Xem mẫu

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN 3 LOẠI RỪNG TỈNH BẮC KẠN Phạm Hương Giang1, Nguyễn Ánh Hoàng2 1 Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2 Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt Đánh giá cảnh quan (CQ) cho mục đích phát triển 3 loại rừng ở tỉnh Bắc Kạn là hướng nghiên cứu có tính tổng hợp cao, nhằm đánh giá toàn diện các điều kiện tự nhiên cho phát triển lâm nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm CQ tỉnh Bắc Kạn, tiến hành lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá cho 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh, đánh giá thành phần và lập bảng đánh giá riêng cho từng loại, từ đó xác định khoảng cách điểm và phân hạng thích nghi cho các loại rừng. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Bắc Kạn có thể đưa ra các định hướng phát triển đúng đắn đối với ngành lâm nghiệp. Từ khóa: Loại rừng, cảnh quan, đánh giá, chỉ tiêu, thích nghi 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bắc Kạn là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi, đặc biệt là tài nguyên rừng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rừng bị phá hủy nghiêm trọng, gây ra nhiều hệ lụy xấu cho môi trường, kinh tế và xã hội. Để góp phần giải quyết vấn đề thực tế cấp bách đó, cần phải tiến hành nghiên cứu đánh giá CQ cho mục đích phát triển 3 loại rừng của tỉnh, nhằm xác lập mức độ thích hợp của các đơn vị CQ lãnh thổ cho các mục đích lâm nghiệp khác nhau (phòng hộ, bảo tồn, sản xuất). 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá cảnh quan cho các mục đích thực tiễn Để đánh giá mức độ thuận lợi của các loại CQ cho mục đích phát triển 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thực hiện theo cách so sánh khả năng đáp ứng của các loại CQ với yêu cầu của từng loại rừng. Việc đánh giá này được thực hiện bằng cách cho điểm các tiêu chí, chỉ tiêu của CQ, có nhân với trọng số các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm sinh thái loại rừng đó. Trong đó, thang điểm cho các chỉ tiêu được phân cấp thành các mức độ khác nhau và được chia làm 3 cấp: Rất thuận lợi (3 điểm), thuận lợi (2 điểm), kém thuận lợi (1 điểm). Còn bậc trọng số các nhân tố ảnh hưởng được xác định tùy theo mức ảnh hưởng của chúng tới từng loại rừng. Bậc trọng số được lựa chọn làm 3 cấp: Ảnh hưởng mang tính chất quyết định có bậc trọng số là 3, ảnh hưởng mạnh có bậc trọng số là 2, ít ảnh hưởng có bậc trọng số là 1. Khi đánh giá, điểm đánh giá chung của CQ càng cao thì cảnh quan đó càng thuận lợi đối với loại rừng đó. Điểm đánh giá chung đó được tính theo công thức: 1 n DA = ∑ Ki.Di n n =1 Trong đó: DA: Điểm đánh giá chung của cảnh quan A KHCN 1 (30) - 2014 51
  2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Ki: điểm đánh giá của yếu tố thứ i Di: Trọng số của yếu tố thứ i Mỗi cấp thuận lợi ứng với khoảng điểm giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng điểm DD của cấp mức độ thuận lợi được tính theo công thức: D - D min DD = max Trong đó: M D­max: Điểm đánh giá chung cao nhất­­­ Dmin: Điểm đánh giá chung thấp nhất M: Số cấp đánh giá Trong khi đánh giá, những CQ nào chứa đựng yếu tố giới hạn đối với loại rừng được đánh giá thì không được đưa vào đánh giá, chỉ đánh giá những CQ có khả năng cho phát triển loại rừng đó. 2.2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Bắc Kạn Cảnh quan tỉnh Bắc Kạn phân hóa rất đa dạng và phức tạp. Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm trong hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, kiểu CQ rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới nóng ẩm mưa mùa. Cả tỉnh có tất cả 3 lớp CQ (bao gồm: núi, đồi, đồng bằng), 5 phụ lớp CQ (bao gồm: núi trung bình, núi thấp, đồi cao, đồi thấp, đồng bằng thung lũng sông suối) và 93 loại CQ là sự kết hợp của 15 loại đất và 7 nhóm quần xã thực vật tồn tại trên địa bàn tỉnh. Mỗi loại CQ lại có đặc điểm cấu trúc nhất định (về địa chất - địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật). Đây là nội dung nghiên cứu hết sức quan trọng và cần thiết trong việc đánh giá CQ cho các mục đích ứng dụng thực tiễn hiện nay. 2.3. Đánh giá cảnh quan tỉnh Bắc Kạn cho phát triển 3 loại rừng 2.3.1. Đánh giá cho mục đích phòng hộ Bảng 1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá CQ cho mục đích phòng hộ Mức độ thích nghi Chỉ tiêu Trọng số Rất thích nghi Thích nghi Kém thích nghi (3 điểm) (2 điểm ) (1 điểm) Vị trí 2 Đầu nguồn Vùng gần sông suối Xa nguồn sông suối Dạng địa hình Núi trung bình Đồi thấp, thung lũng 2 Núi thấp, đồi cao Núi đá vôi vùng đồi Độ dốc (0) 2 > 25 15 - 25 8 - 15 Loại đất 1 Ha, Hs,Hv, Hq Fs, Fa, Fv, Fk, Fq Fp, Fl, D, Pb, P Tầng dày (cm) 1 > 100 50 - 100 < 50 Nhiệt độ (oC) 1 > 22 20 - 22 < 20 Lượng mưa (mm) 1 ≥ 1.500 < 1.500 - Độ che phủ thực vật 3 Cao Trung bình Thấp 52 KHCN 1 (30) - 2014
  3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Đối với một tỉnh miền núi như Bắc Kạn, rừng phòng hộ có giá trị rất quan trọng trong điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống trượt lở. Do đó, các CQ có độ che phủ rất thấp và không liên tục, thực vật chỉ tồn tại và phát triển theo thời vụ (thảm thực vật nhân tác và quần xã thủy sinh), những CQ có độ dốc < 80 không có giá trị phòng hộ nên không tiến hành đánh giá. Vì vậy, có 65/93 CQ được đánh giá cho mục đích phát triển rừng phòng hộ, còn lại 28/93 CQ không đánh giá. 2.3.2. Đánh giá cho mục đích bảo tồn Những CQ có giá trị bảo tồn là những CQ có tính nguyên trạng và đa dạng về yếu tố thực vật đặc hữu của hợp phần thực vật. Vì vậy, các CQ có tính đa dạng thấp, không có loài đặc hữu và quý hiếm không tiến hành đánh giá. Ngoài ra, CQ quần xã thủy sinh cũng bị loại trừ, nâng tổng số CQ không được đánh giá là 33/93, còn lại 60/93 CQ được đánh giá cho mục đích bảo tồn. KHCN 1 (30) - 2014 53
  4. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Bản đồ cảnh quan và bản chú giải bản đồ cảnh quan tỉnh Bắc Kạn Ghi chú: ĐD: Độ dốc (o); TD: Tầng dày (cm); QXTS: Quần xã Thủy sinh 54 KHCN 1 (30) - 2014
  5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Bảng 2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá CQ cho mục đích bảo tồn Mức độ thích nghi Chỉ tiêu Trọng số Rất thích nghi Thích nghi Kém thích nghi (3 điểm) (2 điểm ) (1 điểm) Cao Trung bình Thấp Tính nguyên trạng 3 (Rừng tự nhiên) (Rừng thứ sinh) (Trảng cỏ cây bụi) Tính đa dạng sinh học 3 Cao Trung bình Thấp Nhiệt độ TB năm (oC) 2 > 22 20 - 22 < 20 Lượng mưa TB năm (mm) 2 ≥ 1.500 < 1.500 - Loại đất 1 Ha, Hs, Hv, Hq Fa, Fs, Fp, Fv, Fk, Fq Các loại đất còn lại Tầng dày (cm) 1 > 100 50 - 100 < 50 2.3.3. Đánh giá cho mục đích trồng rừng Mục đích rừng sản xuất là khai thác, trồng mới, tái sinh, phục hồi, khoanh nuôi rừng. Do đó, những yếu tố sinh thái: địa hình, độ dốc, hiện trạng thảm thực vật sẽ là những yếu tố giới hạn đối với loại rừng sản xuất. Các CQ có độ dốc 250, núi đá hay có thảm thực vật hiện tại là lúa, cây hàng năm, quần xã thủy sinh không đánh giá. Vì vậy, số CQ được đánh giá là 51/93 và không đánh giá là 42/93. Bảng 3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá CQ cho mục đích trồng rừng Mức độ thích nghi Chỉ tiêu Trọng số Rất thích nghi Thích nghi Kém thích nghi (3 điểm) (2 điểm ) (1 điểm) Dạng địa hình 2 Gò đồi thấp Đồi cao Núi thấp Độ dốc (0) 2 8 - 15 15 - 20 20 - 25 Fs, Fa, Fp, Fv, Loại đất 1 Ha, Hs, Hv, Hq Fl, Pb, P, D Fk, Fq Tầng dày (cm) 1 > 100 50 - 100 < 50 Nhiệt độ TB năm (oC) 1 < 22 20 - 22 < 20 Lượng mưa TB năm 1 ≥ 1.500 < 1.500 - (mm) Rừng thứ sinh, Trảng cỏ cây bụi, Thảm thực vật 3 Rừng tự nhiên rừng trồng cây lâu năm 2.3.4. Kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thích nghi cho phát triển 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn Áp dụng phương pháp đánh giá đã nêu, kết quả điểm phân cấp mức độ thích nghi cho từng loại rừng như bảng 4. KHCN 1 (30) - 2014 55
  6. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Bảng 4. Bảng điểm phân cấp mức độ thích nghi cho 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn Mức điểm đánh giá Khoảng Loại rừng Kém thích nghi cách điểm Rất thích nghi (S1) Thích nghi (S2) (S3) Phòng hộ đầu nguồn 6,00 33 - 39 26 - 32 19 -25 Phục hồi, bảo tồn rừng 7,00 32 - 39 24 - 31 16 - 23 Trồng rừng 5,33 29 - 34 23 - 28 17 - 22 Từ kết quả đánh giá với các chỉ tiêu lựa chọn của các loại CQ đối với từng loại rừng, kết hợp với thang phân cấp mức độ thích nghi kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thích nghi của các loại CQ đối với 3 loại rừng cụ thể như bảng 5. Bảng 5. Tổng hợp kết quả đánh giá CQ cho 3 loại rừng Mục đích sử Mức độ Diện tích Tỷ lệ Loại cảnh quan dụng thích nghi (ha) (%) Rất thích nghi (12 CQ) 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 12, 13, 16, 17, 54. 29.423,6 6,04 2, 5, 8, 11, 14, 15, 18, 20, 23, 24, 25, Thích nghi 29, 30, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 47, 48, 203.328,6 41,77 Phòng hộ đầu (29 CQ) 51, 52, 55, 56, 58, 64, 69, 74. nguồn 21, 22, 26, 31, 34, 40, 44, 49, 53, 59, Kém thích nghi 60, 61, 65, 66, 67, 70, 71, 72, 75, 76, 207.122,4 42,55 (24 CQ) 77, 79, 80, 81. Rất thích nghi (10 CQ) 23, 29, 41, 47, 51, 54, 58, 64, 69, 74. 42.285,7 8,68 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, Thích nghi Phục hồi, bảo 17, 20, 21, 24, 30, 34, 37, 38, 43, 48, 132.942,6 27,31 (31 CQ) tồn rừng 52, 55, 59, 65, 70, 75, 79, 84, 88. Kém thích nghi 2, 5, 8, 11, 18, 22, 26, 31, 40, 44, 49, 190.379,0 39,11 (19 CQ) 53, 56, 61, 67, 72, 77, 81, 90. Rất thích nghi (8 CQ) 20, 21, 58, 64, 69, 74, 75, 76. 24.829,3 5,10 23, 29, 37, 41, 47, 48, 54, 59, 60, 61, Thích nghi 63, 65, 66, 67, 70, 71, 72, 77, 79, 80, 94.901,2 19,49 Trồng rừng (22 CQ) 81, 83. Kém thích nghi 24, 25, 26, 28, 30, 31, 34, 36, 38, 39, 267.473,9 54,95 (20 CQ) 40, 42, 43, 44, 46, 49, 52, 53, 55, 56. 2.3.5. Phân tích kết quả đánh giá CQ cho mục đích phát triển 3 loại rừng a) Mục đích phát triển rừng phòng hộ - Cấp độ rất thích nghi có 12 loại CQ, với diện tích 29.423,6 ha, chiếm 6,04% diện tích tự nhiên (DTTN) toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở khu vực núi trung bình và một số đỉnh núi đá vôi ở phía Bắc của tỉnh với độ dốc địa hình >250, mưa lớn tập trung. Hiện trạng lớp phủ là rừng tự nhiên ít bị tác động, rừng thứ sinh có mật độ che phủ cao, có khả năng phòng hộ, chống xói mòn khá tốt. 56 KHCN 1 (30) - 2014
  7. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG - Cấp độ thích nghi với 29 loại CQ, diện tích khá lớn với 203.328,6 ha, chiếm 41,77% diện tích lãnh thổ. Phân bố ở các khu vực có độ dốc tương đối lớn, sườn núi trung bình và núi thấp, vùng đồi có xói mòn và rửa trôi tương đối mạnh. Hiện trạng lớp phủ là rừng thứ sinh, rừng trồng. - Cấp độ kém thích nghi có 24 loại CQ, với diện tích 207.122,4 ha, chiếm 42,55% DTTN của tỉnh. Phân bố ở những vùng đồi gò thấp, độ dốc
nguon tai.lieu . vn