Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHÁY RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2017 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH Trần Ngọc Hải Anh1, Hoàng Trọng Khiêm1, Phan Vũ Hoàng Phƣơng1, Hồ Thị Thanh Vân1,*, Nguyễn Tấn Truyền2 1 Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Vườn Quốc gia U Minh Hạ, ấp Vồ Dơi, Trần Văn Thời, Cà Mau. *Email: httvan@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Hệ sinh thái rừng là một trong các nguồn lực quan trọng và không thể thiếu cho sự sống còn của con người và phát triển xã hội. Tuy nhiên, do một số hoạt động không kiểm soát được của con người và tai biến tự nhiên bất thường, cháy rừng xảy ra ngày càng thường xuyên hơn. Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Hạ lại là một trong những khu rừng có nguy cơ cháy rừng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tình trạng cháy rừng ở VQG U Minh Hạ sau đó đề xuất các biện pháp thích hợp để giảm nguy cơ cháy rừng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho môi trường, con người, đa dạng sinh học, kinh tế cũng như bảo vệ sinh kế và môi trường của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Cháy rừng, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, phòng cháy chữa cháy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh thái rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Rừng duy trì môi trường sống và góp phần vào sự bền vững của mỗi quốc gia. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu thô như gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất mà còn duy trì và bảo vệ môi trường như điều hòa khí hậu, kiểm soát xói lở và bồi lắng, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt. Tuy nhiên, tần suất cháy rừng đã tăng đáng kể trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu, hoạt động không kiểm soát của con người và các yếu tố khác. Rừng U Minh Hạ là một trong ba khu rừng thuộc hệ sinh thái rừng ngập nước còn sót lại ở ĐBSCL. Ðây là khu bảo vệ thiết yếu bảo đảm cho sự phục sinh của các giống loài đặc hữu của hệ sinh thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam như: rắn hổ mang chúa, tê tê, rái cá lông mũi,... và còn được coi là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, rừng Tràm U Minh Hạ là một trong những khu rừng dễ xảy ra cháy rừng nhất ở ĐBSCL. Trong mùa khô, toàn bộ khu rừng có nguy cơ cháy rất cao, thường ở mức IV (mức nguy hiểm) và mức V (mức cực kỳ nguy hiểm). Tác động của cháy rừng đã được nghiên cứu rộng rãi trong những năm gần đây. Với mong muốn nghiên cứu, điều tra tình hình cháy rừng ở VQG U Minh Hạ và đề xuất cách thức phù hợp và hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề trên, bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu “Tình hình cháy rừng ở VQG U Minh Hạ và đề xuất các biện pháp thích ứng”. 363
  2. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Xác định tình hình cháy rừng tại VQG U Minh Hạ tỉnh Cà Mau từ năm 2012 đến năm 2017. Đề xuất các giải pháp giảm nguy cơ cháy rừng ở VQG U Minh Hạ để nâng cao chất lượng bảo vệ rừng, môi trường sinh thái và chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Tình hình cháy rừng ở VQG U Minh Hạ được phân tích và đánh giá thông qua hệ thống thống kê của Hạt kiểm lâm rừng U Minh Hạ trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017 Ngoài ra, dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ các công trình khoa học liên quan đến các đối tượng nghiên cứu để làm cơ sở cho các nội dung nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Dữ liệu thu thập được sẽ được tổng hợp, phân tích và lấy làm kết quả nghiên cứu cho bài báo. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 để tổng hợp, phân tích, tính toán dữ liệu và vẽ biểu đồ. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ở VQG U Minh Hạ Vườn Quốc gia U Minh Hạ nằm trên địa giới hành chính 04 xã của 02 huyện, xã Khánh An, xã Khánh Lâm thuộc huyện U Minh; xã Khánh Bình Tây Bắc, xã Trần Hợi thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Bảng 1. Diện tích tự nhiên của VQG U Minh Hạ. Tổng diện tích tự Huyện Huyện Loại đất, loại rừng nhiên (ha) Trần Văn Thời U Minh Diện tích tự nhiên 8.528 4.100,0 4.427,80 Diện tích có rừng 7.639, 8 3.817,7 4.142,70 Rừng tự nhiên 1.100, 6 1.100,6 753,60 Rừng trồng 6.539, 2 2.631,1 3.154,00 Diện tích không rừng 888,5 368,3 520,20 Đất chưa có rừng 294,8 119,8 175,00 Đất giao thông, bờ đê, sông rạch, 593.7805,2 244 349,7 xây dựng (Nguồn: Vườn Quốc gia U Minh Hạ) Từ bảng trên, ta có thể thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp là 7.639,8 ha, chiếm 85,9 % tổng diện tích rừng. Trong đó đất rừng tự nhiên chiếm 1.100,6 ha, đất rừng trồng chiếm 6.539,2 ha, cao gấp 6 lần diện tích đất rừng tự nhiên. Nguyên nhân chính là do Chính phủ ngày càng khuyến khích việc trồng rừng thay thế cho rừng tự nhiên đã bị mất do hỏa hoạn, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và khai thác quá mức. Võ Tòng Anh (2013) cho biết: “Tỉnh Cà Mau đã quyết định giao đất và rừng cho các hộ gia đình chuyển về sống trong vùng đệm của VQG trong giai đoạn 1998-2005. Các 364
  3. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 hộ này phải cam kết 50 % đất được sử dụng để trồng cây tràm và 50 % còn lại có thể sử dụng cho các mục đích nông nghiệp khác”. a. Hệ thực vật Thảm thực vật rừng ở VQG U Minh Hạ thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, kiểu phụ thổ nhưỡng úng nước phèn. Hình thành trong điều kiện ngập nước, đất chua. Đây là quần thể thực vật rừng lá cứng sau rừng ngập mặn, trong đó có loài tràm (Melaleuca cajuputi) thuộc họ Sim (Myrtaceae) là loài cây có ưu thế nổi bật nhất ở khu vực này. Trong các loại rừng hiện có ở VQG U Minh Hạ, đáng chú ý là diện tích rừng Tràm là khu vực rừng dễ cháy nhất. Cây tràm là loài cây có tinh dầu có thể gây cháy rừng và dễ lây lan sang các vùng khác. Ngoài ra, một số loài cây trong hệ sinh thái rừng ở VQG U Minh Hạ bao gồm: Nhóm cây gỗ: Tràm (Melaleuca cajuputi), Bùi (Lex thorelli Pierre), Móp (Alsbiuia spathulata), Trâm sẽ (Eugenia zeylanica), Trâm khê (Eugenia famlolana). Nhóm cây bụi: Mua lông (Melastoma polyanthium), Mật cật gai (Licuala spinosa), Bòng bòng (Lygodium microphyllym), Đầu đấu 3 lá (Euodia lepta), Bí bái (Actonychia laurifollia). Nhóm thảm tươi: Sậy (Phragmites karka), Mây nước (Flagellaria indica), Choại (Stenochlaena palustris), Dớn (Diplazium esculentu), Cỏ đuôi lợn (Machaerina falcata), Năng ngọt (Eleocharis dulcis). Nhóm thủy sinh: Lục bình (Eichhornia crassipes), Bèo cái (Pistia stratiotes), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata), Rau muống (Ipomoea aquatica), Cỏ sướt (Centro stachys aquatica). (Phan Thi Thanh Thuy, 2016). Hầu hết các loài thực vật ở khu vực VQG U Minh Hạ đều là nhóm thực vật chịu úng phèn nên có cấu trúc xốp, dễ thoát hơi nước nên đặc biệt trở thành nguồn nguyên liệu dẫn cháy trong thời điểm cuối mùa khô. b. Hệ động vật Thảm thực vật ngập nước đã tạo nơi cư trú thuận lợi cho nhiều loài động vật hoang dã. Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một trong những khu rừng lâu đời. Vì vậy, động vật rừng ở đây rất điển hình. Tuy không phong phú về loài nhưng mức độ tập trung cá thể từng loài là rất lớn. Hiện nay diện tích rừng Tràm ở các vùng xung quanh đang bị thu hẹp nên thú rừng dồn về cư trú trong khu vực này rất đông. Bảng 2. Thống kê các loài động vật trong VQG U Minh Hạ. Lớp Số loài Số họ Số bộ Thú 23 12 07 Chim 91 33 15 Bò sát 36 16 03 Lưỡng cư 11 05 02 Tổng cộng 161 66 27 (Nguồn: Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Cà Mau, 2008) Có một số loài động vật phổ biến (Phan Thị Thanh Thủy, 2016) như: Lớp thú: Tê tê (Manis javanica); Rái cá vuốt bé (Aonycinerea); Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana); Cầy giông (Viverra zibetha); Cầy giông đốm lớn (V. megaspila); Cầy hương (Viverricula indica); Mèo rừng (Prionailurus bengalensis); Mèo cá (P. viverius); Dơi chó tai ngắn (Cynoterus branchyotis); Dơi ngựa lớn (Pteropus vampirus). Lớp chim: diệc, cò bợ, choi choi, choắt, các loài chim đang bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới được ghi nhận ở đây là Chàng bè (Pelecamis onocrotalus), Già đãi (Leptoptiles dubius), diệc (Adea sp.), le khoang cổ (Xenerhynchus asiaticus). Lớp bò sát: Thằn lằn 365
  4. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 (Ceincella sp.), Hổ mây ngọc (Preas margaritophorus), Rắn cờm (Chrysopelea ornata); Rắn leo cây (Dendralaphis pietus); Rắn lục mép trắng (Trimeresurus albolabris). Lưỡng cư như cóc (Duttaphrynus melanostictus), Ếch (Hoplobatrachus rugulosus)… 3.2. Tình hình cháy rừng trong giai đoạn 2012-2017 Mùa khô ở U Minh Hạ thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 05 năm sau. Đặc biệt vào tháng 3 và tháng 4, khi toàn bộ diện tích rừng U Minh Hạ bị khô hạn, được dự báo cháy ở cấp độ V (cấp độ cực kỳ nguy hiểm) và cấp IV (cấp độ nguy hiểm). Bảng 3. Thống kê các vụ cháy rừng tại VQG U Minh Hạ giai đoạn 2012 - 2017 Năm Số vụ Diện tích cháy (ha) Khu vực cháy Nguyên nhân Xử lý sau cháy 2012 0 - - - - 2013 1 Không thiệt hại K16,TK3 Sét đánh - 2014 1 Không thiệt hại K3,TK1 Sét đánh - 2015 0 - - - - K2,TK61 2016 2 13,97 Sét đánh Trồng lại rừng K3,TK76 2017 0 - - - - (Nguồn: Vườn Quốc gia U Minh Hạ) Dựa trên thống kê toàn diện về cháy rừng từ năm 2012 đến năm 2017 (Bảng 3), trong vòng 5 năm, VQG U Minh Hạ đã xảy ra 04 vụ cháy rừng, với tổng diện tích thiệt hại là 13,97 ha. Chúng ta có thể thấy trong giai đoạn hiện nay cháy rừng có xu hướng gia tăng trở lại cả về số vụ lẫn diện tích thiệt hại, với nguyên nhân chính là hiện tượng tai biến tự nhiên mà cụ thể ở đây là sét đánh. Một lý do cộng hưởng khác đó là tình trạng hạn hán kéo dài do tác động của biến đổi khí hậu làm cho không khí trong rừng trở nên nóng và khô hơn. Mùa khô ở VQG U Minh Hạ kéo dài từ 4 đến 5 tháng và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 5 m/s. Nhiệt độ trung bình cao nhất rơi vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 khiến độ ẩm ở đây rất thấp, toàn bộ mặt đất rừng khô cạn nước, lớp thảm thực vật trên bề mặt đất rừng chết và khô hanh tạo nên lớp vật liệu rất dễ bén lửa. Do đó, nguy cơ cháy rừng ở VQG U Minh Hạ rất cao, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong mùa khô. Hình 1. Cháy rừng và công tác chữa cháy rừng ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ. (Nguồn: VQG U Minh Hạ) 366
  5. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Đám cháy rừng vào mùa khô năm 2015 - 2016 là do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan chuyển giao giữa hai mùa (từ mùa khô sang mùa mưa) những cơn mưa giông đầu mùa đã xuất hiện cũng với hiện tượng sét đánh nên dẫn đến cháy rừng. Ngoài ra, mạng lưới kênh rạch được làm xen kẽ khiến nước dễ bị rò rỉ và bay hơi. Đặc biệt trong mùa khô, mực nước trong các kênh rạch thấp hơn và khô nhanh chóng dẫn đến thiếu nước để phòng cháy và chữa cháy. Một nguyên nhân khác là hệ thực vật ở đây có các dây dớn, dây choại, cây tràm,… là những cây không những khi khô mà cả khi tươi vẫn có khả năng bốc cháy tốt. Đặc biệt là cây Tràm có chứa nhiều tinh dầu vì vậy có khả năng gây cháy nhanh và cháy mạnh. Ngoài ra, đất rừng U Minh Hạ chủ yếu là đất than bùn. Theo cuốn Sổ tay lâm nghiệp (2009) “Khi xảy ra cháy rừng, lửa cháy âm ỉ trong đất than bùn làm cho công việc chữa cháy trở nên vô cùng khó khăn”. 3.3. Hậu quả của đám cháy rừng U Minh Hạ Khi rừng bị cháy, lửa rừng sẽ thiêu hủy và làm mất đi diện tích rừng tràm quí giá. Cây tràm bị chết hàng loạt do lửa rừng thiêu cháy, những cây sống sót thì sức sinh trưởng sẽ kém, dễ bị sâu bệnh. Các loài động thực vật quí khác trong rừng tràm cũng sẽ bị tiêu diệt bởi lửa rừng, làm mất tính đa dạng sinh học của rừng, làm mất cân bằng sinh thái do các loài cỏ dại như năng sậy phát triển mạnh. Vụ cháy rừng tràm ở U Minh Hạ vào tháng 3- 4/2002 đã xóa sổ một số loài thú như: dơi ngựa lớn, dơi ngựa Thái Lan, mèo cá, tê tê, cầy giông đốm, cầy vòi hương, mèo rừng, làm cho cấu trúc thành phần loài thay đổi do mất nơi cư trú. Cháy rừng cũng là mối đe dọa lớn đối với tài nguyên đất, làm giảm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng trong đất làm cho môi trường đất ngày càng suy thoái. Các vụ cháy rừng ở VQG U Minh Hạ đã đốt cháy các lớp than bùn tích tụ và hình thành trong một thời gian dài. Trong giai đoạn 2000 - 2003 diện tích đất than bùn U Minh Hạ bị giảm khoảng 1.400 ha chủ yếu do vụ cháy rừng lớn năm 2002 (Đỗ Đình Sam và cộng sự, 2011). Tầng than bùn và lớp thảm mục bị thiêu hủy làm cho bề mặt của đất bị hạ thấp gây ngập lụt sâu trong mùa mưa, khiến cho công tác khôi phục rừng không thể thực hiện được. Khi bơm nước để chữa cháy làm cho đất bị nhiễm mặn. Bên cạnh đó, người dân bản địa là một trong những nhóm phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc cháy rừng. Những thay đổi của tự nhiên như cháy rừng làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm kéo theo đó là sự suy giảm về tài nguyên động vật, thủy sản và làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân từ việc bán các loài động vật, thủy sản (cá) khai thác được. Qua đó có thể thấy được việc cháy rừng đã làm trầm trọng thêm những khó khăn vốn có của người dân địa phương như giảm thu nhập, an toàn lương thực, không có việc làm từ đó gia tăng sự đói nghèo, mất ổn định trong cuộc sống. 3.5. Các giải pháp làm giảm nguy cơ cháy rừng ở Vƣờn Quốc gia U Minh Hạ trong mùa khô 2017 - 2018 a. Giải pháp quản lý Trong thời điểm giá trị kinh tế của mật ong rừng tự nhiên rất cao nên có nhiều khả năng người dân vi phạm vào rừng lấy mật ong trên lâm phần Vườn Quốc gia U Minh Hạ và đây là vấn đề cần phải được ngăn chặn dứt điểm mới góp phần thành công trong công tác PCCCR trong mùa khô. Vì vậy công tác tuyên truyền vận động được xác định là cực kỳ quan trọng, được đặt lên hàng đầu so với các biện pháp phòng cháy khác, cần phải làm thường xuyên trong suốt mùa khô, nội dung tuyên truyền phong phú và đa dạng về hình thức. (i) Tổ chức tuyên truyền, triển khai kế hoạch PCCCR và ký cam kết bảo vệ rừng PCCCR trong cộng đồng dân cư vùng đệm tại các ấp: ấp Vồ Dơi xã Trần Hợi; ấp 13,14 xã Khánh An; ấp 3 xã Khánh Bình Tây Bắc. 367
  6. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 (ii) Rà soát lập danh sách các đối tượng thường xuyên vi phạm vào rừng để phối hợp cùng chính quyền địa phương, công an xã, cảnh sát quản lý HC-TTXH huyện, tỉnh thường xuyên quản lý, theo dõi kiểm tra hành chính khi phát hiện vắng mặt. (iii) Hàng tuần các Trạm, Chốt theo dõi sự diễn biến mực nước rừng, nắm tình hình khô hạn; dự báo cấp cháy rừng trên từng khu vực và thông báo cho các hộ dân cư sống ven Vườn Quốc gia biết để có ý thức, chuẩn bị tư thế sẵn sàng khi có lệnh kịp thời ứng cứu. (iv) Xây dựng lực lượng dân cư vùng đệm mang tính dự phòng, khi có tình huống cháy xảy ra mới điều động. Lực lượng này trong độ tuổi lao động, có danh sách cụ thể, được phân công thành nhiều tổ, có Tổ trưởng, Tổ phó và chuẩn bị dụng cụ thủ công sẵn sàng. (v) Ngoài ra đối với các đơn vị chức năng và các đơn vị quản lý rừng lân cận Vườn Quốc gia xây dựng quy chế phối hợp chung cùng tổ chức lực lượng dự phòng hỗ trợ nhau khi cần thiết. Hình 2. Bản đồ bố trí mạng lưới PCCCR rừng mùa khô 2017 - 2018 (Nguồn: VQG U Minh Hạ). 368
  7. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 b. Giải pháp công trình (i) Công tác đắp đập giữ nước: tiến hành đắp hoàn chỉnh 5 điểm cống nhỏ xả nước và đóng cửa 5 cống điều tiết nước lớn (cống hộp) đồng thời gia cố các điểm nước tràn dọc theo tuyến đường ống dẫn khí PM3. (ii) Chòi quan sát lửa rừng: bố trí thêm các điểm chốt để nâng tổng số là 21 điểm trạm chốt trực bảo vệ rừng, PCCCR. Do các chốt xây dựng tạm thời nên cần phải sửa chữa lại mới ở trực được trong mùa khô. (iii) Dọn kênh lưu thông: dùng cơ giới vớt cỏ dưới những tuyến kênh huyết mạch, những tuyến kênh chính không còn khả năng lưu thông được với tổng chiều dài gần 50,8 km. (iv) Gạt ủi đường bộ: hiện tại một số khu vực rừng trọng điểm cần thiết phải cơ động nhanh và kịp thời triển khai lực lượng chữa cháy, cần thiết phải gạt ủi lại các tuyến lộ đất đen và phát dọn cỏ sậy trên các tuyến bờ, đảm bảo xe ô tô đi lại được, quy cách gạt ủi và phát dọn bề rộng mặt đường lộ là 4 m. c. Giải pháp công nghệ (i). Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống cháy rừng, cảnh báo và báo cáo thông tin cho người quản lý, chủ rừng và cộng đồng. (ii). Ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS và GPS để quản lý bền vững tài nguyên rừng nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng. (iii). Nghiên cứu công nghệ sử dụng vật liệu cháy để sản xuất nhiên liệu, vật liệu xây dựng, thiết bị gia dụng, phân bón... để thúc đẩy loại bỏ các vật liệu gây cháy trong rừng. 4. KẾT LUẬN Ngay từ ngày đầu thành lập, VQG U Minh Hạ đã luôn phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng. Những năm trước đây, khi công tác tuyên truyền và ý thức người dân còn chưa được nâng cao thì nguyên nhân gây cháy rừng chủ yếu là do con người. Xung quanh rừng U Minh Hạ được bao quanh bởi đất nông nghiệp và rừng của các hộ gia đình trong vùng đệm nên người dân thường đốt rừng để sản xuất nông nghiệp, săn bắt động vật hoang dã, câu cá và sử dụng hương hun khói để lấy mật ong. Những năm gần đây, nhìn chung đời sống người dân đã được ổn định, các hộ nhận đất khoán rừng, được tuyên truyền sâu rộng về công tác bảo vệ rừng, PCCCR đặc biệt là tầm quan trọng của Vườn Quốc gia đối với đời sống của nhân dân sống trên khu vực và đối với môi trường sinh thái trong giai đoạn bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy hầu hết các hộ dân điều tích cực tham gia và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt một số quy định về PCCCR. Điều này cho thấy những nỗ lực phòng cháy và chữa cháy của địa phương đang dần trở nên hiệu quả cũng như nhận thức của người dân về bảo vệ rừng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu nên các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra hết sức phức tạp. Giông sét thường xảy ra vào thời điểm giao mùa kết hợp với môi trường hanh khô là nguyên nhân gây ra một số vụ cháy rừng. Do công tác phòng cháy chữa cháy rừng đã được lập kế hoạch chi tiết, lên phương án ứng phó cụ thể nên mức độ thiệt hại sau các vụ cháy đã được khống chế ở mức thấp nhất, triển khai lực lượng kịp thời, khoanh vùng và dập tắt lửa ngay tại chỗ, không để cháy lan, cháy lớn, không gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng và đất than bùn. Bài báo này đã minh họa đầy đủ tình hình cháy rừng tại VQG U Minh Hạ trong giai đoạn 2012 - 2017. Nguy cơ cháy rừng vẫn sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới. Từ quan điểm thực tế, tôi đã đề xuất một số giải pháp quản lý, kỹ thuật và công nghệ để giúp cải thiện công tác phòng cháy và chữa cháy rừng trong tương lai. 369
  8. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu theo mã số đề tài cấp Bộ: TNMT.2018.05.10 “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả nguồn nước vùng đất ngập nước trước thực trạng biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long; thí điểm tại U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau” Chân thành cảm ơn Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện. Sự hỗ trợ của Vườn là nguồn động viên và góp phần cho sự thành công của nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004 - Cẩm Nang ngành lâm nghiệp, Chương Phòng cháy và Chữa cháy rừng. 2. Đỗ Đình Sâm, Trần Thị Thu Anh, Vũ Tấn Phương, 2011 - Ước tính phát thải khí nhà kính từ sử dụng đất than bùn ở Kiên Giang và Cà Mau. 3. Phan Thị Thanh Thủy, 2016 - Đánh giá hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và đề xuất một số biện pháp bảo tồn. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Công nghệ TP. HCM 4. Sở Tài nguyên và Môi trường Cà Mau - Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015. 5. Võ Tòng Anh, 2013 - Báo cáo tăng cường các biện pháp kiểm soát phòng cháy rừng cho các khu vực đất than bùn U Minh Kiên Giang và Cà Mau. 6. Vườn Quốc gia U Minh Hạ, 2015 - Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2020 (tư liệu). 7. Vườn Quốc gia U Minh Hạ, 2018 - Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2017 - 2018. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHÁY RỪNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA U MINH HẠ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2017 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH Trần Ngọc Hải Anh1, Hoàng Trọng Khiêm1, Phan Vũ Hoàng Phƣơng1, Hồ Thị Thanh Vân1,*, Nguyễn Tấn Truyền2 1 Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Vườn Quốc gia U Minh Hạ, ấp Vồ Dơi, Trần Văn Thời, Cà Mau. * Email: httvan@hcmunre.edu.vn ABSTRACT Forest ecosystem is one of the most important and indispensable resources for human survival and social development. However, due to some uncontrolled human activities and natural disasters, more and more forest fires occur. U Minh Ha National Park is one of the highest wildfire risk in the Mekong Delta. This study was conducted to assess wildfire in U Minh Ha National Park and then proposed appropriate measures to reduce the risk of wildfire to minimize damage to the environment, people, biodiversity, as well as the protection of the livelihoods and environment of the people in the Mekong Delta. Keywords: wildfire, U Minh Ha National Park, wildfire prevention. 370
nguon tai.lieu . vn