Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÂN CẤP PHÒNG HỘ RỪNG ĐẦU NGUỒN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HOÀNG NHƯ HẢI - LÊ NĂM Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Phú Lộc là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đây có nhiều rừng và đất rừng chiếm diện tích lớn. Ngoài chức năng kinh tế, rừng Phú Lộc còn có chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái cho khu vực phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài viết đề cập đến vấn đề thành lập bản đồ các dạng lập địa, phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên nhằm góp phần vào việc quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ trên quan điểm phát triển lâu bền. Từ khóa: Điều kiện tự nhiên, phòng hộ, rừng đầu nguồn, loại hình sử dụng đất đai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phú Lộc là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích tự nhiên 72.092,03ha; trong đó rừng và đất rừng 36.145,22ha chiếm 50,13% lãnh thổ. Đây là vùng đầu nguồn của sông thuộc hệ thống sông Tả Trạch, sông Truồi và sông Bù Lu. Tính chất đầu nguồn đòi hỏi cần có một diện tích rừng lớn để phòng hộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái cho khu vực miền núi phía Nam của tỉnh. Do quá trình khai thác bất hợp lý diễn ra lâu dài và do ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh trước đây dẫn đến diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn giảm sút, diện tích đất trống, đồi trọc tăng lên. Vì vậy, cần có quy hoạch các loại hình sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn hợp lý cho lãnh thổ nhằm nâng cao tỉ lệ che phủ rừng và hiệu quả sử dụng vốn rừng. Trong vùng còn có Vườn Quốc gia Bạch Mã, nơi có nhiều khu hệ động, thực vật phong phú và đa dạng, là một trong những trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn. Do đó, việc tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn cần được định hướng có cơ sở khoa học nhằm bố trí các loại hình sử dụng rừng theo mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, việc xác định những vùng phòng hộ đầu nguồn, những vùng có khả năng phòng hộ kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp sản xuất, trồng rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề mang tính cấp thiết. Hơn 70% cư dân của vùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, thu nhập của người dân vẫn còn phụ thuộc vào khai thác nguồn lợi từ rừng; điều đó đòi hỏi cần có các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đảm bảo yêu cầu về phòng hộ đầu nguồn, sản xuất và bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực miền núi. Vì vậy, việc đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc nhằm góp phần vào việc quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ miền núi phía Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÂN CẤP PHÒNG HỘ RỪNG ĐẦU NGUỒN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Tham khảo các công trình về đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn [1], [3], [4], [5], [9], quy trình đánh giá được thực hiện qua các bước: thành lập bản đồ đơn vị lãnh thổ cơ sở; phân cấp chỉ tiêu các điều kiện tự nhiên xét theo yêu cầu phòng hộ; thành lập 135
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 bản đồ phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn; đề xuất quy hoạch, quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn theo yêu cầu phòng hộ. 2.1. Thành lập bản đồ đơn vị lãnh thổ cơ sở (dạng lập địa) phục vụ mục tiêu đánh giá - Lựa chọn các chỉ tiêu là các thành phần tự nhiên mang tính đặc thù của huyện miền núi Phú Lộc có ảnh hưởng đến việc phân cấp phòng hộ đầu nguồn, phản ánh được đặc điểm của sự phân hóa tự nhiên khu vực phục vụ cho việc đánh giá, phân cấp phòng hộ đầu nguồn; tổ hợp các chỉ tiêu được lựa chọn để thành lập bản đồ đơn vị lãnh thổ cơ sở huyện Phú Lộc: độ cao địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất và lượng mưa trung bình năm. - Tiến hành phân cấp các chỉ tiêu thành phần tự nhiên được lựa chọn, mỗi chỉ tiêu được chia thành 3 cấp xét theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn; thành lập các bản đồ đơn tính của các thành phần địa lý tự nhiên. - Sử dụng phương pháp liên kết các bản đồ đơn tính đã được phân cấp để thành lập bản đồ các đơn vị dạng lập địa huyện Phú Lộc. Việc thành lập bản đồ được tiến hành với sự trợ giúp của các phần mềm MapInfo, ArcGIS. Kết quả đã thành lập được bản đồ các đơn vị dạng lập địa huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉ lệ 1/50.000. Trên bản đồ có 48 đơn vị. Mỗi dạng lập địa mang đặc điểm của 4 chỉ tiêu tự nhiên, được ký hiệu theo mã số. 2.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá Tham khảo các công trình [3], [4], [5], [9] về phân cấp chỉ tiêu đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục tiêu phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn, tác giả chọn 4 chỉ tiêu: độ cao địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất và lượng mưa trung bình năm. Mỗi chỉ tiêu được phân thành 3 cấp xét theo các mức độ ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ và được gắn một giá trị điểm tương ứng: cấp 1 - ít nguy hại (1 điểm); cấp 2 - nguy hại (2 điểm) và cấp 3 - rất nguy hại (3 điểm). Kết quả phân cấp chỉ tiêu theo yêu cầu phòng hộ được thể hiện qua các bảng 1; 2; 3; 4. Bảng 1. Phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ cao địa hình Cấp Mức độ ảnh hưởng Chỉ tiêu Điểm Cấp 1 Ít nguy hại Độ cao < 300m 1 Cấp 2 Nguy hại Độ cao 300 - 700m 2 Cấp 3 Rất nguy hại Độ cao > 700m 3 Bảng 2. Chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ dốc Cấp Mức độ ảnh hưởng Chỉ tiêu Điểm Cấp 1 Ít nguy hại Độ dốc < 80 1 0 0 Cấp 2 Nguy hại Độ dốc 15 - 25 2 0 Cấp 3 Rất nguy hại Độ dốc > 25 3 Bảng 3. Chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ dày tầng đất Cấp Mức độ ảnh hưởng Chỉ tiêu Điểm Cấp 1 Ít nguy hại Độ dày tầng đất >100 cm 1 Cấp 2 Nguy hại Độ dày tầng đất 50 - 100 cm 2 Cấp 3 Rất nguy hại Độ dày tầng đất < 50 cm 3 136
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Bảng 4. Chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của lượng mưa Cấp Mức độ ảnh hưởng Chỉ tiêu Điểm Cấp 1 Ít nguy hại Lượng mưa < 3000 mm 1 Cấp 2 Nguy hại Lượng mưa 3.000 - 3.400mm 2 Cấp 3 Rất nguy hại Lượng mưa > 3.400 mm 3 2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc Vận dụng tiêu chí phân cấp phòng hộ đầu nguồn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005, các cấp phòng hộ rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc được phân thành 3 cấp: rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu. Trên cơ sở các chỉ tiêu độ cao địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất và lượng mưa trung bình năm đã được phân cấp, việc đánh giá của nghiên cứu được thực hiện thông qua so sánh chỉ tiêu phân cấp phòng hộ với đặc điểm của từng đơn vị dạng lập địa để xác định các cấp phòng hộ của lâm phận rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc. Mỗi cấp ứng với mỗi mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến cấp phòng hộ và được đánh giá theo thang điểm: ít nguy hại (1 điểm), nguy hại (2 điểm), rất nguy hại (3 điểm). Vận dụng bài toán trung bình nhân của D.L. Armand trong đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phân cấp phòng hộ các đơn vị dạng lập địa; đồng thời tiến hành phân hạng các cấp phòng hộ theo khoảng cách đều, với giá trị mỗi hạng có khoảng cách 0,66. Các cấp phòng hộ của lãnh thổ rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc được phân thành 3 cấp: - Cấp ít xung yếu: Điểm trung bình nhân từ 1- 1,66 điểm; - Cấp xung yếu: Điểm trung bình nhân từ 1,67 - 2,33 điểm; - Cấp rất xung yếu: Điểm trung bình nhân từ 2,34 - 3,00 điểm. 2.2.2. Kết quả đánh giá Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc, tỉ lệ 1/50.000 như Hình 1; kết quả đánh giá được thống kê theo diện tích, thể hiện ở Bảng 5. Phân tích kết quả thống kê về diện tích và phân bố các cấp phòng hộ rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc ở bảng 5 cho thấy: - Cấp I: Cấp phòng hộ ít xung yếu, phân bố ở độ cao < 300m, độ dốc
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Hình 1. Bản đồ phân cấp phòng hộ huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 5. Bảng thống kê diện tích phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc Đơn vị tính:ha Phân cấp Tổng diện tích Ít xung yếu Xung yếu Rất xung yếu Xã, thị trấn Tổng diện tích 72.092,03 44.617,71 12.986,32 14.488,00 Tỷ lệ % 100 62 18 20 Lộc An 2.677,97 2.619,31 0 58,66 Lộc Bình 2.740,38 2.740,38 0 0 Lộc Bổn 3.273,23 3.273,23 0 0 TT Lăng Cô 10.399,14 3.619,46 4.599,80 2.179,88 Lộc Hòa 3.253,65 1.829,88 217,70 1.206,07 Lộc Điền 11.534,70 3.680,51 2.863,98 4.990,21 Lộc Sơn 1.910,85 1.910,85 0 0 Lộc Thủy 7.079,70 3.841,26 1.867,64 1.370,80 Lộc Tiến 5.407,10 3.397,98 503,83 1.505,29 138
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Lộc Trì 6.259,87 2.105,58 2.784,26 1.370,02 Lộc Vĩnh 3.328,20 3.328,20 0 0 TT Phú Lộc 2.769,61 2.269,62 0 499,99 Vinh Giang 1.892,98 1.892,98 0 0 Vinh Hưng 1.604,11 1.604,11 0 0 Vinh Hải 565,65 565,65 0 0 Vinh Hiền 2.199,03 2.199,03 0 0 Vinh Mỹ 813,22 813,22 0 0 Xuân Lộc 4.382,64 2.926,46 149,12 1.307,06 - Cấp III: Cấp phòng hộ rất xung yếu, phân bố chủ yếu ở bậc độ cao trên 700m, độ dốc >250, lượng mưa trung bình năm > 3.400mm; có diện tích 14.488,00ha, chiếm 20% diện tích đất lâm nghiệp của địa bàn; thuộc địa phận các xã: Lộc Điền, Lộc Hòa, Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Trì, và thị trấn Lăng Cô trên các dạng lập địa: 4331, 4433, 5223, 5233, 5433. Hiện nay, trên phần lớn diện tích của vùng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu ở Phú Lộc là rừng nghèo và trung bình nên khả năng phòng hộ đầu nguồn của rừng thấp. Trong điều kiện miền núi là nơi có lượng mưa nhiều, địa hình cao, độ dốc lớn nên việc quy hoạch phát triển các loại hình rừng phòng hộ ở vùng đầu nguồn huyện Phú Lộc là vấn đề mang tính cấp thiết. 3. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH SỬ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trên cơ sở so sánh kết quả phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn với bản đồ hiện trạng rừng (thể hiện hiện trạng sử dụng đất đai vùng đồi núi); đã xác định những vùng cần quản lý bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, khu vực cần khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, những nơi có khả năng thực hiện nông - lâm kết hợp; đồng thời đề xuất quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng lâm phận phòng hộ đầu nguồn huyện Phú Lộc. Kết quả đã xây dựng được bản đồ đề xuất quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng cho các lâm phận phòng hộ rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc thể hiện như hình 2: 1. Ở các vùng có rừng tự nhiên, phân bổ trên cả 3 lâm phận rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu, theo quy định của Nhà nước là bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng đầu nguồn. 2. Với vùng có rừng trồng; nếu rừng phân bổ ở khu vực rất xung yếu, cần phải bảo vệ. Nếu phân bổ ở khu vực xung yếu và ít xung yếu, được xác định tiếp tục kinh doanh rừng trồng nhằm tăng tỉ lệ che phủ rừng. 3. Đối với vùng đất trống có cây bụi rải rác. Thuộc khu vực rất xung yếu và xung yếu, cần khoanh nuôi tái sinh rừng nhằm xúc tiến nhanh quá trình tái sinh rừng tự nhiên. Ở khu vực ít xung yếu, có thể tiến hành theo phương thức sản xuất nông - lâm kết hợp nhằm thực hiện chức năng phòng hộ và kinh tế của vùng. 4. Đối với vùng đất trống đồi núi trọc chưa có rừng thì được xác định theo quy tắc: Nếu thuộc vùng xung yếu và rất xung yếu, được xác định cần phải trồng rừng. Nếu thuộc vào vùng ít xung yếu, có thể trồng rừng hoặc mở rộng cho nông - lâm kết hợp. 5. Đối với đất khác (vùng nông nghiệp ổn định, đất thổ cư): Đề tài không đề xuất thay đổi. 139
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Hình 2. Bản đồ đề xuất quy hoạch sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 6. Đề xuất qui hoạch sử dụng rừng và đất rừng phòng hộ đầu nguồn huyện Phú Lộc Phân cấp phòng hộ Rất xung yếu Xung yếu Ít xung yếu Hiện trạng Quản lý Quản lý Quản lý Có rừng tự nhiên bảo vệ rừng bảo vệ rừng bảo vệ rừng Bảo vệ Quản lý Kinh doanh Rừng trồng quản lý rừng bảo vệ rừng rừng trồng Đất trống Khoanh nuôi, Khoanh nuôi, Nông lâm có cây bụi rải rác phục hồi rừng phục hồi rừng kết hợp Nông lâm Đất trống đồi núi trọc Trồng rừng Trồng rừng kết hợp Đất khác Đất khác Đất khác Đất khác (nông nghiệp, thổ cư...) (nông nghiệp, thổ cư...) (nông nghiệp, thổ cư...) (nông nghiệp, thổ cư...) 4. KẾT LUẬN Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn cho mục tiêu quy hoạch phát triển các loại hình sử dụng rừng và đất rừng là vấn đề đang được quan tâm nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở các lãnh thổ miền núi. 140
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Vận dụng quy trình và hệ thống chỉ tiêu đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn, bài viết đã tiến hành xây dựng bản đồ các đơn vị lãnh thổ cơ sở, tỉ lệ 1/500.000 với 48 đơn vị dạng lập địa phục vụ mục tiêu đánh giá, phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi đã đánh giá các điều kiện tự nhiên thông qua so sánh các chỉ tiêu được phân cấp theo yêu cầu phòng hộ với đặc điểm của từng đơn vị dạng lập địa để xác định các cấp phòng hộ của lâm phận đầu nguồn huyện Phú Lộc. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc, tỉ lệ 1/50.000 và thống kê diện tích các rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu của lãnh thổ theo đơn vị hành chính xã để tiện cho việc quản lý diện tích rừng theo chức năng phòng hộ đầu nguồn và theo đơn vị hành chính. Trên cơ sở so sánh kết quả phân cấp phòng hộ đầu nguồn với bản đồ hiện trạng rừng (thể hiện hiện trạng sử dụng đất đai vùng đồi núi); đề tài đã xây dựng được bản đồ đề xuất qui hoạch sử dụng rừng và đất rừng cho các lâm phận rừng đầu nguồn huyện Phú Lộc; xác định được những vùng cần quản lý bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, khu vực cần khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, những nơi có khả năng thực hiện nông - lâm kết hợp; đồng thời đề xuất quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng lâm phận phòng hộ đầu nguồn huyện Phú Lộc theo hướng phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN về ban hành Bản quy định tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, Hà Nội. [2] Chi cục kiểm lâm Thừa Thiên Huế (2013), Báo cáo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện A Lưới năm 2012, Hạt kiểm lâm A Lưới. [3] Nguyễn Đăng Độ (2010), Phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương trên quan điểm địa lý tự nhiên và đề xuất một số giải pháp bảo vệ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Sư phạm Huế. [4] Lê Thị Ngọc Khanh (2002), Đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên phục vụ quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh Lai Châu, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Lê Năm (2004), Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Phân Viện Điều tra quy hoạch rừng Trung Trung Bộ (2011), Báo cáo Rà soát quy hoạch lại ba loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, Thừa Thiên Huế. [7] Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Báo cáo “Quy hoạch tổ chức lại sản xuất ngành lâm nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2020”, Thừa Thiên Huế. [8] Trường Đại học Lâm nghiệp (1992), Quản lý và bảo vệ rừng, tập 1, 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [9] Lương Thị Vân (2001), Đánh giá yêu cầu phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đất đồi núi tỉnh Bình Định, Luận án tiến sĩ Địa lý, Hà Nội. Title: SUMMARY EVALUATING NATURAL CONDITIONS UNDERLYING THE CLASSIFICATION OF THE PROTECTION OF UPSTREAM FOREST IN PHU LOC DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: Phu Loc is a south district of Thua Thien Hue province whose forest and forest land occupy a large area. In addtion to economic benefits, forest in Phu Loc also plays the role of a hedge, environment protection and biological balance to the southern area of the province. The paper focuses on mapping different kinds of territory units and upstream forest classification on the base of evaluating natural conditions in order to reasonably use the territory on the perspective of sustainable developement in Phu Loc district, Thua Thien Hue province. 141
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Keywords: Natural conditions, protection, upstream forest, types of land use. HOÀNG NHƯ HẢI Học viên Cao học, chuyên ngành Địa lý tự nhiên, Khóa 23 (2014-2016), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế TS. LÊ NĂM Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 142
nguon tai.lieu . vn