Xem mẫu

  1. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LÂM SÀNG RỐI LOẠN LO ÂU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Võ Thanh Vân, Nguyễn Trương Phi Phụng, Trịnh Tú Nguyên Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Vân Thanh TÓM TẮT Rối loạn lo âu (RLLA) là một rối loạn mà con người phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn đến sức khỏe tâm thần. Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu về các đặc điểm tâm lý lâm sàng của rối loạn lo âu thường có của sinh viên (SV) của hai ngành – ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) và ngành Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (DVDL&LH). Sau đó, chúng tôi sẽ cho SV đọc hướng dẫn và tự điền các dữ liệu thông tin vào biểu mẫu khảo sát mà chúng tôi đề ra. Biểu mẫu khảo sát sẽ được dựa trên thang đánh giá lo âu ZUNG để đánh giá mức độ lo âu của SV thuộc hai nhóm ngành nói trên Thông qua những số liệu đó chúng tôi có thể cho rằng ngành Công nghệ thông tin chịu ảnh hưởng bởi RLLA nhiều hơn ngành dịch vụ du lịch và lữ hành. Tóm lại, cả hai ngành CNTT và DVDL&LH của trường đại học Hutech đều chịu ảnh hưởng bởi vấn đề tâm lý - RLLA. Từ khóa: sinh viên, rối loạn lo âu, đặc điểm rối loạn lo âu, trường Đại học Công nghệ TP.HCM. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống với mỗi người không phải lúc nào cũng được lập trình sẵn bằng những êm ả, bằng phẳng. Đường đời cũng có nhiều khúc quanh co, gập ghềnh như những con đường chúng ta hay đi trên mặt đất. Mỗi khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn người ta thường rơi vào trạng thái phổ biến là “lo lắng”, sự lo lắng ấy được xem như một phản ứng tự vệ bản năng của con người. Khó khăn sẽ còn nhiều và là một phần tất yếu của cuộc sống. Không thể nào tìm được ở đâu một cuộc sống an nhàn, mọi sự luôn theo ý mình. Một phần ý nghĩa của cuộc đời này chính là cách chúng ta sẵn sàng đương đầu, xử lý và vượt qua thách thức mỗi ngày một cách tự nhiên và vui vẻ. Nhưng không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để vượt qua nó, nếu trạng thái tâm lý này ảnh hưởng thái quá đến nhận thức, cảm xúc, hành vi và sinh lý của cá nhân thì dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cuộc sống như học tập, làm việc, giao tiếp, vui chơi... Lúc đó, lo lắng trở thành bệnh lý gọi là “Rối loạn lo âu”. RLLA là một trong những dạng rối loạn tâm lý. Ở SV, khi phải suy nghĩ về bài vở, việc học và vấn đề khác trong cuộc sống. Trở thành SV, bên cạnh niềm vui sướng, tự hào, bản thân sẽ bắt đầu cuộc 2675
  2. sống với những khó khăn trong việc chuyển tiếp từ môi trường học phổ thông trung học sang môi trường học tập ở bậc cao hơn, phải làm quen với một môi trường học tập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội dung tri thức, cách học, các mối quan hệ với thầy mới, bạn mới, từ đó tạo ra không ít khó khăn. Đem theo những khó khăn nhiều SV lúng túng không biết kiểm soát, nỗi lo chồng chất nỗi lo nguy cơ rơi vào RLLA là rất lớn. Nhiều nghiên cứu và các bài viết về RLLA cũng chỉ ra rằng, khi con người bị RLLA thì điều này cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội. RLLA có biểu hiện các triệu chứng cả về mặt cơ thể lẫn tâm lý. Triệu chứng cơ thể có thể tạo ra dấu hiệu tương tự một trường hợp cấp tính. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: đau đầu, mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh, run và buồn nôn... Về tâm lý thường là: dễ cáu giận, cảm giác sợ hãi cực độ, luôn tìm kiếm những dấu hiệu của sự nguy hiểm và không thể tập trung vào công việc gì. Tình trạng lo âu kéo dài có thể khiến cuộc sống bị mất thăng bằng: sinh hoạt hàng ngày, công việc, tài chính, đời sống xã hội. RLLA cũng có tác động rất lớn lên cơ thể. Lo lắng sẽ gây tăng huyết áp, cộng thêm nếu chế độ ăn uống không lành mạnh, thường ngày ít vận động có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch hay rối loạn ăn uống. Như vậy, việc hiểu rõ SV thường có các biểu hiện RLLA như thế nào để từ đó tuyên truyền giúp SV sớm nhận thức và phòng ngừa sẽ làm giảm hậu quả của RLLA. 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Phương (2008) với đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân gây ra RLLA ở học sinh THPT chuyên Quảng Bình” đã sử dụng công cụ nghiên cứu chính thang lượng giá trầm cảm-lo âu-stress (DASS 42) và thang lượng giá lo âu ZUNG. Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh có biểu hiện RLLA tương đối cao 21,6%. Trong nghiên cứu tác giả còn dùng bảng hỏi tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra RLLA và nhận thấy nguyên nhân RLLA ở học sinh THPT chuyên Quảng Bình, như mối quan hệ trong gia đình, áp lực thành tích học tập, quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo, bạn khác giới [dẫn theo (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2013)]. Trong khảo sát “Rối nhiễu lo âu của SV năm thứ 4 hệ chính quy đang theo học tại trường” của tác giả Nguyễn Thu Hằng, Vũ Thị Hải Oanh, Chu Thị Thơm, Bùi Thị Hiệu Trường đại học Điều dưỡng Nam Định (năm 2019), sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 500 SV chính quy khóa 9, các tác giả nhận thấy: tỷ lệ SV không có rối nhiễu lo âu chiếm tỷ lệ tương đối cao là 59,7%. Trên 69% đối tượng tham gia nghiên cứu có sự hiểu biết về lo âu thông qua sự tự đánh giá mức độ hiểu biết của mỗi SVvà 88.3% SV đã biết tìm các hoạt động để làm giảm lo lắng, căng thẳng. Yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở SV năm thứ 4 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định rất đa dạng, trong đó yếu tố học tập và công việc sau khi ra trường là yếu tố chủ đạo, ảnh hưởng trực tiếp gây ra tình trạng lo âu căng thẳng cho SV. Kết quả nghiên cứu đề tài trên cho thấy vấn đề hoàn toàn phù hợp với thực tế ở những SV có sự hiểu biết về lo âu, biết cách ứng xử trước các tình huống căng thẳng, biết cách phòng tránh lo âu sẽ không rơi vào trạng thái lo âu (Nguyễn Thu Hằng, Vũ Thị Hải Oanh, Chu Thị Thơm, Bùi Thị Hiệu, 2019). 2676
  3. RLLA ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và cuộc sống hàng ngày của người bệnh: sức khỏe tinh thần và thể chất bị giảm sút, rối loạn về giấc ngủ và ăn uống, gia tăng những nguy cơ suy nghĩ lệch lạc. Lo lắng quá nhiều về điều gì đó có thể trở thành chứng sợ hãi được coi là một rối loạn tâm thần. (American Psychiatric Association, 2013). Về thể chất, người mắc RLLA có thể phải chịu đựng chứng ruột kích thích, viêm đường ruột và các rối loạn về tiêu hóa khác. Ngoài ra, RLLA còn gây tác động xấu đến tim mạch: những người mắc RLLA thường dễ bị mệt tim dẫn đến tức ngực và đột quỵ (American Psychiatric Association, 2013). 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đặc điểm tâm lý lâm sàng của rối loạn lo âu của SV được khảo sát trên 306 SV của hai ngành DVDL&LH và CNTT. Sau quá trình sàng lọc và chẩn đoán bằng trắc nghiệm Zung, chúng tôi thu được nhóm khách thể chính là 198 SV có rối loạn lo âu. Trắc nghiệm Zung hay Zung Self-Rating Anxiety Scale (SAS) là một trắc nghiệm sử dụng chẩn đoán rối loạn lo âu sử dụng phổ biến trong lâm sàng và hiện đang được dùng ở những cơ sở khám y tế chuyên khoa tâm thần đầu ngành Việt Nam như Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh. Trắc nghiệm Zung có 20 câu, mỗi câu được chia thành 4 mức độ đánh giá: Không có sự hiện diện của đặc điểm (điểm 0), đôi khi mới xuất hiện (điểm 1), xuất hiện tương đối nhiều (điểm 2), hầu như lúc nào cũng xuất hiện (điểm 3). Trắc nghiệm có khả năng phát hiện và chẩn đoán lo âu. Cụ thể là với điểm tổng lớn hơn hoặc bằng 40 có lo âu, nhỏ hơn 40 là không lo âu. Ngoài ra, trong nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thu thập tài liệu: tìm kiếm các đề tài luận án, sách giáo khoa, giáo trình, tham khảo các tài liệu được thầy cô giới thiệu khi giảng dạy các môn học. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm tâm lý lâm sàng RLLA của SV trường đại học công nghệ TP. HCM được khảo sát trên hai khía cạnh: đặc điểm lo âu về cơ thể và đặc điểm lo âu về tâm lý. 4.1 Đặc điểm lo âu cơ thể Bảng 1. Đặc điểm lo âu cơ thể của SV trường Đại học Công nghệ TP.HCM Ngành DVDL&LH Ngành CNTT Tổng Đặc điểm lo âu Stt Tỷ lệ Thứ Tỷ lệ Thứ Tỷ lệ Thứ về cơ thể N N N (%) hạng (%) hạng (%) hạng 1 Khô miệng 44 22,2 3 4 2,0 5 48 24,2 3 Tôi cảm thấy tim mình đập nhanh; Tôi không 2 6 3,0 5 2 1,0 6 8 4,0 5 thể thở ra hít vào một cách dễ dàng 2677
  4. Ngành DVDL&LH Ngành CNTT Tổng Đặc điểm lo âu Stt Tỷ lệ Thứ Tỷ lệ Thứ Tỷ lệ Thứ về cơ thể N N N (%) hạng (%) hạng (%) hạng Tay và chân tôi lắc lư run lên. Tôi cảm thấy tê buốt như có kiến bò ở 3 0 0 6.5 6 3,0 4 6 3,0 6 đầu ngón tay, ngón chân; Bàn tay của tôi ẩm ướt, lạnh Tôi đang khó chịu vì 4 đau đầu, đau cổ, đau 66 33,3 1 94 47,5 1 160 80,8 1 lưng Tôi cảm thấy yếu và mệt mỏi. Tôi đang khó 5 28 14,1 4 16 8,1 3 44 22,2 4 chịu vì cơn hoa mắt, chóng mặt. Tôi đang khó chịu vì 6 đau dạ dày và đầy 54 27,2 2 76 38,4 2 130 65,7 2 bụng Tôi luôn cần phải đi 7 tiểu; Mặt tôi thường 0 0 6,5 0 0 7 0 0 7 nóng và đỏ lên Bảng 1 trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm lo âu cơ thể của SV trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Số liệu trình bày ở bảng 1 cho thấy: Vấn đề cơ thể SV gặp nhiều nhất là “khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng”, có 160 SV (chiếm tỷ lệ 80,8%). Vấn đề gặp nhiều thứ hai ở SV có RLLA là “khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng”, có 130 SV (chiếm tỷ lệ 65,7%) gặp phải. Và vấn đề gặp nhiều thứ ba là “khô miệng”, 48 SV gặp phải (chiếm tỷ lệ 24,2%). Đối với ngành DLDV&LH, có 66 SV gặp vấn đề “khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng” chiếm tỷ lệ cao nhất 33,3%; tỷ lệ cao tiếp sau là vấn đề “khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng”, có 54 SV chiếm tỷ lệ 27,3%; SV ngành DLDV&LH có RLLA gặp vấn đề “khô miệng” tương đối nhiều (44 SV, chiếm tỷ lệ 22,2%). So với ngành DVDL&LH, SV mắc RLLA ở ngành CNTT có một số điểm khác biệt, 94 SV (chiếm tỷ lệ 47,5%) cảm thấy “khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng”, tỷ lệ này cao hơn so với SV mắc RLLA ngành DLDV&LH (33,3%). 76 SV (chiếm tỷ lệ 38,4%) cảm thấy “khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng”, so với tỷ lệ này ở SV ngành DVDL&LH (27,2%). Tuy nhiên, chỉ có 4 SV (chiếm tỷ lệ 2%) ngành CNTT bị “khô miệng” so với tỷ lệ khá cao về vấn đề này của SV ngành DVDL&LH (22,2%). 4.2 Đặc điểm lo âu tâm lý Bảng 2 trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm lo âu tâm lý của SV trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Số liệu trình bày ở Bảng 2 cho thấy: có đến 123 SV (chiếm tỷ lệ 62,2%) có 2678
  5. “cảm thấy sợ vô cớ”; 106 SV (chiếm tỷ lệ 53,5%) cảm thấy “mọi thứ đều xấu và không có gì tốt sẽ xảy ra” cũng như “cảm thấy bồn chồn không thể ngồi yên”. 98 SV (chiếm tỷ lệ 49,5%) “cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn thường lệ”. Ở ngành DVDL&LH, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều SV (65 SV chiếm tỷ lệ 32,8%) “cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn thường lệ”. 59 SV (chiếm tỷ lệ 29,8%) “cảm thấy sợ vô cớ” và “cảm thấy mọi thứ đều xấu và không có gì tốt sẽ xảy ra”. Số SV “cảm thấy bồn chồn không thể ngồi yên” cũng nhiều (47 SV chiếm tỷ lệ 23,7%). Bảng 2. Đặc điểm lo âu tâm lý của SV trường Đại học Công nghệ TP.HCM DVDL&LH CNTT Tổng Stt Đặc điểm lo âu tâm lý Tỷ lệ Thứ Tỷ lệ Thứ Tỷ lệ Thứ N N N (%) hạng (%) hạng (%) hạng Tôi cảm thấy mọi thứ đều xấu và không có 1 gì tốt xảy ra; Tôi cảm 47 23,7 3 59 29,8 2 106 53,5 2 thấy bồn chồn không thể ngồi yên Lo mình đến những nơi mà tôi có thể bị 2 27 13,6 4 42 21,2 3 69 34,8 4 hốt hoảng và tự làm mất mặt Tôi cảm thấy nóng 3 nảy và lo âu hơn 65 32,8 1 33 16,7 4 98 49,5 3 thường lệ Tôi cảm thấy sợ vô 4 59 29,8 2 64 32,3 1 123 62,2 1 cớ Tôi cảm thấy như bị ngã và vỡ ra từng 5 mảnh; Tôi bị ngất và 0 0 5 0 0 5 0 0 5 có lúc cảm thấy gần như thế Ở ngành CNTT, có 64 SV (chiếm tỷ lệ 32,3%) “cảm thấy sợ vô cớ” đứng ở thứ hạng cao nhất so với thứ hạng thấp hơn ở ngành DVDL&LH (59 SV chiếm tỷ lệ 29,8%). Ở thứ hạng 2, 59 SV (chiếm tỷ lệ 29,8%) “cảm thấy mọi thứ đều xấu và không có gì tốt xảy ra” và “cảm thấy bồn chồn không thể ngồi yên” so với thứ hạng 3 của ngành DVDL&LH (47 SV chiếm tỷ lệ 23,7%). Thứ hạng 3 của ngành CNTT, 42 SV (chiếm tỷ lệ 21,2%) thấy “lo mình đến những nơi mà tôi có thể bị hốt hoảng và tự làm mất mặt”, so với thứ hạng 4 của ngành DVDL&LH (27 SV chiếm tỷ lệ 13,6%). 2679
  6. 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu 198 SV HUTECH có RLLA cho thấy đặc điểm tâm lý lâm sàng RLLA của SV thể hiện qua các đặc điểm rối loạn lo âu cơ thể và đặc điểm rối loạn lo âu tâm lý như sau: - Các đặc điểm rối loạn lo âu cơ thể thường gặp bao gồm: “khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng”, (80,8%), “khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng” (65,7%) và “khô miệng” (24,2%). - Các đặc điểm rối loạn lo âu tâm lý thường gặp bao gồm: “cảm thấy sợ vô cớ” (62,2%); cảm thấy “mọi thứ đều xấu và không có gì tốt sẽ xảy ra” & “cảm thấy bồn chồn không thể ngồi yên” (53,5%) và “cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn thường lệ” (49,5%). Nhóm nghiên cứu kiến nghị nhà trường về việc tổ chức các chuyên đề, hội thảo liên quan tới các vấn đề và cách ứng phó với RLLA để SV hiểu rõ và nhận biết rằng mình đang gặp tình trạng như thế và có thể làm được gì. Ngoài ra, phòng tham vấn và trị liệu tâm lý của nhà trường cần phải thúc đẩy và phát hiện ra các đặc điểm tâm lý của lo âu. Bên cạnh đó, SV nên tự mình làm giảm đi bớt mức độ lo âu của bản thân bằng cách tập thể dục nâng cao sức khỏe, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung nhiều vitamin vào cơ thể. Tự sắp xếp thời gian hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, ngủ đúng giờ cũng quan trọng giúp cho cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng để không mắc các bệnh liên quan tới sức khỏe cũng như có đủ sức để học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Kim Tiền. (2016). Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương II. Hà Nội: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam học viện khoa học xã hội. [2] American Psychiatric Association. (2013). DSM-V: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 5e. American Psychiatric Publishing. [3] Đỗ Thị An. (2013). Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục. [4] Nguyễn Thị Hồng Nhung. (2013). Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh. Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, Việt Nam: Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Nguyễn Thu Hằng, Vũ Thị Hải Oanh, Chu Thị Thơm, Bùi Thị Hiệu. (2019). Khảo sát rối nhiễu lo âu của sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định. [6] Wikipedia. (2021, 19 03). Rối loạn lo âu. Retrieved 03 21, 2021, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%91i_lo%E1%BA%A1n_lo_%C3%A2u 2680
nguon tai.lieu . vn