Xem mẫu

  1. Nguyễn Kim Quốc Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Tóm tắt: Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học và công nghệ, thế kỷ của toàn cầu hóa và tiến đến Xã hội 5.0. Sự nghiệp chuẩn bị nguồn nhân lực trong tình hình mới đòi hỏi phải có các giải pháp thay đổi giáo dục đại học. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để xây dựng mô hình Đại học số cho Hệ sinh thái của Giáo dục 4.0 là một giải pháp hữu hiệu đóng góp tích cực vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn quốc tế. Trường Đại học phải nhận thức Đại học số là một trong các giải pháp quan trọng giúp nhà trường nhanh chóng hội nhập giáo dục đại học thế giới và khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong giai đoạn hội nhập toàn cầu. I. Quá trình hình thành và phát triển giáo dục I.1 Các giai đoạn phát triển của giáo dục Quá trình hình thành và phát triển giáo dục được xác định từ những năm trước năm 1980 cho đến nay. Trong quá trình đó, nền giáo dục tập trung quan tâm đến các loại hình đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp tiếp cận, các công nghệ được sử dụng cho hoạt động dạy học và cuối cùng là kết quả đầu ra. Bảng 1 tóm tắt các giai đoạn phát triển của giáo dục như sau: Bảng 1: Các giai đoạn phát triển giáo dục Giáo dục Giáo dục Giáo dục Giáo dục 1.0 2.0 3.0 4.0 Thời gian Trước năm Những năm Những năm Những năm 1980 1980 1990 2000 Trọng tâm Giáo dục Khả năng Sáng tạo tri Sáng tạo đổi được tuyển thức mới và giá dụng trị Chương trình Đơn ngành Đa ngành Liên ngành Xuyên giáo dục ngành Công nghệ Giấy và bút Máy tính để Internet, Vạn vật kết chì bàn và xách điện thoại di nối Internet tay động 62
  2. Giáo dục Giáo dục Giáo dục Giáo dục 1.0 2.0 3.0 4.0 Trình độ kỹ Tị nạn kỹ Di dân kỹ Cư dân kỹ Công dân kỹ thuật số thuật số thuật số thuật số thuật số Việc giảng dạy Một chiều Hai chiều Đa chiều Mọi nơi Đảm bảo chất Chất lượng Chất lượng Dựa trên Dựa trên lượng học tập giảng dạy quy tắc nguyên tắc Trường học Gạch và Gạch và Mạng lưới Hệ sinh thái vữa nhấp chuột Đầu ra Công nhân Công nhân Các nhà Nhà sáng lành nghề tri thức đồng tạo tạo và nên tri thức Doanh nhân Nguồn: Ong, J. C. B. , 2017. Đến nay, chúng ta đang ở nền Giáo dục 4.0. Nền giáo dục 4.0 có trường học là hệ sinh thái, quan tâm đến đổi mới sáng tạo, cá nhân hóa, chương trình đào tạo xuyên ngành và kết quả đầu ra là các nhà sáng tạo, khởi nghiệp và doanh nhân. I.2 Giáo dục 4.0 I.2.1 Đặc trưng Giáo dục 4.0 Giáo dục 4.0, đó là xây dựng chương trình theo tiếp cận xuyên ngành, tiếp cận vai trò nhà trường như một hệ sinh thái học tập và tăng cường mức độ trải nghiệm trực tiếp thông qua công nghệ thực tế ảo. Bản chất của giáo dục đại học 4.0 mang những đặc trưng như sau: - Đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nơi mà con người và máy móc kết hợp với nhau để tạo ra những khả năng mới. - Khai thác tiềm năng của các công nghệ kỹ thuật số, dữ liệu cá nhân, nội dung nguồn mở, và thế giới được kết nối toàn cầu và tràn đầy công nghệ. - Thiết lập một kế hoạch cho tương lai của học tập - học tập suốt đời - từ học thơ ấu, học liên tục tại nơi làm việc, đến việc học tập để có một vai trò tốt hơn trong xã hội. Trên cơ sở này có một vài tác giả đã đề cập đến Giáo dục 4.0 như là “hệ thống dạy và học được cá nhân hóa ở mọi nơi” (Rashid Mehmood et al, 2017. Cá nhân hóa học tập đề cập đến việc giảng dạy được thực hiện theo nhịp độ phù hợp với nhu cầu học tập, được thiết kế theo sở thích học tập và sự hứng thú cụ thể của từng người học khác nhau. Trong một môi trường được cá nhân hóa đầy đủ, mục tiêu và nội dung học tập cũng như phương pháp và tốc độ có thể khác nhau. 63
  3. I.2.2 Chương trình đào tạo xuyên ngành Dạy và học như thế nào hay là tiếp cận chương trình xuyên ngành/môn học. Có một sự thống nhất chung là có 4 tiếp cận chương trình hiện nay là đơn ngành, đa ngành, liên ngành và xuyên ngành. Trong khi tiếp cận đơn ngành tìm kiếm các giải pháp cho một vấn đề thông qua ống kính của một ngành học duy nhất thì tiếp cận đa ngành là chuyên gia từ hai hoặc nhiều ngành hơn góp phần chuyên ngành riêng biệt vào một giải pháp. Tiếp cận tích hợp là việc chuyển giao các phương pháp từ một ngành học này sang ngành khác để giải quyết một vấn đề. Chương trình đào tạo xuyên ngành được xây dựng từ các ngành đơn, dựa trên các khối kiến thức của các ngành, bao gồm: Kiến thức đại cương; Kiến thức ngành; Kiến thức chuyên ngành; Các học phần tốt nghiệp (Thực tập, Khóa luận, Đồ án). Hình 2 mô tả mô hình chương trình đào tạo xuyên ngành từ các đơn ngành. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO XUYÊN NGÀNH TÍCH HỢP TỪ HAI ĐƠN NGÀNH Kiến thức Xuyên ngành Các học phần tốt nghiệp Kiến thức ngành Kiến thức ngành của Ngành thứ 1 của Ngành thứ 2 Kiến thức đại cương Kiến thức chuyên ngành Kiến thức Kiến thức chuyên ngành của Ngành thứ 1 Xuyên ngành của Ngành thứ 2 Các học phần Tốt nghiệp Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo Đơn ngành thứ 1 Đơn ngành thứ 2 Hình 1. Mô hình xây dựng chương tình đào tạo xuyên ngành 64
  4. Chương trình đào tạo xuyên ngành có đặc điểm như sau: Tập trung vào nhu cầu và bối cảnh thực của xã hội; Các môn học đều có liên quan; Góp phần giải quyết dự án độc lập do sinh viên đề ra; Cấp bậc cao nhất của việc tích hợp; Tập trung vào những đề án của người học; Nhận thức, thái độ và các lĩnh vực xã hội là trung tâm của quá trình; Dựa vào tính chất, nhu cầu, sở thích của người học; Phát triển chủ động, sự tưởng tượng, sự sáng tạo, kỹ năng nghiên cứu, khả năng tổng hợp và độc lập của người học; Người học tự đặt ra thời gian biểu. Có hai phương pháp quan trọng để thực hiện tiếp cận xuyên ngành, đó là Học tập theo dự án (Project-based learning). Trong học tập theo dự án, học sinh được cho cơ hội giải quyết một vấn đề của địa phương. Thứ hai là Thương lượng chương trình học (Negotiating curriculum). Theo cách học tích hợp này, những vấn đề/câu hỏi của học sinh đặt ra sẽ hình thành nên cơ sở của chương trình học (Drake, S.M. and Burns, R.C., 2004). I.2.3 Hệ sinh thái giáo dục 4.0 Hệ sinh thái học tập bao gồm các thành phần sinh vật và phi sinh vật và tất cả các mối quan hệ trong ranh giới vật lý xác định. Cụ thể nó bao gồm các bên liên quan tham gia vào toàn bộ chuỗi của quá trình học tập, các tiện ích học tập, môi trường học tập và trong ranh giới cụ thể - ranh giới môi trường học tập. Hình 2. Hệ sinh thái học tập của Giáo dục 4.0 Hệ sinh thái học tập được coi là bao gồm: Hệ thống chủ thể học tập (cá nhân người học, thầy giáo, nhóm…); Hệ thống tri thức học tập (chương trình, bài giảng, sách giáo khoa, tài liệu thư viện, tri thức người học, tri thức người dạy, tri thức nhóm, tri thức trên mạng…); Hệ thống công nghệ học tập (mạng Internet, hệ thống e-learning, các phần mềm hỗ trợ học tập, các công cụ tìm kiếm tra cứu 65
  5. trên mạng Internet, các phần mềm mô phỏng, thực tế ảo...); Hệ thống bối cảnh học tập (học lý thuyết, thực hành, học tập khái niệm, học tập kỹ năng, bài tập tính huống, đi thực tế, bài tập nhóm, se-mi-na, tiểu luận…); Hệ thống công nghệ học tập được coi ngày càng đóng vai trò quan trọng và có những thay đổi nhanh nhất trong hệ thống sinh thái học tập trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0. I.2.4 Phương pháp tiếp cận dạy và học Phương pháp tiếp cận trong dạy học trong nền Giáo dục 4.0 là lấy người học làm trung tập và cá nhân hóa theo người học. Người học có thể học mọi lúc, mọi nơi trên mọi phương tiện theo lịch biểu của riêng mình. Các kênh để người học tiếp cận bao gồm: Giảng viên; Các trường học và tổ chức khác; Thư viện; Chuyên gia; Mạng internet; Doanh nghiệp; Cộng đồng; Lớp học. Hình 4 trình bày phương pháp tiếp cận dạy học trong Giáo dục 4.0. Hình 3. Phương thức tiếp cận dạy và học trong Giáo dục 4.0 I.2.5 Tăng cường trải nghiệm trực tiếp bằngcông nghệ thực tế ảo Có 10 loại trải nghiệm như sau: Các trải nghiệm trực tiếp – có mục đích, Các trải nghiệm xếp đặt, Các trải nghiệm kịch hóa,Trình diễn, Các chuyến đi thực địa, Triển lãm, Hình ảnh động (phim), Các biểu tượng bằng hình ảnh/trực quan, Các biểu tượng bằng văn bản/lời nói (Kovalchick, A. and Dawson, K., 2004). Điều cần nhận thấy rằng, mức độ áp dụng các loại trải nghiệm không dễ dàng như nhau. Nếu như các trải nghiệm có mức độ khái quát cao (chẳng hạn nhưcác biểu tượng bằng hình ảnh/trực quan hay các biểu tượng bằng văn bản/lời 66
  6. nói) có vẻ dễ dàng áp dụng hơn thì các loại trải nghiệm cụ thể (Các trải nghiệm trực tiếp - có mục đích, Các trải nghiệm xếp đặt, Các trải nghiệm kịch hóa) có mức độ áp dụng hạn chế hơn nhiều. Hạn chế này bắt đầu được cởi bỏ bởi sự xuất hiện của các công nghệ Thực tế ảo (Virtual reality hay viết tắt là VR), một trong công nghệ đặc trưng nhất của Công nghiệp 4.0. VR có thể được định nghĩa ngắn gọn là môi trường ba chiều được tạo ra bởi máy tính, có thể được khám phá và tương tác với bởi con người. Trước đây VR chưa phát triển vì sức xử lý của máy tính chưa đủ mạnh, cộng đồng chưa nhiều, chi phí đắt đỏ, và chất lượng trải nghiệm chưa tốt. VR đã được phát triển mạnh trong vài năm gần đây và được kỳ vọng là công nghệ đột phá để thực hiện nâng cao áp dụng Các trải nghiệm xếp đặt của Edgar Dale. II. Xã hội và các cuộc cách mạng công nghiệp II.1 Các giai đoạn phát triển xã hội Từ trước đến nay xã hội loài ngườ đã trải qua các giai đoạn phát triển xã hội: “Xã hội 1.0” là Thời kỳ nguyên thủy săn bắn; “Xã hội 2.0” là Xã hội nông nghiệp; “Xã hội 3.0” là Xã hội công nghiệp, là thời kỳ cơ khí hóa với đầu máy hơi nước và việc sử dụng điện; “Xã hội 4.0” là Xã hội thông tin, trong đó giá trị gia tăng được tạo ra nhờ việc kết nối các tài sản phi vật chất qua mạng internet; Với Xã hội 5.0, có bốn yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhất trí tuệ nhân tạo (AI), big data, tự động hóa (robot) và IoT (internet vạn vật). Hình 4 trình bày các giai đoạn phát triển của xã hội: Hình 4: Các giai đoạn phát triển của xã hội loài người 67
  7. II.2 Tổng quan các cuộc cách mạng công nghiệp Với nhu cầu phát triển của nhân loại, con người ngày càng mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn, tiện nghi hơn, thân thiện hơn, nên quá trình hình thành các cuộc cách mạng cộng nghiệp là tất yếu. Hình 5 trình bày các giai đoạn phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp. Nguồn Internet Hình 5: Các giai đoạn phát triển các cuộc cách mạng công nghiệp Nếu như cuộc cách mạng lần thứ 1, vào thế kỷ 18 là cuộc cách mạng về sản xuất cơ khí với máy móc dựa trên động cơ hơi nước. Thì cuộc cách mạng lần thứ 2, vào thế kỷ 19 là sản xuất hàng loạt với máy móc dựa trên năng lượng điện. Đến cuộc cách mạng lần thứ 3, vào thế kỷ 20, là sản xuất tự động với máy tính và điện tử. Bây giờ là cuộc cách mạng lần thứ 4, thế kỷ 21, sản xuất thông minh nhờ công nghệ số. Cốt lõi của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Trong tương lai gần, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5 là cuộc cách mạng cho sự hợp tác thân thiện giữa con người và máy móc, theo định hướng “Cá nhân hóa” trong cuộc sống. Hình 3 trình bày quá trình phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp. II.3 Giới thiệu cuộc cách mạng công nghiệp II.3.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ 68
  8. có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học II.3.2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp II.3.3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của máy tính, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990) II.3.4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano. II.3.5 Cách mạng công nghiệp 5.0 kỷ nguyên mới cho thế giới Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ năm, hay Công nghiệp 5.0, sẽ tập trung vào sự “hợp tác” giữa con người và máy móc, vì trí thông minh của con người hoạt động hài hòa với “điện toán nhận thức”. Bằng cách đưa con người trở 69
  9. lại sản xuất công nghiệp với sự phối hợp của robot, người công nhân sẽ được nâng cao kĩ năng cung cấp các giá trị gia tăng trong sản xuất, dẫn đến tuỳ biến và cá nhân hoá sản xuất sản phẩm hàng cho khách hàng. III. Đại học số cho giáo dục 4.0 III.1 Đặt vấn đề Đại học số Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cách mạng công nghiệp 4.0 mà chủ yếu là công nghệ số và chuyển đổi số mở ra cơ hội để cái mới thay thế cái cũ, đại học mới thay thế đại học cũ. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp chỉ tạo ra cơ hội cho một vài nước bứt phá, vươn lên thành nước phát triển cũng như cơ hội cho một số đại học vươn lên thành đại học hàng đầu. Cũng theo Bộ trưởng, chuyển đổi số giáo dục và đào tạo, nhất là đại học và dạy nghề có lẽ là con đường đúng và nhanh nhất để tạo đột phá cho ngành Giáo dục. Nhấn mạnh hơn đến chuyển đổi số đại học, Bộ trưởng cho rằng, Đầu tiên cần làm là chuyển đổi toàn bộ các trường đại học thành "quốc gia" số thu nhỏ, toàn bộ hoạt động của đại học, giáo viên, sinh viên sẽ chuyển lên môi trường số. III.2 Vai trò Đại học số Mô hình giáo dục đại học 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, liên kết nhà trường - nhà quản lý - doanh nghiệp với nhau, đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào trường học để nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp việc dạy và học diễn ra mọi lúc mọi nơi. Trường đại học theo chuẩn giáo dục 4.0 không chỉ là nơi đào tạo – nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, nâng cao năng suất lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để thực hiện Mô hình giáo dục 4.0 thì Cơ sở giáo dục cần xây dựng Đại học số có các vai trò chính: hình thành và phát triển do nhu cầu đổi mới giáo dục đại học để đáp ứng nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức, mở rộng phương thức đào tạo mới; Xu thế tất yếu của sự ứng dụng CNTT và truyền thông (Internet thế hệ mới) và giáo dục đào tạo đặc biệt là giáo dục đào tạo ở bậc đại học (chính quy tập trung hay không tập trung); Xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục trong thời đại mới đáp ứng nhu cầu Giáo dục 4.0. III.2.1 . Các thành phần chủ yếu của Đại học số Các thành phần chủ yếu của Đại học số là các hệ thống số hóa, bao gồm: - Hệ thống học thuật số hóa: số hóa các nguồn tài nguyên học tập như hệ thống bài giảng, giáo trình điện tử, thư viện điện tử, các nguồn thông tin dữ liệu bao gồm các hệ thống quản lý đào tạo; - Hệ thống nghiên cứu số hoá: chuyển đổi số các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả ứng dụng khoa học và công nghệ; 70
  10. - Hệ thống dịch vụ số hóa: chuyển đổi số các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong trường học, việc làm sinh viên, chăm sóc sinh viên; - Hệ thống thương mại số hoá: tin học hóa các hoạt động thuơng mại trong trường học như dịch vụ về cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, phát triển các dịch vụ chuyển giao công nghệ; - Hệ thống thông tin quản lý số hoá: hệ thống xúc tiến việc làm, thông tin tuyền dụng, cấp học bổng; Hình 6 trình bày các thành phần chính của Đại học số: Hình 6: Các thành phần chủ yếu của Đại học số III.2.2 . Xây dựng Đại học số Đại học số được hình thành và phát triển trên hai giai đoạn số hóa và vận hành số, cụ thể là: - Giai đoạn 1 là số hóa: thực hiện số hóa tất cả quy trình, văn bản, tài liệu học tập, bài giảng, hoạt động của cở sở giáo dục; - Giai đoạn 2 là vận hành số: dựa trên kết quả số hóa của Giai đoạn 1, Ứng dụng các công nghệ vào các hoạt động của cơ sở giáo dục một các tự động và thông minh. Kế hoạch xây dựng Đại học số bao gồm các quá trình sau: - Xây dựng và phát triển đội ngũ: Để xây dựng Đại học số, trường Đại học cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ quản lý và giảng dạy trên nền tảng của Đại học số bao gồm các cán bộ quản lý am tường về hệ thống kỹ thuật và hệ thống thông 71
  11. tin, các cán bộ kỹ thuật quản lý hệ thống kỹ thuật, đội ngũ cán bộ giảng dạy am tường việc sử dụng CNTT để chuẩn bị bài giảng, giáo trình điện tử… - Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của hạ tầng mạng và phát triển các hệ thống phần mềm: Tăng cường hạ tầng kỹ thuật mạng, mở rộng băng thông, xây dựng các xưởng studio, xưởng sản xuất học liệu điện tử, phát triển các hệ thống phần mềm quản lý CNTT trên nền tảng của mạng Intranet. Phát triển các dịch vụ trên mạng. - Khai thác thế mạnh của việc sử dụng chung tài nguyên thông tin: xây dựng các nguồn tài nguyên dùng chung như hệ thống giáo trình điện từ, các nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu, các hệ thống phòng thí nghiệm dùng chung. Xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu thống nhất - Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và công tác dạy và học: CNTT được sử dụng rộng rãi trong công tác quản lý và giảng dạy, tin học hoá toàn bộ các hoạt động quản lý trong nhà trường, tăng cường ứng dụng CNTT trong giáo dục đại học, phát triển giáo dục điện tử cho hệ thống đào tạo trực tuyến qua mạng và đào tạo chính quy IV. Kết luận Xã hội 5.0 điều tiết và làm cân bằng sự phát triển của công nghệ, nền kinh tế số hóa và sự phát triển xã hội. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra lực lượng sản xuất khổng lồ và Xã hội 5.0 chính là quan hệ sản xuất mới, phù hợp với những đổi thay phi thường đó. Xã hội 5.0 sẽ lại thúc đẩy mạnh mẽ sự ra đời và phát triển của một kỷ nguyên mới, được định dạng bởi không gian ảo và người máy sẽ làm thay cho con người và sống cùng với con người. Để hình thành Xã hội 5.0, nền giáo dục và đặc biệt là giáo dục đại học phải sử dụng truyệt để các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hình thành nền Giáo dục 4.0 – Giáo dục cá nhân hóa. Cá nhân hoá đề cập đến việc giảng dạy được thực hiện theo nhịp độ phù hợp với nhu cầu học tập, được thiết kế theo sở thích học tập và sự hứng thú cụ thể của từng người học khác nhau. Vỉ vậy, việc xây dựng Đại học số - Đại học thông minh là nhu cầu cấp thiết. Tài liệu tham khảo: [1]. AlDahdouh, A. A., Osório, A. J. and Caires, S. (2015), Understanding Knowledge Network, Learning and Connectivism. International Journal of Instructional Technology and Distance Learning. 12 (10): 3–21. [2]. Alberta Education, (2007), Primary Programs Framework – Curriculum Integration: Making Connections. Alberta, Canada. [3]. Cusick M. (2014), Tomorrowland University: What Will the College of the Future Look Like? Q Arts Foundation, Research & Develop, 72
  12. [4]. Department of Education of USA (2010), 2010 Education Technology Plan. http://www.ed.gov/technology/draft-netp-2010/individualized-personalized- differentiated-instruction. [5]. Dewey, J. (1956), The child and the curriculum/The school and society. Chicago: University of Chicago Press. [6]. Drake, S.M. and Burns, R.C. (2004), Meeting Standards Through Integrated Curriculum. Association for Supervision and Curriculum Development, Alexandria, Virginia USA. [7]. Dunn, J. (2011), The Evolution of Classroom Technology, http://www.edudemic.com/classroom-technology/. [8]. Friedman, M. (1980). "Free to Choose," Episode 6, "What's Wrong with Our Schools?" (Television). Public Broadcasting Service.3. [9]. Heffernan, J.M. (1973), The Credibility of the Credit Hour: The History, Use, and Shortcomings of the Credit System. The Journal of Higher Education, Vol. 44, No. 1 (Jan., 1973), pp. 61-72, pulished by: Taylor & Francis, Ltd [10]. Jordan, A., Carlile, O. and Stack, A. (2008), Approaches to Learning. New York: McGraw-Hill. [11]. ITU (2016), Measuring the Information Society Report 2016, © 2016 ITU International Telecommunication Union, Geneva Switzerland. [12]. Kagermann, H., Wahlster, W., and Helbig, J. (2013), Recommendations for implementing the strategic initiative INDUSTRIE 4.0. Report, Industry 4.0 Working Group. [13]. KerrC. (2001), Các công dụng của Đại học (The Uses of the University. Nhà xuất bản Trí thức (2013). [14]. Kovalchick, A. and Dawson, K. (2004), Education and Technology: An Encyclopedia. ABC-CLIO. p. 161. ISBN 1576073513. Retrieved 21 January 2017. [15]. Leiner, B.M. (1997), Brief History of the Internet, Internet Society. [16]. Michael K.Barboura, M.K. and Reeves, T.C. (2009), The Reality of Virtual Schools: A Review of the Literature. Computers & Education Volume 52, Issue 2, February 2009. [17]. Masters, K. (2011), A Brief Guide To Understanding MOOCs. The Internet Journal of Medical Education. 2011 Volume 1 Number 2. [18]. Nguyễn Mạnh Hùng (2013), Learning Ecosystem – Hệ sinh thái học tập nhìn từ lý thuyết học tập kết nối và lý thuyết hệ thống. Journal of Science of HNUE, Education Science, 2013, Vol, 58, No. 4, Hanoi, Viet Nam. 73
nguon tai.lieu . vn