Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG: NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT NHÀ TUYỂN DỤNG Hàng Duy Thanh, Trường Đại học Kiên Giang Email: hdthanh@vnkgu.edu.vn Tóm tắt Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá của nhà tuyển dụng đối với cựu sinh viên ngành Sư phạm Toán học về một số nội dung như: Đánh giá về kiến thức, kỹ năng, khả năng thích nghi, ý thức, đạo đức và tin thần trách nhiệm của cựu sinh viên trong công việc, khả năng hợp tác, chất lượng thực hiện công việc. Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở định hướng rà soát, điều chỉnh, cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế xã hội hơn. Từ khóa: Chương trình đào tạo, nhà tuyển dụng, Sư phạm Toán học, trường Đại học Kiên Giang. 1. Đặt vấn đề Kiểm định chất lượng giúp xã hội thấy bằng chứng xác thực về chất lượng của các cơ sở đào tạo, đồng thời giúp cơ sở đào tạo có cơ hội tự phân tích chất lượng của mình, từ đó nâng cao chất lượng chương trình đào tạo (CTĐT) và cũng như chất lượng giảng dạy (Nguyễn Thị Hồng Nam và cộng sự, 2010). Porteous và cộng sự (1997) cho rằng: “Đánh giá chương trình là sự thu thập cẩn thận các thông tin về một chương trình hoặc một vài khía cạnh của một chương trình đề ra các quyết định cần thiết đối với chương trình đó,… là những hoạt động có tính hệ thống, nằm trong một tiến trình; các hoạt động này nhằm kiểm tra toàn bộ các khía cạnh hay một khía cạnh của chương trình: đầu vào của chương trình, các hoạt động thực hiện chương trình, các nhóm khách hàng sử dụng chương trình, các kết quả (các đầu ra) và làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực”. Chất lượng sinh viên (SV) tốt nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm không chỉ trường Đại học đào tạo, mà còn có nhà tuyển dụng. Chất lượng SV tốt nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quá trình đào tạo vai trò then chốt. Vì thế, nhiệm vụ của các trường Đại học là xây dựng chương trình đào tạo chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội và giúp người học dễ dàng tiếp cận với thị trường lao động ngay sau khi ra trường. Nhằm 397
  2. mục đích thu nhận thông tin đánh giá khách quan từ các đơn vị tuyển dụng về nguồn lao động (SV ngành Sư phạm Toán học) SV được đào tạo từ Trường Đại học Kiên Giang, để từ đó Nhà trường có kế hoạch rà soát, điều chỉnh, cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế xã hội hơn. Bài viết dựa trên cơ sở phân tích khảo sát nhà tuyển dụng đánh giá về cựu SV ngành Sư phạm Toán học của Trường Đại học Kiên Giang, để từ đó có biện pháp cải tiến CTĐT tốt hơn và phù hợp yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thời gian và hình thức khảo sát Chúng tôi tiến hành khảo sát các nhà tuyển dụng có cựu SV khóa 1 và 2 (gọi chung là cựu SV) ngành Sư phạm Toán học công tác. Thiết kế phiếu khảo sát bằng Google Form và gởi đường link cho nhà tuyển dụng điền vào các câu hỏi. Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 3-5/2021. 2.2. Phân tích số liệu Tổng hợp số liệu khảo sát và sử sụng công cụ hỗ trợ của Excel để vẽ biểu đồ và phần mềm SPSS để xử lý và phân tích. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Trên cơ sở phiếu điều tra gửi và thu lại từ các nhà tuyển dụng, kết quả tổng hợp những phiếu hợp lệ được thể hiện trong Bảng 1. Đối tượng khảo sát là 39 nhà tuyển dụng nơi cựu SV đang công tác (trong đó có 30 đơn vị trong lĩnh vực giáo dục, 6 đơn vị trong lĩnh vực kinh doanh và 3 đơn vị trong lĩnh vực sản xuất) Bảng 1. Lĩnh vực cựu sinh viên đang công tác TT Lĩnh vực Tần số Tỉ lệ % 1 Lĩnh vực Giáo dục 30 76,8 2 Lĩnh vực kinh doanh 6 15,4 3 Lĩnh vực sản xuất 3 7,8 398
  3. 3.2. Đánh giá của nhà tuyển dụng về kiến thức của cựu sinh viên 61,5 61,5 53,8 53,8 46,2 38,5 38,5 30,8 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15,4 0 KÉM YẾU TB KHÁ TỐT Kiến thức nền tảng của cựu SV. Kiến thức chuyên môn của cựu SV. Kiến thức quản lý của cựu SV. Kiến thức về văn hóa, xã hội của cựu SV. Biểu đồ 1. Đánh giá về kiến thức cựu sinh viên Nhìn vào biểu đồ thống kê trên cho thấy các nhà tuyển dụng đều đánh giá từ mức trung bình trở lên. Cụ thể, đánh giá của nhà tuyển dụng về kiến thức nền tảng của cựu SV là khá chiếm 53,8% và tốt chiếm 46,2%; về kiến thức chuyên môn của cựu SV là khá chiếm 61,5% và tốt chiếm 38,5%; về kiến thức quản lý của SV là trung bình 15,4%, khá chiếm 53,8% và tốt chiếm 30,8%; về kiến thức về văn hóa, xã hội của cựu SV là khá chiếm 61,5% và tốt chiếm 38,5%. Nhìn chung, các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao về kiến thức của cựu SV, bên cạnh đó về kiến thức quản lý của cựu SV được các nhà tuyển dụng đánh giá chưa được tốt so với các mặt khác. Do đó, nhà trường cần tăng cường thời gian giảng dạy các môn chuyên ngành cho SV khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học, để SV tốt nghiệp đáp ứng được tốt hơn yêu cầu công việc của các nhà tuyển dụng. Bảng 2. Đánh giá đối với kỹ năng của cựu sinh viên Kém Yếu TB Khá Tốt TT Nội dung khảo sát SL % SL % SL % SL % SL % Kỹ năng nghiệp vụ, 1 0 0 0 0 6 15,4 24 61,5 9 23,1 tay nghề của cựu SV. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức 2 0 0 0 0 3 7,7 15 38,5 21 53,8 thực hiện kế hoạch của cựu SV. 399
  4. Kỹ năng tổ chức, 3 quản lý, điều hành 0 0 0 0 3 7,7 24 61,5 12 30,8 của cựu SV. Kỹ năng phát hiện, 4 đánh giá, giải quyết 0 0 0 0 3 7,7 24 61,5 12 30,8 vấn đề của cựu SV. Kỹ năng giao tiếp 5 0 0 0 0 0 0 12 30,8 27 69,2 của cựu SV. Kỹ năng sử dụng 6 ngoại ngữ của cựu 0 0 0 0 3 7,7 27 69,2 9 23,1 SV. Kỹ năng ứng dụng 7 CNTT trong công 0 0 0 0 0 0 24 61,5 15 38,5 việc của cựu SV. Kỹ năng tư duy sáng 8 0 0 0 0 0 0 30 76,9 9 23.1 tạo của cựu SV. Kỹ năng làm việc 9 0 0 0 0 0 0 24 61,5 15 38,5 độc lập của cựu SV. Kỹ năng làm việc 10 0 0 0 0 0 0 28 61,5 15 38,5 nhóm của cựu SV. Qua đó ta thấy các nhà tuyển dụng đều đánh giá các kỹ năng của cựu SV từ mức trung bình trở lên. Cụ thể, đánh giá của nhà tuyển dụng về các kỹ năng của cựu SV như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm đều ở mức khá và tốt. Trong đó, kỹ năng giao tiếp của cựu SV là được đánh giá cao nhất (khá chiếm 30,8% và tốt chiếm 69,2%). Các kỹ năng còn lại của cựu SV cũng được nhà tuyển dụng đánh giá tích cực từ mức trung bình trở lên. Trong đó, Kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề của cựu SV là được các nhà tuyển dụng đánh giá chưa bằng các kỹ năng khác. Cụ thể trung bình là chiếm 15,4%, khá chiếm 61,5% và tốt 23,1%. Qua đó cho thấy nhà trường cần phải tăng cường thời lượng các học phần chuyên ngành để cựu SV có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhà tuyển dụng. 400
  5. Bảng 3. Đánh giá về khả năng thích nghi, ý thức, đạo đức và tin thần trách nhiệm trong công việc Kém Yếu TB Khá Tốt TT Nội dung khảo sát SL % SL % SL % SL % SL % Khả năng thích nghi 1 với công việc của 0 0 0 0 0 0 18 46,2 21 53,8 cựu SV. Khả năng tự học, tự 2 rèn luyện của cựu 0 0 0 0 3 7,7 15 38,5 21 53,8 SV. Đạo đức nghề nghiệp 3 0 0 0 0 0 0 3 7,7 36 92,3 của cựu SV. Tinh thần trách 4 0 0 0 0 0 0 6 15,4 33 84,6 nhiệm của cựu SV. Ý thức tổ chức kỷ 5 0 0 0 0 0 0 9 23,1 30 76,9 luật của cựu SV. Ý thức tập thể, vì 6 cộng đồng của cựu 0 0 0 0 0 0 12 30,8 27 69,2 SV. Tính nghiêm túc, 7 trung thực của cựu 0 0 0 0 3 7,7 3 7,7 33 84,6 SV. Nhìn vào số liệu thống kê ở bảng trên, ta thấy các nhà tuyển dụng đều đánh giá từ mức trung bình trở lên. Cụ thể, đánh giá của nhà tuyển dụng về: Khả năng thích nghi với công việc, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức tập thể đều ở mức khá và tốt. Trong đó, đạo đức nghề nghiệp của cựu SV là được đánh giá cao nhất (khá chiếm 7,7% và tốt chiếm 92,3%). Còn lại về khả năng tự học, tự rèn luyện và tính nghiêm túc, trung thực của cựu SV cũng được nhà tuyển dụng đánh giá tích cực từ mức trung bình trở lên. Cụ thể khả năng tự học, tự rèn luyện của cựu SV là trung bình chiếm 7,7%; khá chiếm 38,5% và tốt chiếm 53,8%. Về tính nghiêm túc, trung thực của cựu SV là trung bình chiếm 7,7%; khá chiếm 38,5% và tốt chiếm 53,8%. Do đó, cần bồi dưỡng thêm kỹ năng tự học cho SV khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học. 401
  6. Bảng 4. Đánh giá về khả năng hợp tác, chất lượng thực hiện công việc Kém Yếu TB Khá Tốt TT Nội dung khảo sát SL % SL % SL % SL % SL % Tính cần cù, chịu khó 1 0 0 0 0 0 0 6 15,4 33 84,6 của cựu SV. Tính cẩn trọng, chu 2 0 0 0 0 0 0 12 30,8 27 69,2 đáo của cựu SV. Khả năng chịu áp lực 3 cao trong công việc 0 0 0 0 3 7,7 21 53,8 15 38,5 của cựu SV. Mức đóng góp, xây 4 dựng, phát triển của 0 0 0 0 0 0 30 76,9 9 23,1 cựu SV. Khả năng lắng nghe, 5 khắc phục nhược 0 0 0 0 0 0 9 23,1 30 76,9 điểm của cựu SV. Nhìn vào số liệu thống kê ở bảng trên, ta thấy các nhà tuyển dụng đều đánh giá về khả năng hợp tác, chất lượng thực hiện công việc từ mức trung bình trở lên. Cụ thể, đánh giá của nhà tuyển dụng về: Tính cần cù, chịu khó; tính cẩn trọng, chu đáo; mức đóng góp, xây dựng, phát triển và khả năng lắng nghe, khắc phục nhược điểm đều được đánh giá ở mức khá và tốt. Trong đó, tính cần cù, chịu khó của cựu SV là được đánh giá cao nhất (khá chiếm 15,4% và tốt chiếm 84,6%). Còn lại về khả năng chịu áp lực cao trong công việc của cựu SV cũng được nhà tuyển dụng đánh giá tích cực từ mức trung bình trở lên. Cụ thể, trung bình chiếm 7,7%; khá chiếm 53,8% và tốt chiếm 38,5%. Do đó, SV khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học cần đi làm thêm để rèn luyện khả năng chịu áp lực trong công việc. 402
  7. Kỹ năng mềm 38,5% Kỹ năng nghiệp vụ 30,7% Kiến thức chuyên môn 38,5% Kỹ năng ngoại ngữ 30,7% Kỹ năng công nghệ thông tin 30,7% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Biểu đồ 2. Các ý kiến đề xuất của nhà tuyển dụng đối với cựu sinh viên Nhìn vào số liệu thống kê ở bảng và một số ý kiến của các nhà tuyển dụng, ta thấy kỹ năng mềm và kiến thức thức chuyên môn cần phải bồi dưỡng thêm cho cựu SV. Đối với các SV làm ở các đơn vị tư nhân thì đòi hỏi cao về kỹ năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Do đó, SV cần xác định rõ công việc sau khi tốt nghiệp khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học để bỗ sung những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu công việc khi ra trường. 4. Kết luận và đề xuất 4.1. Kết luận Qua số liệu khảo sát các nhà tuyển dụng sử dụng lao động là cựu SV ngành Sư phạm Toán học về CTĐT, cho thấy tất cả các cựu SV đều đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng đánh giá cao SV về một số kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, tính cần cù, chịu khó,… Qua đó cho thấy CTĐT ngành Sư phạm Toán học là phù hợp với yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, còn một số vấn đề các nhà tuyển dụng chưa đánh giá cao cựu SV như: kỹ năng nghiệp vụ; các kiến thức chuyên môn ĐT hữu ích cho công việc; khả năng chịu áp lực cao trong công việc; kỹ năng mềm;… Do đó, nhà trường cần cải tiến CTĐT ngành Sư phạm Toán học khắc phục những vấn đề trên để đáp ứng được yêu cầu tốt hơn của các nhà tuyển dụng. 4.2. Đề xuất - Đối với kỹ năng mềm thì phòng Công tác SV và Kết nối công đồng cần kết hợp với đoàn trường tổ chức nhiều khóa rèn luyện kỹ năng mềm cho SV và gắn với ngành đào tạo của SV. 403
  8. - Nhà trường cần tăng cường thời gian giảng dạy các môn chuyên ngành cho SV khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học, để SV tốt nghiệp đáp ứng được tốt hơn yêu cầu công việc của các nhà tuyển dụng. - Cần bồi dưỡng thêm kỹ năng tự học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin cho SV khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD-ĐT (2012). Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học (Thông tư số 49/2012/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 2. Nguyễn Thị Hồng Nam, Trương Thị Ngọc Điệp (2010). Đánh giá của sinh viên và cựu sinh viên về kết quả đào tạo giáo viên của Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 13, tr 73-86. 3. Nguyễn Trọng Hồng Phúc, Võ Thị Thanh Phương (2019). Đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề, tr 105-114. 4. Trịnh Văn Sơn, Phạm Phương Trung (2016). Chất lượng Giáo dục đào tạo: Đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 4, tr 191-202. 5. Porteous, N., Stewart, P., Sheldrick, B. & Sales, P. (1997). Guiding Principles for Program Evaluation in Ontario Health Units. Public Health and Epidemiology Report Ontario (PHERO), 8 (3). Truy cập ngày 24/2/2008 từ 404
nguon tai.lieu . vn