Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 ĐẶC TÍNH VĂN HÓA NAM BỘ TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VĂN HÓA Ở ĐẠO CAO ĐÀI DƯƠNG VĂN HẬU Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: hauchsduong@gmail.com; Tóm tắt: Những thập niên đầu của thế kỉ XX, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông - Tây diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam mà tiêu biểu là vùng đất Nam Bộ. Nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mới đã được xuất hiện, mà một minh chứng cụ thể là sự ra đời của đạo Cao Đài1. Việc xuất hiện của đạo Cao Đài không chỉ phản ánh quá trình tiếp biến văn hóa mạnh mẽ mà còn thể hiện sự tác động đậm nét của văn hóa truyền thống đối với quá trình hình thành các giá trị văn hóa mới. Bài viết này tập trung nghiên cứu những đặc tính văn hóa Nam Bộ trong quá trình tiếp biến văn hóa ở đạo Cao Đài. Từ khóa: Đặc tính văn hóa Nam Bộ; tiếp biến văn hóa; Cao Đài. 1. DẪN NHẬP Ra đời ở Việt Nam từ nửa đầu thế kỉ XX, đến nay đạo Cao Đài đã ảnh hưởng nhất định đến đời sống sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng cư dân Việt ở trong và ngoài nước2. Là một tôn giáo bản địa, song Cao Đài được xây dựng trên nền tảng dung hợp giữa nhiều yếu tố của các tôn giáo khác trên thế giới. Quá trình này được được hiểu như là sự tiếp biến văn hóa mạnh mẽ trong đạo Cao Đài. Tuy vậy, quá trình tiếp biến ấy không phải diễn ra một cách trùng hợp, ngẫu nhiên mà có sự chi phối từ văn hóa truyền thống bản địa. Văn hóa truyền thống ấy như một hằng số vô hình chi phối, tác động và đôi khi là điều khiển quá trình tiếp biến. Trong số các giá trị truyền thống đó thì giá trị đặc tính văn hóa Nam Bộ nổi lên như là một nhân tố quan trọng hơn hết. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở hình thành đặc tính văn hóa Nam Bộ Nam Bộ Việt Nam nằm ở ngã tư đường của các nền văn minh, là nơi gặp gỡ tiếp xúc giữa các nền văn hóa Bắc-Nam, Đông-Tây. Chính nhờ vị trí địa lí tự nhiên thuận lợi, ngay từ đầu Nam Bộ Việt Nam đã giao lưu với Đông Nam Á, rồi sau đó là Nam Á, Đông Á và phương Tây. Đây cũng là vùng đất của nhiều thành phần tộc người, chủ yếu là người Việt, người Khmer, Hoa, Chăm và các cư dân bản địa như S’tiêng, Châuro… Từ cuối thế kỉ XVI, đã các giáo sĩ và thương nhân phương Tây đến truyền đạo và buôn bán. Đặc biệt từ cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX sau khi thực dân Pháp đặt ách cai trị ở vùng Đông Nam Bộ (1862) thì sự pha trộn, giao lưu văn hóa các tộc người và các dòng văn hóa Đông-Tây ngày một đậm nét [6,181]. Sự biến đổi và phát sinh những yếu tố mới ở Nam Bộ có thể được xem là sắc thái nổi bật trong quá trình tồn tại đan xen giữa các tộc người. Sự chuyển biến, tiến hóa văn hóa bắt nguồn từ một phức hợp các nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh, sự phát triển nội tại và những tác động của tiếp biến văn hóa. Theo đó quá trình tiến hóa của một nền văn hóa vừa là hệ quả vừa là tác 1 Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào năm 1926. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ “một nơi cao”, nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng Đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. 2 Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2011 thì có 2,4 triệu tín đồ Đạo Cao Đài. 44
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 nhân của sự chuyển biến. Quá trình chuyển biến đó tác động tới nhiều lĩnh vực khác nhau trong hệ thống nhưng cũng có thể diễn ra với những nền văn hóa khác ngoài hệ thống [3, 37]. Nhờ đó, hệ thống giá trị văn hóa của cư dân Nam Bộ dần có những điểm chung bên cạnh những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc. Điểm chung nói trên là kết quả hoà đồng văn hóa đặc sắc của khu vực Nam Bộ và là yếu tố cốt lõi của một vùng văn hóa. Có thể nói Nam Bộ như là một vùng văn hóa qua phân tích trên, trong đó yếu tố đặc tính vùng văn hóa mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là yếu tố hội nhập văn hóa thông qua quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người. Sự hội nhập văn hóa này biểu hiện ngay từ buổi đầu định cư của các tộc người. Họ hội nhập với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Hội nhập là một nhu cầu nhất thiết của lưu dân nhằm đối phó lại thiên nhiên và tạo nên tính cộng đồng ổn định trong xã hội. Do đó có thể khẳng định, việc hội nhập văn hóa đã được người dân Nam Bộ chấp nhận từ những ngày đầu khai phá và có thể từ đó đã trở thành đặc tính của người Nam Bộ, tạo thành một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng của các tộc người ở vùng văn hóa này. 2.2. Đặc tính văn hóa Nam Bộ Trong quá trình tiếp biến văn hóa ở đạo Cao Đài Vậy, những đặc tính nào của văn hóa Nam Bộ đã ảnh hưởng đến quá trình tiếp biến văn hóa trong Đạo Cao Đài ở Việt Nam. Theo chúng tôi thì có những đặc tính văn hóa tiêu biểu như sau: Một là, tính mở, thoáng trong việc đón nhận các giá trị văn hóa bên ngoài Có thể nói tính mở, thoáng của người Việt trong cách đón nhận các giá trị văn hóa bên ngoài là một bản tính vốn có của dân tộc. Điều này được thấy rõ trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc; quá trình dựng nước và giữ nước hầu như là gắn liền với các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm còn các mâu thuẫn, đấu tranh tôn giáo, văn hóa ít hoặc hầu như không tồn tại. Lí do này càng hợp lí khi giải thích cho sự du nhập và mở rộng ảnh hưởng của các tôn giáo Phật, Lão và Nho từ những năm đầu công nguyên. Đến thế kỉ XVIII-XIX thì quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết mà nhất là ở Nam Bộ. Chính yếu tố mở, thoáng này đã tác động đến nhân dân trong việc chấp nhận sự có mặt và tồn tại của các giá trị văn hóa ngoại sinh tại khu vực này. Nhờ vậy, các giá trị văn hóa ngoại sinh mới có cơ hội để tồn tại và từ đó làm cơ sở để lan tỏa khi chúng gây được sự thiện cảm trong nhân dân [4]. Đối với quá trình tiếp biến văn hóa ở Đạo Cao Đài thì yếu tố mở, thoáng đóng vai trò như một tiền đề cơ bản trong việc tiếp nhận và xây dựng các yếu tố văn hóa mang bản sắc nội sinh dựa trên những giá trị mang tính ngoại sinh và phức hợp. Hai là, tính tổng hợp trong việc xây dựng giá trị văn hóa Trong quá trình hình thành giá trị văn hóa, dân tộc Việt Nam không chỉ dừng lại ở tính mở, thoáng nghĩa là chỉ chấp nhận sự tồn tại các các giá trị văn hóa bên ngoài. Mà còn phát triển lên một giai đoạn nữa đó là xây dựng cho mình một nền văn hóa mới dựa trên việc tiếp thu các giá trị văn hóa bên ngoài một cách phù hợp. Điều đó được biểu hiện thông qua việc chuyển biến các giá trị ngoại sinh đó thành yếu tố nội sinh. Quá trình này diễn ra khá đậm nét trong việc xây dựng tư tưởng tôn giáo của đạo Đạo Cao Đài. Về tư tưởng, tư tưởng tam giáo đồng nguyên (Phật-Lão-Nho) được các nhà sáng lập tôn giáo này kế thừa trong việc xây dựng cơ sở tư tưởng tôn giáo của đạo Cao Đài [5, 62]. Không những vậy, các tư tưởng, văn hóa phương Tây cũng được tín đồ đạo này tiếp nhận thể hiện thông qua giáo lý. Giáo lý của Cao Đài luôn hướng đến mục đích qui nguyên tam giáo, hiệp nhất ngũ chi để giải thích cho sự sáng tạo vũ trụ và hình thành tư tưởng đại đồng tôn giáo. Tam giáo trong tư tưởng qui nguyên tam giáo bao gồm Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo là các tôn giáo có ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đến đời sống văn hóa của cộng đồng người Việt và đã trở 45
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 thành hệ tam giáo đồng nguyên trong tư tưởng văn hóa Việt [1, 1000]. Khi giải thích cho quan điểm tam giáo đồng nguyên hoặc qui tam giáo của mình quan niệm của đạo Cao Đài cho rằng các tôn giáo trước không còn đủ khả năng cứu rỗi nhân loại nên đạo Cao Đài phải ra đời để cứu độ chúng sinh. Nhưng đạo Cao Đài không phải là một tôn giáo mới hoàn toàn mà đã chọn lựa, qui hợp những gì “tinh tú” nhất của các nền văn hóa và tôn giáo trước còn nguyên giá trị để đưa vào trong tôn giáo của mình nhằm thống nhất và hoàn thiện giáo lý. Tư tưởng qui nguyên tam giáo này còn được thể hiện sâu sắc qua Đạo kì của đạo Cao Đài. Đạo kì của Cao Đài gồm ba màu: Vàng – tượng trưng Thái Thanh (Phật giáo); Xanh – tượng trưng cho Thượng Thanh (Lão giáo) và Đỏ - tượng trưng cho Ngọc Thanh (Nho giáo). Rõ nét hơn ở chính giữa còn có Thiên nhãn biểu Đạo kì của đạo Cao Đài trưng của thượng đế, biểu tượng này chịu ảnh hưởng của (Nguồn: wipedia.org) văn hóa phương Tây. Bên cạnh đó còn có ba cổ pháp: Bình bát - dùng để khất thực của đạo Phật; Phất chủ - của đạo Lão và Kinh Xuân Thu của Nho giáo [2]. Qua đó cho thấy tính tổng hợp rõ nét trong quá trình tiếp biến văn hóa ở đạo Cao Đài. Có lẽ vậy mà Nguyễn An Ninh khi nhận xét về đạo Cao Đài đã cho rằng: “là cái cũ được sơn lại mới, coi có lạ mà lại có quen” [7, 344]. Mặc dù nhận xét của Nguyễn An Ninh ở một mức độ nào đó còn hạn chế về tính tổng hợp trong đạo Cao Đài. Song, không thể phủ nhận vai trò của tính tổng hợp (dung hợp) trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Ba là, tính dân tộc và tính hiện thực trong việc xây dựng nền văn hóa Việc hình thành giá trị văn hóa Nam Bộ không chỉ dựa trên tính mở, thoáng và tính tổng hợp mà còn dựa trên tính dân tộc và hiện thực. Vì lẽ trước khi tiếp nhận các giá trị văn hóa bên ngoài thì văn hóa Nam Bộ đã xây dựng cho mình những sắc thái đặc trưng riêng biệt của người Việt. Tính dân tộc này đến thời kì hội nhập giao thoa văn hóa không những không mất đi mà còn trổi dậy mạnh mẽ qua những giá trị văn hóa mới được hình thành. Sự ra đời của đạo Cao Đài cũng được xem là mang tính dân tộc và hiện thực sâu sắc. Trong chừng mực nhất định có thể so sánh sự ra đời của đạo Cao Đài và đạo Ki-tô. Điểm chung là phản ánh sự bế tắc của nô lệ và các dân tộc bị áp bức trước sự xâm lược và cai trị của ngoại bang. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau: đạo Ki-tô do những người nô lệ khởi xướng, còn đạo Cao Đài lại do những tầng lớp trên (tư sản, địa chủ, tiểu tư sản) chủ trương [7, 307]. Bên cạnh đó, tính dân tộc và hiện thực không chỉ xuất hiện trong nguyên nhân ra đời của đạo này mà còn thể hiện trong quá trình tiếp biến văn hóa thông qua việc xây dựng hình tượng tôn giáo mà cụ thể là hình tượng Tam thánh kí hóa ước. Trong hình tượng này, trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được tín đồ đạo Cao Đài thánh hóa và đại diện cho nền văn minh phương Đông, sánh ngang với các nhà văn hóa Cao Đài Tam Thánh kí hòa ước lớn của nhân loại như Victor Hugo và Tôn Trung Sơn điều đó (Nguồn: wikipedia.org) đã nói lên được tính tự hào dân tộc sâu sắc. 46
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 3. KẾT LUẬN Đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ Việt Nam những thập niên đầu của thế kỉ XX đã đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân Nam Bộ trong bối cảnh mất nước. Đồng thời là một sáng tạo tôn giáo, thể hiện sinh động quá trình tiếp biến văn hóa ở Nam Bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Quá trình tiếp biến văn hóa ấy không chỉ chịu ảnh hưởng từ các giá trị văn hóa bên ngoài mà còn chịu sự tác động từ yếu tố đặc tính văn hóa Nam Bộ bản địa. Yếu tố đặc tính văn hóa Nam Bộ đó một mặt phát huy những giá trị văn hóa, tôn giáo của nhân loại và dân tộc; mặt khác để lại những kinh nghiệm quý báu trong việc sáng tạo văn hóa với 3 đặc tính là: tính mở, thoáng; tính tổng hợp và tính dân tộc, hiện thực trong thời đại hội nhập hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Huỳnh Công Bá (2019). Tư tưởng Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế. [2] Lê Anh Dũng (2013). Đạo kì và Phướn Cao Đài, ngày truy cập 20-10-2019, http://caodaibanchinhdao.org/forum/showthread.php?t=169. [3] Nguyễn Văn Kim (2018), Tiếp biến và Hội nhập Văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Trần Ngọc Thêm (2008). Tính cách văn hóa người Việt ở Nam Bộ như một hệ thống, ngày truy cập 20/10/2019, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam- bo/408-tran-ngoc-them-tinh-cach-van-hoa-nguoi-viet-nam-bo.html. [5] Huỳnh Ngọc Thu (2008). Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ (luận án tiến sĩ), Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. [6] Võ Văn Sen (2017). Vùng đất Nam Bộ (tập X), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Nguyễn Thanh Xuân (2007). Một số tôn giáo ở Việt Nam (tái bản lần thứ bảy), NXB Tôn giáo, Hà Nội. 47
nguon tai.lieu . vn