Xem mẫu

Hà Nội, Tháng 12 - 2009 UNFPA, Quỹ Dân số Liên hợp quốc, là một tổ chức phát triển quốc tế đang hoạt động nhằm thúc đẩy quyền cho mỗi phụ nữ, nam giới và trẻ em đều có được một cuộc sống dồi dào sức khoẻ và có cơ hội bình đẳng. UNFPA đang hỗ trợ các nước trong việc sử dụng số liệu dân số để xây dựng chính sách và chương trình nhằm xóa đói giảm nghèo và đảm bảo rằng mọi phụ nữ đều có thai theo ý muốn, trẻ em được sinh ra an toàn, thanh thiếu niên đều không mắc phải HIV/AIDS, trẻ em gái cũng như phụ nữ đều được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Các quan điểm được trình bày trong báo cáo này là của nghiên cứu viên và không nhất thiết phản ánh quan điểm và chính sách của UNFPA, của các Tổ chức Liên Hợp Quốc và của các tổ chức thành viên khác. 2 Dân số và phát triển tại Việt Nam:Hướng tới một chiến lược mới, 2011-2020 Lời cảm ơn Nhóm tác giả xin cảm ơn những người đã cung cấp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong quá trình chuẩn bị báo cáo này. Chúng tôi đặc biệt xin cảm ơn Ts. Nguyễn Bá Thủy -Thứ trưởng Bộ Y tế, Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Ông Trần Văn Chiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Ông Đinh Công Thoan và các đồng nghiệp khác công tác tại Tổng cục DS-KHHGĐ, Ông Đào Văn Dũng - Ban Tuyên Giáo TW; Ông Nguyễn Văn Tiên - Ủy ban Các vấn đề xã hội, Quốc hội; Ông Nguyễn Văn Phái – nguyên cán bộ Tổng Cục Thống Kê, Bà Nguyễn Thanh Hương -Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, Ông Trần Tiến Đức – nguyên Trưởng Đại diện của Future Group International tại Việt Nam, TS. Đặng Nguyên Anh và các đồng nghiệp tại Viện Khoa học xã hội, Jane Hughes và Vũ Quý Nhân - Tổ chức Hội đồng Dân số. Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Ông Ian Howie, nguyên Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam và ông Bruce Campbell - Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, Bà Urmila Singh, Phó Đại diện UNFPA tại Việt Nam, bà Trần Thị Vân, Trợ lý Trưởng Đại diện và ông Bùi Đại Thụ cùng các đồng nghiệp khác tại UNFPA. Chúng tôi cũng xin cảm ơn Peter McDonald và Terry Hull tại Đại học quốc gia Ôxtrâylia. Mặc dù báo cáo này được thực hiện theo yêu cầu của UNFPA, song những quan điểm trình bày trong báo cáo, nếu không có ghi chú đặc biệt, là quan điểm của nhóm tác giả và không nhất thiết có sự nhất trí của UNFPA hay bất kỳ tổ chức nào có liên quan. Adrian C. Hayes Nguyễn Đình Cử Vũ Mạnh Lợi Dân số và phát triển tại Việt Nam:Hướng tới một chiến lược mới, 2011-2020 3 Lời nói đầu Dân số và Sức khỏe sinh sản luôn là những vấn đề chính sách được ưu tiên của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Chiến lược Dân số Việt Nam và Chiến lược quốc gia về Sức khỏe sinh sản đã được xây dựng trong giai đoạn 2001-2010 và là bộ phận không thể tách rời của Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội của đất nước trong cùng thời kỳ. Ủy ban quốc gia về Dân số, Gia đình và Trẻ em được Chính phủ giao nhiệm vụ là cơ quan chủ trì thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam. Bộ Y tế được giao chủ trì thực hiện Chiến lược quốc gia về Sức khỏe sinh sản. Tháng 4 năm 2009, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tại Kết luận số 44-KL/TW cụ thể là: “Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Chiến lược Dân số, Chiến lược Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010, xây dựng Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020 làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội…”. Chấp hành ý kiến chỉ đạo này, tháng 5 năm 2009, Bộ Y tế đã giao Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (trước đây là Ủy ban quốc gia về Dân số, Gia đình và Trẻ em) làm đầu mối phối hợp với các vụ, cục và đơn vị khác của Bộ và các cơ quan, tổ chức ngoài Bộ tiến hành đánh giá việc thực hiện hai chiến lược nêu trên và xây dựng Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản cho giai đoạn 2011-2020. Việc đánh giá hai chiến lược hiện đang được hai nhóm chuyên gia độc lập tiến hành nhằm xem xét mức độ thành công của quá trình thực hiện, cũng như mức độ đạt được các mục tiêu mà chiến lược đề ra, đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng Chiến lược mới. Song song với việc đánh giá, Bộ Y tế cũng đang xây dựng Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020 để trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 3 năm 2010. Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) và các tổ chức Liên Hợp quốc khác rất hân hạnh được cộng tác chặt chẽ và có những hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Y tế trong quá trình xây dựng Chiến lược này. Báo cáo mang tên “Dân số và phát triển tại Việt Nam: Hướng tới một chiến lược mới, 2011– 2020” được thực hiện với mục đích xem xét và phân tích toàn diện những vấn đề quan trọng về dân số và phát triển cần đặt ra cho Việt Nam trong những năm tới. Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất một số khuyến nghị đối với Bộ Y tế trong quá trình xây dựng chiến lược mới. “Sáng kiến Một Liên hợp quốc” tại Việt Nam được khởi động từ đầu năm 2006 và là kết quả của những thảo luận trong nước nhằm tăng cường tính gắn kết, tính hiệu quả và hiệu suất của Liên hợp quốc tại Việt Nam. Các cơ quan Liên hợp quốc và một số nhà tài trợ hiện đang hợp tác thực hiện một nghiên cứu với tên gọi “Phân tích chung quốc gia”. Một trong những mục tiêu chính của phân tích này là để tìm hiểu sâu hơn các thách thức ảnh hưởng tới sự phát triển, trên cơ sở những hiểu biết chung về tình hình phát triển của Việt Nam theo cách tiếp cận dựa trên quyền. Kết quả của phân tích này sẽ là cơ sở xây dựng khuôn khổ hợp tác giữa Liên hợp quốc và Chính phủ Việt Nam trong những năm tới. Hơn thế nữa, phân tích sẽ giúp cung cấp các dữ liệu cập nhật và xác thực phục vụ quá trình xây dựng Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015. UNFPA xin chân thành cảm ơn Ts. Adrian C. Hayes (Đại học quốc gia Ôxtrâylia) và hai thành viên khác của nhóm tác giả là Ts. Nguyễn Đình Cử (Đại học Kinh tế quốc dân) và Ts. Vũ Mạnh Lợi (Viện Xã hội học Việt Nam) đã hoàn thành báo cáo này. UNFPA cảm ơn sự hợp tác của các đồng nghiệp công tác tại Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Tổng cục Thống kê, Đại học Y tế công cộng, Viện Xã hội học và các đồng nghiệp khác thuộc các tổ chức quốc tế và trong nước. 4 Dân số và phát triển tại Việt Nam:Hướng tới một chiến lược mới, 2011-2020 UNFPA xin hân hạnh giới thiệu báo cáo này với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, cán bộ nghiên cứu, các nhà chuyên môn trong nước và quốc tế quan tâm đến Dân số và Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ cung cấp những bằng chứng hữu ích và là cơ sở cho quá trình xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận các gói dịch vụ cơ bản về dân số và sức khỏe sinh sản của người dân. Bruce Campbell Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam Dân số và phát triển tại Việt Nam:Hướng tới một chiến lược mới, 2011-2020 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn