Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ DẤU CHÂN SINH THÁI (ECOLOGICAL FOOTPRINT) CỦA SINH VIÊN TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Triệu Thy Hòa1, Trương Văn Thành2 Tóm tắt: Bài báo đánh giá về chỉ số dấu chân sinh thái (DCST) của sinh viên sư phạm ngành Tiểu học trường Đại học Quảng Nam. Kết quả cho thấy phần lớn sinh viên chưa có lối sống bền vững thể hiện qua dấu chân sinh thái đạt 2.31 gha cao hơn DCST trung bình của nước ta là 0.69 gha/người và thấp hơn toàn cầu là 0.39 gha/người. Sau khi thực hiện một số hoạt động trải nghiệm giáo dục môi trường thì DCST sinh viên giảm còn 1.99 gha. Từ đó, cần tiến hành nhiều hoạt động giáo dục môi trường thường xuyên và đa dạng hơn để giảm thiểu DCST trong sinh viên Từ khóa: dấu chân sinh thái, sức tải sinh học 1. Mở đầu Con người sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Những tài nguyên này dưới nhiều dạng như khoáng sản, đất, nước và năng lượng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho mọi hoạt động của chúng ta trên hành tinh. Không có sự tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên thì nền kinh tế, xã hội cũng như con người không thể tồn tại. Tự nhiên cung cấp cho con người tất cả những tài nguyên cần thiết cho sự sống, từ năng lượng cho nhiệt, điện và di chuyển, gỗ cho giấy và bàn ghế, bông cho quần áo, vật liệu xây dựng cho phố xá và nhà cửa, thức ăn và nước uống cho chế độ ăn khỏe mạnh. Nhưng con người lại có những tác động xấu đến tự nhiên gây ra nhiều biến đổi như ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính…[2] Hiện nay, môi trường tự nhiên đang bị suy thoái nghiêm trọng và mối liên quan của nó không chỉ là vấn đề đối với xã hội mà còn liên quan trực tiếp đến với mỗi cá nhân. Theo kết quả nghiên cứu về Lối sống sinh thái của sinh viên Việt Nam cho thấy phần lớn sinh viên còn chưa hiểu sâu sắc về mối liên quan giữa lối sống bản thân với các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ các bạn sinh viên có nhận thức về việc áp dụng hành động xanh vào lối sống hằng ngày. [3] Mọi hoạt động của con người trên Trái đất đều tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên theo nhiều cách khác nhau, từ trực tiếp qua ăn uống hay gián tiếp qua việc sử dụng năng lượng, mua sắm vật dụng. Không ai có thể sống trên trái Đất mà không để lại tác động nào đến hành tinh. Chất lượng cuộc sống của con người phụ thuộc vào khả năng của hệ sinh thái cung ứng tài nguyên, vào sức khỏe hệ sinh thái và việc con người đang khai thác quá mức tài nguyên. Nhưng chúng ta còn ít sử dụng những thước đo định lượng để chứng minh mức độ ảnh hưởng của cá nhân đến hệ sinh thái. Gần đây, trên thế giới đã nghiên cứu thí điểm sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để đo đạc việc sử dụng tài nguyên, tính toán mức độ ảnh hưởng của mỗi quốc gia đến trái đất. Một trong những phương pháp được đưa ra để định lượng ảnh hưởng con người đến 1. ThS, Khoa KHTN&KT, Trường Đại học Quảng Nam 2. ThS, Phòng QLKH&ĐN, Trường Đại học Quảng Nam 29
  2. ĐÁNH GIÁ DẤU CHÂN SINH THÁI... môi trường là dấu chân sinh thái. Đây là phương pháp đánh giá và định hướng nhu cầu của con người, điều này giúp ta xác định được điểm ngưỡng nhu cầu – mức nhu cầu con người được thỏa mãn mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Phương pháp dấu chân sinh thái được sử dụng như một công cụ để so sánh nhu cầu của con người với sức tải sinh học – khả năng tái tạo tài nguyên và hấp thu chất thải của Trái đất, bằng cách chuyển đổi các diện tích có khả năng cung cấp năng suất sinh học sang đơn vị chuẩn hecta toàn cầu. Hiện nay, một bộ phận sinh viên (SV) nói chung và ở trường Đại học Quảng Nam nói riêng vẫn có hành vi không tốt cho môi trường như vứt rác bừa bãi, chưa phân loại rác và tiết kiệm năng lượng…[5] Vì vậy, việc tính toán dấu chân sinh thái để các bạn sinh viên nhìn lại mức độ ảnh hưởng của chính mình đến môi trường, là giải pháp quan trọng để hạn chế dấu chân sinh thái (DCST) của bản thân lên Trái Đất. 2. Nội dung 2.1 Tổng quan về dấu chân sinh thái Mỗi người đều có một dấu chân sinh thái khác nhau. Dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về diện tích đất và nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp cho các nhu cầu trong cuộc sống của con người (thực phẩm, gỗ, năng lượng, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ CO2, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải). Con số này được tính bằng đơn vị héc-ta toàn cầu (global hectare). [8] Con người hiện nay đều đang sử dụng quá lượng tài nguyên thiên nhiên mà Trái Đất có thể cung cấp cũng như tái tạo. Công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu và công bố về dấu chân sinh thái vào năm 1992 của nhà khoa học William Rees thuộc trường Đại học British Columbia: “Dấu chân sinh thái và sức chịu tải môi trường bị chiếm dụng: Những vấn đề phát sinh sau quá trình kinh tế hóa đô thị”. Sau đó, Mathis Wackernagel đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm về khái niệm dấu chân sinh thái và phương pháp luận tính toán. Thông qua các nghiên cứu, tác giả đã đề xuất công cụ, cách tính toán dấu chân sinh thái và coi đây là một công cụ, một phép so sánh nhu cầu của con người; khả năng của sinh quyển để tái tạo nguồn lực và cung cấp dịch vụ cho đời sống của con người. [6] Tổng DCST của nhân loại trên toàn thế giới năm 2000 là 2.57 gha/người, năm 2010 là 2.87 gha, năm 2014 là 2.84 gha trong khi đó sức chịu tải sinh học của thế giới tương đương với 1.8 gha đầu người. Ở cấp độ toàn cầu, một nửa dấu chân sinh thái toàn cầu là do sự đóng góp của 10 quốc gia hàng đầu, trong đó hai quốc gia đóng góp nhiều nhất là Mỹ và Trung Quốc, chiếm tỷ lệ sử dụng tương ứng là 21% và 24% sức chịu tải sinh học của Trái đất. Ở cấp độ khu vực, khu vực Bắc Mỹ có mức thâm hụt sinh thái cao nhất (3,05 gha bình quân đầu người), tiếp theo là Châu Âu (1,48 gha bình quân đầu người) và châu Á (0,79 gha bình quân đầu người). Châu Đại Dương có dấu chân sinh thái cao hơn (7,02 gha bình quân đầu người). Theo chương trình môi trường liên hợp quốc năm 2015 đã chỉ rõ dấu chân sinh thái hiện nay gấp 1.5 lần khả năng của trái đất. Trong 35 năm tới, nếu dân số toàn cầu không ngừng tăng và nếu nhu cầu tiêu dùng, hình thức sản xuất duy trì như hiện nay, chúng ta cần 3 trái đất để đảm bảo nhu cầu sống của con người. [4] Theo Living Planet Report, dấu chân sinh thái của Việt Nam năm 2003 là 0.91 gha/ 30
  3. TRIỆU THY HÒA, TRƯƠNG VĂN THÀNH người, năm 2011 là 1.4 gha/người và 1.62 gha/ người năm 2015. Xu hướng này chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên nếu không có những giải pháp thích hợp.[2] Dấu chân sinh thái đã được ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau tại các quốc gia cũng như tổ chức quốc tế. Hiện nay, một số quốc gia đang nghiên cứu tiềm năng áp dụng dấu chân sinh thái trong quy hoạch, chiến lược hoặc phục vụ cho công tác quản lý. Liên minh Châu Âu cũng đã bắt đầu nghiên cứu tiềm năng áp dụng công cụ dấu chân sinh thái trong việc theo dõi, giám sát ảnh hưởng môi trường từ quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong đó tập trung vào phân tích tiềm năng áp dụng công cụ này và các công cụ đánh giá khác có liên quan khi sử dụng đánh giá trong chiến lược về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Kết quả ứng dụng dấu chân sinh thái cho biết những mối quan hệ tương hỗ giữa sử dụng tài nguyên, tăng trưởng kinh tế, dân số. Việc ứng dụng công cụ dấu chân sinh thái cho thấy khả năng ứng dụng hiệu quả dấu chân sinh thái là cơ sở để hoạch định chính sách, quy hoạch về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cũng như là một công cụ truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường. [4]. Trên phạm vi quy mô quốc gia và khu vực, Mạng lưới Dấu chân Toàn cầu (GFN) đã đề xuất 5 thành phần để tính toán DCST bao gồm: trồng trọt và chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng và phát thải carbon. Phương pháp tính DCST gồm: Bước 1: Thu thập dữ liệu, các số liệu về năng suất trung bình các lĩnh vực sử dụng tài nguyên và hệ số phát thải cácbon trung bình; Bước 2: Tính toán Dấu chân sinh thái (EF) theo công thức sau: EF= P/YN x EQF Trong đó: EF (gha): dấu chân sinh thái, tổng EF các lĩnh vực. P (tấn): tổng sản lượng, tổng phát thải của tỉnh, tính theo từng lĩnh vực. YN (tấn/ha): năng suất trung bình cả nước, tính theo từng lĩnh vực. EQF: Hệ số quy đổi diện tích từ ha sang gha. Đối với mỗi cá nhân, phương pháp tính DCST chỉ mang tính chất ước lượng tương đối để mỗi cá nhân nhận thấy mức độ tác động của mình đến trái đất. Tổ chức Global Action Plan đã xây dựng phiếu điều tra để khảo sát chỉ số dấu chân sinh thái trong chương trình Sống Xanh tại Việt Nam. Phương pháp tính dấu chân sinh thái dựa trên các yếu tố Hình 2.1. Các yếu tố tính dấu chân sinh thái theo hình 2.1 như sau: Vì vậy, bảng đo về dấu chân sinh thái của cá nhân được thiết kế gồm 6 lĩnh vực, thể hiện qua: nhà ở, năng lượng, giao thông, thực phẩm, tiêu dùng nước và giấy, rác thải. 31
  4. ĐÁNH GIÁ DẤU CHÂN SINH THÁI... 2.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sử dụng phiếu điều tra: Để lượng hóa và đánh giá sự tác động của mỗi cá nhân sinh viên đến môi trường trái đất, chúng tôi nghiên cứu đánh giá dấu chân sinh thái thông qua phiếu điều tra. Phương pháp này được kế thừa từ tổ chức Global Action Plan trong chương trình Sống Xanh tại Việt Nam. Cỡ mẫu được xác định theo công thức Slovin (1984): n = N/(1 + Ne2) Trong đó: N: tổng thể mẫu n: số mẫu cần nghiên cứu e: sai số cho phép. Áp dụng công thức trên với e = 1%, số lượng mẫu trong nghiên cứu chúng tôi chọn được làm tròn là 90 phiếu. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên thuộc 3 lớp DT17SGT01, DT17SGT02, DT17SGT03. Thông tin được thu thập trong sinh viên được thực hiện trước và sau khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm. - Phương pháp trải nghiệm: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho các bạn sinh viên như tổ chức tuyền thông về giảm thiểu rác thải và tiết kiệm tài nguyên; Ủ rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ, trồng cây và dọn dẹp vệ sinh ở vườn trường. Các hoạt động trên giúp nâng cao nhận thức, thói quen trong sinh viên về bảo vệ môi trường. Sinh viên biết hành động cụ thể để bảo vệ môi trường và thái độ yêu mến môi trường hơn. Đặc biệt, sau này các bạn sinh viên sư phạm sẽ lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh trong tương lai. 2.3 Kết quả nghiên cứu 2.3.1 Chỉ số dấu chân sinh thái của sinh viên ngành Tiểu học trường Đại học Quảng Nam Để xác định mức độ ảnh hưởng của sinh viên đến môi trường, chúng tôi đã tiến hành điều tra dấu chân sinh thái của 90 sinh viên thuộc 03 lớp Tiểu học. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 2.1: Bảng 2.1. Bảng đo dấu chân sinh thái của sinh viên Tiểu học Giá trị DCST (gha) Lớp N Chỉ số trung 0 – 1.8 1.8 – 2.6 > 2.6 bình DT17SGT01 30 2.33 5 16 9 DT17SGT02 30 2.41 4 14 12 DT17SGT03 30 2.19 2 19 9 Tổng cộng 90 2.31 11 49 30 Thông qua chỉ số DCST các bạn sinh viên thấy được mức độ ảnh hưởng bởi các hoạt động hằng ngày của mình đến trái đất. Qua bảng 2.1 ta thấy, chỉ số DCST trung bình sinh viên tiểu học đạt 2.31 gha/người. Điều này thể hiện mức độ tác động của sinh viên ngành tiểu học cao hơn so với sức tải sinh học thế giới (1.8 gha) là 0.51 gha. Như vậy, các hoạt 32
  5. TRIỆU THY HÒA, TRƯƠNG VĂN THÀNH động hằng ngày của các bạn sinh viên vẫn còn ảnh hưởng lớn đến môi trường trái đất. So sánh DCST của sinh viên ngành tiểu học với kết quả DCST nước ta và trên thế giới, kết quả được trình bày ở bảng 2.2: Bảng 2.2. Dấu chân sinh thái của sinh viên ngành Tiểu học so với Việt Nam và trên thế giới STT Đối tượng Dấu chân sinh thái (gha) 1 Sinh viên Tiểu học 2.31 2 Việt Nam 1.62 3 Toàn cầu 2.7 Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 cho thấy: dấu chân sinh thái của sinh viên ngành Tiểu học cao hơn DCST người dân Việt Nam là 0.69 gha/người. Tuy nhiên, so với DCST toàn cầu thì DCST sinh viên thấp hơn là 0.39 gha/người. Trong 90 SV được điều tra thì có 30 SV chiếm 30% có DCST lớn hớn DCST toàn cầu và 11 SV chiếm 12% có DCST nhỏ hơn sức tải sinh học của thế giới. Như vậy, DCST của sinh viên tiểu học trường Đại học Quảng Nam (2.31 gha) cao hơn DCST trung bình của nước ta (1.62 gha) và vẫn còn thấp so với DCST của toàn thế giới (2.7 gha). Vì vậy, cần phải giáo dục bảo vệ môi trường và thúc đẩy lối sống sinh thái để giảm dấu chân sinh thái, giảm thiểu tác động của các bạn sinh viên đến môi trường trái đất. Đánh giá dấu chân sinh thái theo từng lĩnh vực, kết quả thể hiện qua bảng 2.3: Bảng 2.3. Bảng đo dấu chân sinh thái theo lĩnh vực Giá trị DCST Lớp Giao Nước Nhà ở Năng lượng Thực phẩm Rác thông và giấy DT17SGT01 4.95 64.58 26.04 58.35 8.12 70.50 DT17SGT02 4.89 54.49 41.20 62.19 6.69 71.51 DT17SGT03 4.29 35.89 34.81 61.22 7.14 76.08 Trung bình 4.71 51.65 34.01 60.58 7.31 72.69 33
  6. ĐÁNH GIÁ DẤU CHÂN SINH THÁI... Thông qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.2, cho thấy dấu chân sinh thái các bạn sinh viên tác động vào các lĩnh vực theo thứ tự giảm dần như sau: rác thải, thực phẩm, năng lượng, giao thông, nước và giấy, nhà ở. Đây cũng là điển hình cho sự tác động của con người đến môi trường theo lĩnh vực. Trong các lĩnh vực trên thì rác thải, năng lượng, thực phẩm là lĩnh vực có chỉ số dấu chân sinh thái của sinh viên cao hơn đối với lĩnh vực khác. Vì vậy, khi thiết kế các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên ngành tiểu học trường Đại học Quảng Nam, chúng ta cần lưu ý ưu tiên chọn các chủ đề sử dụng rác thải và năng lượng nhằm giảm thiểu dấu chân sinh thái của bản thân mình đến hệ sinh thái trái đất. 2.3.2 Hoạt động trải nghiệm của sinh viên ngành Tiểu học trường Đại học Quảng Nam Sau khi xác định dấu chân sinh thái theo lĩnh vực thì chúng tôi chọn nội dung chủ yếu là rác thải, năng lượng để tiến hành các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, còn các lĩnh vực khác như nước, giao thông, giấy sẽ được tiến hành lồng ghép vào các hoạt động chính trên. Trong rất nhiều phương pháp giáo dục môi trường, chúng tôi chọn hoạt động trải nghiệm để tổ chức cho sinh viên. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục nhằm tạo điều kiện cho người học tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, biến kinh nghiệm cũ thành kinh nghiệm mới, giúp phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống. Chúng tôi đã tổ chức một số hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tuyên truyền giáo dục và ủ phân hữu cơ giảm lượng rác thải ra môi trường. - Hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức và giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho sinh viên. Nội dung của hoạt động trải nghiệm là các buổi sinh hoạt trên lớp, với sự tham gia của tất cả các bạn sinh viên thuộc 03 lớp với các chủ đề tiết kiệm năng lượng điện nước, nói không với rác thải, tái chế rác, giảm thiểu rác thải nhựa 1 lần, tiêu dùng thực phẩm bền vững. Thông qua các chủ đề trên các bạn sinh viên hiểu Hình 2.2 Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận rõ hơn về hành vi đúng, không đúng với thức bảo vệ môi trường ở các lớp 34
  7. TRIỆU THY HÒA, TRƯƠNG VĂN THÀNH môi trường. Nhận thấy được hoạt động hằng ngày của mình ảnh hưởng đến trái đất và tạo dấu chân sinh thái như thế nào. Từ đó, các bạn sinh viên đưa ra được các biện pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu dấu chân sinh thái của bản thân đến trái đất. - Hoạt động trải nghiệm ủ phân hữu cơ từ rác thải và trồng rau sạch tại vườn thực nghiệm sinh học: Theo thống kê ở nước ta, mỗi người dân thải ra môi trường trung bình khoảng từ 1 đến 1.6 kg rác thải/1 ngày, tương đương với số dân 98 triệu người thì mỗi ngày thải ra hơn 98 – 156.8 triệu kg rác thải. Nếu không thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây mùi hôi thối khó chịu. Trước thực trạng trên, ủ phân từ rác thải hữu cơ dễ phân hủy là một biện pháp hữu hiệu giúp giảm nguồn rác thải gây ô nhiễm môi trường, giảm đi dấu chân sinh thái một cách hiệu quả. Tại trường Đại học Quảng Nam, rác thải tại sân trường rất nhiều. Phần lớn lượng rác này được đốt cháy vì công ty Môi trường đô thị không thu gom lượng rác này. Vì vậy, chúng tôi tổ chức hoạt động trải nghiệm muốn tận dụng rác thải để làm phân bón và trồng rau sạch tại vườn thực nghiệm sinh học ở trường. Để góp phần giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường nhóm VGreen và các bạn sinh viên ngành Tiểu học đã tiến hành ủ phân hữu cơ từ rác thải lá cây xung quanh trường. Hình 2.3. Các bạn sinh viên thu gom Hình 2.4. Quá trình ủ phân hữu cơ của rác sân trường và ủ phân hữu cơ các bạn sinh viên Sau khi ủ phân xong, các bạn mang sản phẩm phân hữu cơ trồng rau và hoa tại vườn thực nghiệm sinh học. Những hoạt động này khá hấp dẫn và lôi cuốn nhiều bạn sinh viên tham gia cùng. 2.3.3 Đánh giá dấu chân sinh thái của sinh viên ngành Tiểu học trường Đại học Quảng Nam (sau hoạt động trải nghiệm) Để biết được hiệu quả của các giải pháp được đưa ra, chúng tôi đã khảo sát lại dấu chân sinh thái lần hai của sinh viên Tiểu học sau khi tiến hành các hoạt động trải nghiệm giáo 35
  8. ĐÁNH GIÁ DẤU CHÂN SINH THÁI... dục bảo vệ môi trường. Kết quả điều tra 90 sinh viên được trình bày ở bảng 2.4: Bảng 2.4. Bảng đo dấu chân sinh thái lần 2 của sinh viên Tiểu học Giá trị DCST (gha) Lớp N Chỉ số trung bình 0 – 1.8 1.8 – 2.6 > 2.6 DT17SGT01 30 2.04 7 17 6 DT17SGT02 30 2.07 6 16 8 DT17SGT03 30 1.85 9 17 4 Tổng cộng 90 1.99 22 50 18 Qua bảng 2.4 ta thấy, chỉ số DCST trung bình của khoa Tiểu học qua khảo sát lần 2 là 1.99 gha/người, thấp hơn DCST lần đầu 2,31 gha/người. So sánh qua hai lần khảo sát DCST giảm 0.32 gha/người nhưng vẫn còn cao hơn sức tải sinh học của trái đất (1.8 gha/người). Như vậy, việc tổ chức các hoạt động truyền thông, trải nghiệm giáo dục môi trường là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, giảm thiểu DCST, hạn chế tác động của sinh viên đến trái đất. Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, nếu sinh viên nhận thức và hành động đúng vấn đề môi trường sẽ lan tỏa hành động giáo dục môi trường rất lớn. Vì vậy, cần phải tiến hành nhiều biện pháp giáo dục môi trường thường xuyên và đa dạng hơn nữa để giảm thiểu DCST của các bạn sinh viên. 3. Kết luận - Dấu chân sinh thái của SV ngành tiểu học trường Đại học Quảng Nam là 2.31 gha, cao hơn DCST trung bình của nước ta (0.69 gha/người) và thấp hơn toàn cầu (0.39 gha/ người). - Sau khi tiến hành một số hoạt động trải nghiệm giáo dục môi trường chỉ số DCST sinh viên ngành tiểu học đạt 1.99 gha/người, giảm 0.34 gha nhưng vẫn còn cao hơn sức tải sinh học của trái đất. Như vậy, cần phải tiến hành nhiều hoạt động giáo dục môi trường thường xuyên, đa dạng và định kỳ để giảm thiểu DCST của các bạn sinh viên. - Kết quả nghiên cứu trên giúp chúng ta đánh giá được chỉ số DCST của SV ngành tiểu học trường Đại học Quảng Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các phương pháp phù hợp để xây dựng và giảm thiểu DCST trong sinh viên. Trong đó, truyền thông và giáo dục trải nghiệm về môi trường là giải pháp có hiệu quả nhất. - Ở một số quốc gia, hoạt động tính dấu chân sinh thái được đưa vào hệ thống giáo dục phổ thông để có thể từ việc giáo dục lối sống sinh thái cho sinh viên, chuẩn bị hành trang cho họ sau này có kiến thức, kỹ năng lồng ghép giáo dục lối sống sinh thái cho các thế hệ học sinh phổ thông. Vì vậy, việc tính toán và giảm thiểu DCST không những giúp sinh viên Sư phạm ngành Tiểu học có lối sống bền vững, giảm các tác động tiêu cực đến môi trường mà còn trang bị cho họ kiến thức, kỹ năng chuẩn bị hành trang sau này để lồng ghép giảng dạy cho các thế hệ học sinh. Chính điều này sẽ góp phần lan tỏa phong trào bảo vệ môi trường trong cộng đồng ngày càng lan rộng. 36
  9. TRIỆU THY HÒA, TRƯƠNG VĂN THÀNH TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Thị Hường (2014), Dấu chân sinh thái của loài người tiếp tục tăng, http://vea.gov. vn/vn/truyenthong/tapchimt/mtvpt/. [2]. Trung tâm nghiên cứu sáng kiến về cộng đồng và môi trường (2016), Lối sống sinh thái - Tài liệu hướng dẫn dành cho tập huấn viên. [3]. Trung tâm nghiên cứu sáng kiến về cộng đồng và môi trường (2015), Lối sống sinh thái của sinh viên Việt Nam tại các thành phố lớn [4]. Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Phạm Hà (2014), Dấu chân sinh thái trong phát triển bền vững và khả năng áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Khoa học Công nghệ, Tổng cục môi trường. [5]. Triệu Thy Hòa (2018), Lối sống sinh thái của sinh viên sư phạm trường Đại học Quảng Nam, Hội nghị Sinh học toàn quốc. [6] Nguyễn Trường Ngân (2018), Mức độ quá tải của dân số Việt Nam 2018 dựa vào dấu chân sinh thái và sức tải sinh học, https://diamoitruong.com. [7]. Ewing B., D. Moore, S. Gold nger, A. Oursler, A. Reed, and M. Wackernagel (2010), The Ecological Footprint Atlas 2010, Global Footprint Network. [8]. William Rees, Mathis Wackeragel (2008), Urban Ecological Footprints: Why cities cannot to be sustainable - and why they are a key to sustainability, Urban Ecology an International Perspective on the Interaction between Humans and Nature, Springer, United States. Title: EVALUATION OF ECOLOGICAL FOOTS BY STUDENTS OF PRIMARY SCHOOL EDUCATION AT QUANG NAM UNIVERSITY TRIEU THY HOA Quang Nam University TRUONG VAN THANH Quang Nam University Abstract: The paper assesses the ecological footprint index (DCST) by students of Primary School Education at Quang Nam University. The results show that the majority of students still do not have a sustainable lifestyle shown by ecological footprints reaching 2.31 gha which is higher than the average DCST of our country (0.51 gha / person) and exceeding the biological capacity of the world. about 0.39 gha. Therefore, more and more regular environmental education activities should be conducted to minimize ecological footprint among students. Key words: Ecological foofrint, Biologycal capacity. 37
nguon tai.lieu . vn