Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN TỐT NGHIỆP - KHÍA CẠNH ĐỔI MỚI QUAN TRỌNG TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DƯƠNG THỊ THÚY HÀ, NGUYỄN THỊ KIM DUNG Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Đào tạo giáo viên phải hướng đến việc hình thành các năng lực (NL) đảm bảo cho sinh viên khi ra trường hành nghề thành công và có hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi của đổi mới giáo dục phổ thông. Do đó, định hướng hình thành NL phải được quán triệt trong toàn bộ chương trình đào tạo giáo viên bao gồm từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương thức đào tạo và kiểm tra - đánh giá sinh viên sư phạm. Nghiên cứu đi sâu phân tích những định hướng đổi mới đánh giá sinh viên tốt nghiệp, hệ thống các giá trị và NL nghề cần có trong chuẩn đầu ra đối với sinh viên sư phạm, đề xuất nội dung và công cụ đánh giá NL nghề đối với sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm. Từ khóa: đánh giá, sinh viên tốt nghiệp, đào tạo giáo viên, đổi mới giáo dục. 1. MỞ ĐẦU Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) và đào tạo đã xác định một trong 07 giải pháp trọng tâm là phải đổi mới đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; NL nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; NL thực hành, NL tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc. Liên quan đến đánh giá nhà giáo, Nghị quyết cũng chỉ rõ: “… Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và NL nghề nghiệp” [6]. Như vậy, việc đổi mới đánh giá cần phải được xác định là khâu cốt lõi của đổi mới căn bản, toàn diện trong đào tạo giáo viên (ĐTGV), gắn liền với hoạt động dạy và học, có tác dụng điều chỉnh và để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ. Chỉ có như vậy, những bất cập chính hiện nay trong ĐTGV mới được tháo gỡ, chất lượng đào tạo mới được đảm bảo [4]. 2. NỘI DUNG 2.1. Đổi mới đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo tiếp cận năng lực và đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông 2.1.1. Những định hướng đổi mới đánh giá sinh viên tốt nghiệp Trước đây, với triết lý dạy học là truyền thụ kiến thức - kỹ năng - phẩm chất cho người học nên kiểm tra, đánh giá (KT-ĐG) lấy nội dung kiến thức - kỹ năng người học được đào tạo làm chính. Ngày nay, triết lý ĐTGV đã thay đổi, chuyển trọng tâm trong 156
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 ĐTGV theo định hướng hình thành NL cho người học để họ trở thành nhà giáo dục, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa - xã hội và người học suốt đời. Do đó, nội dung đánh giá phải lấy năng lực sư phạm (NLSP) mà người học được đào tạo làm chính. Đổi mới đánh giá năng lực sư phạm (NLSP) theo các hướng sau [2, 5]: (i) Chuyển từ chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối môn học/học phần (đánh giá tổng kết) với mục đích xếp hạng, phân loại, sang sử dụng đa dạng các loại hình đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định kì sau từng phần, từng chương để phản hồi, điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập (đánh giá quá trình). Đánh giá kết quả đào tạo được xem là quá trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thông tin một cách hệ thống những kết quả học tập ở các giai đoạn khác nhau đối chiếu với mục tiêu dạy học ở từng giai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để đánh giá sự tiến bộ của người học trong từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của người học và cuối cùng là đánh giá chất lượng của quá trình đào tạo... (ii) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức... sang đánh giá NL vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, đặc biệt chú trọng đánh giá các NL tư duy bậc cao như NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL suy ngẫm, tự quản lý phát triển bản thân, NL siêu nhận thức (nghĩ về cách suy nghĩ). (iii) Chuyển từ đánh giá một chiều (giảng viên đánh giá) sang đánh giá đa chiều (sinh viên (SV) cùng tham gia đánh giá - tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng). Không chỉ giảng viên biết cách thức, các kỹ thuật đánh giá người học mà quan trọng không kém là người học cũng phải học được cách đánh giá của giảng viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, người học mới thấy rõ kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp hình thành NL của người học. (iv) Sử dụng công nghệ thông tin trong KT-ĐG: sử dụng phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá. (v) Kiểm tra, đánh giá NLSP thông qua các minh chứng: Minh chứng được thu thập để phục vụ cho việc đánh giá theo cách thức riêng của mỗi người học để đáp ứng được đầy đủ và phù hợp những yêu cầu được quy định ở chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và của từng môn học. Bài tập hay sản phẩm của người học là hai loại minh chứng chiếm tỉ trọng lớn trong các minh chứng về NL của sinh viên. Thông qua những bài tập hay sản phẩm của người học, chúng ta sẽ đánh giá được sinh viên làm được gì, vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghề nghiệp như thế nào? (vi) Đánh giá tốt nghiệp gắn chặt với đánh giá môn học và đánh giá quá trình: Về thực chất, đánh giá tốt nghiệp (ĐGTN) là quá trình tích lũy các cứ liệu minh chứng khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn nghề của giáo sinh. Nguồn cứ liệu được khai thác triệt để từ các môn học, từ chính quá trình thực hành giảng dạy. 157
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Như vậy, để đánh giá được NLSP của SV, trước tiên chúng ta cần xây dựng hệ thống các NLSP và các tiêu chí đánh giá cụ thể - chuẩn đầu ra đối với SV tốt nghiệp ĐHSP. Đây là những nội dung cơ bản để đánh giá NL nghề nghiệp của SV sư phạm. 2.1.2. Các phẩm chất và NL nghề nghiệp trong chuẩn đầu ra đối với sinh viên sư phạm Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, nhóm nghiên cứu thuộc chương trình nghiên cứu khoa học giáo dục cấp Bộ “Đổi mới ĐTGV trong trường ĐHSP đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” (2011-2014) [1, 3, 7], đã xác định hệ thống các giá trị/phẩm chất và NL nghề nghiệp cần có đối với sinh viên sư phạm như sau (xem bảng 1): Bảng 1: Khung CĐR của các cơ sở ĐTGV 1. Phẩm chất/giá trị nghề nghiệp (i) Những phẩm chất/giá trị hướng vào học sinh. (ii) Những phẩm chất/giá trị mang bản sắc người giáo viên. (iii) Những phẩm chất/giá trị phục vụ nghề nghiệp. 2. NL nghề nghiệp Nhóm 1: NL nền tảng (i) NL giao tiếp và hợp tác. (ii) NL công nghệ thông tin. (iii) NL ngoại ngữ. (iv) NL thích ứng với sự thay đổi. (v) NL nghiên cứu khoa học. Nhóm 2: NL chuyên ngành Nhóm 3: NL nghiệp vụ sư phạm (i) NL định hướng sự phát triển học sinh. (ii) NL dạy học. (iii) NL giáo dục. (iv) NL công tác xã hội. (v) NL học tập và phát triển nghề nghiệp. 158
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 159 Sơ đồ 1: Khung nhận thức về đánh giá sinh viên tốt nghiệp 03/2017
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 2.2. Nội dung và công cụ đánh giá sinh viên tốt nghiệp đại học Sư phạm theo chuẩn đầu ra 2.2.1. Bảng ma trận đánh giá sinh viên tốt nghiệp ĐHSP theo chuẩn đầu ra (bảng 2) Trên cơ sở những định hướng đổi mới đánh giá sinh viên tốt nghiệp ĐHSP và hệ thống các phẩm chất/giá trị và NL nghề nghiệp trong chuẩn đầu ra đối với sinh viên (SV) sư phạm như phân tích ở trên, chúng tôi lập bảng ma trận chỉ rõ các giá trị, NL nghề nghiệp được đánh giá như thế nào (qua các công cụ và chủ thể đánh giá) và mức độ thể hiện của chúng ở mỗi công cụ đánh giá. Bảng 2: Ma trận đánh giá sinh viên tốt nghiệp ĐHSP theo chuẩn đầu ra Các công cụ và chủ thể đánh giá Các giá Bài thi Bài thi trị và TTSP tổng HĐ Nhận Học phần NL Tiêu chí Công cụ NCKH - hợp TNST xét của - nghề tự đánh Giảng Giảng - - khoa, giảng viên nghiệp giá - SV viên viên và Giảng Giảng đoàn thể và SV GVPT viên và viên và GVPT GVPT Những phẩm chất/giá trị hướng vào học sinh Các Những phẩm phẩm chất/giá trị chất và mang bản sắc giá trị người GV NN Những phẩm chất/giá trị phục vụ nghề nghiệp NL giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ NL giao NL hợp tác tiếp và với học sinh hợp tác NL hợp tác với cha mẹ, đồng nghiệp và cộng đồng NL sử dụng NL máy tính và công các phần mềm nghệ thông dụng thông tin NL khai thác, tra cứu, sử 160
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 dụng và quản lí các nguồn tài nguyên thông tin NL sử dụng CNTT trong dạy học - giáo dục NL sử dụng CNTT như là công cụ tự học và phát triển nghề nghiệp NL nghe hiểu các nội dung cơ bản về các chủ đề khác nhau NL đọc hiểu các văn bản NL khác nhau ngoại bằng nghề ngữ nghiệp NL viết, diễn giải các vấn đề khác nhau NL giao tiếp, trao đổi, thảo luận bằng nghề nghiệp NL thích ứng với các yếu tố mới, khác biệt NL của môi trường thích NL thích ứng ứng với với các mối sự thay quan hệ xã đổi hội NL tiếp nhận cái mới và tạo ra sự thay đổi NL phát hiện NL vấn đề nghiên nghiên cứu cứu NL lựa chọn khoa đề tài và xây học dựng đề cương nghiên cứu 161
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 NL xây dựng, sử dụng công cụ, phương tiện nghiên cứu NL lựa chọn và sử dụng các PP, kĩ thuật nghiên cứu NL tổ chức nghiên cứu và thu thập số liệu NL phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu NL công bố và ứng dụng kết quả nghiên cứu Từng khoa/ bộ môn chuyên ngành NL tự xây dựng chuyên các NL trong ngành chuẩn đầu ra của chuyên ngành NL phân tích, nhận diện đặc điểm cá nhân để định hướng đến học tập và phát triển của học sinh NL hỗ trợ học NL sinh thiết kế định chiến lược và hướng kế hoạch phát phát triển triển HS NL hỗ trợ học sinh xây dựng cách học; NL hỗ trợ học sinh tự đánh giá khả năng, sở trường của bản thân và biết rút kinh 162
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 nghiệm, điều chỉnh NL phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa NL vận dụng PP, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn NL dạy học phân hoá NL dạy học tích hợp NL xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch NL dạy bài học học NL tổ chức các hoạt động học tập của HS NL tổ chức và quản lí lớp học trên giờ học NL hỗ trợ HS có nhu cầu đặc biệt trong dạy học NL đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của HS NL xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ dạy học NL giáo dục qua giảng dạy môn học NL xây dựng NL giáo kế hoạch giáo dục dục NL vận dụng PP, phương tiện và hình thức tổ chức GD 163
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 NL tổ chức hoạt động giáo dục NL xử lí các tình huống giáo dục NL giáo dục HS có hành vi không mong đợi NL phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường NL tư vấn, tham vấn cho HS NL đánh giá sự tiến bộ và kết quả giáo dục HS NL xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ giáo dục NL tham gia vào các hoạt động văn hóa - xã hội NL tuyên truyền, vận NL động mọi công người tham gia tác xã vào các hoạt hội động văn hóa- xã hội NL tổ chức các hoạt động văn hóa - xã hội NL học NL tự học tập và NL phát triển phát nghề cá nhân triển NL phát triển nghề cộng đồng nghiệp nghề Chú thích: Màu đậm nhạt thể hiện mức độ trọng tâm trong đánh giá; 164
  10. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 NCKH - Nghiên cứu khoa học; TTSP - Thực tập sư phạm; GVPT - Giáo viên phổ thông; HĐ TNST - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo; CNTT - Công nghệ thông tin; HS - Học sinh. 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá bài thi tốt nghiệp Theo sơ đồ 1 thì các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với các học phần sẽ do các môn học/học phần tự xây dựng. Tuy nhiên, giảng viên các môn học/học phần cần chỉ rõ những NL nghề nghiệp nào trong chuẩn đầu ra được đánh giá thông qua môn học/học phần đó. Phần dưới đây chúng tôi đi sâu phân tích các tiêu chí đánh giá bài thi tốt nghiệp - bài thi tổng hợp. Công cụ đánh giá bài thi tổng hợp là hệ thống các tiêu chí phản ánh các NL nghề nghiệp được qui định trong chuẩn đầu ra như phân tích ở mục 2.1.2 và 2.2.1 (bao gồm các NL nền tảng, NL chuyên ngành và NL nghiệp vụ sư phạm) thể hiện ở 5 khía cạnh trong thiết kế và tổ chức thực hiện bài học: (i) Mục tiêu của bài học; (ii) Nội dung bài học; (iii) Hoạt động của người dạy và hoạt động của người học; (iv) Tổ chức và quản lí lớp học; (v) Đánh giá và kết quả đạt được của người học (dạy học và giáo dục). Tuy nhiên, không phải tất cả các chuẩn và các tiêu chí trong chuẩn đầu ra đều thể hiện đầy đủ trong bài thi tổng hợp đánh giá SVTN. Có những chuẩn sẽ là trọng tâm và ngay trong một chuẩn các tiêu chí cũng không thể hiện mức độ như nhau ví dụ như chuẩn NL dạy học sẽ chiếm tỉ trọng nhiều tiêu chí đánh giá trong bài thi tốt nghiệp và các chuẩn khác như chuẩn NL chuyên ngành, NL giáo dục, nhóm các NL nền tảng… cũng có các tiêu chí có liên quan. Các tiêu chí cụ thể trong từng khía cạnh đánh giá (i) Mục tiêu của bài học: - Mục tiêu theo hướng hình thành NL: mục tiêu về tri thức, mục tiêu về kĩ năng và mục tiêu về thái độ; - Mục tiêu giáo dục, phát triển nhân cách HS qua bài học; - Mục tiêu rõ ràng, có thể quan sát và đo đạc được; - Mục tiêu thể hiện nội dung trọng tâm của bài học; - Mục tiêu phù hợp với trình độ HS, thể hiện sự phân hóa trong dạy học; - Mục tiêu có tính định hướng và chỉ dẫn thực hiện. 165
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 (ii) Nội dung bài học: - Chính xác, rõ ràng trong nội dung bài học; - Cập nhật với sự phát triển của khoa học thuộc lĩnh vực chuyên ngành; - Đáp ứng mục tiêu của bài học; - Thể hiện nội dung trọng tâm của bài học; - Kết nối với kiến thức đã có của người học; - Thể hiện mức độ phân hóa phù hợp với trình độ từng nhóm học sinh; - Gợi mở vấn đề và thúc đẩy quá trình tư duy của người học; - Hỗ trợ giáo dục các giá trị văn hóa, đạo đức và truyền thống; - Liên quan đến thực tế và lứa tuổi học sinh; - Liên hệ với nội dung chương trình cấp học (của môn học và liên môn). (iii) Hoạt động của người dạy và hoạt động của người học: - Sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu học tập và môn học; - Sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với trình độ người học; - Sử dụng linh hoạt các hình thức học tập cá nhân, nhóm và tập thể phù hợp; - Tổ chức các hoạt động học tập đa dạng nhằm thu hút người học tham gia tích cực, chủ động vào bài học; - Sử dụng câu hỏi/bài tập đa dạng, phù hợp với tính chất và nội dung bài học; - Sử dụng câu hỏi/bài tập đa dạng khuyến khích người học sáng tạo và độc lập suy nghĩ; - Khai thác kinh nghiệm của người học trong quá trình giảng dạy; - Theo dõi quá trình học tập và có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp; - Đưa ra chỉ dẫn rõ ràng cho các hoạt động thực hành của học sinh; - Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học hợp lí và có hiệu quả; - Liên hệ nội dung kiến thức của bài học với các bài trước đó và các bài sẽ dạy sau; - Trình bày sáng sủa, gọn gàng, diễn đạt rõ ràng, động tác, đi đứng và di chuyển hợp lí. (iv) Tổ chức và quản lý lớp học: - Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các hoạt động; - Đảm bảo thời gian bài học theo quy định; 166
  12. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Đảm bảo tất cả người học tập trung và sử dụng thời gian vào các hoạt động trên lớp liên quan đến bài học; - Bố trí không gian lớp học phù hợp với kiểu bài dạy; - Xử lí các tình huống sư phạm nhanh, hiệu quả và có tác dụng giáo dục; khuyến khích các hành vi tích cực và kiểm soát được các hành vi tiêu cực; - Tạo bầu không khí học tập thỏa mái, tôn trọng và hợp tác; - Đảm bảo tính tương tác giữa giáo viên - học sinh và học sinh với nhau. (v) Đánh giá và kết quả đạt được của học sinh: - Nội dung đánh giá bám sát mục tiêu của bài học và quan tâm đến mức độ hiểu và vận dụng kiến thức, hình thành kĩ năng cho người học (bao gồm cả các kĩ năng xã hội); - Học sinh được nhận xét, đánh giá lẫn nhau và chia sẻ kinh nghiệm; - Sử dụng các hình thức, phương tiện nhận xét, đánh giá đa dạng, phù hợp; - Các nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của người học; - Người học nắm được kiến thức/kĩ năng thông qua trả lời các câu hỏi, làm bài tập, bài kiểm tra nhanh trên lớp; - Người học hứng thú, tích cực chủ động tiếp thu bài học. 3. KẾT LUẬN Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam đã có những thay đổi lớn theo hướng đặt trọng tâm vào người học và chú trọng hình thành NL. Điều này kéo theo vai trò, chức năng của giáo viên cũng thay đổi. Thay vào việc chỉ là chuyên gia truyền đạt kiến thức, giáo viên phải trở thành những chuyên gia về giáo dục với hệ thống các giá trị và NL nghề nghiệp. Để đáp ứng được những thay đổi đó, công tác đào tạo giáo viên nói chung và kiểm tra, đánh giá SVSP phải có những đổi mới mạnh mẽ theo hướng hình thành NL nghề nghiệp cho giáo viên tương lai, để giúp họ đáp ứng những yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Quang Báo (2014), Giải pháp đổi mới chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học theo học chế tín chỉ, Đề tài cấp Bộ, mã số: B2011-17-CT03. [2] Cherry Collins (2003), “Beyond standards and appreticeships: professional teacher education for 21 century”, The Australian Curriculum Studies Association, 12.2003. [3] Nguyễn Thị Kim Dung (2014), Giải pháp đổi mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho SV Đại học Sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kì mới, Đề tài cấp Bộ, mã số: B2011-17-CT04 [4] Nguyễn Thị Kim Dung (2016), Đánh giá NL nghề của sinh viên sư phạm theo yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Trường Đại học Sư phạm 167
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Hà Nội: “Trường sư phạm trong phát triển NL nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục mới”, Hà Nội, 28 tháng 5 năm 2016, tr. 255 - 262 [5] Linda Darling-Hammond (2006), Reconstructing 21st-Century Teacher Education, Journal of Teacher Education,Vol. 57, No. 3, May/June 2006 300-314, Downloaded from http://jte.sagepub.com by on August 7, 2009. [6] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [7] Vũ Thị Sơn (2015), Mô hình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển NL nghề, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Title: EVALUATING GRADUATES - THE IMPORTANT INNOVATIVE ASPECT IN TEACHER TRAINING TO MEET THE REQUIREMENTS OF EDUCATION AND TRAINING INNOVATION Abstract: Teacher training has to be towards the formation of competences, ensures that students after graduation can practise successfully and effectively, meets the requirements of general education innovation. Therefore, the orientation of forming competences has to be grasped in the whole teacher training program, including objectives, content, methods, training and testing approach – evaluate pedagogic students. This article thoroughly analyses innovative orientations in graduates evaluation, the system of needed values and competences for the output of pedagogic students, proposes the content and competence evaluation tool for graduates at College of Education. Keywords: evaluate; graduate, teacher training; Education innovation. DƯƠNG THỊ THÚY HÀ NGUYỄN THỊ KIM DUNG Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ĐT: 0988272778 - 0904431158, Email: duongha108@gmail.com; kimdung28863@gmail.com 168
nguon tai.lieu . vn