành đều được UBND tỉnh phê duyệt nhưng chưa được xây dựng thành một tổng thể thống nhất, vẫn còn tình trạng “trăm hoa đua nở”, tự phát thậm chí là các số liệu trích dẫn còn lệch nhau... Ngoài ra, sự thiếu cơ chế giám sát, chế tài thực hiện các đề án, quy hoạch đã gây nên sự chồng chéo, giàn trải và ảnh hưởng đến tính hiệu quả thực thi trong thực tế. Ngày nhận bài: 5/3/2018. Ngày sửa bài: 19/4/2018. Ngày nhận đăng: 26/4/2018. Tác giả liên hệ: Vũ Đại An. Địa chỉ e-mail: vudaian@gmail.com 187
  2. Vũ Đại An Bên cạnh đó cũng cần kể đến các công trình nghiên cứu cấp tỉnh được thực hiện trong giai đoạn qua như sau: Nghiên cứu đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài và giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định của Ban quản lí các khu công nghiệp Nam Định (2007); Lựa chọn lĩnh vực và sản phẩm công nghiệp ưu tiên chi đầu tư và phát triển của tỉnh Nam Định của sở Công nghiệp Nam Định (2008), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh (FDI) tại tỉnh Nam Định do Văn phòng UBND tỉnh Nam Định tiến hành năm 2013... Mặc dù các công trình này được tiến hành với các cuộc điều tra xã hội học quy mô khá lớn, triển khai trên toàn bộ tỉnh Nam Định nhưng cũng có thể thấy rằng các giải pháp đưa ra còn mang tính chung chung, thiếu cụ thể, chỉ giải quyết nhiệm vụ của một ngành chứ không mang tính tổng thể thống nhất, không đặt vị trí phát triển của Nam Định trong bối cảnh trung tâm phát triển của vùng. Trong quá khứ, Nam Định đã từng là một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả một vùng hạ châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên, thành phố Nam Định hiện nay sẽ làm thế nào để tiếp tục phát huy những tiềm lực đã có và đang có. Trên cơ sở đó, Nam Định sẽ phát huy những bài học truyền thống hay là tìm một hướng đi mới phù hợp nhằm tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm,với nhiệm vụ vừa là nơi hội tụ vừa có sức lan tỏa. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của thành phố Nam Định 2.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thời gian qua, các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế đã có nhiều cố gắng đồng thời với các chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của tỉnh nên tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố đã duy trì mức khá cao, đạt bình quân trên 13%/năm. Giá trị gia tăng tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2015 và đạt 17.439,69 tỉ đồng, trong đó ngành công nghiệp, xây dựng đạt giá trị cao nhất với 11.064,91 tỉ đồng, chiếm 63,45% tổng giá trị gia tăng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng, giảm tỉ trọng nông nghiệp, cụ thể: tỉ trọng công nghiệp, xây dựng từ 61,85% năm 2010 tăng lên 63,44% năm 2015; nông nghiệp giảm từ 1,33 % năm 2010 xuống 1,30% năm 2015. Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế thành phố Nam Định giai đoạn 2010 - 2015 ĐV Năm Chỉ tiêu T 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1.Tốc độ tăng trưởng % 113,5 114,4 114,5 114,6 115,08 114,66 kinh tế 2. Tổng sản phẩm (Giá cố Tỉ đ 3.283,10 3.755,87 4.300,47 4.928,34 5.652,80 6.505,48 định) 2.1.Nông, lâm nghiệp, Tỉ đ 42,10 42,16 42,25 42,36 42,47 42,57 thủy sản 2.2. Công nghiệp. xây Tỉ đ 1.940,10 2.280,05 2.671,16 3.121,17 3.633,74 4.232,95 dựng 2.3. Dịch vụ Tỉ đ 1.300,90 1.433,66 1.587,06 1.764,81 1.976,59 2.229,96 3. Tổng giá trị tăng (Giá 10.238,6 12.157,3 Tỉ đ 7.328,80 8.649,81 14.493,74 17.439,69 hiện hành) 1 0 188
  3. Đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Nam Định trong vai trò trung tâm nam đồng bằng sông Hồng 3.1.Nông, lâm nghiệp, Tỉ đ 97,70 115,04 135,86 160,73 190,46 225,96 thủy sản 3.2. Công nghiệp, xây Tỉ đ 4.532,50 5.380,14 6.402,37 7.641,23 9146,55 11.064,91 dựng 3.3. Dịch vụ Tỉ đ 2.698,60 3.154,63 3.700,38 4.355,34 5.156,73 6.148,82 4. Chuyển dịch cơ cấu % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 kinh tế 4.1. Nông, lâm nghiệp, % 1,33 1,33 1,33 1,32 1,31 1,30 thủy sản 4.2. Công nghiệp, xây % 61,85 62,20 62,53 62,86 63,12 63,44 dựng 4.3. Dịch vụ % 36,82 36,47 36,14 35,82 35,58 35,26 5. Tổng thu ngân sách Tỉ đ 1.063,52 897,30 1.192,70 1.282,5 1.454,9 1.442,2 6. Tổng chi ngân sách Tỉ đ 608,94 540,70 839,90 766,0 846,9 576,9 (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Nam Định, 2016) 2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Khu vực kinh tế công nghiệp: Khu vực kinh tế công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, với 63,44% năm 2015. Khu công nghiệp Hoà Xá của tỉnh và cụm công nghiệp An Xá của thành phố đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư. Đó là những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp của thành phố phát triển. Cùng với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất cá thể đã thu hút trên 50.000 lao động ở các loại hình sản xuất. Trong đó, có 4 ngành sản xuất chính chiếm tỉ trọng khá trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp như: dệt - may; cơ khí - điện; hoá chất - nhựa; chế biến nông sản - thực phẩm - đồ uống. Trình độ quản lí, lao động và trang thiết bị công nghệ được đầu tư theo hướng hiệu quả. Nhiều cơ sở sản xuất đã áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Một số sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài. Về cơ bản các doanh nghiệp chuyển đổi theo luật đã từng bước củng cố được quan hệ sản xuất, trình độ quản lí và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động. - Khu vực kinh tế dịch vụ: Tỉ trọng khu vực kinh tế dịch vụ chiếm trên 35% cơ cấu kinh tế. Thương mại - Dịch vụ và xuất khẩu phát triển nhanh, đa dạng, được quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố. Trên địa bàn thành phố hiện có 4 khách sạn trong đó có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú đáp ứng cơ bản nhu cầu du lịch, dịch vụ. Khách du lịch tăng đều qua các năm. Đã hình thành một số siêu thị, trung tâm thương mại vừa và nhỏ. Các loại hình dịch vụ như: Bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính-ngân hàng, vận tải… bước đầu đáp ứng nhu cầu của sản xuất, đời sống và phù hợp với xu thế phát triển. - Khu vực kinh tế nông nghiệp: Tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là cây trồng, vật nuôi. Do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá nên diện tích đất nông nghiệp thu hẹp nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh) vẫn tăng bình quân trên 3%/năm và chiếm tỉ trọng 1,30% trong cơ cấu kinh tế chung. Thành phố chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nước đầu đạt kết quả, đã hình thành các vùng chuyên canh trồng hoa cây cảnh, nuôi trồng thuỷ sản, từng bước nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Giá trị thu được trên 1 ha đất nông nghiệp năm tăng liên tục. Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được nâng lên, diện mạo các xã ngoại thành thay đổi rõ rệt. 189
  4. Vũ Đại An 2.2. Đánh giá Nam Định trong vai trò trung tâm nam đồng bằng sông Hồng Vùng Nam đồng bằng sông Hồng bao gồm 4 tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình. Diện tích tự nhiên của vùng chiếm 26,2% diện tích của vùng đồng bằng sông Hồng, dân số bằng 29,2% dân số cả vùng đồng bằng sông Hồng. Tổng thu ngân sách của vùng nam đồng bằng sông Hồng năm 2014 là 37.489,8 tỉ đồng. Mức đóng góp GDP vào vùng đồng bằng sông Hồng chỉ chiếm 17,63%. Các chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn vùng nam đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ trọng nhỏ so với toàn vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Bảng 2. GDP và thu ngân sách địa phương các địa phương của vùng nam đồng bằng sông Hồng năm 2014 (Giá thực tế) Stt Địa phương GDP Thu ngân sách địa phương 1 Nam Định 55349,7 9716,8 2 Ninh Bình 32489,5 11848,2 3 Hà Nam 76424,6 3212,1 4 Thái Bình 47521,0 12712,7 (Đơn vị: tỉ đồng ) (Nguồn: Tư liệu vùng đồng bằng sông Hồng năm 2014) Đặc điểm của đô thị trung tâm đồng thời cũng là một trung tâm kinh tế có quy mô lớn, cơ cấu ngành đa dạng, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Bảng số liệu trên cho thấy so với các tỉnh xung quanh thì Nam Định chưa có một bước phát triển vượt bậc mang tính chất đầu tàu, có chức năng lan toả cả về khoa học và kinh tế so với các đô thị xung quanh. Trong vai trò công nghiệp, Hà Nam đang là một tỉnh đứng đầu khu vực nam đồng bằng sông Hồng. Với tỉ trọng công nghiệp chiếm tới 72,5%, đạt 55.399, 3 tỉ đồng so với Nam Định là 22.415 tỉ đồng vào năm 2014 thì đây là một cách biệt rất lớn. Nằm sát cạnh Thủ đô Hà Nội, Hà Nam cũng là một tỉnh biết cách phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lí của mình khi đầu tư xây dựng một loạt các dự án là vệ tinh của các bệnh viện như Việt - Đức, Bạch Mai với các trang thiết bị hiện đại, quy mô rộng lớn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho toàn vùng. Ninh Bình cũng là một tỉnh biết cách phát huy tối đa những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển dịch vụ du lịch. Chính từ nguồn lợi lớn từ du lịch và dịch vụ nên Hà Nam đã là tỉnh có tổng thu ngân sách địa phương lớn nhất trong bốn tỉnh. Không chỉ có vậy, với lợi thế nằm trên trục đường Bắc - Nam cùng sự chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng kết hợp với cải cách, giảm nhẹ thủ tục hành chính nên Ninh Bình cũng là một tỉnh có sự thu hút đầu tư rất lớn. Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2016 của Ninh Bình đứng thứ 19 toàn quốc, dẫn đầu trong bốn tỉnh. Riêng đối với nông nghiệp, theo thống kê vào năm 2014 thì diện tích đất nông nghiệp của cả Nam Định và Thái Bình có khoảng 93.000 ha, tuy nhiên tổng sản phẩm nông nghiệp của Nam Định chỉ đạt 13.560,3 tỉ đồng còn Thái Bình đạt 16.971,0 tỉ đồng. Thái Bình cũng là tỉnh đang đi đầu trong công tác nghiên cứu phát triển các giống lúa năng suất chất lượng để cung cấp cho toàn vùng. Có thể nói, từ thời Pháp thuộc, với sự phát triển của công nghiệp nên một số đô thị đã hình thành và dần phát triển, trong đó nổi bật là Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định. Tuy nhiên cho đến nay, trong khi Hải Phòng và Hà Nội vẫn giữ được vai trò hết sức quan trọng nhờ vào sự phát triển không ngừng thì Nam Định sau một thời gian sa sút đã dần mất đi vị thế một đô thị hàng đầu trong vùng. Mặc dù ở những lần chia tách, sáp nhập trước đây (Hà Nam Ninh, Nam Hà) thì thành phố Nam Định luôn được lựa chọn là tỉnh lị nên vai trò trung tâm vẫn được xác lập, tuy nhiên cho đến nay mối giao thương của Nam Định đang giới hạn trong vai trò tiểu vùng với mức độ ảnh 190
  5. Đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Nam Định trong vai trò trung tâm nam đồng bằng sông Hồng hưởng chưa thật rõ rệt. Để có thể tiếp tục phát huy vai trò của mình, Nam Định cần phải đánh giá lại những tiềm lực và lợi thế của mình, trên cơ sở đó đổi mới nhận thức, tư duy và phương thức phát triển cho phù hợp với tình hình mới. 2.3. Những khó khăn, hạn chế, cơ hội, thách thức đối với việc phát triển của thành phố Nam Định * Những lợi thế và cơ hội Thành phố Nam Định là đô thị nằm trung tâm khu vực nam đồng bằng sông Hồng, được bao quanh bởi các tỉnh lị khác như Thái Bình (19 km), Ninh Bình (28 km), Phủ Lý (30 km). Thành phố có mạng lưới giao thông đối ngoại tương đối thuận lợi bao gồm cả đường bộ, đường thuỷ, đường sắt nối liền với các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị trong vùng nam đồng bằng sông Hồng. Thành phố Nam Định nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình bằng phẳng với độ cao thay đổi giữa 0,5 và 4 m trên mực nước biển. Thành phố có một hệ thống đê và tuyến đường đã được tôn cao để ngăn lũ, bảo vệ thành phố. Ngoài ra tại các khu vực lân cận bao gồm các xã của huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Nam Trực chủ yếu là đất nông nghiệp có địa hình và địa chất công trình thuận lợi để mở rộng không gian và phát triển đô thị [6]. Thành phố Nam Định được hình thành tương đối sớm so với các đô thị lân cận. Truyền thống cùng dân số, diện tích cũng như quy mô của nền kinh tế của thành phố Nam Định đều vượt trội so với các đô thị khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Người dân Nam Định có truyền thống hiếu học. Hiện nay, giáo dục Nam Định vẫn không ngừng phát triển và luôn là tỉnh dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Số sinh viên nhập học đại học, cao đẳng chiếm tỉ lệ cao so với tỉ lệ dân số trong cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện vẫn tập trung một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm cả đội ngũ trí thức, cán bộ quản lí. * Hạn chế và thách thức Thành phố không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước do đó hạn chế trong thu hút đầu tư. Quy mô kinh tế cũng như thu nhập bình quân đầu người của thành phố còn thấp so với các đô thị khác là một trong những nguyên nhân chính để Nam Định có tỉ lệ xuất cư lớn, không chỉ đánh mất lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao mà cả nguồn lao động phổ thông. Cơ sở vật chất kĩ thuật ngành thương mại, dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu giao dịch thương mại; mức thu nhập bình quân đầu người của dân cư còn thấp cũng là trở ngại lớn cho phát triển thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó thương mại thành phố còn có nhiều yếu tố bất lợi so với các tỉnh lân cận như: Tốc độ gia tăng nhu cầu mua thấp hơn so với các tỉnh có tỉ trọng công nghiệp cao do tính tự cấp, tự túc trong các vùng sản xuất nông nghiệp thường cao, thu nhập bình quân từ sản xuất nông nghiệp thấp hơn so với sản xuất công nghiệp dẫn đến triển vọng tăng trưởng, quy mô lưu chuyển hàng hoá bán lẻ sẽ không cao. Sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu; chất lượng dịch vụ thấp (chưa có khách sạn quốc tế 4-5 sao để đón khách quốc tế). Thiếu dịch vụ vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, mua sắm cao cấp. Nguồn nhân lực làm du lịch còn nhiều hạn chế, yếu về nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của ngành kinh tế. Dòng khách du lịch văn hóa tâm linh đến với khu vực Thành phố Nam Định có xu hướng bão hòa trong khi chưa đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn thu hút đối với du khách [4]. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành dệt may chiếm tỉ trọng quá lớn (chiếm tỉ trọng 44% và đóng góp 80% vào kim ngạch xuất khẩu). Các doanh nghiệp dệt may trong tỉnh còn nhiều khó khăn như: chưa chủ động được nguồn nguyên liệu; công nghệ sản xuất ở mức trung bình và lạc hậu, sản phẩm ngành dệt chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành may xuất khẩu; chưa xây dựng được đội ngũ thiết kế đủ lực sáng tạo được mẫu mã mới; chưa thật quan tâm thương hiệu hàng hoá, chủ yếu thực hiện ở khâu gia công đơn thuần là khâu ít lợi nhuận nhất (chỉ chiếm 5-7% giá trị sản phẩm) 191
  6. Vũ Đại An nên hiệu quả giá trị sản xuất và giá trị gia tăng thấp. Ngoài dệt may thì thành phố chưa có ngành công nghiệp nào là trung tâm công nghiệp của vùng. Mặc dù có một số dự án đầu tư vào các ngành như sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô, máy nông nghiệp, vật liệu xây dựng… nhưng quy mô và sản lượng đều chưa xứng tầm [5]. Mặc dù ngành nông nghiệp vẫn là chủ đạo song Nam Định chưa xây dựng được một trung tâm nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi mang tầm khu vực. Ngành nông nghiệp chưa xây dựng được sản phẩm chủ lực, công tác chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chưa được quan tâm. 2.4. Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Nam Định nhằm phát huy vai trò của đô thị trung tâm nam đồng bằng sông Hồng Với dân số và tiềm lực như hiện nay, Nam Định cần trở thành một mũi nhọn của một công nghệ chủ lực nhất định mà không nên đầu tư phát triển dàn trải. Công nghệ chủ lực đó cần phục vụ chung cho vùng nam đồng bằng sông Hồng vì xét về quy mô phục vụ, một số trung tâm của Hà Nội đang bị quá tải, chính vì vậy vị trí địa lí tự nhiên ở trung tâm của Nam Định là hợp lí, tuy nhiên cần đảm bảo chất lượng dịch vụ để có thể thu hút được cả tiềm lực về con người sử dụng dịch vụ này. Trong suốt chiều dài lịch sử, nền kinh tế của Nam Định chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lợi thế về giao thông thuỷ lợi đường sông. Địa hình bằng phẳng cùng vị trí giáp với các huyện phía nam phì nhiêu, năng xuất nông nghiệp cao như Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng nên trong tương lai thì nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên nếu chỉ vì an ninh lương thực mà vẫn giữ năng suất và phương thức canh tác như hiện nay thì không hiệu quả. Vì thế nhất thiết phải áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp với những tiêu chuẩn về chất lượng khắt khe đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc sản xuất nông nghiệp cũng không chỉ trong khâu canh tác mà cần có tính đa dạng theo chuỗi sản phẩm, tạo được thương hiệu bản sắc địa phương. Để đạt được điều đó Nam Định cần phải xây dựng được những trung tâm nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm mang tính đầu tàu không chỉ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh mà cả vùng nam đồng bằng sông Hồng. Thời Pháp thuộc Nam Định từng có chiến lược phát triển vượt bậc, không những trở thành trung tâm kỹ nghệ của Bắc Bộ mà còn là cả xứ Đông Dương. Thành phố khi đó phát triển hai ngành chính là bông vải và sản xuất rượu. Hai ngành này đều tận dụng tốt cả về nguyên liệu cũng như nhân công của tỉnh. Cho đến nay ngành dệt may vẫn giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên nếu vẫn giữ phương thức sản xuất như hiện nay thì nền dệt may sẽ không thể giữ được vị thế của Nam Định trong tương lai nhất là khi cuộc cách mạng 4.0 đã bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ. Việc phát triển ngành công nghiệp dệt, tuy có thể giữ được tốc độ tăng trưởng chung cho thành phố song không thể tạo cho Nam Định một bước đột phá, khẳng định vị thế trong khu vực. Muốn phát triển về công nghiệp, Nam Định nên hạn chế những ngành mang tính khai thác tài nguyên sẵn có mà tập trung cho những ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ như điện tử, lắp ráp… không chỉ đáp ứng cho cả vùng nam sông Hồng mà còn tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao của chính mình. Trong thời đại ngày nay, du lịch dịch vụ, văn hoá nghệ thuật mới là những lĩnh vực kinh tế bền vững. Nam Định cần tiếp tục khai thác các giá trị về văn hoá và du lịch tâm linh nhằm giới thiệu cho mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, các di tích cần được quy hoạch tổng thể, có kế hoạch bảo quản, trùng tu và tôn tạo quy mô, trở thành một địa điểm tham quan du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước. Điều quan trọng là không làm lu mờ ý nghĩa và những giá trị gốc của di tích và hoạt động văn hoá. Không chỉ có thế, việc kêu gọi đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, thương mại và nghỉ dưỡng cũng cần được quan tâm nhằm giữ chân khách du lịch. Mặc dù với điều kiện kinh tế - xã hội còn chưa phát triển cao như Nam Định thì không thể 192
  7. Đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Nam Định trong vai trò trung tâm nam đồng bằng sông Hồng rập khuôn máy móc mô hình thu hút đội ngũ chất xám của các tỉnh lớn hay các nước phát triển đã thực hiện. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu không xây dựng cho mình một đội ngũ những chuyên gia, nhà khoa học có trình độ cao thì rất khó có thể đạt được mục tiêu đề ra trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, Nam Định cần có cách sử dụng và phát huy tối đa những lợi thế tri thức sẵn có của quê hương. Nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm đào tạo, thu hút và sử dụng đội ngũ trí thức của các nước trên thế giới và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh hiện nay. 3. Kết luận Giai đoạn 2006 - 2016 là thời kì đánh dấu 10 năm thành phố Nam Định được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án Quy hoạch tổng thể phát triển trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng nam đồng bằng sông Hồng. Trong giai đoạn này, thành phố Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Các nguồn lực cho phát triển, nhất là các nguồn nội lực đã được phát huy và khai thác có hiệu quả, tiếp tục khắc phục những yếu kém trong nền kinh tế xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Những kết quả đạt được đã bước đầu khẳng định đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn của đất nước nói chung và của Nam Định nói riêng. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc đòi hỏi chính quyền và nhân dân Nam Định phải nỗ lực giải quyết đồng bộ và kịp thời để đạt được các mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Trong đó, huy động, sử dụng và quản lí có hiệu quả các tiềm lực là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, triển vọng và xu hướng tiếp theo đặt ra yêu cầu cấp thiết phát triển đô thị hiện đại với phương châm hiện đại, hiệu quả và bền vững. Trong đó, điều cốt yếu là việc phát triển đô thị trung tâm là phải dựa vào yêu cầu phát triển của vùng và khu vực chứ không phải dựa vào các quyết định mang tính hành chính là có thể tự thành trung tâm. Muốn khẳng định vị thế vai trò trung tâm của mình, Nam Định cần thể hiện vai trò đầu tàu, dẫn dắt sự phát triển của mạng lưới đô thị cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng nam sông Hồng. Để phát triển và phát huy hiệu quả của đô thị trung tâm nam đồng bằng sông Hồng thì Nam Định cần đổi mới về nhận thức, tư duy về hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước, cần phải biết cách tận dụng và phát huy tối đa tiềm lực và lợi thế của mình và liên kết có hiệu quả với hệ thống vệ tinh và lãnh thổ ảnh hưởng xung quanh [7]. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Nghiên cứu và phát triển vùng, 2014. Tư liệu kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 - 2010. [2] Cục Thống kê tỉnh Nam Định, Niên giám thống kê thành phố Nam Định giai đoạn các năm 2009 - 2016. [3] Phạm Hồng Hà, 2005. Xây dựng thành phố Nam Định trở thành trung tâm vùng nam đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7, Tr 44-47. [4] Nguyễn Hương, 2018. Phát triển thương mại thành phố Nam Định và vùng phụ cận, Báo Nam Định, số ra 18/01/2018. [5] Nguyễn Công Thành, 2013. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh (FDI) tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2008 - 2013, Đề tài khoa học cấp tỉnh nghiệm thu năm 2013. 193
  8. Vũ Đại An [6] Nguyễn Thanh Trà, 2017. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn thành phố Nam Định. Đề tài khoa học cấp tỉnh nghiệm thu năm 2017. [7] Phạm Ngọc Trụ, 2015. Đô thị trung tâm với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng. Luận án tiến sĩ Địa lí Viện chiến lược phát triển. [8] Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, 2005. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Nam Định trở thành trung tâm Kinh tế, Văn hoá, Xã hội của vùng nam đồng bằng sông Hồng. ABSTRACT Evaluation of socio-economic development in Nam Dinh province with the role of being a center in the south of the red river delta Vu Dai An Nam Dinh Department of Science and Technology The general project of programming which enables help NamDinh province to become a center of cultural and socio-economic in the south of Red river delta was approved Prime Minister of the Socialist Republic of Viet Nam. Apart from summarizing the development achivement on the economic areas in NamDinh province, this thesis has also analysed the advantages, disadvantages and shortcomings as well as challenges which the province encounters when being a central city in the south of the Red river delta. Basing on this point of view, some solutions are suggested to enhance the socio-economic development with the aim of promoting the role of the province as a central city. Keywords: Evaluation, socio-economic development, Nam Dinh. 194
nguon tai.lieu . vn