Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0107 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 217-226 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHAI THÁC CÁC ĐIỂM DU LỊCH THEO CÁC TIỂU VÙNG DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Thị Phương Nga Khoa Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đánh giá khả năng khai thác và khả năng thu hút khách của các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo các tiêu chí: độ hấp dẫn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, vị trí điểm du lịch, thời gian lưu trú của khách du lịch, tính bền vững, sức chứa của điểm du lịch. Hệ thống điểm du lịch được phân thành ba tiểu vùng trên cơ sở tương đồng về tài nguyên du lịch và các sản phẩm du lịch. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng: thang điểm tổng hợp dựa trên điều tra thực địa tại 34 điểm du lịch thuộc 3 tiểu vùng du lịch của tỉnh Hà Giang. Từ kết quả đánh giá khả năng thu hút khách và khả năng khai thác, các điểm du lịch được xếp loại thành điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa phương. Từ khóa: Du lịch Hà Giang, điểm du lịch, khả năng khai thác. 1. Mở đầu Hà Giang là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong những năm gần đây. Nhiều công trình nghiên cứu về du lịch Hà Giang của các chuyên gia và sở VH- TT- DL Hà Giang, đã làm rõ được những thế mạnh, cơ hội phát triển của du lịch tỉnh Hà Giang, đồng thời định hướng phát triển sản phẩm và loại hình du lịch [2, 4, 6, 8, 9, 10]. Thực tế cho thấy, số lượng các điểm du lịch đã và đang khai thác khá lớn, tuy nhiên hiệu quả của việc khai thác các điểm du lịch còn rất nhiều hạn chế. Qua khảo sát tại các điểm du lịch, tác giả đánh giá các điểm du lịch theo ba tiểu vùng du lịch của tỉnh: tiểu vùng phía bắc (4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc), tiểu vùng Trung tâm (3 huyện và TP: TP Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Mê), tiểu vùng phía Tây (4 huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì). Kết quả đánh giá các điểm du lịch ở tỉnh Hà Giang được xếp loại thành điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa phương. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các tiêu chí đánh giá Để đánh giá các điểm du lịch, bài báo xác định các tiêu chí đánh giá dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã có [1, 3, 5, 7] và thực tế tại địa phương. Hệ thống các tiêu chí được kiểm nghiệm thông qua phương pháp chuyên gia. Để xếp hạng các điểm du lịch theo cấp: địa phương, quốc gia; Ngày nhận bài: 15/7/2017. Ngày sửa bài: 1/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017 Liên hệ: Nguyễn Thị Phương Nga, e-mail: ngatn129@gmail.com 217
  2. Nguyễn Thị Phương Nga bài viết sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp, là phương pháp cho điểm tương ứng với mỗi bậc chỉ tiêu của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này có ưu điểm: đảm bảo tính chính xác và định lượng các chỉ tiêu đánh giá; phù hợp với thực tế. Tuy nhiên cũng có những hạn chế mang tính chủ quan do việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phụ thuộc vào người lập chỉ tiêu. Điểm của các tiêu chí đánh giá tại mỗi điểm du lịch được tính bằng công thức: K = N 1+N 2+...+N n n Trong đó, K: khả năng thu hút, khả năng khai thác N: Số người tham gia đánh giá k: Hệ số đánh giá Các tiêu chí đánh giá và hệ số của các tiêu chí đó được xây dựng trên cơ sở thực tế địa bàn nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia (số lượng các chuyên gia là 21 người) là các nhà quản lí du lịch tại địa phương (Sở Văn hóa – Thể Thao – Du lịch Hà Giang; Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Hà Giang; Ban quản lí công viên địa chất toàn cầu), các nhà khoa học. Bài viết đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá khả năng khai thác và khả năng thu hút của điểm du lịch với các hệ số cụ thể như sau: Bảng 1. Tiêu chí đánh giá điểm du lịch TT Tiêu chí Hệ số Đánh giá Tốt Khá TB Kém Khả năng thu hút 1 Độ hấp dẫn 3 12 9 6 3 2 CSHT và CSVCKT 2 8 6 4 2 3 Vị trí điểm DL 1 4 3 2 1 Tổng điểm 24 18 12 6 Khả năng khai thác 1 Sức chứa 1 4 3 2 1 2 Thời gian lưu trú của khách 2 8 6 4 2 3 Tính bền vững 2 8 6 4 2 Tổng điểm 20 15 10 5 (Nguồn: Tổng hợp từ [1, 5]) Từ tiêu chí, hệ số và bậc điểm tác giả xác định các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia có điểm đánh giá khả năng thu hút từ 18-24 điểm kết hợp khả năng khai thác có điểm từ 15 đến 20 điểm, điểm du lịch địa phương có khả năng thu hút từ 6 đến 12 điểm, khả năng khai thác từ 5- 10 điểm. Có 2 cách xác định phương pháp tính điểm tổng hợp: tính tổng số hoặc tích số của các yếu tố đánh giá tại mỗi điểm. Từ đó đánh giá các mức độ thuận lợi khác nhau cho các điểm du lịch. Bài viết sử dụng cách tính tổng điểm của các yếu tố đánh giá để phân hạng các điểm du lịch. 2.2. Kết quả nghiên cứu Trên cơ sở điều tra khảo sát tại 34 điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang cùng với các đánh giá của chuyên gia xác định như Bảng 2, 3 và 4 dưới đây. - Điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia: là các điểm du lịch có khả năng thu hút trên 18 điểm và khả năng khai thác trên 15 điểm (theo trung bình cộng điểm đánh giá của 21 chuyên gia), chủ yếu là các điểm du lịch nằm trên tuyến từ TP Hà Giang đi các huyện phía bắc thuộc cao nguyên đá Đồng Văn (kết nối tiểu vùng du lịch Trung tâm và tiểu vùng du lịch phía Bắc). 218
  3. Đánh giá khả năng khai thác các điểm du lịch theo các tiểu vùng du lịch tỉnh Hà Giang 219
  4. Nguyễn Thị Phương Nga 220
  5. Đánh giá khả năng khai thác các điểm du lịch theo các tiểu vùng du lịch tỉnh Hà Giang 221
  6. Nguyễn Thị Phương Nga Đây là các điểm du lịch chính trong hành trình của du khách về với cao nguyên: cột cờ Lũng Cú, Dinh thự họ Vương, đèo Mã Pì Lèng và sông Nho Quế, Núi Đôi - Quản Bạ. Một số điểm thuộc tiểu vùng phía tây là ruộng bậc thang tại khu vực Thông Nguyên, Bản Phùng. . . Các điểm du lịch này được đánh giá có tài nguyên du lịch hấp dẫn nhiều du khách, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, nhà hàng, phương tiện đi lại khá thuận tiện cho khách du lịch, nằm trên đường quốc lộ 4C. Khả năng tiếp cận của các điểm du lịch này thuận tiện, khả năng liên kết giữa các điểm du lịch cao, sức chứa các điểm khá lớn (dinh thự họ Vương có thể đón 4000 lượt khách/ngày). Các điểm du lịch này là điểm nhấn cho du lịch Hà Giang. - Các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: trong Quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2015 – 2020, Hà Giang có trên 200 điểm du lịch quốc gia cũng như địa phương. Trên thực tế có khoảng trên 50 điểm du lịch đang được khai thác, trong đó chủ yếu là điểm du lịch tại TP Hà Giang, các huyện thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, một số điểm thuộc các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Bắc Quang. Qua khảo sát cho thấy, các điểm du lịch địa phương đều được du khách đánh giá cao về hấp dẫn và khá hấp dẫn của tài nguyên du lịch (80 -90% số khách được hỏi), nơi đây có cảnh quan khá đa dạng: ruộng bậc thang, cảnh quan núi non hùng vĩ, bản làng người Tày vẫn giữ nguyên được nét văn hóa đặc trưng, chưa bị tác động nhiều bởi các yếu tố hiện đại. Tiêu biểu là các làng văn hóa du lịch cộng đồng các thôn Tha, Hạ Thành, Cao Bành. . . nằm ở vị trí rất thuận lợi (cách trung tâm TP Hà Giang 2- 6 km). Hệ thống các nhà sàn phục vụ du khách được trang bị khá đầy đủ, có điều kiện thực hiện nhiều loại hình du lịch (nghỉ dưỡng, đi bộ, leo núi, khám phá. . . ). Đây là điểm du lịch thu hút nhiều du khách nước ngoài lưu lại. Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng của những điểm du lịch này còn rất nhiều hạn chế, các loại hình hoạt động ở các điểm du lịch chưa đa dạng, hiện nay chưa khai thác được hết giá trị, mới chỉ dừng lại ở việc khai thác nhỏ lẻ của một số công ti lữ hành. 2.2.1. Về khả năng thu hút của các điểm du lịch Dựa vào kết quả đánh giá để xác định khả năng thu hút của các điểm du lịch tiểu vùng du lịch trung tâm, tiểu vùng du lịch phía Bắc, tiểu vùng du lịch phía Tây, bài viết xác định như sau: - Khả năng thu hút tốt: là điểm du lịch có điểm số trên 18 – 24 điểm. Đây là các điểm du lịch có khả năng thu hút cao. - Khả năng thu hút khá: là các điểm du lịch có điểm số từ 12 – 18 điểm. Đây là các điểm du lịch có khả năng thuận lợi trong thu hút du khách. - Khả năng thu hút trung bình: Là các điểm du lịch có điểm số dưới 12 điểm. Đây là những điểm du lịch ít thuận lợi cho việc thu hút khách. - Đối với tiểu vùng du lịch trung tâm: Chùa Sùng Khánh, chùa Núi Cấm, làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tha, thôn Tiến Thắng, khu du lịch sinh thái Thạch Lâm Viên, hồ Na Hang. . . là các điểm du lịch có tính hấp dẫn khá cao, cùng với nó là khả năng liên kết giữa các điểm du lịch lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, nằm ở trung tâm TP Hà Giang và các huyện lân cận thuận lợi cho việc khai thác. Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tha, Tiến Thắng thu hút chủ yếu là khách quốc tế (Pháp, Nhật) đến theo nhóm nhỏ. Các điểm du lịch còn lại chủ yếu là khách nội tỉnh và các khu vực lân cận. Các điểm du lịch khá thuận lợi như khu du lịch sinh thái thác Thúy, hồ Quang Minh, . . . là những điểm du lịch khá hấp dẫn du khách, tuy nhiên cơ sở hạ tầng chưa tốt, khả năng tiếp cận còn hạn chế. Các điểm du lịch này có thể khai thác được nhiều loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, thăm quan ngắm cảnh. . . , do đó cần đầu tư để phát triển thành điểm du lịch hấp dẫn. Điểm du lịch được đánh giá thấp nhất là căng Bắc Mê, tiểu khu Trọng Con: đây là những di tích lịch sử, xong cơ sở 222
  7. Đánh giá khả năng khai thác các điểm du lịch theo các tiểu vùng du lịch tỉnh Hà Giang hạ tầng, điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật còn rất yếu kém. - Đối với tiểu vùng du lịch phía Bắc: Các điểm du lịch được đánh giá cao là các điểm hiện nay đang khai thác tốt, khẳng định được khả năng thu hút của điểm du lịch: cột cờ Lũng Cú, khu di tích kiến trúc Nhà Vương, đèo Mã Pì Lèng, phố cổ Đồng Văn. Các điểm du lịch có khả năng thu hút thấp là do hệ thống giao thông chưa thuận lợi, khả năng tiếp cận đến các điểm còn nhiều hạn chế. - Đối với tiểu vùng du lịch phía Tây: Các điểm du lịch được đánh giá cao nhất là Thác Tiên – Đèo Gió, khu du lịch sinh thái Pahouse, cảnh quan ruộng bậc thang Thông Nguyên, Bản Phùng (Hoàng Su Phì) là các điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch. Các điểm du lịch được đánh giá thấp là hang Thiên Thủy, làng chạm bạc Đông Chứ. . . là điểm có đường giao thông khó khăn. 2.2.2. Về khả năng khai thác của các điểm du lịch Dựa vào kết quả tổng hợp ở bảng 2,3,4 trong đó các điểm du lịch có khả năng khai thác như sau: - Khả năng khai thác tốt: là các điểm du lịch có điểm đánh giá trên 15 – 20 điểm. Đây là điểm du lịch có khả năng khai thác cao. - Khả năng khai thác khá: là các điểm du lịch có điểm đánh giá từ 10 đến dưới 15 điểm. Đây là điểm du lịch có khả năng khai thác thuận lợi. - Khả năng khai thác trung bình: là các điểm du lịch có điểm đánh giá dưới 10 điểm. Đây là điểm du lịch có khả năng khai thác thấp hơn. Các điểm du lịch có khả năng khai thác thấp hơn so với khả năng thu hút, điều này cho thấy các điểm du lịch ở đây chú yếu vẫn tồn tại dưới dạng tiềm năng. Khả năng khai thác của các điểm thấp chủ yếu do thời gian lưu trú của khách du lịch còn rất ngắn - Đối với tiểu vùng du lịch Trung tâm: Các điểm du lịch khai thác tốt theo đánh giá của các chuyên gia có khả năng phát triển nằm ở các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và 1 số địa điểm của TP Hà Giang, trong đó Khu du lịch sinh thái Thạch Lâm Viên, Trường Xuân với sự đầu tư lớn, khả năng khai thác được đánh giá cao. - Đối với tiểu vùng du lịch phía Bắc: Các điểm du lịch có khả năng khai thác tốt là danh thắng cột cờ Lũng Cú, dinh thự họ Vương, đèo Mã Pì Lèng, vườn đá Sảng Tủng, làng văn hóa du lịch cộng đồng Lũng Cẩm Trên. Đây là những điểm đang khai thác tốt và phát huy được thế mạnh là sản phẩm độc đáo của cao nguyên đá trong những năm tới. - Đối với tiểu vùng phía Tây: Các điểm du lịch có khả năng khai thác khá tốt, tuy nhiên do hạn chế về cơ sở hạ tầng, tính thời vụ của điểm du lịch nên giảm thời gian khai thác. Loại hình du lịch chủ yếu là nghỉ dưỡng dựa vào thiên nhiên, do đó vào thời kỳ mùa mưa, mùa đông, khả năng khai thác của các điểm này thấp. Để khai thác triệt để điểm du lịch này cần khắc phục về hệ thống cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của du khách đến khu vực này. Các điểm du lịch có khả năng khai thác tốt nhất hiện nay là khu vực Thác Tiên Đèo Gió, khu du lịch sinh thái Panhouse, bãi đá cổ Nấm Dẩn. . . 2.2.3. Khả năng phát triển của các điểm du lịch - Đối với tiểu vùng du lịch trung tâm: 223
  8. Nguyễn Thị Phương Nga Sơ đồ 1. Điểm đánh giá khả năng thu hút và khả năng khai khác điểm DL của tiểu vùng du lịch trung tâm Trong tiểu vùng du lịch trung tâm các điểm du lịch có khả năng phát triển tốt thành các điểm du lịch hấp dẫn hội tụ đầy đủ các yếu tố về tính hấp dẫn của tài nguyên, hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi, thời gian khai thác kéo dài trong năm: Núi Mỏ Neo, Thạch Lâm Viên, Trường Xuân, trong đó núi Mỏ Neo được quy hoạch phát triển thành điểm du lịch cao cấp của Hà Giang. Các điểm có khả năng khai thác thu hút cao nhưng khả năng khai thác hạn chế, cần đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch để tăng khả năng khai thác như làng văn hóa du lịch cộng đồng Thôn Tha, Tiến Thắng, Hạ Thành, hồ Na Hang, Thác Thúy, hồ Quang Minh. - Đối với tiểu vùng du lịch phía Bắc: Sơ đồ 2. Điểm đánh giá khả năng thu hút và khả năng khai khác điểm du lịch tiểu vùng du lịch phía Bắc Tiểu vùng du lịch phía Bắc là khu vực có nhiều điểm du lịch có thể khai thác nhiều loại hình du lịch. Các điểm có khả năng thu hút cao (Núi Đôi, Cổng trời Quản Bạ, cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng và sông Nho Quế, dinh thự họ Vương, phố cổ thị trấn Đồng Văn có giá trị thu hút từ 20 – 23 điểm), đồng thời có khả năng khai thác lớn (được đánh giá từ 15 – 18 điểm). Ngoài 4 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia hiện nay, dựa vào kết quả đánh giá có thể thấy các điểm phát triển thành điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia: cảnh quan vườn đá (khả năng thu hút tốt nhưng khả năng hiện nay khai thác hạn chế). 224
  9. Đánh giá khả năng khai thác các điểm du lịch theo các tiểu vùng du lịch tỉnh Hà Giang Các điểm du lịch khả năng khai thác thấp là do tính thời vụ (chợ tình Khau Vai chỉ diễn ra trong 2 ngày, hang Khổ Mỷ chủ yếu khai thác được vào mùa khô. . . ), các điểm du lịch này cần đầu tư các dịch vụ, đa dạng loại hình du lịch, thu hút được khách du lịch. - Đối với tiểu vùng du lịch phía tây: Sơ đồ 3. Điểm đánh giá khả năng thu hút và khả năng khai khác điểm du lịch tiểu vùng phíaTây Tiểu vùng du lịch phía Tây có số điểm thu hút cũng như khai thác thấp hơn so với 2 khu vực còn lại, do việc quảng bá, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Các điểm du lịch có thế mạnh là Thác Tiên – Đèo Gió, bãi đá cổ Nấm Dẩn, rừng nguyên sinh Đèo Gió. . . Khả năng khai thác của các điểm du lịch này sẽ tốt nếu được đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho du lịch. Các điểm du lịch có khả năng khai thác và khả năng thu hút tốt là những điểm đang khai thác, cần phát triển có hiệu quả trong những năm tới. Các điểm có khả năng thu hút tốt là điểm tài nguyên du lịch hấp dẫn, song điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, cần đầu tư để khai thác thành điểm du lịch hấp dẫn. Việc đánh giá các điểm du lịch này giúp định hướng phát triển những điểm du lịch có hiệu quả kinh tế cao, cần đầu tư vào những điểm du lịch có khả năng thu hút tốt trở thành điểm du lịch. Khu du lịch sinh thái Thác Tiên – Đèo Gió và khu du lịch sinh thái Panhous với thế mạnh về tài nguyên du lịch kết hợp với khả năng đầu tư tốt cho các dịch vụ du lịch, đây là điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia trong những năm tới. 3. Kết luận Từ những đánh giá trên cho thấy các điểm du lịch trên địa bàn Hà Giang nhiều khả năng phát triển với sản phẩm du lịch đa dạng phong phú. Nhưng thực tế việc khai thác có hiệu quả các điểm du lịch này còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, chính sách marketing, xây dựng sản phẩm đặc thù để trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Hướng nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu khả năng phát triển và kết nối các điểm du lịch hình thành các tuyến du lịch với các sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi tiểu vùng. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, định hướng sản phẩm du lịch mang màu sắc Hà Giang. 225
  10. Nguyễn Thị Phương Nga TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Nữ Ngọc Anh – Nguyễn Hương Giang, 2013. Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn điểm du lịch quốc gia. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, tr.36-37. [2] Đặng Văn Bào và nk, 2011. Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn – khả năng khai thác cho phát triển kinh tế và bảo tồn. Kỷ yếu hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư “Vì Hà Giang phát triển” - UBND tỉnh Hà Giang, ĐH Quốc Gia Hà Nội. [3] Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh, 1998. Định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội. Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí, ĐHSP Hà Nội, tr.50 – 59. [4] Phạm Trương Hoàng, 2015. Liên kết phát triển du lịch Hà Giang với các tỉnh vùng Tây Bắc, các điểm thị trường nguồn và kết nối với thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Thanh Thủy. Kỉ yếu hội thảo “Chiến lược phát triển kinh tế du lịch Hà Giang trong mối liên kết với các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, Ban kinh tế Trung ương, UBND tỉnh Hà Giang. [5] Nguyễn Thăng Long, 2004. Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam. Đề tài NCKH cấp bộ, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam. [6] Phạm Trung Lương, 2015. Lợi thế so sánh để phát triển du lịch Hà Giang. Kỉ yếu hội thảo “Chiến lược phát triển kinh tế du lịch Hà Giang trong mối liên kết với các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, Ban kinh tế Trung ương, UBND tỉnh Hà Giang. [7] Nguyễn Minh Tuệ, 1992. Phương pháp xác định mức độ tập trung các di tích lịch sử, văn hóa theo lãnh thổ trong nghiên cứu địa lí du lịch. Thông báo khoa học của các trường đại học, Hà Nội. [8] Sở VH – TT – DL Hà Giang, 2009. Báo cáo tổng hợp đề tài: Xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng. Hà Giang [9] Sở VH – TT – DL Hà Giang, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Hà Giang (2010. Tổng quan du lịch Hà Giang. Hà Giang. [10] Đỗ Cẩm Thơ, 2015. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và xây dựng thương hiệu cho du lịch Hà Giang. Kỉ yếu hội thảo “Chiến lược phát triển kinh tế du lịch Hà Giang trong mối liên kết với các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, Ban kinh tế Trung ương, UBND tỉnh Hà Giang. ABSTRACT Evaluating the possibility of exploiting the tourist development of the sub-region in Ha Giang Nguyen Thi Phuong Nga Faculty of Tourist, Hanoi University of Industry The study presents an evaluation research about the potential of explosion and attraction to the tourist pointsin Ha Giang province according to criterions: attractiveness, infrastructure and technical facilities, tourist locations, length of stay of tourists, sustainability, capacity. Tourist point system is divided into three sub-regions on the basis of similarities in tourism resources and tourism products. Mainly research methods are used such as: scale synthesis based on fieldwork data at 34 points under the three sub-regional tour of Ha Giang tourism. Research results evaluate the potential of the explosion and attraction of tourist points and are divided into national tourist points and local tourist points. Keywords: Tourist of Ha Giang, tourist point, ability to exploit. 226
nguon tai.lieu . vn