Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ BẰNG NHẬN XÉT- KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS.Trần Thị Hương Giang Ban NC Đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Email: giangtth@vnies.edu.vn Tóm tắt Quy định mới nhất đánh giá học sinh tiểu học (thông tư 27/2020/TT-BGDĐT) và quy định đánh giá học sinh trung học (thông tư 22/2021/TT-BGDĐT) đều đã giới thiệu bên cạnh hình thức đánh giá bằng điểm số theo cách truyền thống, giáo viên cần kết hợp đánh giá bằng nhận xét. Trong đó có một số môn học được yêu cầu đánh giá hoàn toàn bằng nhận xét. Thông qua đánh giá bằng nhận xét, chúng ta có thể thu thập minh chứng bổ sung vào nhận định và ấn tượng của giáo viên khi tiếp xúc với học sinh nắm rõ được tình trạng của các em. Đánh giá bằng nhận xét là một hình thức đánh giá giúp bổ sung, nâng cao và chứng thực thông tin từ các hình thức đánh giá khác. Thực trạng hiện nay các GV vẫn gặp nhiều khó khăn trong áp dụng hình thức này, dẫn tới nhận xét còn chung chung, thiếu minh chứng. Bài viết giới thiệu nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về đánh giá bằng nhận xét với các khái niệm, mục đích, chiến lược, cách sử dụng đánh giá bằng nhận xét trên lớp học cũng như ưu điểm, thách thức của loại hình đánh giá này. Từ đó đề xuất một số kinh nghiệm có thể áp dụng vào thực tiễn đánh giá học sinh bằng nhận xét ở trường phổ thông tại Việt Nam. Từ khóa: Đánh giá; Đánh giá bằng nhận xét; Học sinh I. Mở đầu Trong đánh giá truyền thống, học sinh được đánh giá thông qua điểm số từ 1 đến 10. Căn cứ vào điểm số học sinh sẽ được xếp loại là học sinh giỏi, tiên tiến hoặc trung bình. Tuy nhiên, theo xu hướng đánh giá mới, bên cạnh điểm số, học sinh sẽ được đánh giá bằng nhận xét. Bắt kịp xu hướng chung của thế giới, Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam đã điều chỉnh các thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học và học sinh trung học. Trong quy định đánh giá học sinh tiểu học nêu rõ “Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất” và quy định đánh giá học sinh phổ thông “Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: 460
  2. Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt. Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.”. Như vậy có thể thấy quy định đánh giá ở các cấp học phổ thông đã thể hiện sự quan tâm tới nhận xét của giáo viên trong đánh giá học sinh. Nhận xét của giáo viên diễn ra khắp mọi nơi, trong lớp học, trong bài giảng. Những đánh giá bằng nhận xét của giáo viên có ý nghĩa đối với học sinh: Chúng không chỉ có tác động đến việc học tập của học sinh mà còn trong cả cuộc sống sau này khi các em rời trường. Điều quan trọng là những nhận xét này cần giúp học sinh cải thiện được việc học chứ không phải để các em luôn cảm thấy tự ti với những sai lầm của bản thân. Tuy nhiên, liệu giáo viên có đủ chuyên môn để đưa ra những nhận xét chính xác, các giáo viên đã có đủ kinh nghiệm để làm điều này? Bài viết này sẽ cung cấp một số kinh nghiệm về đánh giá bằng nhận xét trên thế giới giúp các giáo viên có thể làm tài liệu tham khảo. II. Nội dung nghiên cứu 2.1 Khái niệm đánh giá bằng nhận xét Theo Nand Kishor, 1994, đánh giá bằng nhận xét là các giáo viên đưa ra các quyết định liên quan đến sự tiến bộ và xếp hạng của học sinh, đưa ra phản hồi cho học sinh và CMHS các em. Đánh giá bằng nhận xét còn được mô tả là một quá trình liên quan đến việc thu thập, cấu trúc và định lượng "ấn tượng của các thầy cô và người chăm sóc về các đặc điểm môi trường của trẻ em" (Neisworth & Bagnato, 1988, trang 36). JBA kết hợp thông tin đánh giá được thu thập bằng các phương pháp đánh giá truyền thống ("khách quan") và thông tin đánh giá được thu thập bằng các cuộc phỏng vấn và tự báo cáo từ những người có liên quan đến một học sinh cụ thể (Neisworth & Bagnato, 1988) Simeonsson, Huntington và Parse cho rằng đánh giá bằng nhận xét là các mô tả đáng tin cậy, hợp lệ và có thể mô tả được về sự phát triển của học sinh, từ đó tạo cơ sở để mô tả và ghi lại cách điều chỉnh thích hợp đối với sự hiểu biết, kiến thức và đánh giá của cha mẹ và những người làm việc trực tiếp với học sinh "(Simeonsson, Huntington, & Parse, 1980a, trang 64). 461
  3. Cumming, Wyatt-Smith, Elkins và Neville (2006, trang 16) cho rằng rằng: Đánh giá bằng nhận xét được tiến hành bởi Giáo viên- với tư cách là những người chuyên nghiệp. Đánh giá bằng nhận xét đưa ra những đánh giá thích hợp về công việc của học sinh và cung cấp đầy đủ thông tin về kết quả học tập của học sinh trong nhiều bối cảnh và thông qua một loạt các cơ hội đánh giá. Giáo viên có thể dựa trên một loạt các đánh giá trong lớp học chính thức và không chính thức, trong một khoảng thời gian, từ các tình huống học tập khác nhau, để tổng hợp một nhận định, và sử dụng nhận định đó để đưa ra các bước dạy và học tiếp theo. Hiệu lực đánh giá sẽ cao hơn khi sử dụng nhiều loại hình đánh giá trong các bối cảnh học tập khác nhau, thay vì chỉ dựa trên bài đánh giá quốc gia. Đánh giá bằng nhận xét của giáo viên thường là nguồn thông tin chính về thành tích của học sinh (Ready and Wright, 2011, Südkamp et al., 2012, Südkamp et al., 2014). Đánh giá bằng nhận xét của giáo viên là những quyết định của giáo viên về thành tích hiện tại của học sinh và có thể tác động đến việc ra quyết định giảng dạy của giáo viên trong lớp học, bao gồm tốc độ giảng dạy, mức độ hỗ trợ và mức độ khó của nhiệm vụ đưa ra cho học sinh (Alvidrez và Weinstein, 1999, Clark và Peterson, 1986, Hoge và Coladarci, 1989). Joanna Tai (2017) cho rằng đánh giá bằng nhận xét là đưa ra quyết định về chất lượng công việc của một ai đó. Đối với học sinh, đánh giá bằng nhận xét giúp phát triển việc học của các em. Theo John Hattie và HelenTimperle , đánh giá bằng nhận xét được hiểu là thông tin được cung cấp bởi một đối tượng (ví dụ: giáo viên, đồng nghiệp, phụ huynh, bản thân, cuốn sách ..) liên quan đến các khía cạnh về thành tích hoặc hiểu biết của một người. Một giáo viên hoặc phụ huynh có thể cung cấp thông tin chính xác, một đồng nghiệp có thể cung cấp một chiến lược thay thế, một cuốn sách có thể cung cấp thông tin để làm rõ ý tưởng, phụ huynh có thể khuyến khích và người học có thể tra cứu câu trả lời để đánh giá tính đúng đắn của câu trả lời. Do đó, phản hồi là một "hệ quả" của thành tích. 2.2 Đánh giá bằng nhận xét 2.2.1 Mục đích đánh giá bằng nhận xét Đánh giá bằng nhận xét có tác động đáng kể đến việc học, nó đã được mô tả là "người điều hành mạnh nhất giúp nâng cao thành tích" (Hattie, 1999). Mục tiêu chính của đánh giá bằng nhận xét là: 462
  4.  Giải thích cho học sinh biết điểm hoặc điểm của họ được tính như thế nào  Xác định và khen thưởng những phẩm chất cụ thể trong bài làm của học sinh  Hướng dẫn học sinh những bước cần thực hiện để cải thiện  Thúc đẩy họ hành động theo đánh giá của họ  Phát triển khả năng giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc học của chính họ (Nicol, 2010). Theo Gibbs và Simpson, 2005, p.19-20 đánh giá bằng nhận xét có mục đích như sau: Sửa lỗi; tăng sự hiểu biết thông qua giải thích; tăng cơ hội học tập bằng cách đề xuất các nhiệm vụ học tập cụ thể hơn; thúc đẩy sự phát triển của các kỹ năng chung bằng cách tập trung vào bằng chứng của việc sử dụng các kỹ năng hơn là vào nội dung; thúc đẩy nhận thức tổng hợp bằng cách khuyến khích sự phản ánh và nhận thức của học sinh về các quá trình học tập liên quan đến bài tập; khuyến khích học sinh học tập liên tục. 2.2.2 Nguyên tắc của đánh giá bằng nhận xét Để mang lại lợi ích cho việc học của học sinh, đánh giá bằng nhận xét cần phải: Mang tính xây dựng. Cũng như nêu bật những điểm mạnh và điểm yếu của một tác phẩm nhất định, nó phải đề ra những cách mà học sinh có thể cải thiện tác phẩm đó. Đúng thời điểm. Đưa ra phản hồi trong khi sự kiện được đánh giá vẫn còn mới trong tâm trí học sinh, trước khi học sinh chuyển sang các nhiệm vụ tiếp theo. Có ý nghĩa. Nó phải nhắm vào nhu cầu cá nhân, được liên kết với các tiêu chí đánh giá cụ thể, và được học sinh tiếp nhận kịp thời để mang lại lợi ích cho công việc tiếp theo. Phản hồi có giá trị khi nó được tiếp nhận, hiểu và hành động. Học sinh phân tích, thảo luận và hành động theo phản hồi cũng quan trọng như chính chất lượng của phản hồi (Nicol, 2010). Thông qua sự tương tác với học sinh đối với nhận xét của giáo viên, các em hiểu được cách phát triển việc học của họ. 2.2.3 Thời điểm sử dụng đánh giá bằng nhận xét Đánh giá bằng nhận xét có thể sử dụng trong cả đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình. Cả hai loại hình đánh giá đều cần "chất lượng, phản hồi kịp thời". Phản hồi của giáo viên cần được duy trì trong suốt học kỳ, thay vì chỉ vào cuối học kỳ. Phản hồi mang tính xây dựng thường xuyên trong suốt học kỳ cho phép học sinh sử dụng phản hồi của giáo viên vào các nhiệm vụ đánh giá sau này. 463
  5. Giáo viên cần lập kế hoạch cho đánh giá bằng nhận xét như một phần của thiết kế đánh giá. Khi giáo viên trao đổi về các yêu cầu đánh giá, hãy bao gồm thông tin về cách thức và thời điểm diễn ra đánh giá bằng nhận xét. Cho học sinh biết những cơ hội cụ thể mà họ sẽ có để tham gia và sử dụng phản hồi của giáo viên trong quá trình học tiếp theo của họ. 2.2.4 Kế hoạch đánh giá bằng nhận xét Giáo viên có thể đánh giá bằng nhận xét cho học sinh ở các chế độ khác nhau, vào các thời điểm và địa điểm khác nhau và với các mục tiêu khác nhau. Khi thiết kế kế hoạch đánh giá bằng nhận xét, có thể thực hiện như sau: Hoạt động nhận xét Hình thức đánh giá Ví dụ - Nhận xét về kết quả bài Quá trình hoặc tổng kết Đánh giá đồng đẳng cho tập bài thuyết trình nhóm - Trắc nghiệm tự đánh giá trực tuyến - Hướng dẫn trực tiếp - Tư vấn cá nhân học sinh Cá nhân Tóm tắt điểm mạnh / điểm - Nhận xét về bài tập Tập thể yếu của lớp sau khi chấm - Học sinh đánh giá bài của điểm nhau Sử dụng clicker trong các bài giảng Phản hồi của học sinh về Thủ công- Tự động Phản hồi tự động thông qua các hoạt động của các các công cụ câu hỏi trực nhóm trong lớp tuyến Hướng dẫn trực tiếp Thảo luận trong lớp về một Trả lời miệng Ghi lên bảng thảo luận của bài tập đang được tiến hành Viết lớp Ghi lại lời bình luận về bài Gửi email cho từng học làm của học sinh sinh Phản ánh tự đánh giá về bài Giáo viên điều hành Các ví dụ được chú thích tập đã nộp Học sinh điều hành về công việc của sinh viên Đánh giá đồng đẳng trước đây Nhận xét trên diễn đàn học sinh 464
  6. Trong bất kỳ khóa học nào, kế hoạch đánh giá bằng nhận xét lý tưởng sẽ kết hợp nhiều khía cạnh phù hợp với hoạt động đánh giá và nhu cầu của học sinh. Chúng ta có thể coi hình thức đánh giá bằng nhận xét Giáo viên điều hành/học sinh điều hành như một cuộc đối thoại giữa học sinh và giáo viên (Nicol, 2010). Những người khác cũng có thể tham gia vào việc đưa ra phản hồi, giám thị hoặc thầy cô giáo khoác và những người trong cộng đồng. 2.2.5 Các hình thức đánh giá bằng nhận xét a) Đánh giá bằng nhận xét đối với cả lớp Hình thức này là khi GV đưa ra phản hồi chung về thành tích của tất cả học sinh trong các nhiệm vụ đánh giá. Hoạt động này sẽ giúp mỗi học sinh biết được mình ở đâu so với thành tích chung cả lớp. Hình thức này cũng hiệu quả và có thể được sử dụng cùng với phản hồi bằng văn bản hoặc bằng lời nói riêng tư cho mỗi học sinh. Phản hồi chung có thể bằng miệng trong các hướng dẫn hoặc bài giảng, qua email. Sau đó, GV có thể yêu cầu học sinh nêu ra cách cải thiện thành tích của bản thân. b) Đánh giá bằng nhận xét của giáo viên phối hợp với đánh giá đồng đẳng Đánh giá đồng đẳng không chỉ cung cấp phản hồi nhanh chóng cho học sinh và giảm bớt khối lượng công việc của giáo viên mà còn có thể giúp học sinh phát triển tính tự chủ và cải thiện việc học của họ (Falchikov, 1995). Học sinh và giáo viên có thể cùng thảo luận về các tiêu chí đánh giá, và cùng nhau xây dựng một mẫu đưa ra phản hồi và đánh giá đồng đẳng chuẩn mực. Sau đó, học sinh có thể sử dụng mẫu này để đưa ra nhận xét về nhau. Học sinh phải được tự do trung thực khi đưa ra nhận xét của mình. Có thể để ẩn danh, hoặc ghi mã ký hiệu mà chỉ giáo viên mới có thể nhìn thấy và biết đó là nhận xét của học sinh nào (Falchikov, 1995). c) Đánh giá bằng nhận xét ngay trong quá trình giảng bài Giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết câu trả lời ngắn gọn (ẩn danh hoặc không) về một chủ đề cụ thể. Giáo viên thu lại lại các ý kiến và đưa ra ngay lời nhận xét của toàn bộ học sinh. Đối với một lớp học với sĩ số đông, Giáo viên có thể chỉ đưa ra đánh giá bằng nhận xét cho một số học sinh trong mỗi bài giảng. Mô hình phổ biến là sử dụng 5 phút cuối của một bài giảng để yêu cầu học sinh viết, sau đó là 5 phút đầu tiên của bài giảng tiếp theo để GV đưa ra đánh giá bằng nhận xét. 465
  7. d) Đánh giá bằng nhận xét đối với các bài tập Giáo viên có thể lập một danh sách được đánh số các lỗi hoặc vấn đề học sinh mắc phải mang tính phổ biến, cùng với các mẹo về cách giải quyết những lỗi này. Sau đó, khi cá nhân học sinh mắc một trong những lỗi phổ biến này, bạn chỉ cần ghi số báo danh. Đưa ra nhận xét khi trả bài tập của lớp. 2.2.6 Công cụ đánh giá bằng nhận xét Giáo viên có thể sử dụng Rubric trong đánh giá bằng nhận xét. Với rubric, giáo viên dùng để đánh dấu, giúp không bỏ qua các thành phần quan trọng của kết quả học tập dự kiến trong phản hồi của giáo viên. Giáo viên có thể sử dụng rubric để: - Hướng dẫn giải thích và phân loại bài làm của học sinh - Giúp lập khung phản hồi bằng cách làm rõ mối quan hệ giữa tiêu chí đánh giá và điểm số - Giúp học sinh hiểu cơ sở chấm điểm thông qua phản hồi dựa trên tiêu chí. Sau đây là ví dụ về một số tiêu chí sử dụng khi giáo viên quan sát việc trả lời câu hỏi của học sinh, đây chính là căn cứ để giáo viên đưa ra nhận xét của minh về học sinh: Ví dụ: Đánh dấu vào lựa chọn mô tả tốt nhất cách học sinh đã trả lời các câu hỏi tốt như thế nào. - Học sinh không thể trả lời các câu hỏi về bài học một cách hiệu quả. - Học sinh cố gắng trả lời các câu hỏi về bài học nhưng rõ ràng là không thực sự hiểu. - Học sinh có thể trả lời các câu hỏi về bài học- giáo viên khá chắc chắn rằng học sinh hiểu những gì mình đang làm. - Học sinh lắng nghe cẩn thận và trả lời các câu hỏi một cách dễ dàng và trực tiếp -học sinh hiểu rõ toàn bộ bài học. Bên cạnh đó, giáo viên có thể ghi chú về tiến trình học tập của học sinh theo thời gian. Một giải pháp khác là giáo viên sẽ chia nhỏ các nhiệm vụ/bài tập. GV yêu cầu sinh viên nộp một phần của bài tập, chẳng hạn như đề xuất, báo cáo luận điểm, dàn ý, hoặc thậm chí một đoạn giới thiệu, ít nhất một vài tuần trước khi đến hạn. GV sẽ không chấm điểm những phần lẻ này. Tuy nhiên, cách thức này giúp GV phản hồi nhanh chóng về 466
  8. các phần nhỏ bai tập của HS, trong khi học sinh vẫn có cơ hội tiếp tục chỉnh sửa. Hình thức này cũng cho phép GV biết được học sinh đang gặp khó khăn ở đâu về mặt nội dung và điều chỉnh hướng dẫn của mình giúp HS hiểu rõ hơn yêu cầu của bài tập. Quá trình sắp xếp các bài tập theo trình tự cho phép học sinh bắt đầu làm bài tập sớm, làm việc nhất quán thay vì vào phút cuối, đồng thời phát triển các ý tưởng và sửa đổi bài làm của mình. Loại bài tập theo trình tự này, kết hợp phản hồi theo hướng sửa đổi được gọi là bài tập nhiều giai đoạn (hoặc nhiều lớp). 2.2.7 Ưu điểm và thách thức khi đánh giá bằng nhận xét a. Ưu điểm Đối với HS - Khuyến khích học sinh suy nghĩ chín chắn về công việc của mình và phản ánh những gì các em cần làm để cải thiện nó - Giúp học sinh nhìn nhận việc học của mình theo những cách mới và gia tăng sự hài lòng với việc học. - Hướng dẫn học sinh thích nghi và điều chỉnh chiến lược học tập của các em - Hướng dẫn học sinh trở thành những người học độc lập và tự phản ánh, đồng thời là những nhà phê bình tốt hơn về công việc của chính mì - Mang tính xây dựng, để học sinh cảm thấy được khuyến khích và có động lực để cải thiện - Thu hút học sinh bằng cách yêu cầu họ tham gia vào phản hồi như một phần của đánh giá - Cung cấp cho học sinh các công cụ để kiểm soát việc học của chính mình, tức là trở thành những người học tự điều chỉnh - Cho phép học sinh tham gia tích cực vào việc giám sát và điều chỉnh kết quả hoạt động của chính mình - Có thể giúp sửa chữa những quan niệm sai lầm hoặc các chiến lược học tập không phù hợp - Đem lại động lực cao hơn và các chiến lược học tập hiệu quả hơn Đối với GV - Giúp thúc đẩy đối thoại giữa giáo viên và học sinh 467
  9. - Giúp GV nhìn rõ được các rào cản học tập - Cung cấp bằng chứng về mức độ thành tích hiện tại của học sinh - Cho phép GV điều chỉnh mức độ giảng dạy để phù hợp với trình độ học tập hiện tại của học sinh - Hướng dẫn giáo viên thích ứng và điều chỉnh việc giảng dạy để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh - Kích thích sự phản ánh, tương tác và đối thoại về cải thiện học tập - Giúp giáo viên có thể quản lý việc dạy và học hiệu quả. b. Thách thức Học sinh thường thấy không hài lòng với đánh giá bằng nhận xét, vì nhiều lý do như sau: Khi giáo viên đưa ra phản hồi khó hiểu (ví dụ: "Thêm", "Đây là gì?", "Liên kết?", Hoặc đơn giản là đánh dấu và gạch chéo), học sinh đôi khi không thể biết những đánh giá này là tích cực hay tiêu cực, cần phải làm gì để cải thiện việc học của mình. Nhiều giáo viên đưa ra nhận xét nhưng chủ yếu chỉ chữa bài tập, chấm điểm mà ít hoặc không đưa ra lời khuyên giúp học sinh biết mình đã làm tốt những gì, cần thay đổi điều gì và tại sao các em lại đạt được điểm số này. Những phản hồi của giáo viên chưa kế thừa những nhận xét trong quá trình học tập của học sinh, tiến triển theo thời gian. Do vậy không giúp học sinh biết được mình đã đi được bao xa và chưa đạt được những gì. Học sinh có thể gặp phải các nhận xét khác nhau (và không nhất quán) từ các giáo viên khác nhau về các bài viết tương tự. Để có được đánh giá bằng nhận xét chất lượng tốt cho học sinh mất nhiều thời gian, mặc dù giá trị tiềm năng của nó là cải thiện việc học. Khi có bằng chứng cho thấy rằng học sinh đã không đọc phản hồi hoặc không thực hiện phản hồi đó, giáo viên sẽ thấy thời gian và nỗ lực dành cho việc đưa ra phản hồi trong đánh giá bằng nhận xét là lãng phí. Học sinh có thể tập trung vào các nhận xét tiêu cực và không để ý tới nhận xét tích cực. Giáo viên đôi khi không có thời gian để điều chỉnh việc giảng dạy của họ để đáp ứng với kết quả học tập của học sinh. 468
  10. 2.3 Bài học cho Việt Nam Qua nghiên cứu kinh nghiệm từ nghiên cứu của các học giả trên thế giới, có thể nhận thấy để đánh giá bằng nhận xét có hiệu quả, các giáo viên cần phải: - Nắm rõ được nguyên tắc đánh giá bằng nhận xét - Lập kế hoạch đánh giá bằng nhận xét: trong đó xác định rõ thời điểm, hình thức, công cụ đánh giá - Hiểu được ưu điểm, thiếu sót của Đối với giáo viên cần phải: - Truyền đạt mục tiêu học tập rõ ràng. - Tạo nhiều cơ hội trong lớp học để thu thập bằng chứng về sự hiểu biết và tiến bộ của học sinh đối với các mục tiêu đã đặt ra, và sử dụng điều này để hướng dẫn học sinh về các bước học tiếp theo của họ. - Nắm bắt được chiến lược phù hợp để hỗ trợ việc học của học sinh và khi nào bản thân cần phải thích nghi hoặc thay đổi chiến lược của mình. - Sử dụng thông tin phản hồi để kích thích học tập được cải thiện và đóng góp vào sự tham gia và tự điều chỉnh của học sinh. Đối với lãnh đạo nhà trường - Hỗ trợ giáo viên tăng cường thực hành đánh giá bằng nhận xét bằng cách tập huấn cho toàn trường và ưu tiên công việc cho GV có cơ hội thực hành nhiều hơn. - Giúp GV có quyền truy cập vào các nguồn tài nguyên, học tập chuyên môn và cơ hội hợp tác, học hỏi kinh nghiệm với trường bạn. - Cần đánh giá cao những thay đổi tích cực của giáo viên và cần lập kế hoạch cẩn thận để thực hiện hoạt động đánh giá này, đi vào trọng tâm của giáo dục và giải quyết mục đích trọng tâm của nó. III. Kết luận Trong xu hướng đánh giá trên thế giới về đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh cũng như định hướng của các quy định đánh giá học sinh phổ thông ở Việt Nam, đánh giá bằng nhận xét là một phần không thể thiếu trong các môn học trên lớp, các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Để có được đánh giá bằng nhận xét hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cho cả giáo viên, học sinh và nhà trường, cần phải sử dụng đa dạng các hình thức, phương pháp đánh giá cũng như lựa chọn đúng thời điểm để thực hiện. Kết quả có được từ đánh giá bằng nhận xét sẽ làm phong phú hơn cho hồ sơ của học sinh, giúp GV điều chỉnh việc dạy và học sinh điều chỉnh việc học của mình một cách kịp thời. 469
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alan Hayes, 1990, The Context and Future of Judment-based assessment 2. Jinrui Li, 2014, Review of assessment feedback Joanna Tai, 2017, Developing evaluative judgement: enabling students to make decisions about the quality of work, High Educ (2018) 76:467–481 3. John Hattie and Helen Timperley, 2007, The Power of Feedback, Review of Educational Research, Vol. 77, No. 1 (Mar., 2007), pp. 81-112 4. Jenny Poskitt and Kerry Mitchell, 2012, New Zealand teachers’ overall teacher judgements (OTJs): Equivocal or unequivocal 5. Karl H. Fleischer, 1990, An Overview of Judgment-Based Assessment 6. Kane Meissel, 2017, Subjectivity of teacher judgments: Exploring student characteristics that influence teacher judgments of student ability, Teaching and Teacher Education 65 (2017) 48e60 7. Nand Kishor, 1994, Teachers' Judgements of Students' Performance: use of consensus, consistency and distinctiveness information 8. Patrick Griffin, 2018, Assessment for Teaching, Cambridge University Press 9.https://www.queensu.ca/teachingandlearning/modules/assessments/11_s2_03_fee dback_and_formative.html?fbclid=IwAR1q0_MiHfpyK1gCBAbX9cQMV3RXJnKNi S-uf8X0OmYvelaIMqFcWKoeftc 10.https://www.imperial.ac.uk/staff/educational-development/teaching- toolkit/assessment-and-feedback/introduction-to-assessment-and-feedback/ 11.https://www.teaching.unsw.edu.au/assessment-feedback?fbclid=IwAR2lDWJ- moFCElAopMM4e3TtnoFzHNQZYQgPGvVly51QtDLiMtNiAudyYJw 470
nguon tai.lieu . vn