Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 76 (04/2021) No. 76 (04/2021) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: http://sj.sgu.edu.vn/ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA PHI VẬT THỂ KHU VỰC TÂY SÔNG HẬU THỜI KỲ VĂN HÓA ÓC EO Intangible cultural characteristics of Western Hậu river area in Óc Eo period ThS.NCS. Trần Trọng Lễ Trường Đại học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM TÓM TẮT Văn hóa phi vật thể của cư dân văn hóa Óc Eo - Phù Nam ở khu vực Tây sông Hậu có đặc trưng là loại hình văn hóa tổ chức cộng đồng. Trong đó, cộng đồng cư dân cổ cư trú quanh các “thế đất cao”, dọc theo những đường nước cổ trong sự tương tác với môi trường đồng bằng sông nước. Đồng thời, cư dân cổ có hình thức cố kết cộng đồng “xóm ấp” theo quan hệ ngành nghề gắn với sự chi phối của tín ngưỡng - tôn giáo. Từ khóa: đặc trưng văn hóa, Óc Eo, Tây sông Hậu, văn hóa phi vật thể The intangible culture of Óc Eo - Phù Nam residents in Western Hậu River area is characterized by a type of community organization culture. In particular, the ancient residents inhabited around the high grounds, along the old waterways in the interaction with the environment of the river delta. At the same time, the early residents consolidated the community of hamlets according to the profession relationship associated with the domination of beliefs and religions. Keywords: cultural characteristics, Óc Eo, Western Hậu River, intangible culture ĐẶT VẤN ĐỀ nghiệp, thương nghiệp, kiến trúc, đời sống Từ những ghi nhận ban đầu về dấu tích xã hội, trang phục, ăn, ở và vận chuyển; di vật của văn hóa Óc Eo, cho đến nay, các tình trạng của các di tích và loại hình di công trình nghiên cứu về văn hóa Óc Eo - vật, các tiểu quốc và trung tâm tôn giáo của Phù Nam theo hướng khảo cổ học và liên vương quốc Phù Nam - văn hóa Óc Eo. ngành với sử học, khảo cổ học, bảo tàng Gần đây, các nghiên cứu theo hướng văn học, địa chất và địa tầng học, nông học, hóa học đã trình bày các di tích văn hóa Óc dân tộc học, cổ nhân - cổ sinh vật học, Eo - Phù Nam (phạm vi phân bố, nội dung minh văn và cổ tự học đã đưa ra những tư và đặc điểm, niên đại và quá trình phát liệu, phát hiện mới, nhận thức mới về văn triển), cội nguồn và truyền thống của văn hóa cổ Óc Eo. Trong đó, có diện mạo về hóa Óc Eo trong mối liên hệ với cư dân, yếu tố văn hóa bản địa thời kỳ tiền Óc Eo lịch sử liên hệ văn hóa Óc Eo với các thể trước thế kỷ I; nguồn gốc hình thành và chế chính trị đương thời, v.v. phát triển của văn hóa Óc Eo, sự giao lưu Theo những kết quả khai quật khảo cổ và phát triển thời kỳ Óc Eo từ thế kỷ I - học ở Việt Nam, Thái Lan, Myanmar… VII; các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công các nhà nghiên cứu nhận thấy văn hóa Óc Email: trantronglek8@gmail.com 98
  2. TRẦN TRỌNG LỄ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Eo phân bố trên phạm vi rộng lớn ở vùng trình thay đổi, để đi đến cách hiểu hôm nay Nam Đông Dương, trong đó có vùng đất về “culture”/ “văn hoá”, có thể diễn đạt Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (tức như sau “Văn hoá là tất cả những hoạt hạ lưu sông Mekong) với mức độ các di chỉ động, sản phẩm và giá trị vật thể và phi vật khác nhau. Văn hóa Óc Eo là một nền văn thể do con người sáng tạo và được các thế hóa khảo cổ và luôn được nhìn nhận là hệ con người chấp nhận, tuân thủ, phổ chứng cứ vật chất của vương quốc Phù biến, truyền lưu, giúp phân biệt con người Nam - quốc gia cổ đại đầu tiên ở Đông với tự nhiên, và phân biệt tộc người này Nam Á. Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, với tộc người khác, dân tộc này với dân tộc địa bàn trung tâm của quốc gia hay đế chế khác” (Lý Tùng Hiếu, 2019, tr.86). Phù Nam (từ cuối thế kỷ I đến thế kỷ VII) Vận dụng các lý thuyết hệ thống vào vẫn là vùng hạ lưu và vùng tam giác của thực tiễn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy châu thổ sông Cửu Long. Tây sông Hậu rằng, văn hóa tộc người và văn hóa vùng là được xem là vùng đất nền tảng, phát triển những hệ thống hình thành, vận động và sớm nhất, tiêu biểu nhất của văn hóa Óc Eo biến đổi trong những môi trường nhất định, - Phù Nam; đồng thời là đất bản bộ của tiểu và có một cấu trúc đơn tâm hoặc đa tâm, quốc Na Phật Na thuộc vương quốc Phù với thành tố trung tâm là các tộc người, các Nam. Khu vực Tây sông Hậu nay là vùng cộng đồng người sáng tạo ra hệ thống văn đất nằm về phía hữu ngạn sông Hậu, và hóa ấy và dùng nó làm phương tiện sinh thuộc địa bàn của 7 tỉnh thành: An Giang tồn. Do đó, chúng tôi sẽ giới thiệu một mô (phía Tây), Kiên Giang, Hậu Giang, Cần hình cấu trúc văn hóa bao gồm trước hết là Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, với chủ thể văn hóa, và kế tiếp là các thành tố diện tích là 23.077, 5km², dân số là văn hóa khác (Lý Tùng Hiếu, 2020, tr.56). 8.114.214 người (số liệu được tác giả tổng “Văn hóa phi vật thể (intangible hợp từ Tổng cục thống kê Việt Nam, culture): bao gồm những yếu tố văn hóa 2019). Những di tồn văn hóa Óc Eo ở vùng không thể tiếp xúc và tương tác trực tiếp đất Tây sông Hậu, tiêu biểu là Tứ giác nếu không có các phương tiện truyền bá Long Xuyên được xác định có niên đại từ văn hóa, thường là các nghệ nhân dân gian, thế kỷ II trước Công nguyên kéo dài tới thế như văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa tín kỷ VII và đến thế kỷ X - XIII sau Công ngưỡng, văn hóa phong tục, văn hóa lễ hội, nguyên. Do đó, làm rõ các đặc trưng văn văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, văn hóa hóa phi vật thể của cư dân văn hóa Óc Eo - giao tiếp, bí quyết và quy trình công nghệ Phù Nam ở khu vực Tây sông Hậu để góp của các nghề thủ công, v.v. Đây là những phần phát huy giá trị văn hóa Óc Eo trong hoạt động văn hóa vừa có tính vật thể vừa thời kỳ hội nhập hiện nay là cần thiết. có tính phi vật thể nhưng tính phi vật thể 1. Một số khái niệm cơ bản nổi trội hơn. Và do mang đặc tính chất phi 1.1. Khái niệm văn hóa phi vật thể vật thể, các hoạt động văn hóa này gắn chặt Đến cuối thế kỷ XX, khái niệm về với chủ thể văn hóa và tương đối khó biến “culture”/ “văn hoá” lại được thu hẹp nghĩa đổi dưới tác động của môi trường văn hóa. để gắn liền với dân tộc, tộc người. Trong Vì vậy, văn hóa phi vật thể chính là nơi thể giới nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam, quan hiện, bảo tồn bản sắc văn hóa tương đối lâu niệm về văn hóa cũng đã diễn ra một quá bền” (Lý Tùng Hiếu, 2020, tr.59). 99
  3. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 76 (04/2021) 1.2. Khái niệm đặc trưng văn hóa khô, nước ngọt vào mùa mưa) đã tạo nên Đặc trưng là “nét riêng biệt và tiêu biểu, một bưng lầy thấp trũng nối liền từ Phụng được xem là dấu hiệu để phân biệt với những Hiệp (Hậu Giang) tới Tri Tôn (An Giang), sự vật khác” (Hoàng Phê, 2011, tr.384). Rạch Giá, Hà Tiên (An Giang)4 ở Tứ giác Trong vận dụng các lý thuyết tương Long Xuyên, vùng Ô Môn - Phụng Hiệp. đối luận văn hóa và đa dạng văn hóa, đặc Về thổ nhưỡng, các loại đất gồm có đất phù trưng của văn hóa được giới thiệu và luận sa, đất phèn, đất mặn, đất than bùn, đất cát giải gồm có tính giá trị, tính biểu tượng, biển. Về khí hậu, gió mùa có hai mùa gió tính truyền thống và tính hệ thống. Các đặc chính là gió tây nam và gió đông bắc. Về trưng của văn hóa đều mang tính tương thủy văn, hệ thống sông rạch, lạch triều, đối, tức là có một giới hạn khả dụng nhất đường nước nhân tạo được nối với nhau để định tùy thuộc vào từng nền văn hóa. Đây lan tỏa từ các thành thị, thương cảng trên là những đặc trưng có tính phổ quát của vùng đất Tây sông Hậu theo hướng Đông - văn hóa, nhưng ở những nền văn hóa khác Tây hoặc hướng Bắc - Nam. Đó là khoảng nhau, các đặc trưng ấy sẽ có những biểu 30 “đường nước cổ” ở Tứ giác Long hiện, nội dung khác nhau (Lý Tùng Hiếu, Xuyên, giao điểm của 11 kinh đào cổ tại di 2019, tr.94). chỉ Đá Nổi, và các sông đào như sông Hậu 1.3. Khái niệm sắc thái văn hóa cổ (Proto Bassac), kinh đào từ Angkor Sắc thái là cái hình thức, cái biểu hiện Borei (Cambodia) - di tích Nền Chùa (Kiên ra bên ngoài của bản sắc. Bản sắc văn hóa Giang)... (Nhiều tác giả, 2016a, tr.207). Về là cái trừu tượng, nhưng nó lại biểu hiện sinh thái, hệ động vật và thực vật rất đa qua muôn vàn cái cụ thể của văn hóa, mà dạng trên các vùng đồi núi (Thất Sơn, Ba cái đó ta thường gọi là sắc thái văn hóa. Thê, Kiên Lương, Kiên Hải…) và đất ngập Sắc thái văn hóa là nói tới những biểu hiện nước (đồng ngập lũ, rừng ngập mặn…) với cụ thể của bản sắc (Huỳnh Công Bá, 2012, các loài động thực vật như các loài cá, tr.37). chim, bò sát, loài lưỡng cư, thủy hải sản, 2. Định vị văn hoá khu vực Tây sông v.v. Hậu thời kỳ văn hóa Óc Eo 2.2. Giao lưu tiếp biến văn hoá 2.1. Không gian văn hóa Khu vực Tây sông Hậu được cho là Về phạm vi, vùng đất Tây sông Hậu địa bàn phát tích và xây dựng của vương được xác định có ba mặt giáp biển (vịnh quốc Phù Nam. Trong đó, kinh thành - Thái Lan, biển Đông nay), và tiếp giáp với cảng thị Óc Eo luôn là trung tâm thương thềm đất cổ và tiểu quốc “Chinh phục từ mại - văn hóa lớn; và là địa điểm trung đầm lầy”1. Không gian địa lý thoáng - mở gian của “Con đường tơ lụa trên biển”, đã tạo điều kiện cho cộng đồng cư dân văn “một trung tâm liên thế giới” trong quá hóa Óc Eo - Phù Nam trong giao lưu với trình phát triển quốc gia Phù Nam và đế khu vực và thế giới. Về địa hình, vùng đất chế Phù Nam. Thương cảng Óc Eo giúp này có địa hình đa dạng, gồm đồi núi, hải Phù Nam “lan tỏa khắp Đông Nam Á lục đảo, giồng ven sông, gò đất2 cao giữa vùng địa đến Bắc và Trung bán đảo Malaysia, thấp trũng ngập nước, đầm lầy, giồng cát nơi có eo biển Kra. Do đó, cư dân Óc Eo - ven biển3, bãi triều và cồn sông. Trong đó, Phù Nam đã giao tiếp, quan hệ với các nền vùng ngập nước (có nước biển vào mùa văn minh lớn trên thế giới rất sớm như từ 100
  4. TRẦN TRỌNG LỄ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp và La Mã, v.v. các nhóm tộc người thuộc ngôn ngữ Nam Có thể nói, đời sống cư dân văn hóa Óc Eo Đảo (Malayo - Polynesien). Trong đó, yếu - Phù Nam đã bị tác động một cách toàn tố nhân chủng của các nhóm tộc Malayo - diện qua hoạt động thương mại biển kèm Polynesien có phần nổi trội, chiếm ưu thế với truyền giáo. (Nhiều tác giả, 2016a, tr.623). Cộng đồng cư dân văn hóa Óc Eo - 3. Đặc trưng văn hóa phi vật thể của Phù Nam đã phát triển các yếu tố nội sinh cư dân văn hóa Óc Eo ở Tây sông Hậu của văn hóa Đồng Nai, cũng như tiếp thu 3.1. Sắc thái văn hóa tổ chức cộng đồng những yếu tố văn hóa ngoại sinh của các Về chế độ gia đình, cộng đồng cư dân nền văn hóa từ bên ngoài một cách hài bản địa thời buổi đầu sống tập trung gần hòa mà đặc biệt là từ Ấn Độ (tín ngưỡng biển ở vùng chân núi dãy Thất Sơn thuộc Hindu giáo và Phật giáo) để tạo dựng Tứ giác Long Xuyên có chế độ mẫu hệ thành một nền văn hóa có đặc trưng riêng (những người thuộc bộ tộc gốc Liễu Diệp). và đạt đỉnh cao trong khu vực Đông Nam Bộ tộc Liễu Diệp có thể có quan hệ với Á. Trong đó, “văn hóa Phù Nam nổi bật một cộng đồng huyết thống ở phía thượng lên tính cách của một nền văn hóa biển và nguồn Bassac. Sự kết hợp Hỗn Điền (hệ văn hóa thương mại” (Võ Văn Sen, 2017, thống tộc thuộc phụ hệ, ngoại tộc) - Liễu tr.38). Từ thế kỷ VII, cư dân văn hóa Óc Diệp (hệ thống tộc thuộc mẫu hệ, bản địa) Eo Tây sông Hậu có sự chuyển biến về là sự kết hợp giữa hai khối tộc có thể cùng mặt không gian đến các vùng đất cao, hệ ngôn ngữ6 để hình thành nhà nước sơ giồng đất ở Thất Sơn nhưng văn hóa Óc khai với tên gọi là Phù Nam, và gồm có 7 Eo vẫn tồn tại, được kế thừa dưới nhiều thành ấp. Dòng thủ lĩnh họ Hỗn (Hun) - dạng thức, hình thái mới. Dấu tích thể Hỗn Điền là minh chứng cho các mối quan hiện rõ nét nhất là loại hình di tích kiến hệ “huyết tộc” với vùng hải đảo phía Nam trúc tôn giáo. Những giá trị văn hóa Óc nói tiếng Nam Đảo, với Ấn Độ cổ. Mô Eo của cư dân Óc Eo - Phù Nam được thể hình nhà nước dưới thời cai trị của dòng họ hiện trong dấu ấn văn hóa của người Chân Hỗn (Hun) vừa có vua (mang tính thủ lĩnh) Lạp (người Khmer ngày nay), và được đứng đầu Phù Nam, vừa có các “tiểu người Việt tiếp biến và phát huy trong đời vương” cai trị các tiểu quốc hoặc “ấp”. Phù sống văn hóa tín ngưỡng. Nam chỉ là tập hợp của các tiểu quốc theo 2.3. Chủ thể văn hoá kiểu Mandala, trong đó mỗi tiểu quốc vẫn Cư dân văn hóa Óc Eo - Phù Nam ở giữ nguyên tổ chức, tên gọi và truyền Tây sông Hậu là cộng đồng đa tộc người5, thống riêng. Khi đó, tiểu quốc Na Phật Na gồm có người Indonesian, người Ấn Độ, được định vị là thuộc địa bàn Tây sông người Shakas, người Melayu, nhóm người Hậu; Ba Thê - Óc Eo có chức năng vừa là từ Trung Quốc, các nhóm tộc người thuộc cảng thị vừa là kinh thành của bộ máy điều ngôn ngữ Nam Đảo (Malayo-Polynesia), hành hệ thống cảng thị và thành ấp khác. nhóm cư dân thuộc ngôn ngữ Môn - Khmer Tổ chức quản lý trong thời kỳ điều hành cổ, v.v. Theo kết quả nghiên cứu cổ nhân bởi Hỗn Điền - Liễu Diệp và các thế hệ học kết hợp với những miêu tả trong thư con, cháu mang họ Hỗn dựa trên những tịch cổ, chủ nhân chủ yếu của nền văn hóa nguyên tắc thương mại bình đẳng và nền Óc Eo là người Indonesien hay cư dân thuộc đạo đức nguyên thủy có sự hỗ trợ thần 101
  5. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 76 (04/2021) quyền của Hindu giáo, Phật giáo và các tín Cư dân văn hóa Óc Eo Tây sông Hậu ngưỡng nguyên thủy bản địa (Vũ Minh có nhiều thành phần dân cư8, tổ chức xã Giang - Nguyễn Việt, 2017, tr.179). Từ hội, gồm tầng lớp trên (quý tộc, tăng lữ, khoảng thế kỷ III đến đầu thế kỷ VI, trung chiến sĩ, thủy thủ, thương nhân, tầng lớp tâm Phù Nam từ Óc Eo được cho là được thị dân…) và tầng lớp dưới (người lao chuyển dời về Angkor Borei (Cambodia): động) (Nhiều tác giả, 2016a, tr.215). Gia thành Đặc Mục (Vyadhapuara). Quan hệ đình người giàu có, chủ nhân của các đền dòng tộc trong phổ hệ vua Phù Nam có đài sống tập trung tại các thành thị, trung mang màu sắc Ấn Độ rõ nét qua tên các tâm dân cư lớn như thành thị - cảng thị Ba vua có đuôi Bạt Ma (-Varman) gồm Thiên Thê - Óc Eo, thành Sdachao (Bảy Núi), Đá Trúc Chiên Đàn (Chandra), Kiều Trấn Như Nổi Phú Hòa (Thoại Sơn), Nền Chùa (Tân (Kaudinya), và cải cách theo mô hình Ấn Hiệp), Cạnh Đền (Vĩnh Thuận). Những gia Độ. Phù Nam tiếp tục phát triển và tồn tại đình có liên quan với các nghề luyện kim, như một đế chế mạnh trong khu vực: “đế tạc tượng, chạm trổ, nghề dệt thường sống chế Phù Nam gồm đến hơn 10 nước” (Võ gần các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp để Văn Sen, 2017, tr.37) hay “một đế chế tới hình thành các “làng nghề” ở khu vực Óc gần 20 thành ấp” (Vũ Minh Giang, Nguyễn Eo - Ba Thê, Nhơn Thành (Phong Điền). Việt, 2017, tr.181). Tổ chức quản lý của đế Gia đình nông dân sống dọc theo các thủy chế Phù Nam đối với các nước bị chinh lộ và tạo nên các cụm dân cư, xóm ấp xung phục hay thần phục có mức độ lệ thuộc và quanh các gò cao trên đồng ruộng như 30 ràng buộc khác nhau. Hay cơ chế quản lý gò trên cánh đồng Óc Eo, gò đất quanh đền và vận hành của đế chế Phù Nam mang Vĩnh Hưng (Bạc Liêu), những tuyến kinh nặng tính chất liên kết kinh doanh, thương và sông rạch nối các thị trấn, cảng thị mại, rất linh hoạt nhưng cũng rất lỏng lẻo. (Nhiều tác giả, 2016a, tr.568). Từ những Đô thị - cảng Óc Eo vẫn giữ vai trò là một dấu tích về nhà sàn, di chỉ của nghề thủ trong những trung tâm kinh tế - văn hóa, công, kiến trúc tôn giáo, khu vực Óc Eo - mậu dịch quốc tế lớn nhất. Khoảng từ năm Ba Thê được xem là khu dân cư đa tính 540-550, kinh đô Đặc Mục của Phù Nam ở chất, đa chức năng (sinh hoạt đời thường, Borei Angkor phải chuyển xuống phía Nam sản xuất thủ công, sinh hoạt tôn giáo…). ở thành Na Phật Na (tức Naravaranagara) Cộng đồng cư dân có mối quan hệ gần gũi ở Ba Thê - Óc Eo (nay là thị trấn Óc Eo, với nhau theo nhóm ngành nghề và cùng huyện Thoại Sơn). Nói chung, có thể cho giai cấp. Tuy nhiên, các tầng lớp nông dân, rằng chế độ gia đình mẫu hệ chuyển dần thợ thủ công và thương nhân cũng có sự sang chế độ gia đình phụ hệ khi nhà nước phân cực với nhau ở các mức độ khác sơ khai được hình thành. nhau, và giữa tầng lớp dưới với chính Về hình thức tổ chức cộng đồng, dân quyền, giới tăng lữ, v.v. cư được quản lý theo hành chính lãnh thổ; Có thể cho rằng mỗi địa bàn dân cư cư dân có quan hệ thân tộc và tính cộng đều có đền thờ thần linh cho các “làng”, có đồng cao. Nhiều ấp đông dân trên diện tích trung tâm tôn giáo cho cộng đồng địa cư trú 2-5 km2 cùng hàng trăm bàu nước, phương như trung tâm tôn giáo Óc Eo - Ba mỗi bàu nước được sử dụng cho nhiều Thê, Đá Nổi; các gia đình cũng thờ cúng chục hộ dân7. các vị thần riêng. 102
  6. TRẦN TRỌNG LỄ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 3.2. Sắc thái văn hóa tín ngưỡng thờ Linga và tượng thần Vishnu. Theo Võ Cộng đồng cư dân cổ Tây sông Hậu có Sĩ Khải (1997), thờ thần Shiva (dưới dạng các tín ngưỡng thờ đa thần (thờ đá, thờ linga) là biểu tượng của vương quyền, quý lửa…), thờ người chết, đạo Bàlamôn, Phật tộc và chiến sĩ; theo Bùi Thị Ngọc Phương giáo, Hindu giáo, và các tín ngưỡng Ấn (2016), thần Vishnu cũng là vị thần của giáo khác. Hai tôn giáo Phật giáo và Ấn dân gian, mà người Óc Eo - Phù Nam chủ giáo được truyền bá cả dưới dạng tín yếu là nông dân, thợ thủ công và thương ngưỡng dân gian cũng như trong hình thức nhân (Nhiều tác giả, 2016b, tr.599). Các thể chế hóa (Võ Sĩ Khải, 2018, tr.213). đền Ấn giáo giai đoạn sớm được phát hiện Trong đó, hầu hết các học giả đều nhận ở những di tích “Gò Đá” gồm đền thần Mặt thấy Hindu giáo dòng Vaishnative xuất Trời Surya, đền Hindu, đền thần Shiva, đền hiện khá sớm và đậm nét. Tín ngưỡng tôn thần Vishnu. Vùng đất Tây sông Hậu thời giáo của cư dân cổ có nguồn gốc ngoại kỳ Óc Eo, chủ yếu địa bàn Ba Thê - Óc Eo nhập từ nhiều nơi trên thế giới nhưng văn được xác định là khu vực tập trung hàng hóa cổ Ấn Độ vẫn là phổ biến, cụ thể nhất loạt khu đền thần Hindu giáo với loại đền ở là văn hóa Bàlamôn mới và Phật giáo. ngoài trời không có mái che (Hypaethral Những biểu tượng mang tín ngưỡng Ấn temple) như Gò A5, Gò A7, Đá Nổi. Cư Giáo và Phật giáo từ Ấn Độ trong các di dân cổ Tây sông Hậu đã tôn tạo những tích ở khu vực Óc Eo - Ba Thê gồm có dấu ngôi đền Hindu giáo ở Óc Eo - Ba Thê từ tích đền thần, bia ký, tượng Phật, tượng thời Phù Nam để tiếp tục sử dụng vào thời thần Brahma, Vishnu, Shiva, Hari Hara, hậu Phù Nam9 như đền thần ở Gò Tư Ganesa, Lakshmi, Uma, Surya, linh vật thờ Trăm, Vĩnh Hưng. Đạo Hindu có vai trò Linga-Yoni, bò thần Nandin, chim thần đặc biệt quan trọng trong cư dân cổ hậu Óc Garuda, rắn thần Naga, biểu tượng của Eo và họ có niềm tin vào các vị thần Ấn thần, một số hóa thân của thần Vishnu. giáo qua tượng Vishnu10, tượng Shiva, Đối với đời sống tâm linh của cư dân tượng Brahma. đương thời, tôn giáo có vai trò quan trọng Theo phái thờ thần Shiva, hình ảnh và thần linh phải ngự trị trong một ngôi thần Shiva được thể hiện dưới dạng 12 biểu đền đồ sộ ở trên gò. Về mặt tôn giáo, cư tượng. Linga là một hình ảnh mang tính dân cổ Tây sông Hậu (tuyến ven biển hay biểu tượng của thần Shiva; trong khi đó, tuyến phía nam) có hướng nghiên về tôn một số người tin rằng linga xuất phát từ thờ thần Vishnu. Trong khi đó, tuyến phía hình dạng của biểu tượng tình dục. Con vật bắc Phù Nam (tuyến lục địa) gồm những thiêng liêng mà Shiva cưỡi là bò thần bộ lạc hay tiểu quốc tiền Môn - Khmer đã Nandi (Nandi nghĩa là tận tâm duy nhất, có hoặc đang trong quá trình Ấn Độ hóa đầu óc và sức mạnh). Cư dân Óc Eo có một nghiên hơn về giáo phái tôn thờ thần Shiva số đền thần Shiva ở Gò Cây Trôm, Nam (Vũ Minh Giang, Nguyễn Việt, 2017, Linh Sơn, Giồng Xoài, Nền Chùa, Vĩnh tr.260). Khu quần cư ở núi Ba Thê được Hưng, đỉnh Núi Sam. xem là đất thánh, là trung tâm chính trị - Thờ thần Vishnu được thể hiện qua tôn giáo của vùng đất Tây sông Hậu. tượng thờ. Hình ảnh về các vật tùy thân Về thờ thần Ấn giáo (Hinduism), cư của thần Vishnu như vỏ ốc, bánh xe, quả dân văn hóa Óc Eo Tây sông Hậu đã tôn cầu, cây gậy là những đề tài chạm trên 103
  7. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 76 (04/2021) trang sức, đồng tiền, trên những lá vàng và hình chạm vàng, thờ người chết. còn được chôn theo trong đền thờ thần Thần Mặt Trời được thể hiện với bốn Vishnu (Nhiều tác giả, 2016a, tr.172). Đó bàn tay: ba bàn tay với mỗi tay mang một là một số đền thần Vishnu ở Linh Sơn Tự, vật là bánh xe, vỏ ốc, hoa sen, và bàn tay Gò Út Trạnh. thứ tư được đặt trong một tư thế bảo vệ. Ngoài ra, những nhà khảo cổ đã nhận Thần Mặt Trời11 được cư dân văn hóa Óc thấy đền ba vị thần Brahma - Shiva - Eo - Phù Nam tôn thờ, nhất là thành phần Vishnu hay đền thần Shiva và Vishnu nằm cư dân làm nông nghiệp như đền thần Mặt trên cùng một địa điểm (Gò Út Trạnh ở Óc trời Surya ở Gò A1 (Gò Cây Cốc hoặc Gò Eo, Thoại Sơn) với hiện vật, cấu trúc đền Ông Boong), Gò A3 (Gò ông Côn hay Gò của các thần Brahma, Shiva, Vishnu. Song Đôi), Gò Cây Thị ở khu di tích Óc Eo Về Phật giáo, cư dân cổ Tây sông Hậu - Ba Thê (Thoại Sơn). bị ảnh hưởng của Phật giáo từ Ấn Độ hay Tục thờ đá, theo cư dân, “thần đá đạo thờ Phật tổ - Ấn Độ (Nhiều tác giả, lớn” đã vỡ ra thành những “thần đá nhỏ” 12 2016a, tr.560) từ sớm. Theo Quảng Văn (nhiều viên đá thờ bằng nắm tay hoặc nhỏ Sơn (2016), hiện tượng những lá vàng hơn, gồm nhiều loại đá và màu sắc khác mỏng có in hình nổi tượng thần, động vật nhau) được thờ ở những tập thể dưới cộng và cả những câu kinh kệ ghi bằng chữ đồng và cả gia đình. “Thần đá lớn” đã trở Sanskrit được chôn trong hố thờ; những thành một loại “thần đất” ở các địa phương dấu hiệu tôn giáo, đồ gốm và vật liệu kiến nhỏ hay ở trong phạm vi một khoảnh đất trúc mang phong cách Nam Ấn cuối thiên riêng. Ngày nay, cư dân địa phương có tục niên kỷ I trước Công nguyên (Nhiều tác thờ đá ở nhiều nơi, tiêu biểu như miễu ông giả, 2016b, tr.525). Các tượng Phật được Tà trong di tích miếu Đá Nổi với các câu phát hiện tại các di chỉ văn hóa Óc Eo như chuyện về đồng đá nổi, Thạch Đại Đao trên Nền Chùa (Kiên Giang), Gò Cây Thị (Óc núi Ba Thê. Eo, An Giang), v.v. Một số loại tượng Phật Thờ người chết, cư dân cổ thể hiện tiêu biểu như tượng Phật được tạc bằng đá lòng tôn kính đối với người đã qua đời qua sa thạch gắn với bệ hoa sen, tượng Phật tục an táng có kèm theo các vật tùy táng. bằng kim loại (chủ yếu là tượng Phật Theo Võ Sĩ Khải (2016), thờ người chết là đồng), v.v. Mặt khác, hình tượng thần Phật biểu hiện rõ nét nhất về tín ngưỡng của các liên quan đến “Tam vị nhất thể” được thể cư dân tiền sử, sơ sử và cổ đại (Nhiều tác hiện trên Linga, Yoni, Nandin, Garuda, giả, 2016a, tr.254). Hari Hara, Surya, Ganesa, v.v. Hầu như Thờ Linga-Yoni, Linga-Yoni là hình hình tượng Phật giáo và tất cả các thần linh thức ngẫu tượng kết hợp giữa Linga và Ấn giáo, các biến tướng của họ đều được Yoni (Linga-Yoni)13 và là hình thức thờ tìm thấy trong các di tích Óc Eo ở vùng đất sinh thực khí hay được diễn giải như biểu Tây sông Hậu. hiện của tín ngưỡng phồn thực. Linga - Các tín ngưỡng khác, cư dân cổ Tây Yoni cũng là biểu tượng trong Hindu giáo, sông Hậu có các tín ngưỡng thờ thần Mặt tượng trưng cho đấng thần linh vì mỗi vị Trời, thờ Đá, thờ Linga - Yoni, vật linh thần đều có vợ là người phối ngẫu, đồng giáo… tục thờ cây cỏ, động vật theo quan thời cũng là Shakti, tức là bản thể của niệm Ấn Độ đã được ghi nhận trên một số chính vị nam thần. Cụ thể là thần Shiva, 104
  8. TRẦN TRỌNG LỄ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN thần đã phân thân hiện diện trong hình tang, lễ vào nghề, lễ gieo mạ, đuổi tà, v.v. dạng khác nhau. Shakti là vợ của thần Các giáo sĩ Bà La Môn thực hiện việc cúng Shiva với nhiều hiện thân khác nhau như tế cho các chủ đất, thương gia và những Parvati - nữ thần của núi rừng và sinh sôi sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của các nảy nở, Uma hay Durga - nữ thần với cộng đồng, thị tộc (Võ Sĩ Khải, 2018, quyền lực vô biên. Cặp Linga-Yoni có thể tr.211). Trong hôn nhân và sinh sản, cư dân được xem là sự đồng nhất của vị thần cổ Tây sông Hậu có hoạt động cúng tế khi Shiva với chính Shakti của mình, biểu thị có thai, trưởng thành và trong lễ cưới. cho sự toàn năng của vị thần. Linga-Yoni Trong phong tục tang ma, tang lễ có thủy thường làm từ nhiều chất liệu và hình dạng táng, hỏa táng, thổ táng, điểu táng. Theo khác nhau, có hai dạng là liền bệ hoặc tách sách Tấn thư (thư tịch cổ Trung Hoa), rời. Ở vùng đất Tây sông Hậu, một số loại “người Phù Nam để tang thì cắt tóc, cạo Linga-Yoni được phát hiện, gồm loại râu” khi có người qua đời (Nhiều tác giả, Linga-Yoni tạc gắn liền với bệ dạng hình 2016b, tr.95). Theo tục lệ mai táng, cư dân tròn ở Vĩnh Hưng (Bạc Liêu), Linga-Yoni cổ đặt những vật tùy táng (lá vàng nhỏ có tạc gắn liền với bệ dạng hình tròn bằng khắc hình, viên đá quý) trong huyệt mộ14 vàng ở khu vực Đá Nổi (Thoại Sơn, An (hình chữ nhật, hình vuông, hình phễu) ở Giang); loại Linga-Yoni có Linga thô ráp, khu di tích Óc Eo khi chôn người chết. Từ hình trụ tròn thuôn dần xuống dưới, đầu các cuộc khai quật ở Nền Chùa, Óc Eo, Đá chỏm tròn gắn liền với yoni ở An Giang; Nổi, Kè Một, những mộ táng ở các di chỉ loại Linga-Yoni làm bằng đá sa thạch hoặc này được cho là các khu hỏa táng. làm từ đá thạch anh với Linga hình trụ, đầu Ngoài ra, cư dân cổ cũng có nhiều hơi bằng gắn liền với Yoni có vòi dẫn nước nghi lễ, nghi thức cúng tế liên quan đến các dạng hình vuông, mặt Yoni chạm đục lõm nghề nông, nghề rừng, nghề thủ công, nghề vuông tạo thành gờ dẫn nước bao quanh buôn bán và các tập tục kiêng cữ trong sinh Yoni; loại Linga-Yoni tạc tách rời bệ có hoạt hàng ngày. Một số lễ tục được nhận cấu tạo Linga hình trụ tròn và Yoni hình biết như lễ gieo mạ và lễ tế thần tượng vuông hoặc hình chữ nhật ở Óc Eo (An vàng (thế kỷ VI)15 ở trung tâm tôn giáo Đá Giang), Tháp Trà Long (Bạc Liêu). Di tích Nổi; lễ thờ cúng linh thiêng Amrakesvara, tháp Vĩnh Hưng (Bạc Liêu) thể hiện cho Puskarecvara, Vinecvara, Vardhamanecvara… hình thức thờ Linga-Yoni của cộng đồng (Nhiều tác giả, 2016b, tr.58). cư dân Óc Eo - Phù Nam. 3.4. Sắc thái văn hóa lễ hội Có thể nói tín ngưỡng dân gian của cư Cư dân Óc Eo - Phù Nam ở Tây sông dân đã hòa nhập vào đạo Bà La Môn, đạo Hậu có các lễ hội ngành nghề, lễ hội gắn Hindu và đạo Phật. Cư dân đã thực hiện các với tín ngưỡng dân gian, lễ hội liên quan tập tục, nghi lễ phù hợp với tín ngưỡng tôn đến thần Shiva và thần Vishnu, lễ hội tôn giáo trong đời sống, hoạt động sản xuất. giáo. Vào dịp lễ, đặc biệt là các lễ lớn của 3.3. Sắc thái văn hóa phong tục các tôn giáo, các tín đồ của Phật giáo hoặc Cư dân Óc Eo - Phù Nam có các phong Hindu giáo ở địa phương và các vùng lân tục vòng đời người, phong tục vòng đời cây cận về tham gia vào các hoạt động tôn giáo trồng, các tập tục kiêng cữ. Đó là cúng tế tại các trung tâm tôn giáo như Óc Eo - Ba trong các lễ cưới, có thai, sinh con, đám Thê, Đá Nổi (Đặng Văn Thắng, 2017, 105
  9. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 76 (04/2021) tr.316). Họ cầu khấn để được phù hộ cho thần, phù điêu, bùa đeo, con dấu, hình cuộc sống trần tục của cộng đồng cư dân. khắc. Các hiện vật trong văn hóa Óc Eo Cư dân thực hiện các nghi thức, lễ nghi Tây sông Hậu mang một phong cách Phù cúng tế, nghi lễ tôn giáo tại các đền thờ Nam qua các vật phẩm. Đó những vật hoặc tháp đối với thần linh, Phật. Tại các phẩm kiểu Ấn Độ nhưng được sản xuất tại đền thờ, một nhà dài được cho là nơi tĩnh Óc Eo, và những vật phẩm chịu ảnh hưởng tâm, cầu nguyện của các tín đồ trước khi của Ấn Độ nhưng đã có phần pha trộn vào hành lễ. Nhà dài tiêu biểu là kiến trúc truyền thống địa phương (Nhiều tác giả, “nhà dài”16 (Mandapa) ở Gò Giồng Xoài; 2016a, tr.637). Về tạc tượng, cư dân cổ đã có cấu tạo gồm bốn bờ tường xây bằng chế tác các loại tượng bằng gỗ, đá, đồng gạch tái sử dụng chạy thẳng song song với mang phong cách nghệ thuật Óc Eo. Các nhau theo hướng Đông - Tây (chếch Nam loại tượng thần Ấn giáo bằng đá và đồng, 100), dài 7-9,3m và cách nhau một quảng chủ yếu là thần Vishnu ở Óc Eo, núi Ba rộng từ 2-3m. Thê, Giồng Xoài, Núi Sập, Đá Nổi, Châu Ngoài ra, cư dân cổ có nhiều hoạt Đốc (An Giang); tượng Hari Hara, Brahma động giải trí trong lễ hội như nhảy múa, ca ở núi Ba Thê; tượng Surya ở núi Ba Thê; hát, chọi gà, đấu lợn, v.v. tượng Shiva ở Núi Sam, Cần Thơ; tượng 3.5. Sắc thái văn học nghệ thuật Laksmi ở Sóc Trăng. Một số tượng Phật Trong văn học, cộng đồng cư dân cổ bằng gỗ ở An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, có lẽ đã có các loại hình văn học dân gian, Kiên Giang; tượng Phật bằng đồng ở Óc từ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích về các Eo và bằng đá ở nhiều nơi như tượng Phật vị thần của Ấn giáo, Phật giáo, v.v. Cư dân bằng đá ở Hòn Sóc (Kiên Giang). cổ cũng lưu truyền những tri thức bản địa Điêu khắc Phật giáo bản địa thời kỳ về hoạt động khai thác trồng lúa nổi, nhiều văn hóa Óc Eo (thế kỷ V-VII) sử dụng loài cây ăn trái, khai thác gỗ, hoạt động săn nguồn nguyên liệu tại chỗ để tạc tượng như bắt, thuần dưỡng thú rừng, kinh nghiệm đi các sưu tập tượng Phật bằng gỗ ở Đá Nổi. biển, v.v. Các pho tượng Phật thể hiện tâm thức tôn Trong nghệ thuật diễn xướng, cư dân giáo, tạc bằng gỗ tìm thấy trong tầng văn cổ có các loại hình ca múa nhạc trong cung hóa, với đặc trưng tiêu biểu là loại tượng đình - tôn giáo - dân gian. Có thể hình thức đứng. Điều này được cho là một cơ sở để múa cung đình đã rất phổ biến để phục vụ nói đến nền nghệ thuật tiếu tượng và một cho vua và tầng lớp “quý tộc”. Nhiều loại phong cách nghệ thuật Phù Nam riêng biệt nhạc cụ đã ghi nhận được như sáo, tù và, (Nhiều tác giả, 2016a, tr.630). trống sắt, cồng và xập xõa (não bạt), lục lạc 3.6. Sắc thái văn hóa giao tiếp đồng… và các loại nhạc cụ dây như tỳ bà, Vùng đất Tây sông Hậu được nhận kanjan, vina, lavl, harpe (Nhiều tác giả, định là nơi hội tụ của nhiều nhóm cư dân 2016b, tr.59), v.v. từ “miệt cao” và ngoại nhập đến sinh sống Trong nghệ thuật tạo hình, cư dân cổ và giao lưu kinh tế - xã hội, văn hóa. Theo Tây sông Hậu thể hiện qua nghệ thuật Đào Linh Côn (2016), cộng đồng cư dân trang trí, điêu khắc tạc tượng. Nghệ thuật văn hóa Óc Eo - Ba Thê gồm cư dân tại trang trí được khắc họa trên đồ trang sức chỗ, những kiều dân, thương gia (tầng lớp hoặc chạm trổ trên vàng, trên đá như tượng thương gia hoạt động tại chỗ, thương nhân 106
  10. TRẦN TRỌNG LỄ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN sống vãng lai), những người truyền đạo về những biểu tượng của Ấn giáo, Phật Bà La Môn và nhiều sắc dân nói nhiều giáo như cõi trần, thiên đàng, cái chết và ngôn ngữ khác nhau (Nhiều tác giả, 2016a, cõi chết; khái niệm về vương quyền, pháp tr.463). Về từ ngữ giao tiếp, mỗi nhóm cư lệnh… (Nhiều tác giả, 2016a, tr.247). dân phải biết hoặc hiểu được ngôn ngữ, Kết luận tiếng nói phổ biến lúc bấy giờ của người Khu vực Tây sông Hậu là không gian Óc Eo - Phù Nam. Tùy hoàn cảnh giao văn hóa thuận lợi cho sự giao thoa giữa các tiếp, nhóm cư dân sử dụng từ ngữ cho phù tộc người và tiêu biểu cho tính cách “văn hợp với ngành nghề, trao đổi mua bán, tín hóa biển” của văn hóa Óc Eo - Phù Nam. ngưỡng tôn giáo, v.v. Cộng đồng cư dân văn hóa Óc Eo ở Tây Văn tự là phương tiện giao tiếp của sông Hậu đã phát triển hình thức tổ chức một bộ phận cộng đồng dân cư. Văn tự cộng đồng từ vùng đất “bán sơn địa”, gò được tìm thấy trên những di vật và minh đất cao ra đồng bằng thấp, “miệt biển”. Cư văn từ những di tích Óc Eo ở Đá Nổi, Ba dân Óc Eo - Phù Nam đã có các hoạt động Thê, Núi Sam, Bảy Núi, tháp Vĩnh Hưng. sinh hoạt tín ngưỡng - tôn giáo, tập tục, lễ Đây là loại chữ Phạn cổ - loại văn tự dùng hội, nghệ thuật đa dạng gắn với giồng đất, trong giới tăng lữ và quý tộc cung đình. gò cao trên đồng bằng trũng hoặc quanh Chữ viết là một sản phẩm của sự giao lưu chân đồi núi. Có thể nói rằng đặc trưng văn văn hóa do các thương nhân, các tu sĩ Phật hóa phi vật thể của cư dân văn hóa Óc Eo - giáo Ấn Độ mang tới. Chữ viết xuất hiện ở Phù Nam ở Tây sông Hậu là loại hình văn Ba Thê - Óc Eo từ thế kỷ I sau Công hóa tổ chức cộng đồng với đơn vị cư trú nguyên, gồm những từ tiếng Phạn đơn lẻ quanh “thế đất cao”, theo đường nước cổ, khắc trên những hiện vật nhỏ như nhẫn, và với sự cố kết cộng đồng “xóm ấp” theo bùa đeo, con dấu, v.v. Chữ viết Phạn cổ quan hệ ngành nghề trong sự tương tác Brahmi (theo ngôn ngữ Sranskrit thời giữa cộng đồng cư dân Óc Eo - Phù Nam Pallava thế kỷ II-V sau Công nguyên) và với môi trường đồng bằng sông nước (ngập về sau là ngôn ngữ Óc Eo lối mới du nhập lụt, xâm nhập mặn). Những nét riêng về từ Nam Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI sau diện mạo văn hóa phi vật thể của cư dân Công nguyên (Nhiều tác giả, 2016b, tr.59). văn hóa Óc Eo - Phù Nam ở Tây sông Hậu Theo Võ Sĩ Khải (2016), cư dân có lẽ đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn quen thuộc với những khái niệm hàm chứa hóa khảo cổ địa phương trong thời kỳ hội trong những từ và văn bản của chữ Phạn cổ nhập hiện nay. Chú thích 1. Có thể là từ lưu vực sông Tiền kéo dài đến lưu vực sông Sài Gòn tương ứng với địa bàn các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, TP. Hồ Chí Minh, một phần Tây Ninh ngày nay (Đặng Văn Thắng, 2016, tr.256). 2. Theo L. Malleret, ghi nhận có 33 gò nổi trên cánh đồng Óc Eo nằm rải rác trong phạm vi “đô thị cổ Óc Eo”. Những gò lớn nổi cao như Gò Óc Eo, Gò Cây Thị, Giồng Cát, Gò Cây Trôm; và 25 “Gò Đá” có quy mô nhỏ hơn (cao 0,4-1,5m, diện tích từ 50-100m2) (Đặng Văn Thắng, 2016, tr.185). 3. Hệ thống giồng, cồn, doi cao (khoảng 2-3m) phân bố từ cửa sông Sài Gòn qua Mỹ Tho, Bến Tre vòng xuống Kiên Giang kéo lên Hà Tiên xuất hiện trước 2.000 năm nay là kết quả lắng đọng của đợt 107
  11. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 76 (04/2021) biển tiến 3.000 năm và bồi đắp phù sa sau biển thoái đó, vùng này còn gọi là “miệt thấp”, “miệt dưới” (Vũ Minh Giang - Nguyễn Việt, 2017, tr.28). 4. Những bằng chứng cho thấy từ giai đoạn nước biển dâng cao trong Holocen giữa cho tới ngày nay thì vùng phía tây Tứ giác Long Xuyên đã luôn là một vùng đầm lầy rừng ngập mặn rộng lớn và mới chuyển sang được ngọt hóa gần đây (Trương Thị Kim Chuyên, 2017, tr.63). 5. Từ thế kỷ VI trước Công nguyên đến thế kỷ VIII sau Công nguyên, người Indonesian và nhiều lớp người ngoại nhập đã tạo lập nền văn hóa Óc Eo - Phù Nam (Lý Tùng Hiếu, 2020, tr.246). Vào giai đoạn từ thế kỷ II trước Công nguyên đến thế kỷ II sau Công nguyên, nhiều cộng đồng người khác nhau từ vùng cao xuống, từ hải đảo - ven biển vào và từ các xứ sở khác bên ngoài tới đã hội tụ ở Óc Eo - Ba Thê (Đặng Văn Thắng, 2016, tr.193). Theo Phan Huy Lê và Phan An (2016), cộng đồng cư dân nước Phù Nam gồm các tộc người nói tiếng Nam Đảo và những nhóm tộc người khác; cư dân của Phù Nam là một cộng đồng cư dân đa chủng tộc, đa ngôn ngữ và đa văn hóa (Nhiều tác giả, 2016a, tr.616, 621). 6. Bộ tộc do người phụ nữ có tên Liễu Diệp làm thủ lĩnh, là một nhóm tộc theo chế độ mẫu hệ trong phạm vi ảnh hưởng của truyền thống những cư dân nói tiếng Nam Đảo: Kalanay - Hòa Diêm - Samui. Hỗn Điền có lẽ đến từ cảng thị Khao Sam Kaeo ở bờ đông bán đảo Mã Lai - những người nói tiếng Nam Đảo; cảng thị cũng là nơi xuất hiện dân cư lập làng và hào lũy làm cảng thị Ấn Độ hóa từ thiên niên kỷ I trước công nguyên (Phan Huy Lê, 2017, tr.317). 7. Theo Võ Văn Sen - Phạm Đức Mạnh (2016), vua phân đất theo kiểu phong kiến và quản các “thành” (pura-navara); mỗi thành của các “tiểu vương” quản nhiều ấp đông dân (Nhiều tác giả, 2016b, tr.58). 8. Theo Võ Sĩ Khải (2016), hình tượng trên bùa đeo có thể cho thấy phần nào tầng lớp của cư dân Óc Eo. Có nhiều hệ thống ứng xử khác nhau giữa các cộng đồng và ngay trong nội bộ cộng đồng. Theo Phạm Hữu Công (2016), cư dân của vương quốc Phù Nam gồm nhiều tộc người với nhiều tầng lớp phân hóa (Nhiều tác giả, 2016a, tr.194, 215, 692). 9. Qua cuộc khai quật gò Tư Trăm ở triền núi Ba Thê, tầng văn hóa phát triển liên tục từ thế kỷ II TCN - thế kỷ XII SCN, đền thần Shiva Vĩnh Hưng (Bạc Liêu) có một lần trùng tu (Đặng Văn Thắng, 2016, tr.203, 205). 10. Một pho tượng Vishnu có kích thước lớn, dáng nằm, làm bằng đá sa thạch được phát hiện ở trên gò có dựng ngôi đình thờ Thành hoàng làng Vọng Thê (nay thuộc huyện Thoại Sơn, An Giang), có niên đại khoảng thế kỷ VIII-IX: Tượng Vishnu được đưa về Linh Sơn tự (thị trấn Óc Eo, H. Thoại Sơn) và sửa đổi thành tượng Phật ngồi bốn tay, đệm cho hai chân giả bằng xi măng. Theo đó, thần Vishnu được biểu hiện ngồi dưới một cái tán Naga bảy đầu, có lưng của thần Vishnu dựa vào thân của con rắn cuộn làm ba vòng lớn bên phải và bên trái. Theo Roy C. Craven (2005) kiểu tượng Vishnu nằm trên rắn thần Shesha (Ananta, Naga) đã thấy xuất hiện vào thời Gupta (320-550) ở Ấn Độ (Nhiều tác giả, 2016b, tr.349). 11. Theo Đặng Văn Thắng - Hà Thị Sương (2016), trong Ấn Độ giáo, thần Mặt Trời Surya là một vị thần quan trọng nhất trong những vị thần Veda. Thần luôn có một bông hoa sen ở trong tay và ngự trên chiếc xe được kéo trên trời bởi bảy con ngựa hoặc một con ngựa có bảy đầu. Người đánh xe ngựa cho thần Surya là Aruna - thần Bình Minh, luôn mang một chiếc roi da trong tay. Trong tín ngưỡng của người Ai Cập, thần Ra là thần mặt trời và là cha đẻ của các vị thần của người Ai Cập. Trong phong tục của người Việt, thờ thần Mặt Trời cũng có từ thời Hùng Vương, với biểu tượng Mặt Trời hình ngôi sao nhiều cánh trên mặt trống đồng (Nhiều tác giả, 2016b, tr.332). Theo Lê Xuân Diệm - Đào Linh Côn (2016), tượng thần Surya (thần Mặt Trời) có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ Mặt Trời của tộc người Nguyệt Chi (Scuthe) Trung Á (Nhiều tác giả, 2016a, tr.560). 12. Theo Võ Sĩ Khải (2016), tín ngưỡng cự thạch có hình thức nguyên thủy là tục thờ những khối đá rất lớn do con người dựng lên ngoài trời. Tục thờ những khối đá lớn là một tín ngưỡng tập thể của cộng đồng trong thời đại kim khí (Nhiều tác giả, 2016a, tr.208). 13. Theo Lê Thanh Bình (2016), Linga, Yoni được tìm thấy phổ biến ở các di tích đền Óc Eo - Phù Nam với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng, Linga, Yoni có kích thước lớn, nhỏ và được chế tác bằng đá, đất nung (Nhiều tác giả, 2016b, tr.408). 108
  12. TRẦN TRỌNG LỄ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 14. Theo Nguyễn Thị Hậu (2016), di chỉ mộ táng ở Óc Eo - Ba Thê gồm các loại sau: mộ vò gốm ở khu vực Linh Sơn Nam, mộ huyệt đất có hình chữ nhật ở khu vực Gò Tư Trâm, mộ hỏa táng có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Lớp văn hóa mộ chum ở Linh Sơn Nam (sườn núi Ba Thê) có niên đại thế kỷ I trước Công nguyên và sau Công nguyên (Nhiều tác giả, 2016b, tr.189). 15. Theo Thái Văn Chải (1988), Hà Văn Tấn (1993), minh văn Đá Nổi ở An Giang (Võ Sĩ Khải, 2018, tr.167). Theo Đặng Văn Thắng - Hà Thị Sương (2016), một kiến trúc được phát hiện ở bình phía trên đền thần Shiva Giồng Xoài có dấu vết gạch xây, có thể chia cấu trúc ra thành ngăn, dấu vết chum, chậu gốm nằm ở khoảng giữa các tường gạch. Theo Lê Xuân Diệm - Đào Linh Côn (1995) có thể là những đường hành lang dẫn đến đền thần Shiva từ phía Đông (Nhiều tác giả, 2016b, tr.345). TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Văn Thắng (chủ biên) (2016). Các tiểu quốc thuộc Vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ. TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Đặng Văn Thắng (chủ biên) (2017). Các trung tâm tôn giáo thuộc văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ. TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Hoàng Phê (chủ biên) (2011). Từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa. Huỳnh Công Bá (2012). Cội nguồn và bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Thuận Hóa. Lý Tùng Hiếu (2019). Văn hóa Việt Nam: tiếp cận hệ thống - liên ngành. TP. Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa - Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. Lý Tùng Hiếu (2020). Các vùng văn hóa Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Kim (chủ biên) (2017). Vùng đất Nam Bộ - Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, tập 3. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Nhiều tác giả (2012). Địa chí tỉnh Sóc Trăng, Tỉnh uỷ - Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Nhiều tác giả (2016a). Di sản văn hóa Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang. Hà Nội: NXB Văn hóa Dân tộc Hà Nội. Nhiều tác giả (2016b). Giá trị của di sản văn hóa Óc Eo - An Giang trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Trương Thị Kim Chuyên (chủ biên) (2017). Vùng đất Nam Bộ - Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, Tập 1. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Võ Sĩ Khải (2018). Văn hóa đồng bằng Nam Bộ - di tích kiến trúc cổ - kiến trúc trong văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo ở Nam Bộ. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. Võ Văn Sen (2017). Vùng đất Nam Bộ - Tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Tập 2. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Vũ Minh Giang & Nguyễn Việt (2017). Vùng đất Nam Bộ - từ cội nguồn đến thế kỷ VII, tập 2. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Ngày nhận bài: 14/5/2020 Biên tập xong: 15/4/2021 Duyệt đăng: 20/4/2021 109
nguon tai.lieu . vn