Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LOÀI RỒNG ĐẤT (Physignathus cocincinus) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN THỊ KIỀU TRINH* HỒ THỊ DÒ, TRƯƠNG QUANG VŨ Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế *Email: ki3utrinh@gmail.com Tóm tắt: Với mục tiêu của bài báo là đánh giá được khả năng sinh trưởng và sinh sản của loài Rồng đất (Physignathus cocincinus) trong điều kiện nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là Rồng đất đực trưởng thành. Qua phân tích, với 18 cá thể Rồng đất con thế hệ F2, sau 24 tháng nuôi, con non tăng trưởng liên tục và tăng nhanh từ tháng IV đến tháng VIII hàng năm, khối lượng cơ thể trung bình là 276,51 ± 47,12 g, chiều dài thân trung bình là 177,61 ± 17,81 mm, chiều dài đuôi trung bình là 448,58 ± 48,25 mm. Đối với Rồng đất đực trưởng thành, từ tháng II đến tháng VII, tinh hoàn phát triển mạnh, sự hiện diện của tinh trùng tập trung dày đặc ở trong lòng của mỗi ống sinh tinh, chứng tỏ trong khoảng thời gian này là mùa giao phối của con đực. Từ khóa: Rồng đất, Physignathus cocincinus, sinh trưởng, sinh sản, Thừa Thiên Huế. 1. MỞ ĐẦU Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) là một trong những loài thằn lằn thuộc Họ Agamidae, chúng được ghi nhận phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan (Nguyen và cs., 2009; Uetz và cs., 2019). Ở Việt Nam, cụ thể là tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đây có môi trường thuận lợi cho Rồng đất sinh trưởng và phát triển, nhưng do mất môi trường sống, biến đổi khí hậu và các hoạt động săn bắt quá mức của con người đã làm suy giảm mạnh số lương các cá thể trong mỗi quần thể đang sống ở khu vực này. Những công trình nghiên cứu được công bố nhìn chung chỉ nói về đặc điểm hình thái ngoài, phân bố trong tự nhiên hoặc đặc điểm sinh học trong quá trình nuôi nhốt ở các địa điểm khác nhau, nhưng nghiên cứu về sự sinh trưởng và sinh sản vẫn còn hạn chế, đặc biệt là chưa có công bố nào xuất bản về nghiên cứu mô học của tinh hoàn Rồng đất. Bài báo này sẽ phân tích đặc điểm sinh trưởng và chủ yếu là đặc điểm sinh sản của loài Rồng đất (Physignathus cocincinus) được nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Đề tài được nghiên cứu ở trong phạm vi nuôi nhốt nhằm đánh giá được đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của loài Rồng đất. Quá trình nhân nuôi sẽ được xây dựng tại một hộ gia đình ở phường Thủy Xuân, tỉnh Thừa Thiên Huế. Diện tích chuồng và mật độ nuôi: Đối với con trưởng thành, trong 1 chuồng có diện tích 1,5 × 2,0 × 2,5 m (rộng × dài × cao) và nuôi theo tỉ lệ 1:4 (1 con đực và 4 con cái). Đối với con non có thể nuôi từ 10-15 cá thể trong một chuồng có diện tích khoảng 70 × 100 × 120 cm (rộng × dài × cao). Trong mùa sinh sản, tăng cường tạo các chỗ ẩn nấp cho các cá thể cái sau khi giao phối. Vì trong mùa sinh sản con đực rất hung dữ và thường cắn các con cái. Trong quá trình con cái 185
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 đẻ trứng, người nuôi cần phải theo dõi tập tính sinh sản của chúng, đánh dấu ổ trứng, theo dõi và ghi chép thông tin. Đối với Rồng con mới nở, con non có thể để riêng trong các xô, chậu, đổ cát mịn vào dưới đáy chậu, có một đĩa nhỏ có nước, thêm một số cành cây có nhiều nhánh để làm giá bám cho con non. Sau khi Rồng đất lớn lên khoảng 1 tháng tuổi thì chuyển sang chuồng nuôi có kích thước lớn hơn để nuôi, chọn chuồng có kích thước vừa phải, đáy chuồng có lớp cát mịn dày, có các nhánh cây khô làm giá bám, bốn chân chuồng cần cách ly để tránh kiến xâm hại. Đối với sinh cảnh chuồng nuôi con trưởng thành nên thiết kế chuồng nuôi có diện tích lớn hơn, đặc biệt phải tạo sinh cảnh chuồng nuôi phong phú, ví dụ như có cây xanh, cây leo và có các hóc đá cho chúng trú ẩn,… Phải xây hồ nước sạch, thiết kế các máng cho ăn và bãi đẻ hợp lí tránh các loài kiến xâm phạm. Nuôi nhốt chúng bằng cách rào các lưới mềm, chắc, có lỗ nhỏ để tránh các trường hợp chúng chạy thoát ra ngoài. Rồng đất thường ăn các loại thức ăn như dế, giun đất, sâu gạo, châu chấu, mối cánh,… Tuy nhiên, mỗi đối tượng có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể, con non thường ăn những loại thức ăn có kích thước nhỏ. Con trưởng thành có thể ăn nhiều loại thức ăn như côn trùng, giun đất, thạch sùng,… với nhiều kích cỡ khác nhau. Tiến hành đo các chỉ tiêu hình thái ngoài như khối lượng cơ thể, chiều dài thân, chiều dài đuôi,… và đo theo từng mốc thời gian (từ lúc mới nở cho đến khi trưởng thành). Đối với trứng mới đẻ ra cũng cân đo khối lượng, kích thước dài và rộng. Quá trình nghiên cứu mô học, chúng tôi sử dụng bộ dụng cụ mổ để tiến hành giải phẫu Rồng đất đực, sau đó thu thập tinh hoàn, định hình và bảo quản mẫu tinh hoàn trong dung dịch Bouin và cồn. Đúc và cắt tiêu bản mỏng từ 6-8 µm bằng cách sử dụng máy cắt Microtome. Xử lí tiêu bản và nhuộm màu theo phương pháp mô học của tinh hoàn. Quan sát tiêu bản tinh hoàn dưới kính hiển vi quang học và xác định mức độ phát triển của tinh hoàn trong mùa sinh sản. Sau khi thu thập các số liệu ở từng giai đoạn, dữ liệu được quản lí trong chương trình Excel và phân tích thống kê sinh học trong phần mềm MINITAB 16.0. Tiến hành vẽ biểu đồ sinh trưởng và nhận xét tốc độ tăng trưởng của Rồng đất. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm sinh trưởng Nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của Rồng đất non trong thời gian nuôi từ 8/2017 đến tháng 8/2019, dựa trên kết quả khối lượng cơ thể, chiều dài thân, chiều dài đuôi để đánh giá khả năng tăng trưởng của Rồng đất trong điều kiện nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Với 18 con Rồng đất non 1 ngày tuổi ban đầu có khối lượng trung bình là 2,53 ± 0,26 g, chiều dài thân trung bình 39,31 ± 1,45 mm, chiều dài đuôi trung bình là 90,22 ± 4,13 mm. Sau 24 tháng nuôi, Rồng đất có khối lượng trung bình là 276,51 ± 47,12 g, chiều dài thân trung bình 177,61 ± 17,81 mm, chiều dài đuôi trung bình là 448,58 ± 48,25 mm. Chúng tăng trưởng nhanh vào đầu tháng 4 đến tháng 8. Sự tăng trưởng được thể hiện ở hình 1 và hình 2. Khi con non mới nở và chui lên khỏi mặt đất, cơ thể rất yếu, chưa làm quen được với môi trường mới nên rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường và cơ học. Theo số liệu thu thập được, trong 3 tháng đầu (8/2017-10/2017), khối lượng cơ thể chỉ tăng khoảng từ 1-2,5 g/tháng, các tháng sau đó, Rồng đất con đã bắt đầu thích nghi được và khối lượng cơ thể của chúng tăng khoảng 10-20 g/tháng. Chiều dài thân và chiều dài đuôi tăng tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể qua 24 tháng. 186
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Hình 1. Khối lượng cơ thể và chiều dài thân của Rồng đất qua thời gian nuôi. Trong đó: Ban đầu (BD) = 27/8/2017; A = 27/9/2017; B = 27/10/2017; C = 27/11/2017; D = 27/12/2017; E = 27/01/2018; F = 27/02/2018; G = 27/03/2018; H = 27/04/2018; I = 27/05/2018; J = 27/06/2018; K = 27/07/2018; L = 27/08/2018; M = 27/10/2018; N = 27/11/2018; O = 27/12/2018; P = 27/01/2019; Q = 27/02/2019; R = 27/03/2019; S = 27/04/2019; T = 27/05/2019; U = 27/06/2019; V = 27/07/2019; W = 27/08/2019 Hình 2. Chiều dài đuôi của Rồng đất qua thời gian nuôi 3.2. Đặc điểm sinh sản Con đực có kích thước lớn hơn con cái: chiều dài cơ thể (SVL) của con đực đạt từ 17,9 cm đến 23,1 cm, con cái từ 15,7 cm đến 18,6 cm. Vào mùa sinh sản, con đực có bờm phát triển mạnh hơn con cái, thường xuyên di chuyển, tập tính nâng và hạ đầu thường thấy, màu sắc ở thân và cổ trở nên đậm và sặc sỡ hơn. Con cái ít thấy sự khác biệt về màu sắc, thường xuyên đào bới nền chuồng, bụng phình to, di chuyển chậm chạp, thường xuyên di chuyển trên mặt đất. Thời gian Rồng đất cái sinh sản là từ tháng II đến tháng VIII hàng năm (đợt đầu từ tháng II và đợt sau từ tháng IV). 187
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Trong điều kiện nuôi tại Huế, chiều dài trứng trung bình là 27,91 ± 3,11 mm; chiều rộng trứng 13,99 ± 1,35 mm; thể tích trứng 2913,61 ± 806,96 mm3; khối lượng trứng 3,08 ± 0,14 g. Tỷ lệ trứng nở dao động từ 83% đến 100%. 3.3. Đặc điểm mô học tinh hoàn của Rồng đất đực trưởng thành Thời điểm chúng giao phối kéo dài khoảng năm tháng, tương đương với khoảng thời gian của một mùa. Cụ thể là từ tháng II đến tháng VII, đây là những tháng mùa nắng, có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp dẫn đến quá trình sinh tinh diễn ra liên tục. A B Hình 3. Lát cắt ngang các ống sinh tinh (phần giữa tinh hoàn) A-1. Lát cắt ngang A-2.Ống sinh tinh A-3. Lòng ống sinh tinh B-1. Các mao mạch máu B-2. Tinh trùng Các ống sinh tinh nằm trong các tiểu thùy của tinh hoàn. Các quá trình sinh tinh trùng đều diễn ra ở trong các ống sinh tinh này. Nhìn chung, ở tinh hoàn của Rồng đất đực, phần lớn các ống sinh tinh đều có khả năng sản sinh ra tinh trùng (Hình 3). A B Hình 4. Lát cắt ngang của một ống sinh tinh: A và B thể hiện mức độ phát triển của tinh trùng: A-1, Màng đáy; A-2, Lòng ống sinh tinh; A-3, Tinh nguyên bào; A-4, Tế bào Sertoli; A-5, Tinh trùng; B-6, 188Tinh trùng tập trung ở giữa ống sinh tinh
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Qua hình 4, chúng ta thấy mức độ phát triển của tinh trùng trong các ống sinh tinh của Rồng đất trưởng thành được giải phẫu. Sự hình thành và biệt hóa của tinh trùng diễn ra trong ống sinh tinh. Hình 4A thể hiện thời điểm tinh trùng đang biệt hóa chưa có khả năng tham gia thụ tinh. Các tiền tinh trùng có kích thước nhỏ, di chuyển dần vào trong và xếp thành nhiều hàng gần lòng ống sinh tinh, chứng tỏ ở giai đoạn này, Rồng đất đực chưa có khả năng giao phối và thụ tinh. Hình 4B mô tả các tinh trùng đang tập trung dày đặc ở trong lòng ống sinh tinh. Tinh trùng đã biệt hóa hoàn chỉnh và có khả năng tham gia vào quá trình thụ tinh. Các tế bào Sertoli nằm xen kẽ giữa các tinh trùng, tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho các tinh trùng phát triển. 4. KẾT LUẬN Rồng đất tăng trưởng nhanh trong điều kiện nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau 24 tháng nuôi, Rồng đất có khối lượng cơ thể trung bình là 276,51 g, chiều dài thân trung bình là 177,61 mm và dài đuôi là 448,58 mm. Các cá thể sinh sản thường có tập tính ghép đôi và giao phối từ tháng II đến III trong năm, đợt 2 từ tháng V đến tháng VII. Căn cứ vào mức độ phát triển của tinh hoàn khi nghiên cứu trong điều kiện nuôi có thể cho rằng Rồng đất đực giao phối kéo dài khoảng năm tháng, tương đương với khoảng thời gian của một mùa khô tại Thừa Thiên Huế. Đây là những tháng mùa nắng, có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp dẫn đến quá trình sinh tinh diễn ra liên tục, tinh hoàn phát triển và đạt đỉnh trong những tháng này. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này nhận được sự tài trợ bởi Đề tài KHCN cấp Trường mang mã số T.19-TN-17. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Văn Bình, Nguyễn Công Lục, Nguyễn Văn Hoàng, Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Quảng Trường (2016). Môi trường sống và phương thức hoạt động của loài Rồng đất (Physignathus cocincinus) ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát lần thứ 3. Trang 175-180. [2] Ngô Đắc Chứng, Bùi Thị Thúy Bắc (2009). Khả năng sinh sản và tăng trưởng của Rồng đất (Physignathus cocincinus, Cuvier, 1829) trong điều kiện nuôi ở tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 55, 35-43. [3] Nguyễn Văn Hoàng, Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Quảng Trường (2018). Nghiên cứu hiện trạng sinh thái học quần thể nhằm đề xuất biện pháp bảo tồn loài Rồng đất (Physignathus cocincinus, Cuvier, 1829) ở tỉnh Thừa Thiên Huế. [4] Cuvier, G. J. L. N. F. D. (1829). Le Regne Animal Distribué, d'apres son Organisation, pur servir de base à l'Histoire naturelle des Animaux et d'introduction à l'Anatomie Comparé. Nouvelle Edition [second edition]. Vol. 2. Les Reptiles. Déterville, Paris, i-xvi, 1-406. [5] Cox, Merel J.; Van Dijk, Peter Paul; Jarujin Nabhitabhata & Thirakhupt, Kumthorn (1998). A Photographic Guide to Snakes and Other Reptiles of Peninsular Malaysia, Singapore and Thailand. Ralph Curtis Publishing, 144 pp. [6] Grismer, L.L., Neang, T., Chav, T. & Grismer, J.L. (2008). Checklist of the amphibians and reptiles of the Cardamom region of Southwestern Cambodia. Cambodian Journal of Natural History 2008(1): 12–28. [7] Grismer, L. Lee; Thy Neang, Thou Chav, Perry L. Wood, Jr., Jamie R. Oaks, Jeremy Holden, Jesse L. Grismer, Thomas R. Szutz and Timothy M. Youmans (2008). Additional amphibians and reptiles from the Phnom Samkos Wildlife Sanctuary in Northwestern Cardamom Mountains, Cambodia, with comments on their taxonomy and the discovery of three new species. Raffles Bulletin of Zoology 56 (1): 161-175. 189
nguon tai.lieu . vn