Xem mẫu

  1. Dân chủ ở hành vi Ở mức độ cơ bản nhất, dân chủ biểu hiện trong hành vi của chủ thể đang xem xét. Một cá nhân, một cộng đồng, hay một nhà nước, có được coi là dân chủ hay không phải được xét trên chính tập hợp những hành vi của cá nhân, cộng đồng hay nhà nước đó. Hành vi chính là cơ sở duy nhất để đánh giá mức độ dân chủ của chủ thể. Một tuyên ngôn đẫy rẫy những mỹ từ về dân chủ nhưng đi kèm với một hành động áp đặt thì về bản chất, chủ thể của tuyên ngôn đó là phi dân chủ. Mức độ dân chủ trong hành vi, vì thế, là thước đo mức độ dân chủ của chủ thể hành vi, dù chủ thể đó là ai, cá nhân hay bất kỳ tổ chức nào đi chăng nữa. Do đó, hành vi phi dân chủ, và rộng hơn là tất cả những phương tiện phi dân chủ, không thể là, hoặc được biện minh là, biểu hiện của một mục đích dân chủ. Ở đây, mục đích không được phép biện minh cho phương tiện. Nhưng hành vi lại xuất phát từ nhận thức. Vậy nhận thức nào sẽ mang lại hành vi dân chủ cho mỗi chủ thể? Để trả lời câu hỏi này, hãy xem xét một cuộc thảo luận có tính dân chủ. Đồng thuận chính trị Đồng thuận xã hội luôn là mục tiêu của khoa học chính trị và là vấn đề mang tính bản chất của khoa học chính trị. Trong bất cứ vấn đề nào, để đạt được mục đích, các nhà lãnh đạo phải tìm kiếm sự đồng thuận xã hội đối với các ý kiến của mình. Nhiều người nhầm lẫn cho rằng, đồng thuận chính trị là đối tượng của khoa học chính trị, thực ra, đồng thuận chính trị chỉ là trạng thái chính trị của sự đồng thuận hay sự đồng thuận của đời sống chính trị. Tuy nhiên, đồng thuận chính trị là nội dung quan trọng nhất của đồng thuận xã hội. Con người theo bản năng luôn hướng tới sự đồng thuận, sự hài hòa trong cuộc sống cộng đồng. Lợi dụng tâm lý này, các nhà cầm quyền đi tìm sự đồng thuận xã hội bằng những thủ thuật chính trị để sắp xếp sự đồng ý của xã hội. ở Hoa Kỳ, những vấn đề đối ngoại thực ra không phải là những vấn đề chủ yếu trong vận động tranh cử. Hầu hết, nội dung của
  2. những cuộc tranh cử là chính sách đối nội liên quan đến kinh tế, y tế hay giáo dục luôn là những vấn đề thiết thân với cuộc sống của người dân. Các nhà chính trị dùng những vấn đề đó để mua sự đồng thuận của nhân dân đối với địa vị của mình, cho nên ở Hoa Kỳ xuất hiện một loạt các luật bầu cử mà thực chất là luật về vận động tranh cử. Nghiên cứu những quan điểm hình thành hệ thống chính trị ở nhiều nước cho thấy, hầu hết các đảng cầm quyền hiện nay hoặc là trung tả hoặc là trung hữu, tức là tư tưởng trung dung trở thành tư tưởng chủ đạo tạo ra địa vị cầm quyền của các nhà chính trị. Cách thức tổ chức quyền lực như vậy khác xa với cách thức ở các nước đang phát triển và sự khác biệt chính là nằm ở trình độ phát triển dân trí. Xã hội dân chủ với trình độ phát triển xã hội cao được xây dựng trên cơ sở các nguyên chính trị và các nguyên chính trị chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở các quyền con người. Khi đó, với trình độ nhận thức cao, xã hội dễ đạt đến sự nhất trí mang chất lượng đồng thuận. Như vậy, cơ sở của đồng thuận chính trị là xã hội dân chủ. Xây dựng sự đồng thuận chính trị là xây dựng nhà nước pháp quyền và tạo ra cảm hứng phát triển trên phạm vi toàn xã hội. Nhà nước pháp quyền là công cụ tư pháp đảm bảo tính bền vững của các quyền dân chủ, là nội dung căn bản nhất để xây dựng xã hội dân chủ. Để tiến tới xã hội dân chủ và đạt được sự đồng thuận chính trị, các nước thế giới thứ ba cần phải cải cách chính trị. Hạt nhân của cải cách chính trị là tự do cá nhân, tức là tôn trọng các quyền cá nhân, các quyền công dân cũng như các quyền con người. Hơn nữa, cải cách chính trị phải nhằm khẳng định và đảm bảo quyền phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội thông qua thực tiễn hóa các quyền dân chủ. Đối với các nước đang phát triển, xây dựng tính đồng thuận chính trị chính là xây dựng nền dân chủ trong điều kiện cụ thể của các quốc gia này. 5. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên(dự thảo văn k i ện ĐH 11) Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức, có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống pháp luật được bổ sung. Hoạt động giám sát đã tập trung vào những vấn đề bức xúc, quan trọng nhất của đất nước. Việc thảo luận, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia có chất lượng và
  3. thực chất hơn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội có nhiều cải tiến nội dung, phương pháp công tác; đề nhiệm của đại biểu Quốc hội. cao trách Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ được sắp xếp, điều chỉnh, giảm đầu mối theo hướng tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giảm từ 29 xuống còn 22). Quản lý, điều hành của Chính phủ, các bộ năng động, tập trung nhiều hơn vào quản lý vĩ mô và giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng. Cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng, đã rà soát, bước đầu tổng hợp thành bộ thủ tục hành chính thống nhất và công bố công khai. Việc thực hiện thí điểm đổi mới về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương (không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường) được tập trung chỉ đạo để rút kinh nghiệm. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp có một số đổi mới. Việc tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, đề cao vai trò của luật sư trong tố tụng được thực hiện bước đầu có kết quả. Việc thực hiện các thủ tục tố tụng ngày càng tốt hơn, hạn chế được tình trạng truy tố, xét xử oan, sai hay bỏ lọt tội phạm. Chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được chỉ đạo tích cực, đạt một số kết quả. Nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử. Trên một số lĩnh vực, lãng phí, tham nhũng được kiềm chế. Hạn chế: . Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu triển tế quản đất nước phát kinh và lý Nhìn chung, năng lực xây dựng thể chế, quản lý điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu. Tổ chức bộ máy ở một số cơ quan còn chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu cả về phẩm chất và năng lực. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục hành chính còn gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên một số lĩnh vực yếu; phân cấp mạnh nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát; trật tự, kỷ cương xã hội không nghiêm. Cải cách tư pháp còn
  4. chậm, chưa đồng bộ. Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác; án tồn đọng, án bị hủy, bị cải sửa còn nhiều. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, nhũng nhiễu, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. 6. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng được tăng cường, đạt một số k ết quả cực tích Công tác lý luận đã chủ động nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới, diễn biến mới của tình hình thế giới; giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tập trung vào tổng kết và bổ sung, phát triển Cương lĩnh, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và các văn kiện khác Ðại hội của Ðảng. trình XI Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng có đổi mới. Coi trọng hơn nhiệm vụ xây dựng đạo đức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung chỉ đạo có kết quả bước đầu cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; chủ động hơn trong đấu tranh chống "diễn biến hoà bình", bác bỏ các quan điểm sai trái, luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch. Các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; chú trọng ngăn ngừa, khắc phục những lệch lạc, nhất là biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích. Công tác thông tin đối ngoại được đẩy mạnh. Ða số cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Ðảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển của đất nước. Tư tưởng tích cực vẫn là xu hướng chủ đạo trong đời sống xã hội. Công tác tổ chức, cán bộ được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ. Tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, nhà nước các cấp được sắp xếp, kiện hướng gọn, hiệu quả. toàn theo tinh nâng cao Nhiều chủ trương, quan điểm, giải pháp lớn về công tác cán bộ được thể chế hóa, cụ thể hóa thành các quy chế, quy định. Ðã triển khai tương đối đồng bộ các khâu: quản lý, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ, trong đó công tác quy hoạch, đào tạo và luân chuyển cán bộ có những chuyển biến tích cực. Tăng cường phân cấp trong công tác cán bộ. Ðội ngũ cán bộ được bổ sung về số lượng, chú trọng nâng cao về chất lượng.
  5. Việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đạt được một số kết quả Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm chỉ đạo; tiếp tục giải quyết những vấn đề lịch sử chính trị, đồng thời chú trọng nắm và giải quyết vấn đề chính trị hiện nay. Công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng được coi trọng, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. tra các cấp tiếp tục được làm rõ. Phương thức lãnh đạo của Ðảng tiếp tục được đổi mới, vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng, vừa phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Hạn chế: . Dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát đầy đủ huy Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Không ít trường hợp, việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; hoặc lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự , hội. an toàn xã Một số chủ trương, quan điểm của Ðảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dân chưa được thể chế thành pháp luật; hoặc đã thể chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc; công tác kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên; giữa chủ trương và tổ chức thực hiện còn cách biệt. Việc tuyên truyền, vận động, tập hợp, thu hút nhân dân tham gia các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân còn hạn chế. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vẫn còn mang tính hành chính. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2011 - 2015) Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là: Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc
  6. lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. - Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu. - Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, cực, chủ động hội nhập quốc tế . tích - Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp; thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Ðổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc thể và các đoàn nhân dân. - Ðẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Ðảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng. Phấn đ ấu đ ạt được chỉ chủ yếu: các tiêu Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2011 - 2015: 7,5 - 8%/
  7. năm. Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.100 USD, gấp 1,7 lần năm 2010; cơ cấu GDP: nông - lâm - thuỷ sản: 18 - 19%, công nghiệp và xây dựng 40 - 41%, dịch vụ 40 - 42%; năng suất lao động xã hội gấp 1,5 lần năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu. Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40,5 - 41,5% GDP. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 22 - 23% GDP; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4 - 5% vào năm 2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tốc độ tăng dân số dưới 1%. Tuổi thọ trung bình năm 2015 đạt 74 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2 - 3%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42%... Theo định nghĩa của Từ Điển Bách Khoa Việt Nam. Nguyên văn: "CHÍNH TRỊ: toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước". Các tư tưởng triết học chính trị Khổng Tử Triết gia Khổng Tử (551-471 TCN) là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên có cách tiếp cận riêng đến Học thuyết chính trị. Căn bản trong học thuyết của ông là "quân tử (người cầm quyền) nên học tự kỷ luật, nên cai trị người dân của mình bằng chính gương của mình, và nên đối xử với họ bằng tình thương và sự quan tâm." [2] Niềm tin chính trị của ông gắn chặt với luân thường đạo lý và đạo đức cá nhân. Ông cho rằng chỉ những người quân tử liêm khiết và tuân theo đạo của người quân tử thì mới được cầm quyền, và những tư cách của những nhân vật đó phải kiên định với địa vị trong xã hội. Ông ta cũng nói rằng " Triều đại tốt cốt ở vua làm tròn bổn phận của vua, bề tôi làm tròn bổn phận của bề tôi, cha làm tròn bổn phận của cha, và con làm tròn bổn phận của con."[3] Plato Triết gia Hy Lạp cổ đại Plato (428-328 TCN) nói trong sách Nền Cộng hòa (The Republic) rằng tất cả những chế độ chính trị theo truyền thống như (dân chủ, quân chủ, chính thể đầu sỏ, chính thể hào hiệp - democracy, monarchy, oligarchy và timarchy) vốn đã đồi bại, tham nhũng và nhà nước nên được điều hành bởi tầng lớp những người cầm quyền
  8. cũng là triết gia được giáo dục tốt. Họ được đào tạo từ lúc chào đời và được chọn dựa trên năng lực: "những người có kỹ năng đặc biệt về quan sát tổng quan xã hội. Aristotle Trong cuốn Chính trị của mình, triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle (384– 322 TCN) quả quyết rằng về bản chất, con người là một động vật chính trị. Ông ta cho rằng luân thường và chính trị có liên kết chặt chẽ với nhau, và một đời sống thật sự đạo đức chỉ có thể có ở những người tham gia vào chính trị.[5] Giống như Plato, Aristotle thấy rằng có nhiều hình thức nhà nước khác nhau, và ông cho rằng hình thức "đúng" của nhà nước có thể biến thành một hình thức nhà nước "lệch lạc", nơi mà thể chế bị mục nát. Theo ông, chế độ quân chủ, có một người cai trị, sẽ biến thành chuyên chế; chế độ quý tộc, với một nhóm nhỏ người cai trị, sẽ biến thành chính thể đầu sỏ; và xã hội có tổ chức (polity) do nhiều người dân cùng cai trị thì sẽ biến thành chế độ dân chủ.[6] Theo nghĩa này, Aristotle không dùng từ "democracy" như nghĩa hiện nay là nó mang nghĩa rộng, nhưng có nghĩa đen là do demos, hay thường dân cai trị.[6] Một cái nhìn chính xác hơn về dân chủ mà Aristotle đề cập đến chỉ là chính quyền quần chúng (ochlocracy). Niccolò Machiavelli Trong sách của mình, cuốn The Prince (Quân vương), nhà lý luận chính trị người Ý ở giai đoạn Phục Hưng ông Niccolò Machiavelli đề nghị một tầm nhìn thế giới về chính trị để miêu tả các phương pháp thực tế cho chế độ chuyên quyền để giành và giữ quyền lực chính trị. Ông thường được xem là người phản đối quan điểm đạo đức truyền thống đối với người cầm quyền: "đối với Machiavelli, không có nền tảng đạo đức mà ở đó phân xử sự khác nhau giữa việc sử dụng quyền lực hợp pháp hay bất hợp pháp." [7] Thuật ngữ Machiavellian (cũng có nghĩa là xảo quyệt) ra đời, đề cập đến một người thiếu đạo đức dùng các cách mánh khóe để cố thủ quyền hành. Học thuyết của ông đã được các lãnh đạo học tập và thực hành kể cả những lãnh đạo chuyên chế toàn trị như Benito Mussolini và Adolf Hitler, những người đã biện hộ cho việc hành động tàn bạo của mình là cho mục đích an toàn quốc gia.[8]
  9. Tuy nhiên, nhiều học giả đã nghi vấn quan điểm này của chủ thuyết Machiavelli, cho rằng "Machiavelli không sáng tạo ra chủ nghĩa Machiavelli", và chưa từng là một 'Machiavellian' quỷ quyệt như ông đã bị gán cho."[9] Thay vào đó, Machiavelli xem trạng thái ổn định của quốc gia là mục tiêu quan trọng hàng đầu, và tranh luận rằng theo truyền thống phẩm chất tốt được xem là khát vọng mang tính đạo đức, như tính độ lượng, đã không được ưa thích đối với người lãnh đạo và có thể dẫn đến việc mất quyền lực chính trị. John Stuart Mill Vào thế kỷ 19, John Stuart Mill là người đi tiên phong trong việc dùng khái niệm tự do trong chính trị. Ông ta đã thấy được rằng dân chủ sẽ là sự phát triển chính trị chủ chốt trong thời đại ông ta[10] và, trong cuốn Bàn về tự do (On Liberty) của mình, ông đã cổ vũ cho việc bảo vệ tốt hơn các quyền cá nhân và chống lại ảnh hưởng của nhà nước và sự cầm quyền của đa số. Ông ta cho rằng tự do là quyền quan trọng nhất của loài người. Một nhà bình luận cho rằng cuốn Bàn về tự do như là một lời bảo vệ [11] hùng hồn và mạnh mẽ nhất cho chủ nghĩa tự do chúng ta có."[11] Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do ngôn luận, và tuyên bố rằng chúng ta không thể chắc chắn rằng ý kiến mà chúng ta cố gắng ngắt lời là ý kiến sai trái, và nếu chúng ta chắc chắn như vậy thì việc ngắt lời vẫn là điều sai quấy."[12] Karl Marx Karl Marx là một trong số những nhà tư tưởng chính trị có ảnh hưởng trong lịch sử. Học thuyết của ông chỉ trích chủ nghĩa tư bản và ông biện luận rằng trong tương lai sẽ có "sự suy tàn không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản vì các nguyên nhân kinh tế, và được thay thế bởi chủ nghĩa xã hội."[13] Ông ta định nghĩa lịch sử có liên quan đến đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản, hay giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất, và giai cấp vô sản, hay giai cấp lao động. Cuộc đấu tranh được sự công nghiệp hóa tăng cường.[14] Nhiều phong trào chính trị sau đó dựa trên tư tưởng của Marx, cho ra các phiên bản rất khác nhau của chủ nghĩa cộng sản; bao gồm Chủ nghĩa Marx-Lenin, Chủ nghĩa Mao, và Chủ nghĩa Marx tự do. Có thể nói rằng người đã người thể hiện học thuyết chủ nghĩa Marx có ảnh hưởng nhất là Lenin, người sáng lập ra Liên Xô. Ông đã sáng tạo học thuyết cách
  10. mạng dựa trên nền tảng tư tưởng Marx. Tuy nhiên, những nhà tư tưởng theo Chủ nghĩa Marx tự do đã thách thức sự diễn dịch chủ nghĩa Marx của Lenin; như trường hợp Cornelius Castoriadis, đã miêu tả nhà nước Liên Xô là một hình thức của "chủ nghĩa tư bản quan liêu" hơn là nhà nước cộng sản thực sự. Trạng thái tự nhiên Trong tác phẩm Chính trị, Aristotle đã khẳng định, con người theo bản năng tự nhiên đã có tính chính trị.Trong ấn phẩm Leviathan vào năm 1651, Thomas Hobbes đã đưa ra một mô hình phát triển sớm của loài người, để hậu thuẫn cho sự tạo ra các chính thể như là bộ máy chính quyền. Hobbes đã mô tả một trạng thái tự nhiên lý tưởng, nơi mỗi người có quyền lợi như nhau với mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên và được tự do sử dụng các công cụ để khai thác các nguồn này. Ông khẳng định rằng hiện tượng đó gây ra xung khắc với mọi phía (war of all against all). Hơn nữa, ông ta giải thích rằng loài người sẵn sàng nép mình vào một khế ước xã hội và từ bỏ những quyền tuyệt đối để đổi lấy sự ổn định lâu dài. Khái niệm chính trị Hiện nay, trên thế giới đã hình thành 4 cách hiểu khác nhau về chính trị: 1) nghệ thuật của phép cai trị 2) những công việc của chung 3) sự thỏa hiệp và đồng thuận 4) quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích (xem Andrew Heywood, Politics (third edition), Palgrave Macmillan, New York, 2007).[cần dẫn nguồn]. Nếu quan niệm rằng chính trị chỉ là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước thì, theo lý luận của chủ nghĩa Marx, trong xã hội cộng sản tương lai sẽ không có chính trị bởi vì lúc đó nhà nước đã tiêu vong. Nói cách khác, chính trị sẽ dần dần trở nên thừa thãi và mất hẳn trong xã hội lý tưởng của nhân loại - xã hội cộng sản. Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Với cách hiểu như thế này thì dù trong xã hội cộng sản, chính trị vẫn còn tồn tại và vẫn giữ vai trò hết sức quan
  11. trọng đối với từng con người cũng như toàn xã hội. Trong bất kỳ xã hội nào thì cũng cần những luật lệ chung để hoạt động nhịp nhàng và khoa học, tránh tình trạng vô tình hay cố ý xâm phạm quyền lợi, lợi ích, tài sản, sức khỏe hay thậm chí tính mạng của người khác hay của cộng đồng. Một ví dụ đơn giản, xã hội dù có phát triển đến đâu thì cũng cần có luật giao thông để con người có thể lưu thông một cách trật tự và hiệu quả. Hay, con người không thể sống trong một xã hội mà tình trạng an ninh không đảm bảo (cướp bóc, khủng bố chẳng hạn) do thiếu luật lệ. Mặc dù phần lớn xã hội hiện nay trên thế giới không tránh khỏi các hiện tượng cướp bóc và khủng bố nhưng phải thừa nhận rằng pháp luật đã góp phần ngăn chặn đáng kể những hành vi bất lương đó. Còn Khoa học chính trị (các nghiên cứu về chính trị) là ngành học thuật nghiên cứu về chế độ chính trị, hành vi chính trị; miêu tả và phân tích các hệ thống chính trị và các ứng xử chính trị; nghiên cứu về việc giành quyền lực và sử dụng quyền lực. Các lĩnh vực của khoa học chính trị bao gồm: lý thuyết chính trị, triết học chính trị (tìm kiếm các nhân tố cơ bản cho chính trị), giáo dục công dân, các hệ thống chính trị của các quốc gia, phân tích chính trị, phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, quân sự và pháp luật. Chế độ độc tài (dictatorship) là một thể chế nhà nước độc đoán mà ở đó nước một kẻ độ c trị nhà do tài cai Khái niệm này có thể có hai nghĩa là: Độc tài kiểu La Mã là một công chức chính trị thời Cộng hòa La • Mã. Các kẻ độc tài được giao cho quyền tối thượng trong lúc khẩn cấp. Quyền hành của họ nguyên thủy không tùy tiện hay kỳ quặc mà phải tuân thủ pháp luật • Trong nghĩa hiện dùng, chế độ độc tài đề cập đến hình thức cai trị độc đoán do các kẻ cầm quyền không bị pháp luật, hiến pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội trong quốc gia đó ràng buộc. Đối với những học giả, như Joseph C.W. Chan ở Đại học Hồng Kông, chế độ độc tài là một thể chế nhà nước có quyền lực cầm quyền không được nhân dân ủng hộ. Trong khi đó chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) là thể chế ở đó nhà nước quy định mọi mặt hành vi cá nhân và tập thể của nhân dân. Hay nói cách khác, chế độ độc tài liên quan đến nguồn gốc
  12. quyền cai trị (nơi quyền đó phát sinh) và chủ nghĩa toàn trị liên quan đến phạm vi của quyền cai trị (cái nhà nước quy định). Theo giải thích ở trên, chế độ độc tài tương phản với thể chế dân chủ (ở đó quyền lực nhà nước từ nhân dân mà ra), và chủ nghĩa toàn trị tương phản với chủ nghĩa tự do Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do Về ba quyền cơ bản trong hệ thống quyền lực nhà nước, thì Locke chỉ thừa nhận hai quyền lập pháp và hành pháp, đồng thời đề xuất về sự phân công quyền lực, nhưng không nêu việc kiểm soát quyền lực. Chỉ đến Montesquieu thì mới đề xuất yêu cầu kiểm soát quyền lực. Hơn nữa, không phải chỉ kiểm soát từ bên ngoài mà là ngay trong cơ cấu nội tại của hệ thống quyền lực nhà nước, như một cơ thể sống với cơ chế tự động5, tự phòng chống. Tất nhiên, Montesquieu còn nhìn nhận sự kiểm soát quyền lực trong quan hệ giữa nhân dân – Nhà nước và công luận khi nêu lên tư tưởng Nhà nước dân chủ pháp quyền. Khi phân tích vấn đề này, Lê Tuấn Huy đã nhấn mạnh rằng, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì sẽ xuất hiện “phân quyền xã hội chủ nghĩa”, đó là nguyên tắc dù trong đó bao hàm tập quyền phi định chế. Nhưng phải chăng, bản chất của phân quyền chỉ là “cơ chế kiềm chế, đối trọng và không để quyền lực đi đến lạm quyền, chuyên chế”6 như tác giả này khẳng định là đúng và đủ? Và khi chúng ta nói đến cơ chế – nguyên tắc “tam quyền phân lập”, thường được hiểu là phân ra và đối lập – đối trọng trong Nhà nước tư sản, thì phải chăng, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng là “tam quyền phân lập” ấy hay là “tam quyền phân hợp” (phân chia, phân công, phân cấp và phối hợp, thống hợp)? Từ góc nhìn triết học chính trị và triết học hệ thống, chúng tôi xin trao đổi như sau. Khi nói quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay là thống nhất thì đó là thống nhất quyền lực nhà nước, hay quyền lực nhà nước là thống nhất, nghĩa là các cơ quan và nhánh quyền lực khác nhau như những bộ phận cấu thành hệ thống, tạo nên một chỉnh thể quyền lực và tạo nên sức mạnh chung và theo một hướng chung như là sản phẩm của chỉnh thể, hợp trội, vượt trội. Sự thống nhất quyền lực nhà nước trong một bản
  13. chất, trong một mục tiêu, trong một ý chí, ở sự đồng bộ, đồng thuận và hợp trội của chỉnh thể phức hợp quyền lực. Nhưng chính Hiến pháp và luật pháp là thể hiện vai trò thần linh pháp quyền chi phối và thể hiện sự thống nhất đó trên cơ sở quyền lực của nhân dân, chứ không phải chỉ ở mục tiêu chính trị và cũng không phải ở Quốc hội. Quyền lực nhà nước là thống nhất (trừu tượng) nhưng về mặt kết cấu và chức năng lại phải phân công, phân quyền (hiện hữu cụ thể). Phân công, phân quyền thì tất yếu. Nhưng từ đó thì lại sinh ra cơ chế hợp tác cũng là tất yếu. Và rồi chúng lại phải nằm trong sự giám sát, chế ước lẫn nhau. Phân công – phân quyền, hợp tác và kiềm chế – giám sát lẫn nhau là ba mặt, ba chức năng khác nhau không bỏ một mặt, một chức năng nào, nhưng lại ràng buộc và bổ sung cho nhau. Chính từ đó, chúng mới tạo nên tính hợp trội trong chỉnh thể hệ thống và bảo vệ được sức sống của nó, chống sự tha hóa quyền lực từ bên trong. Điều này, xét đến cùng là chung cho mọi Nhà nước pháp quyền. Chỉ có điều ở nước ta, không có đối kháng trong quyền lực nhà nước, còn nhà nước pháp quyền tư sản chẳng hạn thì sự thống nhất ở đây bao hàm sự đối lập – đối kháng nhất định giữa ba quyền lực khi đại biểu cho các tập đoàn thống trị khác nhau nhưng với danh nghĩa của nhân dân. Xét rộng hơn, sâu xa hơn thì sự thống nhất đó nằm ở quyền lực xã hội nói chung của nhân dân, nên khi nhân dân bầu cử hay thể hiện ý chí chung của mình, tức ở quyền lực của nhân dân. Do vậy, nên nói chính xác là quyền lực nhà nước thống nhất trên nền tảng quyền lực của nhân dân (toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân) và thể hiện ở Hiến pháp. Và đúng là trong thời đại ngày nay không có sự thống nhất quyền lực ở một định chế cụ thể nào của Nhà nước (dù là Quốc hội)9. Nhưng nói thống nhất quyền lực nhà nước là ở quyền lực nhân dân như một quyền lực trừu tượng, nhất là phần ngoài quyền lực nhà nước và điều đó không thể là một kiểu nhà nước tập quyền (dù hiểu theo nghĩa phi định chế). Hơn nữa, theo nghĩa chung thì nhà nước tư sản vẫn dựa trên quyền lực xã hội dân sự, tức là nhân dân, dù là có đối kháng lợi ích. Và nếu thiếu xã hội dân sự thì khó mà có Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa, dù là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.. khái quát nguyên tắc Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam như sau: Quyền lực Nhà nước pháp quyền là thống nhất trên nền tảng của quyền lực của nhân dân, nhưng phải có sự phân công, phối hợp và giám sát, kiềm chế lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực nhà nước đồng đẳng trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
  14. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy thống nhất làm mục tiêu và phân quyền làm phương thức, phương tiện. Và vấn đề là phải tạo nên cơ chế phân công, phân quyền, phối hợp và giám sát lẫn nhau chứ không phải chỉ quan tâm tới thống nhất chung chung, không chuyên môn hóa, trách nhiệm hóa. Tại kỳ họp thứ 9 khóa XI của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên rằng, Chính phủ “trân trọng đặt niềm tin vào sự giám sát, phối hợp, ủng hộ của Quốc hội, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể xã hội, các hội nghề nghiệp, và các cơ quan thông tin đại chúng” Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi cho rằng: “Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân; ngăn ngừa mọi sự lạm quyền từ phía cơ quan và cán bộ công chức nhà nước; ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước” Ba ý này nhấn mạnh tập trung vào việc giám sát, kiềm chế quyền lực của nhà nước pháp quyền. Với thực tế nảy sinh tràn lan và kéo dài ngày càng trầm trọng tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, quan liêu và lãng phí hiện nay trong hệ thống chính trị và trong xã hội ta, càng thấy khiếm khuyết lớn trong một cơ chế thiếu giám sát và kiềm chế quyền lực tệ hại như thế nào. Đó là chỗ hổng và yếu kém nhất trong cơ chế hệ thống tam quyền của Nhà nước, phải được khắc phục sớm bằng cả nhận thức và thể chế. Có như thế mới phù hợp với phân công lao động quyền lực và cơ chế thực thi quyền của Nhà nước văn minh, hiện đại và dân chủ. Không phân công, phối hợp và không có giám sát (kiểm soát) quyền lực nhà nước, ngăn chặn sự lạm quyền từ mỗi cơ quan thì không thể có dân chủ pháp quyền và hiệu quả trong hoạt động của Nhà nước hiện đại và cũng không làm trong sạch, minh bạch được hoạt động của Nhà nước. Tất nhiên, Nhà nước còn chịu sự giám sát của xã hội dân sự, quyền lực dư luận xã hội, của Đảng cầm quyền. Hơn nữa, khi đường lối của Đảng cầm quyền đã cụ thể hoá thành Hiến pháp thì Hiến pháp là cao nhất, chứ không phải quyền lực của đảng cầm quyền khi thực thi quyền lực nhà nước.
  15. Văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kỳ đổi mới “Chính trị là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn và hết sức quan trọng, nó quyết định vận mệnh của đất nước và sự phát triển của xã hội và con người. Trình độ xử lý các tình huống chính trị một cách khoa học và nghệ thuật không chỉ đem lại sự độc lập và ổn định chính trị mà còn là điều kiện cho việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, phát triển con người, xây dựng và phát triển đất nước. Bản chất chính trị, lý tưởng chính trị, trình độ hoạt động chính trị hướng tới một xã hội nhân đạo, nhân văn, tất cả vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội và con người, nói lên văn hóa chính trị của một nền chính trị” [1]. 1. Văn hóa chính trị được hiểu thế nào? Văn hoá chính trị, với tư cách là một loại hình của văn hoá là khái niệm nói về sự thẩm thấu của văn hoá vào chính trị, là chính trị có tính văn hoá. Như vậy, văn hoá chính trị không phải là bản thân chính trị, bản thân văn hoá, hay là sự cộng gộp giản đơn hai lĩnh vực này, mà đó là chính trị bao hàm tính văn hoá từ bản chất bên trong của nó. Biểu hiện của văn hoá chính trị thể hiện ở hai phương diện cơ bản: Một là, chính trị với ý nghĩa là chính trị dân chủ, tiến bộ phải hướng tới mục đích cao nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hoà. Đây là tính nhân văn sâu sắc của một nền chính trị có văn hoá. Hai là, những tư tưởng chính trị tốt đẹp không phải là những ý niệm trừu tượng mà phải thiết thực, cụ thể, có khả năng đi vào cuộc sống. Nghĩa là nó phải thấu triệt trong hệ tư tưởng chính trị, thể hiện qua đường lối chính sách của đảng cầm quyền và nhà nước quản lý, trong ứng xử và trong việc triển khai các kế hoạch cụ thể nhằm phát triển xã hội và phục vụ cuộc sống của cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội. Văn hoá chính trị làm cho sự tác động của chính trị đến đời sống xã hội giống như sức mạnh của văn hoá. Đó là loại sức mạnh không dựa vào quyền lực hay ép buộc mà thông qua cảm hoá, khơi dậy tinh thần sáng tạo, ý thức tự giác của các tầng lớp xã hội. Việc xây dựng văn hoá chính trị phải chú trọng đồng thời cả ba phương diện: giá trị xã hội được lựa chọn, năng lực chính trị và trình độ phát triển về văn hóa chính trị của chủ thể chính trị.
  16. 2. Những yếu tố làm nên nét đặc sắc của văn hoá chính trị Việt Nam Một là, về lịch sử, văn hoá chính trị Việt Nam được hình thành và phát triển trong quá trình hình thành ý thức dân tộc, quốc gia, kết tinh thành truyền thống dựng nước và giữ nước của các thế hệ người Việt Nam. Ý thức độc lập dân tộc, tự lực tự cường, tinh thần yêu nước, đoàn kết cộng đồng đã trở thành nội dung bền vững mang tính truyền thống của văn hoá chính trị Việt Nam. Hai là, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nền văn hiến quốc gia, tinh thần yêu nước, đoàn kết, phát huy nội lực, sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, gắn liền với việc coi trọng, tôn vinh hiền tài đã tạo nên sức sống của văn hoá chính trị, và, khả năng phát huy những truyền thống, giá trị tốt đẹp đó của dân tộc đã tạo nên “độ cao” của văn hoá chính trị. Ba là, tôn trọng đạo lý, tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý, quật cường dân tộc, nhưng nhân ái, khoan dung, độ lượng, vị tha. Những nét đẹp đó đã tác động, ảnh hưởng, làm cho văn hóa chính trị Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Bốn là, do đặc điểm của địa chính trị nước ta, nên văn hoá chính trị Việt Nam có nột nét nổi bật là phải sáng tạo. Nhờ khả năng sáng tạo mà bản sắc văn hoá dân tộc dã được giữ vững và phát triển qua các thời kỳ. Đặc biệt, tính sáng tạo này càng thể hiện rõ nét khi đất nước, dân tộc đứng trước những thời điểm khó khăn, quyết định vận mệnh của dân tộc. Chính nét sáng tạo ấy đã đem lại một tầm vóc, một vẻ đẹp văn hoá của nền chính trị Việt Nam. Bên cạnh những nét đẹp đó, cũng cần nhận thấy rằng, do nước ta xuất phát là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua quá nhiều các cuộc chiến tranh giữ nước, vì thế những yếu tố như tâm lý tiểu nông khá đậm, kinh nghiệm chủ nghĩa, triết lý chung chung, thiếu tính khách quan và cơ sở khoa học vững chắc, dễ hài lòng với mình, tâm lý chạy theo thành tích, “bệnh” hình thức..., nếu như không được hạn chế, khắc phục kịp thời, sẽ có tác động tiêu cực, bào mòn dần sức sống và khả năng sáng tạo của văn hoá chính trị Việt Nam. Phản văn hóa: Ở nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng.
  17. Trong lao động, tệ làm giả, làm ầu đang là vấn đề nhức nhối chưa có phương cách hữu hiệu để ngăn chặn. Trong giao tiếp xã hội, ngoài những quan hệ trong sáng, tình nghĩa, hiện nay không ít các hiện tượng tàn bạo, tham nhũng, tham ô, cửa quyền, vô đạo đức làm vẩn đục tình người và đại nghĩa dân tộc. Những hiện tượng phản văn hóa này xâm nhập gì vào trong gia đình, phá vỡ nhiều chuẩn mực thiêng liêng mà cả ngàn năm mới xây dựng được nên nó. Các quan hệ anh em, cha mẹ, vợ chồng đang bị các phản văn hóa bôi đen và đe dọa phá vỡ sự ổn định có ý nghĩa nhân bản. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định. Ai cũng biết rằng tự do, trong ý nghĩa tuyệt đối của nó là văn hóa. Nhưng đã là tự do của sự trưởng thành, tự do của những con người gắn bó với tự do của đồng loại. Tự do chỉ giành cho mình, làm mất tự do của đồng loại, đó là một hiện tượng phản văn hóa. Cũng như vậy, tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ giao tiếp bao giờ cũng là phẩm cách văn hóa. Nhưng nếu hạ nhục quan hệ này bằng sự khúm núm, vì lợi ích nhỏ nhoi thì lại trở thành phản văn hóa. Trên một ý nghĩa rộng thì tình thương yêu con người bao giờ cũng là bản chất của văn hoá. Tuy nhiên, nếu tình thương yêu ấy không cổ võ tính tích cực trong con người mà ngược lại nó bao che cho tính lười nhác, độc ác thì tình thương ấy không trọn vẹn và vẫn pha yếu tố phản văn hóa. Nhận diện các phản văn hoá không chỉ bằng tâm lý thường ngày có thể phát hiện được bản chất của nó. Để khắc phục được các phản văn hóa cần phải nâng nhận thức tới tầm lý trí, hòa nhập vào tư duy khoa học đạt tới sự trưởng thành của ý thức. Các phản văn hóa xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống và dưới rất nhiều diện mạo khác nhau. Biểu trưng đầu tiên của các hiện tượng phản văn hóa là nó đứng về phía cái sai, nhân danh cái sai, ủng hộ, cổ vũ cho cái sai, ra sức trấn áp, hù dọa cái đúng. Sai - Đúng là một cặp phạm trù phân ranh giữa phản văn hoá và có văn hoá. Tuy nhiên thế nào là đúng, thế nào là sai lại không dễ chút nào. Đã có thời kỳ người ta cho rằng phản văn hóa vô sản ở Nga là đúng và Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc là không sai. Trong xã hội, chúng ta dễ tìm thấy những hiện tượng lúc này thì đúng, lúc khác thì sai: thời điểm này là có văn hoá những thời điểm khác lại phản văn hóa. Ở trình độ dân trí còn thấp đã tuyên truyền, giáo dục đôi khi
  18. mang tính dậy bảo có thể vẫn được coi là có văn hóa. Song ở trình độ dân trí đã phát triển người ta không thể tuyên truyền giáo dục một cách đơn giản. Mọi sự đơn giản nhiều khi lại trở thành phản văn hóa. Biểu trưng thứ hai của các hiện tượng phản văn hóa: thường đứng về phía cái Ác chống lại cái Thiện. Thiện và ác từng là cặp phạm trù nữa phân ranh giữa văn hóa về phản văn hóa. Làm điều thiện là có văn hoá và làm điêu ác là phản văn hóa. Tuy nhiên, đạo đức của con người vốn là sản phẩm của các lợi ích. Lương tâm, vinh dự, nghĩa vụ, trách nhiệm, ý nghĩa cuộc sống đều gắn với các lợi ích giai cấp. Hoạt động giải phóng của những người lao động nhằm thoát ra khỏi mọi áp bức bóc lột được giai cấp vô sản coi là hợp đạo đức, có văn hóa, nhưng lại bị giai cấp bóc lột cho là vô đạo đức, phản văn hóa. Lấy chuẩn thiện - ác để đánh giá một hiện tượng văn hóa và phản văn hoá, trong cuộc sống hiện nay phải xuất phát từ quyền lợi giai cấp. Cái có lợi lợi cho giai cấp tiến bộ thường được lịch cử xác nhận là có văn hoá. Những cái phục vụ cho giai cấp phản động thường là những hiện tượng phản văn hóa. Nền đạo đức bạn lực, chém giết của bọn phát xít và bọn phân biệt chửng tộc không thể là thước đo của các giá trị văn hóa ở thời đại ta. Nó chính là nguyên nhân làm xuất hiện các phản văn hoá mà loài người tiến bộ lên án. Cặp phạm trù thứ ba phân ranh giữa văn hóa và phản văn hóa là cặp phạm trù Đẹp – Xấu. Cái đẹp là tiêu biểu của văn hóa và cái xấu là đặc trưng của phản văn hóa. Gần đây, trong xã hội chúng ta, cuộc đấu tranh giữa văn hoá và phản văn hoá biểu hiện trên bình diện đẹp – xấu diễn ra rất quyết liệt. Tuy nhiên, có một hiện tượng nhiều người dễ nhận biết là cát đẹp đang lẩng tránh dần, có chỗ nó để mặc cho cái xấu hoạt dạng. Trong lao động người ta thả sức làm hàng giả và ít chú ý đến việc hoàn thiện như quan hệ lao động. Trong giao tiếp, rất nhiều thị hiếu thấp hèn xuất hiện. Sự ăn mặc lố lăng cùng với ngôn từ thô thiển và sở thích sặc mùi con buôn hầu như thỏa sức hoành hành bất chấp mọi dư luận. Nó đang ăn sâu vào mối quan hệ giữa con người với con người, đến các gia đình, vào cả bàn thờ ông bà ông vải, gia nhập vào nhân cách cá nhân, gõ cửa để tổ chức chính trị và ngồi chỗm chệ giữa tâm hồn nhà nghệ thuật - người sáng tạo ra cái đẹp.
  19. Cái sai - ác - xấu là ba mụ phù thuỷ biến hóa, tàng hình ẩn sâu vào các quan hệ của con người. Nó là nguyên nhân của một phản văn hóa, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Nó sẽ bị hiện nguyên hình gớm ghiếc khi chiếc gương kỳ diệu của cái đúng, cái tốt, cái đẹp soi vào. Tuy vậy, dù nó có hiện hình là những con quỷ ác độc thì còn cần phải có ngọn lửa thần kỳ của kỷ cương xã hội, khoa học, pháp luật và của sự phát triển dân trí mới thiếu dốt được nó. Mỗi xã hội văn minh và ổn định bao giờ từ lòng sâu của nó cũng thiết lập một cơ chế điều chỉnh phát triển văn hóa và hạn chế đến mức thấp nhất các phản văn hóa. Cơ chế đó là sự tương tác mạnh mẽ giữa lao động trí óc và lao động chân tay, thiết lập Nhà nước pháp luật hùng mạnh, xây dựng nền khoa học tiên tiến, giải phóng các năng lực sáng tạo, hình thành nên dân chủ có chất lượng cao, mở rộng thông tin làm nẩy sinh các giá trị văn hóa có tính chất nhân bản trên cơ sở một nền giáo dục tiên tiến. Cơ chế này vận hành dưới ánh sáng của chế độ chính trị tiến bộ, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội sẽ trong sạch dần, văn hóa sẽ đón đỡ mọi sự phát triển và đẩy các phản văn hoá ra khỏi các quan hệ nhân tính làm cho con người ngày càng tin, càng yêu và càng hiểu biết lẫn nhau hơn. Văn minh Chính trị “bản thân Chính trị không tự giác văn minh mà trình độ phát triển xã hội buộc nó phải văn minh lên…”-Nguyễn Tất Thịnh Văn minh là trình độ đạt tới cột mốc phát triển nào so với đỉnh tiến bộ của Thế giới hiện đại, bởi những thành quả của chính nó mà từ đó có khả năng tiếp thu, xác định, theo đuổi, và kiến tạo được những chuẩn mực cần có để hội nhập tích cực vào Cộng đồng Quốc tế, trong hiện trạng và quá trình thực hành những hoạt động khác nhau của mỗi cá nhân, tổ chức hội. và xã - Chính trị là thượng tầng kiến trúc của xã hội, nên sự văn minh của Chính trị sẽ được quyết định bởi mặt bằng văn minh của xã hội sinh ra nền chính trị đó, đến lượt nó, chính trị tương tác trở lại làm cho xã hội đó tiếp tục hay thụt lùi về sự văn minh. Chính trị của một Xã hội là Nhà nước của nó ( Pháp quyền + Tam Dân + Chính danh ) đến đâu - Nếu Xã hội mà đã củng cố được vững chắc được Tam Dân ( Dân chủ / Dân Quyền / Dân Sinh ) , đã là một hiện thực xác cố bên trong, thì chính trị của xã hội đó buộc phải văn minh và hoạt động, hành xử theo chuẩn
  20. mực và đòi hỏi văn minh của Xã hội như thế. Ngược lại, Tam Dân còn là một khái niệm ngoại lai, xa rời Công Lý khi thực hiện thì chính trị của xã hội đó chính là một sự đô hộ, nô dịch nhân dân của chính nó bằng những cách thức kết hợp bởi sự Biện pháp Trung Cổ + Thủ đoạn Maphia + Luận thuyết hoặc mê - Bản chất của Chính trị là lợi dụng cả cái hay cả cái dở trong xã hội (với văn hóa, các lực lượng, các cá nhân, các thành quả hay biểu hiện )…nên Chính phủ của một số Quốc gia bị phản ứng về ‘chính sách hai mặt’ của họ. Nhưng khi Chính trị kí sinh và báo hại Nhân quần thì nói lên tính mục ruỗng và bỉ ổi của nó. Dù thế nào cũng phải định hướng tới những giá trị tiến bộ Những biểu hiện củ a trị chính văn minh Chính là : - Các nhà lãnh đạo thực sự là giới tinh hoa, tiên phong và cam kết nỗ lực cho phát triển, thông qua các chương trình, biện pháp tiến bộ không ngừng : ( xây dựng Thể chế, thực hành Pháp chế, kiểm soát Định chế ) vì Tam Dân, chứ không phải là cảnh giác dè chừng nó hoặc coi nó là nguy cơ cho sự cầm quyền c ủa mình. - Kiến tạo chính thức những kênh đối thoại, tham vấn sâu rộng trong nội bộ xã hội và với cộng đồng quốc tế. Không mũ ni che tai, vô cảm, thủ thế, kì thị, thù địch với ý kiến khác. Những điều đó cần được tổ chức trở thành phổ biến, nề nếp chế độ và xã hội hóa. Kết hợp những chương trình hành động để vận động ủng hộ và chứng minh sự tín nhiệm - Có những bằng chứng kiểm định được bởi các tổ chức chính thống và uy tín, giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động của Hành pháp, của các Chính khách trong từng hành vi, sự kiện, thời kì, giai đoạn. Từ đó định vị lại khả năng cá nhân mỗi lãnh đạo cũng như xác tín bộ máy cùng các cải họ đưa cách ra - Nhân dân được có những cách thức bày tỏ chính thức ý kiến bằng những hình thức đại diện, chuẩn mực, đúng luật chứ không phải là bình phẩm nơi quán nước, đồn thổi nơi của chợ, a dua bầy đàn. Phổ biến những định nghĩa pháp quy về những quyền công dân như biểu tình, mít tinh, hội họp…để không ngộ nhận mà tham gia vào nhóm loạn.
nguon tai.lieu . vn