Xem mẫu

  1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TAI TRONG 1 - Não sau nguyên thuỷ; 2 - Hạch thần kinh; 3 - Hốc thính giác; 4 - Ống nội lympha; 5 - Túi thính giác.
  2. CÁC CƠ QUAN PHÁT TRIỂN TỪ NGOẠI BÌ (tt) (4) Cơ quan khứu giác (4) Các tế bào ngoại bì biệt hoá tạo nên vảy khứu giác. Vảy khứu giác lõm xuống thành hố khứu giác. Một số tế bào ở đáy hố khứu giác biệt hoá thành tế bào thần kinh và từ đó phát ra các sợi thần kinh hướng về não bộ. Các sợi này hợp lại tạo thành dây thần kinh khứu giác. Phần lớn ngoại bì sau giai đoạn thần kinh vẫn nằm trên bề mặt của phôi và về sau phát triển thành biểu bì da bao bọc cơ thể, lót trong khoang miệng là phần sau của hậu môn. Những dẫn xuất của da la vãy, lông mao, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn và tuyến sữa ở động vật có vú.
  3. 2. CÁC CƠ QUAN PHÁT TRIỂN TỪ NỘI BÌ Dẫn xuất quan trọng nhất của nội bì là ống tiêu hóa với những bộ phận là vật khởi nguyên của nhiều cơ quan trọng yếu. Mầm nội bì ruột tách khỏi hai mầm trên, khép bờ để hình thành ống ruột. Đây là mầm móng tạo ra các cơ quan tiêu hoá và hô hấp. Ban đầu ống tiêu hoá là một ống thẳng, sau phân bố thành ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Ruột trước: phát triển thành miệng, lưỡi, túi mang, khe mang, phổi, các túi thuộc phế quản (tuyến giáp, cận giáp, tuyến diều), gan và tụy. Ruột giữa phát triển thành dạ dày, ruột non, các tuyến tiêu hoá như tuyến gan, tuỵ Ruột sau phát triển thành ruột già và hậu môn
  4. 3. PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG BÌ Khi tách khỏi dây sống và nội bì ruột, trung bì là 2 ống nằm đối xứng hai bên lưng phôi qua ống thần kinh. Mỗi ống trung bì sẽ phân hóa tạo thành thể tiết ở trên và tấm bên ở dưới. PHÁT TRIỂN CỦA THỂ TIẾT Thể tiết phân hoá tạo nên bốn đốt: đốt sinh thận, đốt sinh xương, đốt sinh bì và đốt sinh cơ. Đốt sinh thận phát triển thành thận về sau Đốt sinh xương phân hoá tạo thành các đốt sống ở lưng. Tế bào của đốt sinh xương đến bao xung quanh ống thần kinh và dây sống để tạo thành các đốt xương sống. Đốt sinh bì phân hoá thành màng liên kết thưa và lót mặt trong của biểu bì, tạo nên lớp bì của da ở mặt lưng. Đốt sinh cơ sẽ phát triển tạo thành cơ vân ở lưng. Cơ vân này tồn tại tính phân đốt trong suốt đời sống của động vật. Giữa các đốt cơ vân ở lưng và đốt sống có sự sắp xếp so le nhau: mỗi đốt cơ gắn với hai nửa của hai đốt sống kề nhau.
  5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ TIẾT 1 - Lá tạng; 2 - Lá thành; 3 - Thể tiết; 4 - Đốt nguyên thận 5 - Đốt nguyên cơ; 6 - Đốt nguyên bì; 7 - Đốt nguyên cốt; 8 - Ống trung thận; 9 - Biểu bì; 10 - Bì; 11 - Cơ lưng; 12 - Đốt sống; 13 - Sụn bao quanh dây sống.
nguon tai.lieu . vn