Xem mẫu

  1. TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2se1&2se2): 79–85 DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14144 THE FIRST DATA ON SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION OF TERMITES (ISOPTERA) IN MUI CA MAU BIOPHERE RESERVE Nguyen Thi My1,2,*, Nguyen Minh Duc1,2, Nguyen Van Quang2 1 Institute of Ecology and Works protection, Ha Noi, Vietnam 2 VNU University of Science, Ha Noi, Vietnam Received 12 August 2019, accepted 28 September 2019 ABSTRACT This is the first research on species composition and distribution of termites in Mui Ca Mau biophere reserve. A total of 7 species belonging to 6 genera and three families have been identified from this area. Among them, Nasutitermes mantagensiformis và Microcerotermes burmanicus had high collected sample rate (38.1% and 35.7%, respectively of total sample number of the studied area). The study has recorded Nasutitermes dimorphus as new for the termite fauna of Vietnam. The result on distribution of termites in different habitats showed that the residential area has 6 species, the cajuput forest has 3 species, the shrimp farming has 2 species, and only one species, Nasutitermes mantagensiformis, was found in the mangrove forest. This termite species was also the unique species that recorded from all the four study habitat in Mui Ca Mau biophere reserve. Keywords: Biophere reserve, habitat distribution, species composition, termites, Mui Ca Mau. Citation: Nguyen Thi My, Nguyen Minh Duc, Nguyen Van Quang, 2019. The first data on species composition and distribution of termites (Isoptera) in Mui Ca Mau biophere reserve. Tap chi Sinh hoc, 41(2se1&2se2): 79–85. https://doi.org/10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14144. * Corresponding author email: ngmyb2012@gmail.com ©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) 79
  2. TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2se1&2se2): 79–85 DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14144 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA MỐI (Isoptera) Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MŨI CÀ MAU Nguyễn Thị My1,2,*, Nguyễn Minh Đức1,2, Nguyễn Văn Quảng2 1 Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Hà Nội, Việt Nam 2 Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận bài 12-8-2019, ngày chấp nhận 28-9-2019 TÓM TẮT Thành phần loài mối ở khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, lần đầu tiên được nghiên cứu. Bài báo này trình bày thành phần 7 loài thuộc 6 giống, 3 họ, trong số đó, hai loài Nasutitermes mantagensiformis và Microcerotermes burmanicus chiếm ưu thế. So với tổng số mẫu thu được, tỷ lệ mẫu bắt gặp của hai loài này tương ứng 38,1% và 35,7%. Nghiên cứu đã ghi nhận mới Nasutitermes dimorphus cho khu hệ mối ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu về sự phân bố theo sinh cảnh của mối ở khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau cho thấy, khu dân cư bắt gặp 6 loài, sinh cảnh rừng tràm có 3 loài, bờ vuông nuôi tôm có 2 loài và rừng ngập mặn chỉ có 1 loài. Nasutitermes mantagensiformis là loài duy nhất phân bố ở sinh cảnh rừng ngập mặn của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau và cũng bắt gặp trong 3 sinh cảnh còn lại. Từ khóa: Mối, khu dự trữ sinh quyển, phân bố, thành phần loài, Mũi Cà Mau. *Địa chỉ email liên hệ: ngmyb2012@gmail.com MỞ ĐẦU (mẩu cành, lá cây khô) và vi thực vật biểu Trong tự nhiên, mối là sinh vật có lợi do sinh (micro-epiphytes); nhóm III: những loài khi chúng tham gia vào quá trình phân giải vật mối ăn gỗ phân giải một phần thành mùn giầu chất hữu cơ có nguồn gốc từ xenlulô để tạo chất hữu cơ ở các lớp trên mặt đất và nhóm IV thành đường và các chất đơn giản hơn trong gồm những loài ăn gỗ đã phân giải hoàn toàn chu trình chuyển hoá vật chất (Abe, 1979), thành mùn, thường lẫn vào trong đất nên có bên cạnh đó có một số loài là đối tượng gây tác giả còn gọi là nhóm mối này ăn đất hại đối với cây trồng, công trình kiến trúc, đê, (Donovan et al., 2001). Chính vì chúng có các đập đất (Nguyễn Đức Khảm và nnk., 2007; phổ thức ăn khác nhau dẫn đến sự thích nghi Roonwal & Chhotani, 1989). phân bố ở các sinh cảnh là khác nhau. Ở Việt Khác với những sinh vật phân giải đơn Nam, các nghiên cứu về mối ở vùng đất độc khác, mối là côn trùng xã hội có môi thường xuyên ngập nước nói chung và rừng trường sống đa dạng, có thể tìm thấy sống ngập mặn nói riêng còn rất hạn chế, hầu như theo quần tộc trong mùn đất, trong các gò đất chưa có công bố nào về mối ở khu vực này. cao, trong thân cây chết hoặc trên cây sống. Khu Dự trữ Sinh quyển (KDTSQ) Mũi Cà Dựa vào đặc điểm hình thái giải phẫu hệ tiêu Mau thuộc 5 huyện của tỉnh Cà Mau, bao gồm hóa của mối thợ và thành phần vi sinh vật U Minh, Trần Văn Thời, Năm Căn và Ngọc đường ruột của mối chúng được chia thành 4 Hiển. Đây là vùng đất thấp, bằng phẳng, có nhóm: nhóm I gồm những loài mối chỉ ăn gỗ; nhiều kênh rạch, thường xuyên bị ngập nước nhóm II: những loài mối có phổ thức ăn rộng, (độ cao trung bình từ 0,5–1,5m) và bao gồm chúng có thể ăn gỗ, cỏ, mẫu vụn thực vật hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh 80
  3. Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa. Đây là mối lính. Ghi chép thông tin về sinh cảnh, vị khu vực được xem là nơi có sự đa dạng sinh trí thu mẫu (tọa độ, tại đường mui, trong gỗ học cao, ở đây, không kể các loài mối gỗ khô, mục, gỗ khô, tổ nổi, tổ trên cây). Mẫu được hầu hết các loài mối ít nhiều đều có mối liên bảo quản trong các ống nghiệm nhỏ, định hình hệ với đất trong tạo dựng tổ và kiếm ăn. Hai bằng cồn 75%. Mẫu vật được làm sạch, phân vấn đề được đề cập đến trong bài báo này tích và bảo quản tại phòng thí nghiệm của nhằm làm rõ là thành phần loài và đặc trưng Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình. của các quần xã mối ở KDTSQ Mũi Cà Mau. Định loại mối theo Ahmad (1958, 1965), VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN Roonwal (1970), Thapa (1981), Huang et al. CỨU (2000), Nguyễn Đức Khảm và nnk (2007). Số liệu thu được xử lý trên phần mềm Microsoft Mẫu mối được thu theo phương pháp của Excel 2010. Nguyễn Đức Khảm (1976). Điều tra thiu mẫu theo tuyến , kéo dài từ 3 đến 5 km theo bốn KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN sinh cảnh: Khu dân cư (KDC), bờ vuông nuôi Thành phần loài mối ở khu dự trữ sinh tôm (BVT), rừng ngập mặn (RNM) và rừng tràm (RT) trong khu dự trữ sinh quyển Mũi quyển Mũi Cà Mau Cà Mau. Trên các tuyến điều tra, chúng tôi Kết quả định loại 84 mẫu mối đã ghi nhận xác định các vị trí có dấu hiệu hoạt động của được tổng số 7 loài thuộc 6 giống, 3 họ mối mối như tổ mối, đường mui, gỗ mục… Tại (Kalotermitidae, Rhinotermitidae và mỗi vị trí thu mẫu, điều tra và thu bắt đầy đủ Termitidae) tại khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà các đẳng cấp (nếu có), trong đó ưu tiên thu Mau (bảng 1). Bảng 1. Thành phần và độ phong phú của loài mối ở khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau Tỷ lệ % Nhóm Đặc điểm STT Tên khoa học mẫu thu được thức ăn làm tổ KALOTERMITIDAE ENDERLEIN, 1909 1 Cryptotermes domesticus (Haviland,1898) 2,4 I GK RHINOTERMITIDAE LIGHT, 1896 2 C. gestroi (Wasmann, 1986) 7,1 I GK, TC 3 S. medioobscurus Holmgren, 1914 2,4 I GK TERMITIDAE WESTWOOD, 1840 4 M. burmanicus Ahmad, 1947 35,7 II GK,TN, 5 T. propinquus Holmgren, 1914 4,8 II GK,TN 6 N. mantagensiformis (Holmgren, 1913) 38,1 II GK, TC (*) 7 N. dimorphus Ahmad, 1965 9,5 II GK,TN Tổng số 100 Ghi chú: (*): Loài ghi nhận mới cho khu hệ mối Việt Nam; GK: Gỗ khô; TN: Tổ nổi; TC: Trên cây. Trong số 7 loài mối ở KDTSQ Mũi Cà (7,1%), Termes propinquus (4,8%), cuối cùng Mau, về độ phong phú (tỷ lệ mẫu thu được), là hai loài Schedorhinotermesmedioobscurus loài Nasutitermes mantagensiformis chiếm tỷ (2,4%) và Cryptotermes domesticus (2,4%). lệ cao nhất (chiếm 38,1% tổng số mẫu thu Nasutitermes dimorphus được Ahmad ghi được), sau đến các loài Microcerotermes nhận đầu tiên ở Thái Lan vào năm 1965 burmanicus (35,7%), Nasutitermes (Ahmad, 1965) và cũng được ghi nhận muộn dimorphus, loài ghi nhận mới cho khu hệ mối hơn ở Malaysia, vào năm 1981 (Thapa, 1981). ở Việt Nam ( 9,5%), Coptotermes gestroi Loài N. dimorphus có đặc điểm chung của 81
  4. Nguyen Thi My et al. giống là đầu mối lính kéo dài thành vòi, hàm dưới dạng gai. Loài này có hai loại mối lính trên tiêu giảm, phần trước của hàm chỉ còn lại (mối lính lớn và mối lính nhỏ) (hình 1). 0,5 mm A B Hình 1. Hình thái ngoài của mối lính lớn và mối lính nhỏ loài Nasutitermes dimorphus (A: Toàn thân mối lính nhìn từ mặt bên, B: đầu mối lính nhìn từ trên xuống) Đặc điểm hình thái Nasutitermes dimorphus nhiều, chỉ gồm có 7 loài. Phải nói rằng thành Mối lính lớn: Đầu màu nâu khói, vòi màu phần loài mối ở khu vực nghiên cứu khá nghèo nâu sẫm, đỉnh vòi màu nâu đỏ; râu có màu hơi nàn, riêng về số loài chỉ bằng 1/11 số loài mối sáng hơn màu của đầu; tấm lưng ngực trước ở Tây Nguyên (Nguyễn Quốc Huy, 2011) hay có màu nâu ở nửa trước, nửa sau có màu sáng bằng 1/10 số loài mối ở khu vực Mã Đà -Nam hơn. Đầu có ít lông ngắn và một vài lông dài Cát Tiên (Nguyen Van Quang & Nguyen Thi xen kẽ. Đầu không kể vòi có dạng hình tròn My, 2006). Theo nhóm sử dụng thức ăn, kết (chiều dài đầu không vòi: 0,95–1,05 mm; quả bảng 1 cho thấy chỉ bắt gặp một số loài chiều rộng nhất đầu: 1,00–1,05 mm), hai mép mối thuộc nhóm I và nhóm II, không bắt găp bên đầu tương đối thẳng. Vòi có dạng hình những loài mối thuộc nhóm III và nhóm IV. trụ, thuôn nhọn ở đỉnh vòi, chiều dài vòi bằng Vắng bóng hoàn toàn các loài mối có vườn khoảng 0,5 chiều dài của đầu không kể vòi. nấm (Macrotermitinae) và thiếu đi hầu hết các Hàm trên có gai ngắn. Râu có 12 đốt, đốt 2 nhóm mối xoắn hàm ăn mùn (Termitinae), hơi dài hơn đốt 3 và gần dài bằng đốt 4. Tấm ngoại trừ giống Termes. KDTSQ Mũi Cà Mau lưng ngực hình yên ngựa, mép trước và mép là vùng đất thường xuyên ngập nước, những sau đều không có vết lõm ở giữa. loài thuộc nhóm III và nhóm IV thường là những loài làm tổ hoàn toàn trong đất hoặc Mối lính nhỏ: Đầu màu nâu khói, vòi màu trong lớp mùn trên mặt đất. Dó đó những loài nâu sẫm, đỉnh vòi màu nâu đỏ; râu có màu hơi này khó có khả năng thích nghi và tồn tại được sáng hơn màu của đầu; tấm lưng ngực trước trong khu vực nghiên cứu. Những loài tìm thấy có màu nâu ở ở nửa trước, nửa sau có màu trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là những sáng hơn. Đầu có dạng quả lê, chiều dài đầu loài có khả năng làm tổ trong gỗ (Cryptotermes không vòi lớn hơn (chiều rộng chiều dài đầu domesticus, Coptotermes gestroi, cả vòi: 0,62–0,70 mm; chiều rộng nhất đầu: Shedorhinotermes medioobscurus) và làm tổ 0,50–0,60 mm). Vòi có dạng hình trụ, thuôn trên cây (C. gestroi, N. mantagensiformis) hoặc nhọn ở đỉnh vòi, chiều dài vòi bằng khoảng làm tổ nổi (tổ có một phần nổi cao trên mặt 2/3 chiều dài của đầu không kể vòi. Hàm trên, đất) (gồm các loài Microcerotermes râu và tấm lưng ngực trước có đặc điểm tương burmanicus, Termes propinquus, Nasutitermes tự mối lính lớn. dimorphus). Tổ nổi của các loài này được làm So với các vùng nghiên cứu khác, số lượng bằng vật liệu mùn đất trộn với chất tiết của các loài mối ở khu vực nghiên cứu này thấp hơn cá thể trong quần tộc, một thứ vật liệu rắn chắc 82
  5. Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài có sức bền cao, ít ngấm nước và cấu tạo phức Phân bố của mối theo sinh cảnh tạp. Trong những trường hợp môi trường bất Như trên đã đề cập, trong khu dự trữ lợi, các lối dẫn vào khoang tổ sẽ được mối thợ đắp kín, chúng sống trong đó một thời gian sinh quyển Mũi Cà Mau, mối được điều tra ngay cả khi bị ngập nước tạm thời. Khả năng theo 4 dạng sinh cảnh: Khu dân cư (KDC), làm tổ và sử dụng thức ăn của các loài mối đã bờ vuông nuôi tôm (BVT), rừng ngập mặn tạo điều kiện cho sự thích nghi và tồn tại của (RNM) và rừng tràm (RT). Kết quả về phân chúng trong điều kiện vùng thấp và ngập mặn bố của mối theo sinh cảnh được chỉ ra ở ở khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau. bảng 2. Bảng 2. Phân bố của loài theo sinh cảnh Sinh cảnh STT Tên loài KDC BVT RT RNM 1 Cryptotermes domesticus (Haviland, 1898) 2,4 2 Coptotermes gestroi (Wasmann, 1986) 7,1 3 Schedorhinotermes medioobscurus Holmgren, 1914 2,4 4 Microcerotermes burmanicus Ahmad, 1947 11,9 6,0 17,9 5 Termes propinquus Holmgren, 1914 4,8 6 Nasutitermes mantagensiformis (Holmgren, 1913) 8,3 4,8 11,9 13,1 7 Nasutitermes dimorphus Ahmad, 1965 (*) 9,5 Tỷ lệ % lượng mẫu thu được 36,9 10,7 39,3 13,1 Tổng số loài 6 2 3 1 Tỷ lệ % lượng loài thu được 85,7 28,6 42,9 14,3 Kết quả ở bảng 2 cho thấy, mẫu mối phân nhất ở sinh cảnh KDC (6 loài chiếm 85,7% bố (bắt gặp) chủ yếu ở sinh cảnh RT và KDC, tổng số loài thu được ở khu vực nghiên cứu, tỷ lệ mẫu thu được tương ứng ở 2 sinh cảnh tiếp đến là sinh cảnh RT (3 loài, chiếm này là 39,3% và 36,9% so với tổng số mẫu thu 42,9%), sinh cảnh BVT (2 loài, chiếm 28,6%), được. Mẫu thu được ở sinh cảnh BVT và còn sinh cảnh RNM chỉ có 1 loài. Sự khác biệt RNM chiếm tỷ lệ thấp hơn, chỉ bằng khoảng về phân bố của mối giữa các sinh cảnh trong 1/3 so với sinh cảnh KDC và RT. Trong 4 khu vực nghiên cứu được chỉ rõ ở hình 2. sinh cảnh điều tra, số loài mối thu được nhiều Hình 2. Cấu trúc thành phần loài mối theo sinh cảnh 83
  6. Nguyen Thi My et al. Từ hình 2, dễ dàng nhận thấy, loài người dân, vì vậy ít nhiều ảnh hưởng đến sự Nasutitermes mantagensiformis có phân bố ở phân bố của những loài mối làm tổ nổi cũng tất cả các sinh cảnh, Microcerotermes như tổ trên cây. Hai sinh cảnh RT và RNM đều burmanicus phân bố ở 3 sinh cảnh (KDC, là sinh cảnh thường xuyên bị ngập nước, tuy BVT, RT), với 5 loài còn lại mới chỉ gặp ở 1 nhiên, sinh cảnh RT là khu rừng ngập nước sinh cảnh, trong số đó, Crytotermes ngọt nên những loài làm tổ trên cây (hình 3A) domesticus, Coptotermes gestroi, hoặc tổ nổi (hình 3B, 3C) có thể thích ứng Schedorhinotermes medioobscurus và Termes được nhờ khả năng di chuyển đến làm tổ trên propinquus mới chỉ được tìm thấy trong sinh cây hoặc mô đất cao hoặc phần trên cao của tổ cảnh KDC, còn Nasutitermes dimorphus lại chỉ nổi để tồn tại qua khoảng thời gian bị ngập được tìm thấy trong sinh cảnh RT. Điều này có nước. Đối với RNM điều kiện thích ứng của thể được giải thích bởi KDTSQ Mũi Cà Mau là mối khó khăn hơn nhiều vì ngoài khả năng làm vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước, khu tổ, mối cần có nước và thức ăn. Khác với các vực dân cư sống thường trên vùng đất cao, loài mối gặp trong khu vực nghiên cứu, khoảng không gian xung quanh nhà rộng và có Nasutitermes mantagensiformis là loài có phổ nhiều cây cối. Đồ dùng và vật liệu bằng gỗ làm thức ăn thuộc vào nhóm II và có khả năng làm nhà của người dân ở khu dân cư là vật liệu tổ trên cây. Chính vì khả năng sống và làm tổ chính giúp cho các loài mối thuộc giống trên cây nên chúng là ứng cử viên lý tưởng cho Cryptotermes và Coptotermes làm tổ. Chính vì việc xâm chiếm rừng ngập mặn (Martius, vậy sinh cảnh này có nhiều loài hơn các sinh 2001). Chính điều này giải thích lý do cảnh khác. BVT cũng là những bờ gờ cao Nasutitermes mantagensiformis là loài duy nhưng là sinh cảnh chịu sự tác động nhiều nhất nhất có mặt trong sinh cảnh RNM của KDTSQ bởi hoạt động đắp, phát bờ hàng năm của Mũi Cà Mau. A B C Hình 3. Hình dạng tổ của một số loài phân bố tại khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (A: Tổ trên cây của loài N. mantagensiformis, B: Tổ nổi của loài M. burmanicus, C: Tổ nổi của loài N. dimorphus) Như vậy, sự phân bố của mối cũng thể cho khu hệ mối Việt Nam. Trong 4 sinh cảnh hiện khác nhau cả về số lượng loài và phân bố ở khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, sinh của chúng theo sinh cảnh. Đặc điểm của thảm cảnh khu dân cư có tới 6 loài, Nasutitermes thực vật và vị trí của địa hình trong sinh cảnh mantagensiformis là loài có mặt ở cả 4 sinh là những yếu tố có liên quan chặt chẽ với cảnh, còn sinh cảnh rừng ngập mặn chỉ có thành phần loài mối trong các sinh cảnh. một loài. KẾT LUẬN Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được sự hỗ trợ Trong 7 loài mối được xác định có ở khu và là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài: dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, cóhai loài, Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tồn da Nasutitermes mantagensiformis và loài dạng sinh học quy mô cấp làng, xã tại khu dự Microcerotermes burmanicus, chiếm ưu thế; trữ sinh quyển Mũi Cà Mau”, mã số: loài Nasutitermes dimorphus là ghi nhận mới ĐTĐL.CN-26/17. 84
  7. Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đức Khảm Nguyễn Tân Vương, Abe T., 1979. Studies on the distribution and Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Văn Quảng, Lê ecological role of termites in a low forest Văn Triển, Nguyễn Thúy Hiền, Vũ Văn of West Malaisia. Japanese Journal of Nghiên, Ngô Trường Sơn, Võ Thu Hiền, Ecology, 29: pp. 121–135. 2007. Động vật chí Việt Nam, Mối (Bộ Ahmad M., 1958. Key to the Indomalayan cánh đều - Isoptera). Nxb Khoa học và Kỹ Termites. University of Panjab, 198 p. thuật, 303 tr. Ahmad M., 1965. Termites (Isoptera) of Martius, C.,2001. Nest architecture of Thailand (No. 131). Bulletin of the Nasutitermes termites in a white water AMNH. floodplain forest in Central Amazonia, Donovan S. E., Eggleton P., Bignell D. E., and a field key to species (Isoptera, 2001. Gut content analysis and a new Termitidae). Andrias, 15: 163–171. feeding group classification of termites. Nguyen Van Quang and Nguyen Thi My, Ecological Entomology, 26(4), 356–366. 2006. Some data on species composition Huang Fusheng, Ping Zhengming, Li of termites (Insecta: isoptera) in Cattien Guixiang, Zhu Shimo, He Xiusong, Gao National Park and Mada area, Dongnai. Daorong, 2000. Fauna Sinica - Insecta – VNU Journal of Science, Natural Sciences Isoptera. Vol 17, Editorial Committee of and Technology, 22(3C): 38–44. Fauna Sinica, Academia Sinica, Science Roonwal, M. L., 1970. Measurement of Press, Beijing, China, 961 pp. termites (Isoptera) for taxonomic Nguyễn Quốc Huy, 2011. Nghiên cứu mối purposes. Zool. Soc. India J., 21(1): 9–66. vùng Tây Nguyên và đề xuất biện pháp phòng trừ loài hại chính. Luận án Tiến s Roonwal M. L., and Chhotani O. B., 1989. Sinh học, Trường đại học Khoa học tự Fauna of India. Esoptera (Termites), nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 147 tr. Vol. I, 627 pp. Nguyễn Đức Khảm, 1976. Mối miền Bắc Việt Thapa R. S., 1981. Termites of Sabah (East Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Malaysia). Sabah Forest Department, 207 tr. 374 pp. 85
nguon tai.lieu . vn