Xem mẫu

DÂN TỘC BANA

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1. Ngôn ngữ, ngữ hệ
- Dân tộc Bana có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer và chưa
có chữ viết riêng.
- Ngữ hệ Nam Á.
2. Lịch sử
- Người Bana là một trong những cư dân cổ xưa ở Trường Sơn, trước
kia họ sinh sống chủ yếu ở ven biển các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định,
sau di chuyển di chuyển lên Tây Nguyên sinh sống ở các địa hình khác
nhau.
- Cư trú chủ yếu ở vùng Trung Trung Bộ, ven dải Trường Sơn và Tây
Nguyên, các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên…
- Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong
các lĩnh vực: văn hóa, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.
II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
a) Nông nghiệp
- Người Bana sinh sống nhờ nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúa trên
ruộng khô và rẫy. Việc trồng trọt được tiến hành theo một nông lịch
khá chặt chẽ. Công việc đồng áng bắt đầu khi cây gạo (Blang) ra hoa,
đó là khi trời đổ những cơn mưa đầu mùa, khi chòm sao lưỡi cầy xuất
hiện. Người Bana bắt đầu quốc ruộng . Khi hoa gạo rụng hết, hoa
Drong bắt đầu nở thì họ trìa lúa. Tháng ba hay tháng tư dương lịch khi
ve kêu inh ỏi là lúc mở đầu mùa sản xuất. Trước ngày trìa lúa, do bắt
đầu cỏ non mọc, buộc phải xới đất lên rất kỹ. Để xua đuổi chim muông
phá phách, người Bana tạo nên dàn nhạc rừng công phu, tài tình, bằng
cách lợi dụng sức gio sức nước, tạo nên những âm thanh khi dồn dập
khi khoan thai, vừa vui tai vừa làm cho thú hoảng sợ. Việc thu hoạch
kéo dài 2-3 tháng do họ phải suốt lúa bằng tay vì lúc đó công cụ không
được cải tiến. Khi suốt họ lựa chọn những bông tốt làm giống.
- Vườn ở vùng Bana nằm ngay trên rẫy hay trong các đám ruộng khô,
nơi đất mầu mỡ nhất. Một mảnh vườn có thể trồng trọt liên tục trong
khoảng 4-5 năm. Trong đó có loại cây dùng để dệt và nhuộm như:
bông, chàm; cây thuốc hút; cây làm thức ăn; các loại rau: bầu, bí, đỗ,
vừng, lạc; các loại cây ăn quả: chuối, mít, dứa, đu đủ; cây gia vị: ớt,
hành, tỏi, kiệu; các loại rau thơm. Ngoài ra còn trồng mía, ngô, khoai,

sắn, bo bo, kiều mạch, các loại kê, khoai sọ, khoai môn. Vườn chuyên
canh cũng xuất hiện.
- Hiện nay ở vùng Bana thu hẹp diện tích rẫy, mở rộng diện tích ruộng,
chuyễn rẫy thành ruộng khô và khai phá ruộng nước.
b) Thủ công
- Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Rèn là nghề độc nhất có thể xem
như một nghề thủ công, mặc dù chưa được tổ chức thành phường hội.
Công cụ rèn bao gồm ống bễ bằng tre hay bằng gỗ, đe bằng đá hoặc
bằng sắt, búa bằng sắt. Mỗi làng xưa kia thường chỉ có một lò rèn.
Nhân dân đổi công, hoặc đổi hàng hóa để lấy sản phẩm rèn như lưỡi
cầy, rìu, cuốc.
- Nghề gốm tương đối phổ biến mặc dù kỹ thuật còn thô sơ.
- Nghề dệt là công việc của đàn bà. Các gia đình đều trồng lấy bông.
Công cụ cán, bật bông, se sợi tựa như ở đồng bằng, tuy có một vài chi
tiết khác. Do chưa có khung cửi nên người Bana dệt rất chậm, một vài
tấm vải dài chừng 2 sải thì phải mất gần 1 tháng.
- Đan lát là công việc của đàn ông. Họ thường tập trung tại nhà Rông
để đan các loại dụng cụ từ mủng, sọt, bồ, bịch, cho đến các loại gùi.
Loại gùi Brăng hay Tnong để đựng quần áo, hay suốt lúa; Krô của đàn
ông mang sau lưng, Haká hay Prong để đựng lúa, họ còn đan lới để
bắt cá và làm vật trao đổi có giá trị. Đàn ông Bana có nghề đan chiếu
bằng lá Pmắt, Mơnal, giống như lá dừa nhưng dài tới 2m. Lá trẽ thành
5-6 dây rồi đem phơi khô trong 5-6 ngày hoặc ngâm qua nước làm
mềm để đan những chiếu khổ 1.6m-1.20m
c) Săn bắn hái lượm
- Có rất nhiều loại rau ngon tùy theo từng mùa, nhiều loại măng, nấm,
mộc nhĩ. Người Bana thích ăn một số loại sâu, nhất là sâu cây dẻ, cây
chít, dế, châu chấu, cào cào, các loại ong non, kiến non, ếch, nhái,
nòng nọc, tôm, tép và một số loài nhuyễn thể sống dưới nước.
- Nếu hái lượm, trồng trọt là công việc của phụ nữ và trẻ em thì săn
bắn là trách nhiệm của đàn ông. Săn bắn không chỉ nhằm phục vụ cho
việc bảo vệ mùa màng, mà còn nhằm kiếm thức ăn. Gia súc tuy nhiều
nhưng chủ yếu chỉ dùng trong những dịp cúng bái, hội hè, cưới xin,
ma chay… Săn bắn còn là dịp để trai tráng rèn luyện tài năng và lòng
dũng cảm.
- Trong săn bắn, nhất là ở An Khê, việc dùng tên thuốc độc rất phổ
biến. Có 4 loại cây có nhựa dùng làm thuốc độc: Krăm và Đrăm là độc
dược, tẩm tên để bắn các loại thú như hoẵng, nai, chồn…; Teng neng

là đồ độc hại cao hơn dùng để tẩm tên bắn hổ, báo, gấu…; Đơ Găng
là đồ độc hại rất mạnh, nếu ngửi phải hơi cũng chết.
d) Trao đổi hàng hóa
- Hàng hóa được trao đổi giữa địa phương và cư dân xung quanh, việc
trao đổi theo lối cổ truyền.
- Vật ngang giá thông thường là trâu, bò, nồi đồng, chiêng, cồng. Các
loại tiền này đôi khi lại đổi lấy tiền đồng, tiền bạc để làm trang sức. Giá
trị các vật ngang giá thường thống nhất theo từng vùng và xê ít nhiều
theo các vùng khác nhau. Nồi đồng gồm nhiều loại: nồi ba, nồi năm,
nồi bẩy. Giá trị các nồi đồng cũng còn phụ thuộc vào niềm tin là có
thần linh. Chiêng (Chinh chông) có nhiều loại. Loại chiêng Lào pha
bạc rất tốt, có thể được đúc từ Miến Điện, có giá trị tới 30 con trâu hay
1 con voi. Ở vùng Bana, có loại chiêng có núm, có loại chiêng bằng.
Có bộ chiêng gồm 5 chiếc có đủ cha và các con, bộ chiêng 3 chiếc đủ
cha và các con. Những bộ chiêng quý thường có tên như là: bom,
doanh hay doong duan.
- Ché có rất nhiều loại. Giá trị của chúng không phải là do khả năng sử
dụng mà do khan hiếm, do quan niệm đấy là nơi cư ngụ của thần linh
để phù hộ cho gia chủ. Giá trị của chiếc ché còn phụ thuộc vào người
mua và người bán. Ché quý của người Bana là loại Stoc, đặc biệt là
Stoc Vênh, được mua tới 30-40 con trâu và phải cất riêng, làm nhà
riêng cho ở vì nếu để cùng nhà gia chủ sẽ chết. Các loại ché bình
thường chỉ có giá bằng một con lợn.
- Vật ngang giá thông thường là lưỡi cuốc, cào cỏ (Yec) gọi là Minh
Đrăm. 10 minh đrăm là 1 Blớc, giá trị bằng 1 con gà mái (2 blớc = 1).
6 gó là một ché thông thường. 12 gó là một gò bây (nồi bẩy). 25 gó
bằng một gơ bung, giá trị ngang bằng 1 con trâu. Những đơn vị vật
ngang giá này được quy ra các tấm hiện vật. Tiền chỉ mới được sử
dụng ở các thị trấn, thị xã dưới thời Pháp thuộc. Sau ngày giải phóng,
tiền ngân hàng VN mới được sử dụng rộng rãi trong toàn vùng.
III. Văn hóa vật chất
1. Nhà ở và công trình kiến trúc
 Nhà ở:
- Người Bana ở nhà sàn (hnam). Xưa kia, người Bana thường ở loại
nhà sàn dài hàng gian, có một hành lang thông giữa các gian, dành
cho gia đình lớn gồm nhiều cặp vợ chồng và con cái. Bên cạnh đó
người Bana cũng phổ biến với loại nhà sàn nhỏ dành cho các gia đình
hai hay ba thể hệ cùng chung sống. Nhà nhỏ Bana gồm 3 gian hay 5

gian. Nhà có 4 mái lợp tranh (pơ đa), hai mái chính phía trước, phía
sau hình chữ nhật có hai mái đầu hồi hình tam giác. Trên nóc mái, ở
hai đầu hồi có trang trí hai thanh gỗ bắt chéo như là phần nối dài cảu
hai kèo hồi gọi là tơ nóp hay ktoanh. nào trước mặt cũng có 1 sàn lộ
thiên hay có mái che, với 1 cầu thang lên xuống. Trong nhà thường
chia làm 3 phần:
+ Phần đầu hồi mé Đông: được quan niệm là phía của sự sống. Chỗ
ở của vợ chồng chủ nhà. Tại đó, bên bếp lửa, có đặt 1 hòn đá được
coi như 1 bảo vật, thần bản mệnh của gia đình.
+ Gian giữa là nơi tiếp khách. Ở đó có 1 bếp lớn và là chỗ ngủ của
những đàn bà đến tuổi trưởng thành trở lên. Xung quanh bếp là nơi
để gia cụ như: gùi, mẹt, khuy dệt…và các ché rượu.
+ Mé Tây là gian của các cặp vợ chồng, con cái nhỏ và những con
trai chưa đến tuổi tập trung ra nhà Rông.
- Kích thước nhà tương đối thống nhất, chiều dài mỗi gan bằng 1 sải
tay (pơ lai) cộng một cánh tay (hlooc) của chủ nhà, chiều rộng nhà
bằng 3 sải tay của chủ nhà. Vật liệu làm nhà là các loại thực vật có sẵn
xung quanh nơi cư trú, gồm gỗ dùng để làm cột, kèo, cầu thang, dầm
ngang và đôi khi cả mặt sàn, lồ ô dùng để làm đòn tay, đòn nóc, xà,
phên tường, sàn nhà, tranh dùng lợp mái, dây mây và dây rừng để cột
các bộ phận của ngôi nhà. Kết cấu khung nhà là kết cấu hai cột không
vì kèo. người ta dựng bộ khung cột với các loại cột chống (d’răng), nối
dầm sàn (d’mam), đặt quá giang (tơ pong pụ), xà dọc (tơ pong vil)
và xà ngang (tơ pong tol) bằng kỹ thuật buộc chạc và khoát ngoãm
chứ không đục mộng. Dụng cụ đẻ làm bộ khung cột là rìu, rựa, cưa,
đục, nào. Khung mái nhà được làm ở dưới đất bao gồm rui (po ju) đòn
tay hay hoành (ho pok) bằng lồ ô, cố kết với nhau bằng dây mây (ri),
mái tranh, sau đó, được khiêng và đặt lên trên bộ khung cột. Người
Bana làm vách bằng lồ ô, bên ngoài vách là các dố dọc và nẹp ngang.
Vách không được dựng thẳng với cột mà hơi nghiêng theo kiểu thượng

thách hạ thu. Sàn nhà được đan bằng những cây lồ ô bổ đôi đập
phẳng. Cửa chính bao giờ cũng có hai bậu cửa nằm phía dưới và phía
trên, mỗi bậu có hai đầu được đẽo tròn hình mỏ chim gọi là ktol.
- Trong nhà sàn nhỏ ba gian có ba cửa: một cửa chính (măng tơm)
mở ở gian giữa, hai cửa phụ (măng mok ) hay (măng jac) ở hai đầu
hồi. Người Bana thường làm nhà mới vào mùa khô, khi công việc
nương rẫy đã hoàn tất. Trước khi dựng nhà ở khoảnh đất đã định,
người chủ nhà phải đến đó nằm ngủ một đêm. Quá trình làm nhà được
chuẩn bị cẩn thận, gỗ được chọn để làm nhà thường là gỗ chik (loong
chik) chắc, thẳng, không mối mọt, có chạc để có thể đặt kèo. Trong
khi đi tìm nguyên vật liệu nếu gặp con mang hoặc chim pơ lang kêu
gần thì phải quay về, hai ba ngày sau đó mới được đi tìm gỗ lại. Khi
dựng nhà, người ta dựng cây cột đầu hồi phía trái cửa chính trước, vì
đây là gian vợ chồng chủ nhà, gian gốc của ngôi nhà.
- Sau đó, người chủ gia đình làm lễ cúng xin các thần linh phù hộ cho
các thành viên trong nhà luôn luôn mạnh khỏe. Người đàn bà chủ nhà
là người dội nước vào hố chôn cột nhà. Tiếp đó các bộ phận khác của
ngôi nhà mới được dựng lên. Nhà làm xong, gia chủ làm cơm, rượu
cúng thần linh và mời họ hàng, dân làng đến mừng nhà mới (et tok
hnam nao). Lễ vật cúng thần là một con gà và ghè rượu. Bếp lửa
chính trong nhà được đốt lên. Người đàn bà chủ lễ lấy máu gà đổ vào
bếp lửa và cầu xin thần bếp lửa yang tơ nuk uynh phù hộ cho gia
đình luôn luôn mạnh khỏe, may mắn và làm ăn thuận lợi. Đầu gà được
gói vào túi vải cùng với lá loong klo đem treo ở cây cột gian trái nhà.
Sau lễ cúng thần, các cặp vợ chồng lấy lửa ở bếp chính về nhen ở bếp
lửa nhà mình. Lễ cúng nhà mới được làm tại bếp lửa nên cũng được
gọi là cúng thần bếp (pơm yang tok yang tơ nuk uynh). Bà chủ đặt

nguon tai.lieu . vn