Xem mẫu

[2]

Bộ Giáo dục Đào tạo (2006). Quyết định về việc ban hành chương trình tiếng Mông dùng
để đào tạo giáo viên dạy tiếng Mông cho cán bộ, công chức ở vùng dân tộc, miền núi,
Hà Nội.

[3]

Phan Hữu Dật (2014). Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.

[4]

Trần Trí Dõi (2016). Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội

[5]

Vũ Quốc Khánh (2005). Dân tộc Mông ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thông tấn.

[6]

F. Savina (1924). Lịch sử người Mèo, Bản dịch Trương Thị Thọ và Đỗ Trọng Quang,
Phòng tư liệu - Thư viện Dân tộc học, Hà Nội.

[7]

Vương Duy Quang (2005). Văn hóa tâm linh của người Mông ở Việt Nam, truyền thống
và hiện tại. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

[8]

Thào Seo Sình, Phan Thanh (2003). Sách học tiếng Mông. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.

[9]

Nguyễn Kiến Thọ (2014). Thơ ca dân tộc Mông từ truyền thống đến hiện đại. Nhà
xuất bản Đại học Thái Nguyên.

[10] Tổng cục thống kê (2010). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009.
HMONG IN VIETNAM
AND SOME MAJOR ISSUES OF LANGUAGE
Nguyen Trung Kien
Tay Bac University
Abstract: The Hmong is an ethnic minority in Vietnam, which owns a typical language. The issues of this
ethnic language will be better addressed with certain knowledge of ethnic culture. Our research interest focuses
on national history tied to the problems of language and script. Thereby we try to show the very tight
relationship between the three elements namely, ethnicity, language and culture. The research results contribute
to build up language policies for ethnic minorities in Vietnam.
Keywords: Culture, ethnicity, history, minority, language, policy.

16

TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 17 - 23

DÂN CA CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI BỐ Y Ở HÀ GIANG
Trần Quốc Việt
Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Tóm tắt: Người Bố Y ở Hà Giang - Việt Nam có một kho tàng dân ca cổ truyền nhưng chưa được nhiều
người biết đến, bao gồm những bài dân ca được dùng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống, chứa đựng nhiều
giá trị xứng đáng được trân trọng, giữ gìn. Dựa trên các tài liệu hồi cố và điền dã thực tế của tác giả, bài viết
này giới thiệu về dân ca cổ truyền của người Bố Y ở Hà Giang thông qua diện mạo và những đặc trưng được thể
hiện trong nghi tục, cách thức diễn xướng và các thành tố âm nhạc.
Từ khóa: Dân ca cổ truyền, diện mạo, đặc trưng, người Bố Y.

1. Mở đầu
Tại Hà Giang, dân ca cổ truyền của những tộc người như Mông, Nùng, Tày, Thái... đã
được phổ biến ở cả trong và ngoài tỉnh. Nhưng dân ca cổ truyền của người Bố Y mới chỉ được
rất ít người biết đến.
Người Bố Y ở Hà Giang được các nhà khoa học xếp vào nhóm ngữ hệ Tày - Thái. Dân
số khoảng 808 người theo số liệu điều tra dân số năm 2009. Tổ tiên của họ xưa kia là người
Pầu Ỳ thuộc tộc người Bố Y ở Quý Châu, Trung Quốc, di cư sang Việt Nam đến Hà Giang
vào khoảng đầu thế kỷ XIX [2, 3].
Trong số các công trình nghiên cứu về người Bố Y ở Hà Giang đã được công bố mà
chúng tôi biết, đa phần là những nghiên cứu về văn hóa tổng hợp bằng phương pháp miêu
thuật. Đó là các công trình của các nhà nghiên cứu Lunet de Lajonquyère (Pháp) (1904), Bùi
(1950), Chu Thái Sơn (1973, 1983), Nguyễn Phi Vân (2006). Trong những công trình này,
các chi tiết liên quan đến âm nhạc cổ truyền, đặc biệt là dân ca rất hiếm hoi. Năm 2006 có duy
nhất chuyên khảo về hát đám cưới Bố Y ở Hà Giang của nhà nghiên cứu Trần Bình. Tuy
nhiên, chuyên khảo mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát sơ lược, miêu thuật, tổng hợp riêng về
thể loại hát nghi tục đám cưới.
Như vậy, chưa có công trình đã được công bố nào khái quát được diện mạo, hoặc nêu
được đặc trưng dân ca cổ truyền của người Bố Y ở Hà Giang. Do đó, trong bài viết này,
chúng tôi sẽ giới thiệu về dân ca cổ truyền của người Bố Y ở Hà Giang thông qua những khía
cạnh đó.
Để có thể nhận thức sâu vấn đề nghiên cứu, chúng tôi kết hợp cả phương pháp nghiên
cứu lý thuyết lẫn phương pháp nghiên cứu thực tiễn với các công cụ như tổng hợp, phân tích,
so sánh, điền dã… khai thác tối đa nguồn tài liệu kể cả các tài liệu hồi cố và viết tay của các
người già và nghệ nhân.
2. Nội dung
Để tìm hiểu về dân ca cổ truyền của người Bố Y ở Hà Giang, trước tiên chúng tôi khái
quát về diện mạo của nó.


Ngày nhận bài: 30/11/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017
Liên lạc: Trần Quốc Việt, e - mail: tqviet@daihocthudo.edu.vn

17

2.1. Diện mạo dân ca cổ truyền của người Bố Y ở Hà Giang
Theo hồi cố của những người già Bố Y ở Hà Giang và tài liệu viết tay của nghệ nhân
Ngũ Khởi Phượng, xưa kia họ có 5 điệu hát bao gồm: Sinh phăn, Sinh ún, Sinh oài, Sinh khề
và Sinh mua, được sử dụng để hát trong nhiều thể loại dân ca như dân ca đời thường, dân ca lễ
nghi phong tục và dân ca lễ nghi tín ngưỡng [1]. Tuy nhiên, hiện nay hai điệu Sinh ún, Sinh
oài và một số thể loại, bài bản đã bị mai một, chỉ còn lại ba điệu Sinh phăn, Sinh khề, Sinh
mua và các thể loại, bài dân ca dưới đây:
a. Dân ca sinh hoạt đời thường và lễ nghi đám cưới
Các thể loại dân ca sinh hoạt đời thường của người Bố Y ở Hà Giang bao gồm: Hát lao
động (phân củ shang), hát làm khách (phân pầu shía) và hát giao duyên (phân bó xho). Dân ca
lễ nghi đám cưới có hát ngăn cửa (phân thoàn tâu).
Về hát lao động, người Bố Y ở Hà Giang có những bài hát về các công việc như làm
ruộng, hớt cá, đi rừng, làm nhà, dệt vải… Theo các nghệ nhân, xưa kia họ có nhiều bài hát ở
thể loại này. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại một bài hát về việc tìm cây thuốc, quá trình làm
men và nấu rượu.
Hát làm khách là các bài hát được người Bố Y ở Hà Giang dùng trong những cuộc vui
giữa chủ nhà và khách. Thể loại hát này có quy định như sau: Khi được chủ nhà mời, người
được mời hát phải hát mở đầu bằng một bài có tên Phân chăm - tức Hát xin phép, rồi mới
được hát các bài khác. Nội dung hát làm khách hầu hết là những lời thăm hỏi, ca ngợi và cảm
ơn. Hiện nay, người Bố Y ở Hà Giang còn giữ được sáu bài hát làm khách.
Hát giao duyên được thanh niên người Bố Y ở Hà Giang xưa sử dụng để làm quen, tìm
hiểu nhau. Đặc biệt, họ có quy định đôi trai gái phải gặp nhau hát thâu đêm suốt sáng trước
ngày cưới. Các nghệ nhân Bố Y ở Hà Giang còn nhớ chín bài hát giao duyên.
Hát dân ca trong lễ nghi đám cưới được người Bố Y ở Hà Giang gọi là hát ngăn cửa
(tiếng Bố Y là phân thoàn tâu). Khi đến trước cửa ra vào của nhà gái, đoàn nhà trai dừng lại
đứng ngoài sân hát đối đáp với đoàn nhà gái đứng sau cửa ra vào ở trong nhà. Chỉ khi hát đối
đáp xong, đoàn nhà trai mới được vào nhà của nhà gái. Hát ngăn cửa đám cưới bao gồm năm
bài đối đáp giữa nhà gái với nhà trai.
Các thể loại dân ca vừa nêu đều sử dụng duy nhất một điệu Sinh phăn. Ngoài các thể loại
dân ca dùng trong sinh hoạt đời thường và lễ nghi đám cưới nêu trên, người Bố Y ở Hà Giang
còn có thể loại dân ca dùng để hát khi tiến hành các lễ nghi tín ngưỡng.
b. Dân ca lễ nghi tín ngưỡng
Thể loại dân ca này gắn với các lễ cúng giải hạn và cúng ma. Trong hai lễ cúng đó, tất
cả bài cúng đều là các bài hát. Hiện nay, người Bố Y ở Hà Giang còn giữ được hai bộ sách
cúng là Khào xhâư đinh và Khào xhâư ho. Sách cúng Khào xhâư đinh là của những dòng họ
có tổ tiên xưa kia làm quan và sách Khào xhâư ho là của những dòng họ có tổ tiên xưa là đầy
tớ, làm thuê [4, 5]. Những bài hát để giải hạn được hát bằng điệu Sinh khề, còn bài hát để
cúng ma được hát bằng điệu Sinh mua. Lời ca trong tất cả các bài dân ca đời thường, lễ nghi
đám cưới, lễ nghi tín ngưỡng nêu trên đều được hát bằng tiếng Bố Y.
18

Đó là toàn bộ vốn dân ca cổ truyền mà người Bố Y ở Hà Giang còn lưu giữ được cho
đến ngày nay. Tiếp theo, chúng tôi sẽ bàn về những đặc trưng của kho tàng dân ca này.
2.2. Đặc trưng dân ca cổ truyền của người Bố Y ở Hà Giang
Những đặc trưng trong dân ca cổ truyền của người Bố Y ở Hà Giang được biểu hiện ở
trong một số khía cạnh của thể loại hát nghi tục đám cưới cũng như trong các thành tố âm
nhạc nói chung.
a. Đặc trưng trong nghi tục và cách diễn xướng hát lễ nghi đám cưới
Một số tộc người ở tỉnh Hà Giang như người Nùng, Tày, Mông,… cũng có tục ngăn
cửa - hát đối đáp giữa nhà trai với nhà gái trong đám cưới. Tuy nhiên, xét về khía cạnh người
hát, số lần hát và cách diễn xướng, hát nghi tục đám cưới của người Bố Y ở Hà Giang có
những nét riêng.
- Phía nhà trai chỉ các ông mối và phù rể được hát đối đáp với nhà gái và hát trong cả
4 lễ của đám cưới
Nhiều tộc người lân cận không bắt buộc ai trong phía nhà trai sẽ hát đối đáp với nhà gái
và họ cũng chỉ hát duy nhất trong lễ đón dâu. Nhưng người Bố Y ở Hà Giang quy định phía
nhà trai chỉ hai ông mối, hai phù rể được hát đối đáp với nhà gái và cả bốn lễ của đám cưới
như lễ ăn hỏi, lễ dẫn cưới lần một, lễ dẫn cưới lần hai và lễ đón dâu đều phải thực hiện nghi
tục hát này. Hai ông mối hát trong ba lễ đầu, còn hai phù rể chỉ hát trong lễ thứ tư [2].
- Diễn xướng kiểu gài bẫy
Trong hát lễ nghi đám cưới, nhà gái người Bố Y ở Hà Giang gài những cái “ bẫy lời ca” để
thử tài đối đáp của nhà trai: Khi nhà gái hát về mình, họ cố ý dùng những lời lẽ hạ thấp để hát
với nhà trai. Nhà trai không được dùng lại những lời ca đó để hát về nhà gái mà phải thay thế
chúng bằng những từ hay, tốt, đề cao nhà gái. Nếu không, nhà trai sẽ bị coi là mắc lỗi coi
khinh nhà gái và bị phạt rượu. Chẳng hạn, nhà gái tự gọi nhà của mình là “cái lều”1 để hát đối
với nhà trai, thì nhà trai không được hát đáp lại bằng từ “cái lều” mà phải thay từ đó bằng từ
“cái nhà” khi hát đáp lại nhà gái [1].
b. Đặc trưng trong một số thành tố âm nhạc
Dân ca của người Bố Y ở Hà Giang có 3 đặc trưng sau đây:
- Dân ca Bố Y ở Hà Giang chỉ dùng thang 3 âm và 4 âm
Hai điệu sinh khề và sinh mua đều có thang 3 âm, xếp theo các quãng tương ứng trong âm
nhạc phương Tây gồm 5Đ - 3t - 2T. Các bài dân ca sử dụng hai điệu này dùng 4 cao độ trong
phạm vi một quãng 8Đ (la - mi - sol - la1).
Điệu Sinh phăn chỉ có 4 âm trong thang âm, xếp theo các quãng tương ứng trong âm
nhạc phương Tây là 2T - 3t - 2T. Các bài dân ca sử dụng điệu này cũng dùng 4 cao độ nhưng
chỉ trong phạm vi một quãng 5Đ (re - mi - sol - la).
1

Lời ca trong bài hát số 3 do nhà gái hát

19

Theo cố GS.TS. Phạm Minh Khang - nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam, đây có
thể là những thang âm cổ, tiền thân của những thang 5 âm sau này2.
- Dân ca Bố Y ở Hà Giang chỉ dùng cấu trúc làn điệu
Các bài dân ca của người Bố Y ở Hà Giang không có loại cấu trúc ổn định theo kiểu bài
hát, chỉ có loại cấu trúc theo kiểu làn điệu. Giai điệu của các bài dân ca trong quá trình diễn
xướng đều bị biến hóa và có những trường hợp khác nhau rất xa. Có thể thấy rõ điều đó qua
ba bài hát đám cưới số 1,2,4 của nhóm Bố Y ở Hà Giang do nhà gái hát theo điệu Sinh phăn:
Ví dụ 1: Bài 1 của nhà gái

Mầng

cái ti



mà ?

quáng là

táy

óe? Mầng táy

Mầng

thào?

Tân tịp táy

pẻ

táy

Tân

pầng

pẻ

lo

tịp



pầng

pầng lo là

pẻ

tân

tân

tịp

mà?

Tân tịp táy

pầng

tảy.

pầng

quáng là thào?
Sơ đồ cấu trúc bài này như sau: Số nhịp: 15,5
Vế 1: Mở đầu (2 nhịp) + Giữa (4 nhịp) + Kết (3,5 nhịp) // Vế 2: Mở đầu (2 nhịp) + Giữa
(2 nhịp) + Kết (2 nhịp).

2

Phỏng vấn GS.TS Phạm Minh Khang năm 2007

20

nguon tai.lieu . vn