Xem mẫu

  1. Đảng Của Dân, Do Dân, Vì Dân - 74 năm qua, từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh trường kỳ giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Đảng ta do Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện đã xuất phát từ học thuyết Mác - Lê nin, từ tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây, từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống, từ thực tiễn phát triển của thế giới và Việt Nam mà hình thành nên đường lối cách mạng Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đi lên chủ nghĩa xã hội và đang thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Một nhân tố quyết định sự thắng lợi đó là Đảng ta đã phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện được mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân. 1. Gắn bó máu thịt với nhân dân là vấn đề thuộc bản chất cách mạng của Đảng. Xuất phát từ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, xuất phát từ kinh nghiệm của thế giới và từ thực tiễn đất nước ta, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm sáng tạo về Dân và về Đảng - tổ chức tiên phong của giai cấp công nhân, của dân tộc và của toàn dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và tiến lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, dân tộc ta. Quan niệm về Dân của Hồ Chí Minh. Một là, dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết. Người nói: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” (1). "ở trong xã hội, muốn thành công phải có ba điều kiện là: thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa.
  2. Nhân hòa là thế nào? Nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí. Nhân hòa là quan trọng hơn hết” (2). Hai là, dân là gốc của nước, củacách mạng. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: công nông là gốc của cách mệnh". Trong quá trình phát triển của cách mạng, Người thường nhắc nhủ: “dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì cũng không làm nên”. "Nước lấy dân làm gốc”. "Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" (3) . Ba là, dân là chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Người nói: "Chế độ của ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ”, bao nhiêu lợi ích đều vì dân", "bao nhiêu quyền hạn đều là của dân". ‘Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân bầu cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã, do dân tổ chức". Dân bầu ra người đại diện và có quyền kiểm sát, giám sát và bãi miễn khi không làm tròn sự uỷ thác. Người còn nói: “Dân như nước, mình như cá”, “lực lượng nhiều là nhờ ở dân hết”. “Công việc đổi mới là trách nhiệm của dân”, Nhà nước muốn điều hành, quản lý xã hội có hiệu lực, hiệu quả nhất định phải dựa vào dân. Người yêu cầu : “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân ...” (4). Bốn là, dân có quyền, nhưng phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước. Người từng chỉ ra rằng: "Nhân dân có quyền làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân". Trong bài phát biểu với Đoàn đại biểu nhân dân Thủ đô Hà Nội, ngày 16-10-1954, Người nói: "Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ, theo đúng kỷ luật của Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó cho” (5). Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, khái niệm "Dân" trong Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện và được sử dụng là toàn dân tộc, bao gồm mọi người thuộc các dân tộc (đa số và thiểu số) sống trên dải đất Việt Nam, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, chỉ trừ những kẻ phản bội, tay sai cho đế quốc,
  3. đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, của dân tộc, đi ngược lại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tất nhiên, Hồ Chí Minh không coi “dân”, “nhân dân” là một khối đồng nhất, mà là một cộng đồng, bao gồm nhiều dân tộc, giai cấp, tầng lớp. Các nhóm xã hội ấy có lợi ích chung và lợi ích riêng, có vai trò và thái độ khác nhau đối với sự phát triển xã hội và cách mạng. Công nhân, nông dân và trí thức luôn luôn được Hồ Chí Minh coi là lực lượng cách mạng to lớn nhất, là nền tảng của khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Điều này được thể hiện rõ trong các bài nói và viết của Người, trong Chính cương, Điều lệ, trong các văn kiện của Đảng do Người chỉ đạo xây dựng nên, như trong Chính cương của Đảng lao động Việt Nam (tháng 2-1951) đã ghi rõ: “Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền dân chủ nhân dân nghĩa là công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ) yêu nước tiến bộ; những tầng lớp nhân dân ấy chuyên chính với đế quốc xâm lược và bọn phản quốc, cho nên nội dung chính quyền đó là nhân dân dân chủ chuyên chính. Chính quyền đó dựa vào mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nhân, nông dân lao động, trí thức làm nền tảng, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp do Người chủ trì biên soạn năm 1959 lại khẳng định: "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân...”. Có thể nói, trong mỗi thời kỳ cách mạng, thời kỳ phát triển chế độ dân chủ nhân dân và đi lên chủ nghĩa xã hội, chức năng, nhiệm vụ cách mạng, tổ chức Nhà nước cũng phát triển và thay đổi theo. ở một số nước, khi cách mạng tiến lên, một số giai cấp, tầng lớp có lợi ích riêng đối lập với mục tiêu cách mạng và có khi trở thành đối tượng cách mạng. Còn ở Việt Nam tính chất cơ bản của Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cơ sở xã hội - giai cấp của Nhà nước vẫn là khối đại đoàn kết dân tộc, trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân, lao động trí óc do Đảng ta lãnh đạo. Cơ sở xã hội ấy không thu hẹp mà còn phát triển về chất lượng. Cách mạng không gạt bỏ một giai cấp, một tầng lớp nào đã đứng trong hàng ngũ Mặt trận dân tộc thống nhất, mà còn hết sức bồi dưỡng, cải tạo, dìu dắt để mọi giai cấp, tầng lớp và mọi người tiếp tục đi theo con đường cách mạng do Hồ Chí Minh và Đảng ta vạch ra, tiếp tục góp phần cống hiến vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới vì lợi ích của cá nhân, của cộng đồng
  4. và của toàn dân tộc. Khép lại qúa khứ, nhìn về tương lai, miễn là tán thành đường lối đại đoàn kết dân tộc để thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là một sáng tạo lớn trong quan niệm về Dân của Hồ Chí Minh và của Đảng ta. 2. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, song nhân dân cần Đảng dẫn đường, lãnh đạo. Hồ Chí Minh đã từng dạy “cách mệnh là công việc của dân chúng”, "Công nông là gốc cách mệnh". Song "cách mạng phải có tổ chức bền vững, sức cách mạng phải tập trung, muốn tập trung phải có Đảng lãnh đạo". Ngay trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người đã chỉ rõ: "Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” (6). Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng Đảng. Trong những năm 1925-1927, Người đã tổ chức việc đào tạo, huấn luyện cán bộ, chuẩn bị thành lập Đảng, Người chủ trì hợp nhất 3 tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng xuất hiện. Trong quá trình phát triển của Đảng, mặc dù Đảng ta có lần thay đổi tên gọi, nhưng bản chất của Đảng không thay đổi và Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta, dân tộc ta thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giành được những thắng lợi vĩ đại: thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dận tộc, bảo vệ Tổ quốc; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với những thắng lợi vĩ đại đó, nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, định hướng xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sở dĩ Đảng ta thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình, vì Đảng ta là một Đảng Mác - Lênin, Đảng của Hồ Chí Minh sáng lập, xây dựng và rèn luyện.
  5. Một là, Đảng ta là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Song xuất phát từ thực tiễn nước ta, một nước thuộc địa nửa phong kiến, một nước ngoài sự phát triển của phong trào công nhân đầu thế kỷ XX, thì phong trào yêu nước được kế thừa từ truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước tạo nên, phát triển sôi nổi. Con đường giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội đòi hỏi phải có một hệ tư tưởng khoa học tiên tiến thay thế cho hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, hướng dẫn, chỉ đạo con đường phát triển. Song hệ tư tưởng ấy phải có một tổ chức tiên phong cách mạng tập hợp quần chúng nhân dân đông đảo, biến hệ tư tưởng khoa học đó thành hiện thực. Hồ Chí Minh coi “công nông là gốc cách mạng”, song công nông và dân chúng nói chung phải giác ngộ, và muốn được giác ngộ, đi từ tự phát đến tự giác, thì phải có Đảng cách mạng dẫn đường. Đảng như người cầm lái, người cầm lái có vững, thuyền mới chạy. Và trong tiến trình cách mạng, mọi Cương lĩnh, chính sách, chủ trương của Đảng đều bắt nguồn từ hệ tư tưởng đó: chủ nghĩa Mác - Lênin. Cách mạng càng khó khăn, gian khổ càng phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin. Xa rời hệ tư tưởng Mác - Lênin thì cách mạng đi vào ngõ cụt và không tránh khỏi sự thất bại thảm hại. Hai là, Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời Đảng của dân tộc Việt Nam, Đảng của toàn dân Việt Nam. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta thể hiện ở chỗ Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng; Đảng ta lấy độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lấy dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu lý tưởng của mình. Đảng tuân thủ nguyên tắc tổ chức của Đảng là Đảng kiểu mới, Đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Song, giai cấp công nhân là một bộ phận trong dân tộc. Vấn đề dân tộc và giai cấp có quan hệ khăng khít với nhau. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt nam” (7). Trong cách mạng
  6. xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh nói : “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị” (8). Ngay phạm trù giai cấp công nhân cũng cần được nhận thức cho đầy đủ. Mác từng nói đến giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của thời đại. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, nội hàm của giai cấp công nhân cũng phải được mở rộng đến các lực lượng lao động trí óc rộng lớn, thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong thực tiễn, Đảng ta gắn bó máu thịt với dân tộc, với nhân dân và được nhân dân thừa nhận. Toàn bộ nghị lực của Đảng, toàn bộ sự phấn đấu, hy sinh của các thế hệ đảng viên đều hướng vào mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, giành tự do, độc lập, hạnh phúc cho nhân dân. Ngoài mục tiêu đó, Đảng ta không có mục tiêu nào khác. “Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác” (9). Trong những khúc quanh co của lịch sử, Đảng ta luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trách nhiệm to lớn đối với nhân dân, đối với vận mệnh của dân tộc. Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn thể hiện là người chiến sĩ tiên phong, hoàn thành sứ mệnh lịch sử cao cả mà dân tộc, nhân dân giao cho, giải phóng dân tộc, thống nhất giang sơn về một mối, bảo vệ từng tấc núi, thước sông, bầu trời, biển cả bao la của Tổ quốc. Trong cuộc xây dựng đất nước, có những lúc chúng ta đã mắc sai lầm khuyết điểm như chủ quan, duy ý chí, áp dụng mô hình của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, và cả những khuyết điểm sai lầm khác, song Đảng ta thẳng thắn nhận lấy sai lầm thiếu sót về mình, đã kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn thử thách, trụ được trong bão táp và đi lên. Thành tựu hơn 18 năm đổi mới vừa qua là một bằng chứng hùng hồn Đảng ta thực sự là lực lượng tiên phong của dân tộc, của nhân dân. Chúng ta quyết tâm đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định lướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Thành tựu vĩ đại của sự nghiệp đổi mới có nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó nguyên nhân hết sức quan trọng, mang tính quyết định là đường lối độc lập tự chủ đúng đắn của Đảng ta, đường lối xuất phát từ lợi ích của nhân dân ta, của dân tộc ta, đường lối của một Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân - đường lối của Đảng của Hồ Chí
  7. Minh. Ngày nay, sau 18 năm đổi mới, với những thành tựu về kinh tế, xã hội và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, chúng ta có thể lấy lời của Lênin nói về đất nước Nga khi thực hiện chính sách kinh tế mới để nói về nước Việt Nam chúng ta: “Ngày nay, chúng ta có quyền nói... toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản”(10). Chúng ta đang đứng trước vận hội và thách thức mới. Cuộc đổi mới tư duy lớn mới mang tính bước ngoặt đang phát triển kể từ Đại hội IX đòi hỏi phải được đẩy mạnh hơn nữa đáp ứng những thách thức mới để bứt lên phía trước, phá bỏ mọi rào cản, tiến kịp thời đại. Ba là, một khi Đảng trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền thì Đảng cầm quyền, dân là chủ, như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ. Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Song, Đảng cầm quyền, dân là chủ: “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” (11). Đây là vấn đề nguyên tắc, là bản chất của chế độ mới. Đảng lãnh đạo chính quyền là nhằm thiết lập quyền làm chủ của nhân dân, mọi quyền lực phải thuộc về nhân dân, làm trái nguyên tắc đó Đảng sẽ thoái hóa, biến chất. Bởi vậy, phải xây dựng cơ chế Đảng cầm quyền mà cái cốt lõi của cơ chế này là mối quan hệ giữa Đảng, nhân dân, Nhà nước. Đảng phải tr
nguon tai.lieu . vn