Xem mẫu

Lâm học

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÒNG HỘ VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH
RỪNG PHÒNG HỘ LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN
HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ
Võ Văn Hưng1, Đặng Thái Dương2, Ngô Tùng Đức3, Đặng Thái Hoàng4
1

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị
Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế

2,3,4

TÓM TẮT
Rừng phòng hộ đầu nguồn có tác dụng hết sức quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, cải
thiện đất và không khí. Ở lưu vực sông Thạch Hãn có 4 mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn chủ yếu gồm: mô
hình hỗn giao Thông nhựa + Keo tai tượng; Sao đen + Keo tai tượng; Muồng đen + Keo tai tượng; Sến trung +
Keo tai tượng. Sinh trưởng của các cây bản địa trong các mô hình rừng giai đoạn 14 năm tuổi tương đối chậm.
Trong đó, sinh trưởng cao nhất là loài Sao đen với Hvn = 6,75 (m); D1,3 =14,72 (cm); Dt = 2,58 (m) và thấp
nhất là loài Muồng với Hvn = 3,75 (m); D1,3 = 8,47 (cm); Dt = 1,77 (m). Kết quả nghiên cứu đã chọn được loài
Sao đen sinh trưởng tốt hơn 3 loài Thông nhựa, Sến trung, Muồng đen. Các chỉ tiêu cấu trúc rừng Cai%, CP%,
VRR%, Z% của các loài cây bản địa trong các mô hình rừng phòng hộ ở đầu nguồn sông Thạch Hãn là thấp
hơn so với tiêu chuẩn của rừng phòng hộ. Các mô hình đều có khả năng cải thiện về nhiệt độ đất, nhiệt độ
không khí, ẩm độ đất, ẩm độ không khí thể hiện là các chỉ tiêu này trong mô hình đều có chênh lệch lớn so với
nơi đất trống. Đặc điểm hoá tính của đất đều được cải thiện, hàm lượng mùn biến động từ 1,59 - 3,69% và các
chỉ tiêu N (%); P2O5 (mg/100 g đất); K2O (mg/100g đất) đều tăng. Kết quả tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu: D1.3
(cm); Hvn(m); Dt (m); nhiệt độ đất (0C); độ ẩm đất (%); nhiệt độ không khí (0C); độ ẩm không khí (%); hàm
lượng mùn trong đất (%); Cai (%); CP (%); VRR (%); Z (%) của các mô hình nghiên cứu đã chọn được mô
hình Sao đen + Keo tai tượng để trồng rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng
Trị là phù hợp nhất.
Từ khoá: Chỉ tiêu phòng hộ, rừng phòng hộ, sông Thạch Hãn.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng phòng hộ đầu nguồn có tác dụng hết
sức quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước,
điều hoà dòng chảy, cải thiện đất và không khí.
Vì vậy, nghiên cứu để chọn mô hình rừng
phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn phù hợp
có sinh trưởng và hiệu năng phòng hộ cao là
rất cần thiết (Đặng Thái Dương và Võ Đại Hải,
2012). Hiện nay, ở lưu vực sông Thạch Hãn
huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị có 4 mô
hình rừng phòng hộ chủ yếu gồm: mô hình hỗn
giao Thông nhựa + Keo tai tương; Sao đen +
Keo tượng; Muồng + Keo tượng; Sến trung +
Keo tượng. Các mô hình rừng phòng hộ này
trong thời gian qua đã góp phần phòng hộ đầu
nguồn cho dòng sông Thạch Hãn, là con sông
đóng vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa
về kinh tế, văn hoá, du lịch đặc biệt là có ý
nghĩa lịch sử to lớn đối với khu vực và đất
nước (Đặng Thái Dương và Võ Đại Hải,
2012). Trong các mô hình thì có mô hình phát
huy tác dụng phòng hộ tốt, có mô hình chưa tốt
do đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc rừng có sự
khác nhau. Từ trước tới nay, chưa có công

trình nào nghiên cứu để chọn mô hình rừng
trồng phòng hộ phù hợp cho khu vực. Vì vậy,
đánh giá khả năng sinh trưởng và một số chỉ
tiêu phòng hộ của rừng làm cơ sở cho việc lựa
chọn mô hình phù hợp để nâng cao hiệu năng
phòng hộ của rừng ở lưu vực sông Thạch Hãn,
huyện Triệu Phong nói riêng và tỉnh Quảng Trị
nói chung là hết sức cần thiết.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các mô hình hỗn giao cây bản địa và Keo
tai tượng ở rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch
Hãn giai đoạn 14 năm tuổi bao gồm: 1) Mô
hình trồng hỗn giao Thông nhựa + Keo tai
tượng: Phương thức trồng hỗn giao theo băng:
3 hàng Thông nhựa + 2 hàng Keo tai tượng,
mật độ ban đầu 1.650 cây/ha gồm 990 cây
Thông + 660 cây Keo tai tượng. Cự ly trồng:
Hàng cách hàng 3 m cây cách cây 2 m. Mật độ
hiện biến động từ 800 đến 1.100 cây/ha; 2) Mô
hình trồng hỗn giao Sao đen + Keo tai tượng:
Phương thức trồng hỗn giao theo băng 2 hàng
Sao đen + 3 hàng Keo tai tượng, mật độ ban
đầu 1.650 cây/ha gồm 660 cây Sao đen + 990

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2018

143

Lâm học

cây Keo tai tượng. Cự ly trồng: Hàng cách
hàng 3 m cây cách cây 2 m. Mật độ hiện còn
biến động từ 800 - 1.200 cây/ha; 3) Mô hình
trồng hỗn giao Muồng + Keo tai tượng:
Phương thức trồng hỗn giao theo băng: 1 hàng
Muồng + 1 hàng Keo tai tượng; mật độ ban
đầu 1650 cây/ha gồm 825 cây Muồng + 825
cây Keo tai tượng. Cự ly: Hàng cách hàng 3m
cây cách cây 2 m. Mật độ hiện còn biến động
từ 650 - 800 cây/ha; 4) Mô hình trồng hỗn giao
Sến trung + Keo tai tượng: Phương thức trồng
hỗn giao theo băng: 2 hàng Sến trung + 3 hàng
Keo tai tượng, mật độ ban đầu 1650 cây/ha
gồm 660 cây Sến + 990 cây Keo tai tượng. Cự
ly: Hàng cách hàng 3 m cây cách cây 2 m. Mật
độ hiện còn biến động từ 900 - 1100 cây/ha.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Điều tra và thu thập số liệu
+ Mỗi mô hình tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn
điển hình tạm thời diện tích ô tiêu chuẩn tối
thiểu 500 m2 và luôn đảm bảo số cây bản địa
hiện còn trong ô tiêu chuẩn lớn hơn 30 cây (Vũ
Tiến Hinh và Trần Văn Con, 2012).
+ Thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn và tính
toán chỉ số diện tích tán của cây bản địa Cai%:
Đo chiều cao vút ngọn Hvn bằng thước
Blumleiss; đo đường kính D13 bằng cách đo
chu vi bằng thước dây sau đó qui đổi ra đường
kính; đo đường kính tán Dt bằng cách đo hình
chiếu tán cây theo 2 chiều Đông - Tây; Nam Bắc và lấy giá trị trung bình.
+ Lập ô tiêu chuẩn và đo đếm đánh giá chỉ
tiêu độ che phủ của cây bụi, thảm tươi (CP%):
Tiến hành chia ô mẫu sơ cấp thành hai phần
bằng nhau nhờ việc thiết lập một đường vuông
góc với cạnh chiều dài của ô mẫu. Sử dụng ô
dạng bản có diện tích 4 m2/ô. Bố trí 4 ô ở bốn
góc của ô mẫu sơ cấp và 2 ô ở giao điểm hai
đường chéo của hai ô thứ cấp. Tổng số ô dạng
bản cần điều tra là 6 ô.
+ Lập ô tiêu chuẩn và đo đếm đánh giá chỉ
tiêu độ che phủ của vật rơi rụng (VRR%): Tiến
hành lập 6 ô tiêu chuẩn diện tích 1 m2/ô trong
6 ô dạng bản ở vị trí giao nhau 2 đường chéo
của ô tiêu chuẩn dạng bản 4 m2. Đo diện tích
mà vật rơi rụng che phủ trong 1 m2 đó.
144

+ Đào phẫu diện kích thước dài 1,2 m; rộng
0,8 m; sâu 0,9 m. Mỗi mô hình đào 1 phẫu diện
ở giữa ô tiêu chuẩn. Lấy các mẫu đất ở các độ
sâu 0 - 30 cm, 30 - 60 cm, 60 - 90 cm để phân
tích một số chỉ tiêu hoá tính của đất. Mỗi độ
sâu lấy 500 g cho vào túi đựng mẫu. Mỗi túi
đựng mẫu đất đều phải có nhãn ghi kí hiệu
mẫu (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2000).
+ Xác định nhiệt độ, ẩm độ đất và không
khí: Tiến hành đo trong rừng và ngoài đất
trống cách đai rừng 12H. Đo vào các ngày
nắng của tháng 6 tháng 7, thời gian trong ngày
được bố trí đo vào các thời điểm 10 giờ, 13
giờ, 16 giờ. Đo nhiệt độ đất: Dùng 3 chiếc
nhiệt kế gồm nhiệt kế thường, nhiệt kế tối cao
và nhiệt kế tối thấp để đo nhiệt độ đất; Đo ẩm
độ đất: Đo độ ẩm đất trong rừng và ngoài đất
trống bằng máy Lutron PMS – 714; Đo nhiệt
độ không khí: dùng nhiệt kế đồng hồ tiến hành
đo ở hai vị trí trong rừng và ngoài đất trống, đo
ở độ cao 1,5 m so với mặt đất; Đo ẩm độ
không khí: dùng ẩm kế tóc tiến hành đo ở hai
vị trí trong và ngoài rừng, đo ở độ cao 1,5 m so
với mặt đất (Trường Đại học Lâm nghiệp,
1993).
2.2.2. Xử lý số liệu
+ Chỉ số diện tích tán (Cai, %): Chỉ số diện
tích tán được xác định cho tầng cây cao, đo
đường kính tán lá (DT) của từng cây trên ô tiêu
chuẩn, sau đó lấy tổng diện tích tán của tất cả
các cây trên ô chia cho diện tích của ô tiêu
chuẩn và quy đổi ra tỷ lệ phần trăm sẽ thu
được chỉ số diện tích tán. Cai (%) =
Σ(DTtán)/DTOTC. Diện tích tán cây được tính
theo công thức tính diện tích hình tròn (Bộ
Nông nghiệp và PTNT, 2010).
+ Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi (CP,
%): Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi được
xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa diện tích
chiếm chỗ của cây bụi, thảm tươi và diện tích
điều tra của đất rừng. CP(%) = ΣDTCB,TT/
ΣDTODB (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010).
+ Độ che phủ của vật rơi rụng (VRR, %):
Độ che phủ của vật rơi rụng được xác định
bằng tỷ lệ phần trăm giữa diện tích che phủ bề
mặt đất của vật rơi rụng và diện tích điều tra

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2018

Lâm học

của bề mặt đất rừng. VRR(%) = ΣDTVRR/
ΣDTÔ 1m2 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010).
+ Chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp của thảm thực
vật rừng (Z, %): Chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp của
thảm thực vật rừng được cấu thành bởi tổng
đại số của ba chỉ tiêu, gồm: chỉ số diện tích tán
lá; độ che phủ của cây bụi, thảm tươi; độ che
phủ của vật rơi rụng. Z (%) = Cai + CP + VRR
(%) (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010).
+ Phương pháp phân tích đất: Các chỉ tiêu
hóa tính đất theo phương pháp thông dụng. pH:
đo trên máy pH thông thường; mùn %: phương
pháp Tiurin; N%: phương pháp Kjendhal (theo
Bremner); P2O5 dễ tiêu: phương pháp Oniani
lên màu bằng hỗn hợp axit ascobic
antimoantartrat; K2O dễ tiêu: đo trên máy quang
kế (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2000).
+ Đánh giá so sánh sinh trưởng của cây ở
các mô hình: Sử dụng phần mềm Excel 2007
và dùng phương pháp phân tích phương sai

một nhân tố để xác định mức độ biến động
giữa các công thức thí nghiệm. Sử dụng tiêu
chuẩn t Student để lựa chọn công thức tốt nhất
(Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996).
+ Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích
đa tiêu chí: Đánh giá mức điểm và trọng số các
chỉ tiêu của các mô hình làm cơ sở để lựa chọn
mô hình rừng phòng hộ phù hợp cho khu vực
nghiên cứu. Nhóm có giá trị thấp nhất là 1
điểm và cao nhất là 4 điểm theo 4 mô hình
RPH. Giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu nào xếp
vào nhóm 1 thì được 1 điểm; xếp vào nhóm 2
được 2 điểm, xếp vào nhóm 3 được 3 điểm và
xếp vào nhóm 4 được 4 điểm. Trọng số của
từng chỉ tiêu được xác định bằng phương pháp
điều tra phỏng vấn nhóm người liên quan.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá sinh trưởng của các mô hình
rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn,
tỉnh Quảng Trị

Bảng 1. Sinh trưởng của cây bản địa trong mô hình giai đoạn 14 năm tuổi ở BQLRPH
lưu vực sông Thạch Hãn
Loài cây
Chỉ tiêu
Thông
Sến
Sao đen
Muồng
Ftính
F05
ttính
t05
nhựa
trung
Hvn(m)
6,75
4,10
5,79
3,75
38,77
4,07
3,45
2,78
D13(cm)
14,72
9,48
10,62
8,47
30,62
4,07
4,80
3,18
Dt(m)
2,58
1,35
1,80
1,77
21,67
4,07
3,62
4,30

Sinh trưởng Hvn (m) và Dt (m) của
cây bản địa trong các mô hình

Sinh trưởng D13 (cm) của cây
bản địa trong các mô hình
20

10

Sao đen
Thông nhựa

10

Sao đen
Thông nhựa

5

Sến trung

Sến trung
0
D13(cm)

0

Muồng

Hình 1. Sinh trưởng đường kính của cây
bản địa trong các mô hình rừng phòng hộ
lưu vực sông Thạch Hãn

Hvn(m)

Dt(m)

Muồng

Hình 2. Sinh trưởng đường kính tán và chiều cao
vút ngọn của cây bản địa trong các mô hình rừng
phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn

Qua bảng 1, hình 1 và hình 2 cho thấy:
- Về chỉ tiêu D13(cm): Các loài cây bản địa
trong mô hình trồng khác nhau thì sinh trưởng
đường kính cũng khác nhau. Cao nhất là loài
Sao đen trong mô hình Sao đen + Keo tai
tượng đạt (14,72 cm) và thấp nhất là loài

Muồng trong mô hình Muồng + Keo tai tượng
đạt (8,72 cm). Để kiểm tra sự sai khác về sinh
trưởng đường kính của cây bản địa ở 4 mô
hình đề tài tiến hành phân tích phương sai: Ftính
= 30,62 > F05 = 4,07 chứng tỏ ở với các mô
hình khác nhau có sự sai khác về sinh trưởng

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2018

145

Lâm học

đường kính ngang ngực của cây bản địa. Để
tìm ra loài cây bản địa có sinh trưởng đường
kính lớn nhất, tiến hành sử dụng tiêu chuẩn t
của Student kết quả: │ttính│= 4,8 > t05 = 3,18
chứng tỏ sinh trưởng củaSao đen trong mô
hình Sao đen + Keo và Sến trongmô hình trồng
Sến + Keo có sự khác nhau rõ rệt. Vì vậy, mô
hình Sao đen + Keo tai tượng là mô hình cho
sinh trưởng về đường kính cây bản địa lớn
nhất.
- Về chỉ tiêu Hvn(m): Ở BQLRPH Thạch
Hãn các mô hình khác nhau cây bản địa có
sinh trưởng chiều cao vút ngọn khác nhau. Mô
hình Sao đen + Keo tai tượng có sinh trưởng
chiều cao là lớn nhất (6,75 m), tiếp theo là mô
hình Sến + Keo tai tượng ở TH (5,79 m) và
thấp nhất là mô hình Muồng + Keo tai tượng
(3,75 m). Để kiểm tra sự sai khác về sinh
trưởng chiều cao vút ngọn của cây bản địa ở 4
mô hình tác giả tiến hành phân tích phương
sai: Ftính = 38,77 > F05 = 4,07 chứng tỏ với các
mô hình khác nhau có sự sai khác về sinh
trưởng chiều cao vút ngọn của loài cây bản địa.
Để tìm ra mô hình có sinh trưởng chiều cao vút
ngọn của cây bản địa lớn nhất đề tài tiến hành
sử dụng tiêu chuẩn t của Student kết quả
│ttính│= 3,45 > t05 = 2,78 có nghĩa rằng sinh
trưởng về chiều cao vút ngọn của loài Sao đen
và loài Sến trung có sự khác nhau rõ rệt. Vì

vậy, mô hình trồng Sao đen + Keo tai tượng là
mô hình cho sinh trưởng chiều cao vút ngọn
của loài bản địa lớn nhất.
- Về chỉ tiêu Dt(m): Sinh trưởng đường
kính tán của loài bản địa có sự biến động theo
các mô hình, đường kính tán của loài bản địa
nhỏ nhất là mô hình Thông + Keo tai tượng
(1,35 m), lớn nhất là mô hình Sao đen + Keo
tai tượng (2,58 m). Để kiểm tra sự sai khác về
sinh trưởng đường kính tán của loài bản địa ở 4
mô hình khác nhau đề tài tiến hành phân tích
phương sai: Ftính= 21,67 > F05 = 4,06 chứng
tỏ với các mô hình khác nhau có sự sai khác về
sinh trưởng đường kính tán của loài bản địa rõ
rệt. Để tìm ra mô hình có sinh trưởng đường
kính tán của cây bản địa lớn nhất đề tài tiến
hành sử dụng tiêu chuẩn t của Student kết quả:
│ttính│= 3,62 < t05 = 4,30 có nghĩa rằng sinh
trưởng về đường kính tán của loài Sao đen và
loài Sến không sự khác nhau rõ rệt.
Như vậy, dựa vào các chỉ tiêu về sinh
trưởng của các loài cây bản địa trong mô hình
ta có thể chọn mô hình trồng Sao đen + Keo tai
tượng ở BQLRPH Thạch Hãn là mô hình trồng
phù hợp nhất.
3.2. Đánh giá chỉ tiêu cấu trúc rừng về khả
năng phòng hộ của các mô hình rừng phòng
hộ lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị

Bảng 2. Đánh giá các chỉ tiêu cấu trúc rừng về khả năng phòng hộ của các mô hình RPH hỗn giao
cây Bản địa và Keo ở BQLRPH Thạch Hãn - tỉnh Quảng Trị
Mô hình
Chỉ tiêu
Sao đen
Thông nhựa
Sến trung
Muồng
+ Keo tai tượng
+ Keo tai tượng
+ Keo tai tượng
+ Keo tai tượng
Cai%

15,72

4,29

7,63

7,35

CP%

24,56

23,55

38,45

40,22

VRR%

63,8

42,5

56,32

48,53

Z%

104,08

70,34

102,40

96,10

Qua kết quả ở bảng 2 cho thấy: Các chỉ tiêu
cấu trúc rừng về khả năng phòng hộ của rừng
hỗn loài cây bản địa với keo có sự khác nhau
giữa các mô hình trồng rừng. Chỉ số diện tích
tán (Cai%) của mô hình càng lớn thì độ phủ của
vật rơi rụng càng lớn và độ che phủ của cây
146

bụi thảm tươi càng nhỏ. Độ phủ của loài cây
bản địa biến động từ 4,29% đến 15,72% cho
thấy độ phủ của loài cây bản địa trong mô hình
rừng phòng hộ giai đoạn 14 năm tuổi là quá
thấp chưa đạt tiêu chuẩn về chức năng phòng
hộ của rừng. Trong đó độ phủ lớn nhất là mô

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2018

Lâm học

hình trồng hỗn giao giữa Sao đen và Keo
(15,72%) tiếp đến là mô hình Sến và Keo
(7,63%) và thấp nhất là mô hình Thông nhựa +
Keo tai tượng.
Độ che phủ của thảm tươi cây bụi biến động
từ 23,55% đến 40,22%. So với rừng tiêu chuẩn
là thấp. Trong đó mô hình Muồng + Keo tai
tượng có độ che phủ cao nhất tiếp đến là mô
hình Sến + Keo tai tượng và thấp nhất là mô
hình Thông nhựa + Keo tai tượng.
Vật rơi rụng (VRR%) biến động từ 46,32%
đến 72,5% so với rừng tiêu chuẩn là thấp .
Trong đó mô hình Sao đen + Keo tai tượng có
vật rơi rụng cao nhất (63,8%) tiếp đến là mô
hình Sến + Keo 56,32% và thấp nhất là mô
hình Thông nhựa + Keo 42,5%.
Z% là chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng tổng
của độ phủ của tồng cây cao cây bản địa, độ
che phủ của cây bụi thảm tươi và độ phủ của
vật rơi rụng. Giá trị chỉ tiêu này biến động từ
70,34% đến 104,08% là thấp so với chuẩn của
rừng phòng hộ (> 150%). Trong đó chỉ tiêu
này đạt cao nhất là mô hình Sao đen + Keo tai
tượng tiếp đến là mô hình Sến + Keo tai tượng và
thấp nhất là mô hình Thông nhựa + Keo tai tượng.

Nguyên nhân dẫn đến các chỉ tiêu rừng
phòng hộ ở Thạch Hãn thấp là do tỷ lệ cây hiện
còn của các loài cây bản địa thấp, cây bản địa
bị cây phù trợ (Keo) chèn ép dẫn đến sinh
trưởng kém đường kính tán/diện tích tán hẹp.
Do đó muốn đảm bảo chức năng phòng hộ của
rừng đặc biệt là nâng cao vai trò của cây bản
địa là loài cây chủ yếu trong rừng phòng hộ
đầu nguồn thì phải có các giải pháp lâm sinh
hợp lý từ khâu thiết kế trồng rừng, khâu chăm
sóc rừng và đặc biệt khâu nuôi dưỡng rừng để
luôn đảm bảo cây bản địa là cây chủ lực, là cây
lâu dài trong cấu trúc rừng phòng hộ đầu
nguồn.
Qua phân tích về các chỉ tiêu cấu trúc rừng
liên quan đến khả năng phòng hộ, thấy rằng
trong 4 mô hình trồng hỗn giao giữa cây bản
địa và keo ở BQL Thạch Hãn, đã chọn được
mô hình Sao đen + Keo tai tượng là có khả
năng phòng hộ tốt nhất tiếp đến là mô hình Sến
+ Keo tai tượng và thấp nhất là mô hình Thông
nhựa + Keo tai tượng.
3.3. Đánh giá khả năng cải thiện đất và tiểu
khí hậu của các mô hình rừng phòng hộ lưu
vực sông Thạch Hãn - tỉnh Quảng Trị

Bảng 3. Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong rừng và ngoài đất trống của các mô hình RPH hỗn giao
cây bản địa và Keo phù hợp ở BQLRPH Thạch Hãn - tỉnh Quảng Trị
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ
Mô hình
Vị trí
TB
Trung
Tối cao
Tối thấp
Biên độ
(%)
bình
Đất trống
39,6
30,4
34
9,2
66,4
Sao đen +
Trong rừng
35
26,5
32,2
8,5
73
Keo
Chênh lệch
4,6
3,9
3,8
0,7
6,6
Đất trống
39,5
31
34,5
8,5
66,4
Thông
Trong rừng
35,5
27,9
32
7,6
72
nhựa + Keo
Chênh lệch
4
3,1
2,5
0,9
5,6
Đất trống
39,8
30,6
35,2
9,2
67
Sến trung+
Trong rừng
35,8
28,3
32,2
7,5
73,5
Keo
Chênh lệch
4
2,3
3
1,7
6,5
Đất trống
40
30,8
35,6
9,2
67
Muồng đen
Trong rừng
36,4
28,4
33,3
8
73
+ Keo
Chênh lệch
3,6
2,4
2,3
1,2
6

Qua số liệu ở bảng 3 cho thấy rằng các mô
hình có khả năng cải thiện chế độ nhiệt và ẩm
độ không khí tốt thể hiện: Nhiệt độ không khí
bình quân ở trong rừng thấp hơn ngoài rừng từ
2,3 - 3,80C, nhiệt độ tối cao trong các lần đo ở

trong rừng thấp hơn ngoài rừng từ 3,6 - 4,60C
và nhiệt độ tối thấp trong rừng thấp hơn ngoài
rừng từ 2,3 - 3,90C, biên độ nhiệt trong rừng
biến động ít hơn ngoài rừng 0,7 - 1,70C. Về ẩm
độ tương đối, có sự biến đổi theo qui luật khi

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2018

147

nguon tai.lieu . vn