Xem mẫu

  1. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC ĐƢỢC BIỂU HIỆN QUA YẾU TỐ “TTEOK” TRONG QUÁN DỤNG NGỮ VÀ TỤC NGỮ TIẾNG HÀN Nguyễn Võ Phƣơng Thanh Trƣờng Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Tteok đƣợc biết đến nhƣ là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng của Hàn Quốc. Bài viết vận dụng các lý thuyết văn hóa học, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp thu thập ngữ liệu và thống kê, để tìm hiểu vị trí của Tteok trong ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. Phong phú và đa dạng với hơn 300 loại, Tteok không chỉ là món ăn ngày thƣờng mà còn là món ăn không thể thiếu trong những phong tục tập quán truyền thống của ngƣời Hàn Quốc. Bên cạnh đó, hình ảnh Tteok cũng xuất hiện rất nhiều trong quán dụng ngữ, tục ngữ, góp phần phản ánh tƣ duy và lối sống của ngƣời Hàn Quốc. Chính vì vậy, có thể nói rằng Tteok chính là chìa khóa quan trọng giúp ngƣời học tiếng Hàn tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. Từ khóa tteok, văn hóa, ngôn ngữ, Hàn Quốc 1. Mở đầu Trong ẩm thực Hàn Quốc, Tteok (떡) hay còn đƣợc gọi là ―bánh gạo Hàn Quốc‖, không chỉ là món ăn đƣợc ƣa chuộng vào ngày thƣờng mà còn là món ăn không thể thiếu trong các phong tục tập quán truyền thống của ngƣời Hàn Quốc. Lịch sử nghiên cứu các đề tài về văn hóa Hàn Quốc cho thấy ―Tteok‖ là yếu tố văn hóa luôn đƣợc đề cập đến trong rất nhiều tác phẩm nghiên cứu tại Hàn Quốc. Hình ảnh và tầm quan trọng của Tteok nói chung trong đời sống xã hội của ngƣời Hàn Quốc đã đƣợc khái quát trong một số tác phẩm nhƣ: ―한국 문화의 이해 (Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc)‖ của tác giả Im Gyeong Sun (2009), ―의식주 생활 - 한국 민속학 새로 읽기 (Đọc hiểu về dân tộc Hàn Quốc, văn hóa ăn mặc ở)‖ của tác giả Bae Yeong Dong (2001), ―한국의 풍속 민간 신앙 (Phong tục Hàn Quốc - tín ngƣỡng dân gian)‖ của tác giả Choi Jun Sik (2005), ―한식의 도를 담다 (Đạo trong ẩm thực Hàn Quốc)‖ của tác giả Kim Sang Bo (2017). Bên cạnh đó, có thể nói rằng trong từ vựng tiếng Hàn, Tteok là một từ vô cùng đặc biệt bởi vì Tteok đƣợc sử dụng nhƣ là một hình ảnh ẩn dụ trong các biểu hiện ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt xã hội của ngƣời Hàn Quốc thông qua các câu tục ngữ hay quán dụng ngữ. Hình ảnh ―Tteok‖ luôn xuất hiện trong các tác phẩm viết về tục ngữ, quán dụng ngữ tiếng Hàn, ví dụ nhƣ tác phẩm ―속담으로 배우는 한국어 2 (Học tiếng Hàn qua tục ngữ)‖ của tác giả Choi Gwon Ji (2007), ―속담 한 상 푸짐하네! (Tục ngữ thật phong phú)‖ của tác giả Park Jeong Ah (2015), ―관용어와 속담으로 배우는 한국어 (Học tiếng Hàn qua quán ngữ và tục ngữ)‖ của tác giả Won Eun Yeong – Lee Gyeong Ah (2018)... Nhìn chung, đề tài về ―Tteok‖ từ lâu đã nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc. Qua đó có thể thấy rằng Tteok chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong văn hóa đời sống xã hội của 426
  2. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI ngƣời Hàn Quốc. Đa số các tác phẩm có yếu tố ―Tteok‖ thƣờng đề cập khái quát đến ―Tteok‖ nói chung nhƣ là một đặc trƣng của văn hóa Hàn Quốc. Trong các tác phẩm viết về tục ngữ và quán dụng ngữ, các tác phẩm tập trung giải thích ý nghĩa các câu tục ngữ và quán dụng ngữ. Đặc biệt, có tác phẩm ―쉽게 맛있게 아름답게 만드는 떡 (Làm Tteok ngon và đẹp mắt một cách dễ dàng)‖ xuất bản năm 1999 của tác giả Han Bok Ryeo có nội dung cụ thể và chi tiết hơn về Tteok. Trong tác phẩm này, tác giả tìm hiểu về cách làm của hơn 100 loại Tteok, nguyên liệu và dụng cụ làm Tteok, Tteok trong văn hóa Hàn Quốc và các câu tục ngữ có ―Tteok‖. Việc tìm hiểu và mở rộng kiến thức văn hóa của một nƣớc khi đang theo học hoặc nghiên cứu ngôn ngữ của đất nƣớc đó là điều tất yếu và cần thiết. Và dựa trên quan điểm ―Đặc điểm ngôn ngữ và bản sắc văn hóa có mối liên hệ hữu cơ. Ngôn ngữ vừa là một trong những thành tố của văn hóa, vừa là công cụ biểu hiện có hiệu quả nhất của một nền văn hóa. Hơn thế nữa, ngôn ngữ còn phản ánh tâm hồn, tình cảm của nhân dân mình‖ [Bùi Khánh Thế (2012), trang 188], có thể nói rằng Tteok là một trong những công cụ biểu hiện tiêu biểu trong ngôn ngữ Hàn Quốc. Chính vì vậy, trên tinh thần kế thừa và tiếp thu các công trình nghiên cứu đi trƣớc, thông qua đối tƣợng nghiên cứu là yếu tố ―Tteok‖ đƣợc xuất hiện trong các quán dụng ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và trên cơ sở vận dụng các lý thuyết văn hóa học, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp thu thập ngữ liệu và thống kê, chúng tôi phân tích 10 câu quán dụng ngữ, 28 câu tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố ―Tteok‖ đƣợc tổng hợp từ các tài liệu tham khảo tiếng Hàn để tìm hiểu vị trí của Tteok trong ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc. Đồng thời thông qua đó, góp phần tìm hiểu đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Hƣớng tiếp cận địa văn hóa Các lý thuyết về địa văn hóa cho thấy tầm quan trọng của khí hậu và địa lý trong việc hình thành và phát triển văn hóa của mỗi vùng, mỗi quốc gia dân tộc. Con ngƣời sống trong môi trƣờng tự nhiên và có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên, vì thế quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa của một dân tộc một phần phụ thuộc vào môi trƣờng tự nhiên của dân tộc đó. Quyết định luận địa lý tự nhiên cũng cho rằng môi trường tự nhiên là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người và văn hóa của con người. Ngày nay, quan điểm của quyết định luận địa lý đã trở nên lạc hậu bởi vì con ngƣời, với năng lực ƣu tú của mình đã và đang tiếp tục phát triển, chinh phục tự nhiên để tự quyết định và cải thiện môi trƣờng sống của mình đồng thời góp phần vào sự phát triển văn hóa, văn minh của xã hội loài ngƣời. Mặc dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận sự tác động và sức ảnh hƣởng của môi trƣờng địa lý, khí hậu lên đời sống ăn, mặc, ở của con ngƣời và đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong nền văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Tsunesaburo Makiguchi, một nhà giáo dục và địa lý nổi tiếng ngƣời Nhật vào thế kỷ XX cho rằng: ―Phong tục phản ánh bản chất và tình cảm của một dân tộc. Cũng nhƣ tính khí con ngƣời bị ảnh hƣởng bởi những đặc điểm địa lý của môi trƣờng, phong tục cũng bị ảnh hƣởng bởi địa lý‖ [Tsunesaburo Makiguchi (2004), trang 331]. Trong nội dung này, ông đã bàn luận về phong tục theo ba nhu cầu cơ bản của đời sống con ngƣời đó chính là ăn, mặc, ở. 427
  3. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Dựa trên quan điểm này của ông, có thể thấy rằng khí hậu địa lý tự nhiên có những ảnh hƣởng quan trọng chi phối đến việc ―ăn‖ của con ngƣời và đƣợc thể hiện cụ thể qua ẩm thực, nhất là ẩm thực truyền thống. Trên cơ sở đó, trong văn hóa ẩm thực truyền thống, phần lớn nguyên liệu và cách chế biến món ăn của một dân tộc sẽ đƣợc quyết định và ảnh hƣởng bởi đặc trƣng địa lý của dân tộc đó. Đặc trƣng ẩm thực truyền thống và phong tục ăn uống của ngƣời Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. ―Trên cơ sở tƣơng đồng về nền kinh tế trồng lúa nƣớc và các điều kiện tự nhiên mà lƣơng thực, thực phẩm chính để đảm bảo đời sống trong lĩnh vực ăn uống của Hàn Quốc và Việt Nam khá tƣơng đồng. Gạo (nếp và tẻ) cũng nhƣ các sản phẩm chế biến từ gạo: cơm, xôi, bánh làm từ gạo, bún, mì,... là lƣơng thực chính có mặt trong cả bữa cơm thƣờng ngày cũng nhƣ trong lễ hội của cƣ dân hai quốc gia từ hàng ngàn năm nay‖ [Trần Thị Thu Lƣơng (2016), trang 203]. Qua đó, có thể nhận định rằng, ngoài cơm lƣơng thực chính, thì Tteok - món ăn đƣợc làm chủ yếu từ gạo nếp có thể đƣợc xem là lƣơng thực thiết yếu trong ẩm thực Hàn Quốc. 2.2. Hƣớng tiếp cận chức năng luận Theo các nhà nhân học văn hóa theo lý thuyết Chức năng tâm lý học, các thiết chế văn hóa có chức năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về vật lý và tâm lý của con ngƣời trong xã hội [R. Jon Mcgee – Richard L. Warms (2010), trang 207]. Bronislaw Malinowski (1884 – 1942), nhà nhân học văn hóa theo trƣờng phái chức năng về tâm lý cho rằng “mỗi nền văn hóa có thể hiểu như một toàn thể hữu cơ của những thể chế” và những thể chế này tƣơng ứng với những nhu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống của con ngƣời. Thức ăn, trƣớc hết có chức năng đảm bảo nhu cầu tất yếu chung của con ngƣời là nuôi sống cơ thể và cung cấp dinh dƣỡng bảo vệ sức khỏe. Thức ăn thƣờng đƣợc đƣợc chia làm hai loại, đó là thức ăn ngày thƣờng (đƣợc ăn vào ngày thƣờng) và thức ăn đặc biệt (đƣợc ăn vào những dịp đặc biệt nhƣ hôn lễ, tang lễ, tế lễ, tiệc mừng thọ 60 tuổi, tiệc sinh nhật,...). Vì vậy, ngoài việc đáp ứng nhu cầu vật lý trong đời sống thƣờng ngày, thức ăn còn có chức năng phục vụ các nhu cầu tâm lý và tinh thần trong của con ngƣời thông qua các phong tục, tập quán, lễ nghi. ―Thức ăn Hàn Quốc có thể đƣợc chia thành thức ăn chính, thức ăn phụ, Tteok và Hangwa (한과)32, chè hoa quả, trà,...‖ [Lim Gyeong Sun (2009), trang 110]. Trƣớc tiên có thể kể đến Garaetteok (가래떡)33, một loại Tteok có thể đƣợc dùng làm nguyên liệu chính của một món ăn và món ăn làm từ Garaetteok mà ngƣời Hàn Quốc thƣờng ăn vào ngày Tết chính là ―Canh Tteok‖ (떡국). Theo phong tục thì ―Canh Tteok‖ là món ăn truyền thống mà ngƣời Hàn Quốc ăn vào ngày 1.1 Tết âm lịch, với quan niệm là đánh dấu sự kiện con ngƣời thêm một tuổi mới. ―Canh Tteok‖ cũng là một món ăn ngày thƣờng đƣợc ngƣời Hàn Quốc yêu thích. Bên cạnh đó, còn có một số món ăn làm từ Garaetteok cũng rất đƣợc ƣa chuộng vào ngày thƣờng. Đầu tiên chính là món ―Tteok xào cay‖ (떡볶이), một món ăn đại chúng mà thông qua làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã đƣợc phổ biến ra khắp thế giới và đƣợc nhiều ngƣời 32 Hangwa (한과) là một thuật ngữ dùng chung cho tất cả các loại bánh truyền thống của Hàn Quốc. 33 Garaetteok (가래떡) là một loại Tteok dài, hình trụ, màu trắng. Món ăn tiêu biểu nhất đƣợc làm từ Garaetteok là canh Tteok, đây là món ăn truyền thống vào ngày Tết 1.1 âm lịch của Hàn Quốc. 428
  4. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI yêu thích. Tiếp theo có thể kể đến các món nhƣ là ―Pizza Tteok‖ (떡피자), ―Mì gói Tteok‖ (떡라면), ―Tteok xào cung đình‖ (궁중 떡볶이)34, ―Sườn cuộn Tteok nướng‖(떡갈비),...Bên cạnh đó, Garaetteok cũng là một nguyên liệu phụ xuất hiện trong nhiều món ăn nhƣ ―Gà hầm‖ (찜닭), ―Sườn ram‖ (갈비찜), ―Canh kim chi‖ (김치찌개), ―Canh cá cay‖ (매운탕), ―Cơm chiên‖ (볶음밥),...Ngoài ra, các loại Tteok khác đƣợc sử dụng trong những dịp khác nhau và đều mang ý nghĩa riêng. Chẳng hạn nhƣ món ăn mà ngƣời Hàn Quốc thƣờng ăn vào ngày chuyển nhà chính là ―Bánh Tteok đỏ‖ (붉은 떡), với ý nghĩa màu đỏ mang lại sự may mắn sẽ giúp cho việc chuyển nhà đƣợc thuận lợi, suôn sẻ. Chính vì vậy, có thể nói rằng Tteok là món ăn phục vụ nhu cầu vật lý trong đời sống vật chất hàng ngày, đồng thời còn thực hiện chức năng tâm lý trong đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Hàn Quốc. 2.3. Hƣớng tiếp cận ký hiệu học văn hóa ―Ký hiệu học (Semiotik) là một học thuyết nghiên cứu các dấu hiệu, ký hiệu. Ký hiệu học văn hóa, một học thuyết ra đời muộn hơn đề cập sau đó đã cho chúng ta thấy một điều là các nền văn hóa không chỉ bao gồm sự chuẩn mực hóa mà còn cả các dấu hiệu trong cùng một nhóm. Vâng, sự chuẩn mực hóa bản thân nó đã là một dấu hiệu, ký hiệu và ngƣợc lại phần lớn các ký hiệu đều đƣợc chuẩn mực hóa, và giống nhƣ trong ngôn ngữ những ký hiệu này đã đƣợc thể chế hóa‖ [Nguyễn Tri Nguyên (2011), trang 22]. Do đó, mỗi hiện tƣợng hay giá trị văn hóa đều bao hàm một hệ thống ký hiệu ẩn chứa bên trong mà ngƣời làm công tác nghiên cứu văn hóa cần phải tiến hành giải mã. Tteok không chỉ đơn thuần là món ăn phục vụ nhu cầu đời sống vật chất của ngƣời Hàn Quốc mà còn là cả một hệ thống ký hiệu đƣợc dùng rất nhiều trong giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp văn hóa của ngƣời Hàn Quốc. Với sự đa dạng về chủng loại, mỗi loại Tteok đều mang một ý nghĩa văn hóa biểu trƣng tùy theo tình huống sử dụng góp phần phản chiếu văn hóa Hàn Quốc. Ví dụ nhƣ, theo phong tục thì món ăn truyền thống tiêu biểu của ngƣời Hàn Quốc vào Tết Trung thu chính là ―Songpyeon‖ (송편). ―Songpyeon‖ là món Tteok hấp, có hình bán nguyệt, đƣợc trang trí với lá thông và là món ăn không thể thiếu trên mâm cúng tổ tiên trong dịp Tết Trung thu, một dịp Tết trọng đại của ngƣời Hàn Quốc. Tƣơng truyền rằng vào dịp này, các cô gái nếu nặn đƣợc một chiếc bánh ―Songpyeon‖ đẹp thì sẽ gặp đƣợc một chú rể tốt trong tƣơng lai; còn phụ nữ mang thai nếu nặn đƣợc một chiếc bánh ―Songpyeon‖ đẹp thì sẽ sinh ra một cô con gái xinh đẹp. Ngoài ra, hình ảnh Tteok nói chung trong các biểu hiện ngôn ngữ Hàn Quốc cũng rất phong phú, và mỗi trƣờng hợp đều mang những ý nghĩa ẩn dụ riêng biệt. Chẳng hạn nhƣ câu ―Bánh Tteok vừa miệng‖ hay ―Bánh Tteok hợp khẩu vị‖ (입에 맞는 떡) là cách nói ẩn dụ, ý chỉ ―một món đồ vật hoặc một sự việc nào đó mà chúng ta hài lòng, vừa ý‖. Hoặc câu nói ―Tteok rơi xuống từ trên kệ‖ (선반에서 떨어진 떡), nghĩa là vì Tteok tự rơi xuống nên chúng ta không cần tốn sức cũng có thể lấy đƣợc nó; có ý nghĩa ẩn dụ là ―may mắn thu đƣợc lợi ích lớn mà không cần phải nỗ lực hay cố gắng hết sức‖. 34 ―Tteok xào cung đình”(궁중 떡볶이) là món ăn trong cung từ ngày xƣa; đƣợc làm từ Garaetteok, rau, thịt và gia vị chủ yếu là nƣớc tƣơng; không cay nên thích hợp với trẻ em hoặc những ngƣời không ăn cay. 429
  5. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Tóm lại, những ý nghĩa ẩn chứa thông qua Tteok đƣợc giải mã sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về phong tục, lối sống của ngƣời Hàn Quốc và tƣ duy nhận thức của họ qua sự thú vị của ngôn ngữ Hàn Quốc. 2.4. Hƣớng tiếp cận ngôn ngữ học ―Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và hoạt động nhận thức là mối liên hệ của một cơ chế hai mặt thống nhất không tách rời. Vì không có một hoạt động nhận thức nào tách khỏi ngôn ngữ mà có thể trở thành hiện thực; và ngƣợc lại, không có một dạng ngôn ngữ nào đƣợc định hình mà tách khỏi nhận thức‖ [Nguyễn Lai (2004), trang 26]. Karl Marx cũng từng nói “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. Qua đó, có thể khẳng định rằng ngôn ngữ và tƣ duy có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tƣ duy hay nói cách khác, tất cả các hoạt động tƣ duy của con ngƣời đều đƣợc biểu hiện thông qua công cụ là ngôn ngữ. ―Theo sự khẳng định của F.de.Saussure cũng nhƣ nhiều nhà khoa học xã hội khác, thì ngôn ngữ và văn hóa nói chung đều là những thiết chế trừu tƣợng, chúng dần dần đƣợc hình thành cùng với sự phát triển của con ngƣời và xã hội‖ [Nguyễn Lai (2004), trang 192]. Vì thế ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau. Và bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức đời sống vật chất và tinh thần, ngôn ngữ là công cụ cần thiết để con ngƣời giao tiếp hay diễn đạt suy nghĩ của mình. Do đó, các sản phẩm hay giá trị văn hóa sinh ra trong qua trình đó đều đƣợc thể hiện thông qua ngôn ngữ. Từ mối quan hệ không tách rời giữa ngôn ngữ và tƣ duy, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ cũng đƣợc xem nhƣ là công cụ để giải mã các sự vật, hiện tƣợng, hay các giá trị thuộc phạm trù văn hóa. Trong nhận thức của ngƣời Hàn Quốc, có lẽ Tteok là món ăn quen thuộc và cần thiết nên đã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong ngôn ngữ Hàn Quốc. Chính vì thế mà hình ảnh Tteok đƣợc sử dụng làm nghĩa ẩn dụ trong rất nhiều các quán dụng ngữ hay các câu tục ngữ trong tiếng Hàn. Ví dụ nhƣ câu tục ngữ ―Nằm mà ăn bánh Tteok‖ (누워서 떡먹기), ý chỉ những việc dễ dàng, không cần tốn nhiều công sức cũng có thể làm đƣợc, tƣơng đƣơng với câu tiếng Việt nhƣ ―dễ nhƣ ăn cháo‖, ―dễ nhƣ trở bàn tay‖. Hay một câu tục ngữ khác là―Đồ rẻ là bánh Bijitteok‖ (싼 것이 비지떡) có ý nghĩa tƣơng đƣơng với câu ―tiền nào của ấy‖ trong tiếng Việt; bởi vì ―Bijitteok‖ (비지떡) hay ―bánh bã đậu‖ là một loại Tteok đƣợc làm bằng cách cho bột mì hay bột gạo vào bã đậu rồi làm nên hình ảnh Tteok trong câu tục ngữ trên là một cách nói ẩn dụ để chỉ những món đồ rẻ và không có chất lƣợng, không có giá trị nhƣ ―bã đậu‖. Thông qua những câu tục ngữ này, một phần nào đó ta có thể tìm hiểu về tƣ duy, lối sống, đặc trƣng ứng xử của ngƣời Hàn Quốc với môi trƣờng xã hội. Đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc đƣợc biểu hiện qua yếu tố “Tteok” có trong quán dụng ngữ và tục ngữ tiếng Hàn 2.5. Đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc biểu hiện qua yếu tố “Tteok” có trong quán dụng ngữ tiếng Hàn Theo Viện ngôn ngữ quốc gia Hàn Quốc, ―quán dụng ngữ‖ là một cụm từ bao gồm hai hoặc nhiều từ tạo thành, đƣợc sử dụng theo tập quán và mang một ý nghĩa đặc biệt mà nếu chỉ xét về ý nghĩa của mỗi từ thì không thể nào hiểu đƣợc. Có thể nói ngƣời Hàn Quốc có cảm 430
  6. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI xúc tích cực về Tteok nên nhìn chung, hình ảnh Tteok trong các quán dụng ngữ thƣờng tƣợng trƣng cho những điều tốt. Ví dụ nhƣ câu “기름떡 먹기” (Ăn Tteok dầu), “떡 먹듯” (Nhƣ ăn Tteok) là các quán dụng ngữ có ý nghĩa tƣơng tự với câu ―dễ nhƣ ăn cơm bữa‖, ―dễ nhƣ trở bàn tay‖, ―dễ nhƣ ăn cháo‖ trong tiếng Việt, ý chỉ những việc rất đơn giản và dễ dàng; “떡같이 믿다” (Tin tƣởng nhƣ Tteok), nghĩa là rất lạc quan và tin tƣởng vào một ngƣời hay một việc nào đó. Bên cạnh đó, hình ảnh Tteok tƣợng trƣng cho lợi ích và may mắn có thể kể đến trong các quán dụng ngữ sau: “떡이 생기다” (Có Tteok), câu này ý nói rằng xuất hiện một nguồn lợi bất ngờ ngoài mong đợi; “웬 떡이냐?” (Ôi, Tteok sao?), câu này thƣờng đƣợc dùng khi bất ngờ gặp may mắn; “떡고물이 떨어지다” (Bột tẩm rơi xuống), câu này có nghĩa là thu về lợi ích hoặc có thêm lợi ích trong công việc. Ngoài ra, hình ảnh Tteok trong một số quán dụng ngữ khác phản ánh hiện thực trong sinh hoạt đời sống xã hội của con ngƣời. Ví dụ nhƣ câu “떡 주무르듯 하다” (Nhƣ nhào nặn bánh Tteok), câu này ý chỉ cách giải quyết công việc theo ý muốn của bản thân; “떡국을 먹다” (Ăn canh Tteok), câu này xuất phát từ món canh Tteok là món ăn truyền thống của ngƣời Hàn Quốc trong ngày Tết và có nghĩa là đƣợc thêm một tuổi mới; “떡을 치다” (Giã Tteok), câu này chỉ sự đầy đủ về mặt số lƣợng hoặc mức độ, ngoài ra còn có nghĩa là phá hỏng, làm hỏng một việc gì đó; “그림의 떡” (Tteok trong tranh), câu này có nghĩa là ―bánh vẽ‖, đƣợc sử dụng khi nói về những cái chúng ta rất thích nhƣng không thể sở hữu đƣợc hoặc những mong ƣớc khó trở thành hiện thực hoặc không thể trở thành hiện thực. 2.6. Đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc biểu hiện qua yếu tố Tteok có trong tục ngữ tiếng Hàn Tục ngữ đƣợc hình thành và lƣu truyền trong dân gian. Tục ngữ phản ánh nhận thức hoặc triết lý dân gian trong các hoạt động tổ chức đời sống xã hội. Hình tƣợng của tục ngữ thƣờng đƣợc xây dựng bằng cách ẩn dụ, nhân hóa, so sánh,... Có lẽ đối với ngƣời Hàn Quốc, Tteok là hình ảnh vô cùng thân quen nên trong kho tàng tục ngữ Hàn Quốc, Tteok chiếm vị trí quan trọng đáng kể. Các câu tục ngữ thƣờng mang ý nghĩa rất gần gũi với cuộc sống của con ngƣời và phong phú với nhiều lĩnh vực. Đó có thể là phê phán hoặc cũng có thể là khuyên răn con ngƣời. Một số ví dụ điển hình nhƣ: “보고 못 먹는 것은 그림의 떡” (Cái nhìn mà không thể ăn đƣợc là Tteok trong tranh): câu tục ngữ này có ý nghĩa tƣơng tự nhƣ câu ―그림의 떡‖ (bánh vẽ); ngày nay nó còn mang thông điệp là khuyến khích ngƣời ta phấn đấu, nỗ lực để có thể làm đƣợc những điều mình muốn và mua đƣợc những cái mình thích một cách thoải mái. “(제 떡보다) 남의 떡이 더 커 보인다” (Tteok của ngƣời khác trông lớn hơn của tôi): câu tục ngữ này ý chỉ lòng tham của con ngƣời. Với tâm lý ―đứng núi này trông núi nọ‖, ngƣời ta thƣờng không thỏa mãn với những gì mình có mà luôn so sánh với những ngƣời xung quanh và cho rằng ngƣời khác đƣợc lợi ích nhiều hơn mình. “떡 줄 사람은 생각도 않는데 김칫국부터 마신다”, “떡 줄 사람은 꿈도 안 꾸는데 김칫국부터 마신다” (Ngƣời cho Tteok còn chƣa nghĩ đến mà ta đã uống nƣớc kim chi): 431
  7. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Tteok làm từ bột gạo hấp nên có thể khó nuốt và khó tiêu hóa. Vì thế, khi ăn Tteok, tổ tiên ngƣời Hàn Quốc thƣờng hay uống nƣớc kim chi (ở đây ý chỉ nƣớc muối kim chi) để dễ tiêu hóa. Thói quen này đƣợc đƣa vào câu tục ngữ trên, có nghĩa là ―ngƣời khác còn chƣa nghĩ đến việc cho mình Tteok mà mình đã đi uống nƣớc kim chi rồi‖, ý chỉ hành động nóng vội dựa trên suy đoán chủ quan trƣớc khi sự việc xảy ra, tƣơng tự với câu ―tƣởng bở‖ trong tiếng Việt. Ngoài ra, còn có câu ―떡방아 소리 듣고 김칫국 찾는다‖ (Mới nghe tiếng giã Tteok mà đã đi tìm nƣớc kim chi), nghĩa là mới nghe tiếng ngƣời khác giã bánh (làm Tteok) mà đã đi tìm nƣớc kim chi. Các câu tục ngữ này muốn khuyên con ngƣời nên sáng suốt, không nên vội vàng phán đoán để tránh hiểu lầm và gây khó xử cho đối phƣơng. “가는 떡이 커야 오는 떡이 크다” (Tteok đi có lớn thì Tteok lại mới lớn): câu tục ngữ này khuyên chúng ta nên nhẹ nhàng, hòa nhã và đối xử tốt với những ngƣời xung quanh, bởi vì nếu chúng ta đối xử tốt với ngƣời khác thì ngƣời khác cũng sẽ đối xử tốt lại với chúng ta. “보기 좋은 떡이 먹기도 좋다” (Tteok nhìn ngon thì ăn cũng ngon): câu tục ngữ này ý nói hình thức cũng rất quan trọng, nên khi làm việc gì con ngƣời cũng nên chú ý đến hình thức. Điều này đúng với tính cách của ngƣời Hàn Quốc, bởi vì họ rất ƣa chuộng cái đẹp và đề cao hình thức. Điều đó đã đƣợc thể hiện rất rõ trong ẩm thực, thời trang, điện ảnh, âm nhạc,... của ngƣời Hàn Quốc. “어른 말을 들으면 자다가도 떡이 생긴다” (Nếu biết vâng lời ngƣời lớn thì khi mới ngủ dậy cũng có Tteok ăn): câu tục ngữ này khuyên ngƣời ta nên nghe theo kinh nghiệm và những lời chỉ dạy của ngƣời lớn để tránh gây ra sai lầm và đạt kết quả tốt. Câu này có ý nghĩa tƣơng tự nhƣ câu tục ngữ tiếng Việt ―Cá không ăn muối cá ƣơn. Con cãi cha mẹ trăm đƣờng con hƣ‖ “떡이 별 떡 있지, 사람은 별 사람 없다” (Tteok thì có nhiều loại nhƣng con ngƣời thì không có sự khác biệt): câu tục ngữ này ý nói rằng Tteok thì có nhiều loại khác nhau, nhƣng đã là con ngƣời thì ai ai cũng giống nhau mà không có nhiều khác biệt. “떡 본 김에 제사 지낸다” (Nhân tiện nhìn thấy Tteok thì liền cúng tế): câu tục ngữ này ý chỉ hành động biết tận dụng và tranh thủ cơ hội tốt để hoàn thành nhanh chóng công việc. “미운 놈 떡 하나 더 준다” (Cho kẻ mình ghét thêm một cái Tteok): câu tục ngữ này khuyên ngƣời ta nên khéo léo trong đối nhân xử thế, đặc biệt với ngƣời mình ghét thì càng nên đối xử tốt và không làm họ tổn thƣơng để tránh hậu họa về sau. “떡을 달라는데 돌을 준다” (Xin Tteok nhƣng lại cho đá): câu tục ngữ này ý nói lòng ngƣời vô tình, thể hiện cách đối xử trái với mong muốn và nguyện vọng của đối phƣơng. “누워서 저절로 입에 들어오는 떡은 없다” (Chỉ nằm thì không tự dƣng mà có Tteok vào miệng): câu tục ngữ này khuyên con ngƣời nên cố gắng, bởi vì nếu không cố gắng, không nỗ lực thì sẽ không có thành quả, nó có ý nghĩa giống nhƣ câu tục ngữ Việt Nam ―Có làm thì mới có ăn, không dƣng ai dễ đem phần đến cho‖. 432
  8. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI “밥 위에 떡” (Tteok ở trên cơm): câu tục ngữ ý nói rằng những điều tốt và vận may liên tiếp xuất hiện. “꽃보다 떡” (Tteok tốt hơn hoa): câu tục ngữ này ý nói đối với ngƣời đang đói thì dù hoa có đẹp cũng không quan trọng bằng Tteok, đây là cách nói ẩn dụ khẳng định tầm quan trọng của việc ăn uống, có ý nghĩa giống nhƣ câu tiếng Việt ―Có thực mới vực đƣợc đạo‖. “천생연분에 보리 개떡” (Tteok lúa mạch hấp trong mối nhân duyên tiền định): Tteok lúa mạch hấp đƣợc nhắc đến trong câu tục ngữ này ý chỉ loại Tteok đƣợc làm từ cám lúa mạch còn lại sau khi xay xát nên có thể nói đây không phải là món ăn đƣợc làm từ nguyên liệu tốt. Vì vậy, câu tục ngữ này có ý nghĩa là ―bất luận dù bạn là ngƣời bình thƣờng hay địa vị thấp kém nhƣ thế nào chăng nữa thì bạn cũng có đôi nên dù có ăn Tteok lúa mạch hấp thì cũng hãy sống tốt‖, câu tục ngữ này muốn khuyên con ngƣời rằng dù cuộc sống không giàu có, dƣ dả cũng nên sống tốt và trân quý ngƣời thƣơng bên cạnh mình. “떡방아를 찧어도 더 옳은 방아를 찧어다” (Giã Tteok cũng phải giã đúng cách): câu tục ngữ này khuyên ngƣời ta khi làm việc gì, dù là việc lớn hay việc nhỏ cũng nên đúng đắn, nghiêm túc và hết lòng. “떡 주고 뺨 맞는다” (Cho Tteok và bị tát): câu tục ngữ này có nghĩa tƣơng tự nhƣ câu ―làm ơn mắc oán‖ trong tiếng Việt. “남의 떡으로 제사 지낸다” (Cúng tế bằng Tteok của ngƣời khác): câu tục ngữ này ý chỉ sự may mắn khi chúng ta đạt đƣợc thành công hoặc thu về lợi ích là nhờ vào ngƣời khác. “굿이나 보고 떡이나 먹지” (Hãy xem nghi thức Gut35 rồi ăn bánh Tteok đi chứ): ý nghĩa của câu tục ngữ này là ―Đừng chõ mũi vào chuyện của ngƣời khác‖, ý khuyên con ngƣời đừng nên can thiệp vào chuyện của ngƣời khác một cách vô ích mà nên chú tâm làm tốt việc của bản thân mình. Ngoài ra, Tteok có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng không thể thay thế trong tín ngƣỡng thờ cúng dân gian của ngƣời Hàn Quốc: ―Tteok đƣợc xếp vào là món ăn hàng đầu trong nghi lễ vòng đời và các nghi lễ tôn giáo. Trong tín ngƣỡng dân gian Shaman giáo, mỗi loại Tteok khác nhau đều tƣợng trƣng cho một vị thần. Sau khi thực hiện xong các nghi lễ cúng tế, ngƣời ta sẽ chia Tteok cho nhau rồi cùng ăn để lấy lộc. Ngoài ra, Tteok còn đƣợc dùng làm quà tặng ngƣời hàng xóm mới khi chuyển nhà‖ [Lim Gyeong Sun (2009), trang 112]. Có thể thấy rằng trong văn hóa Hàn Quốc, Tteok là món ăn truyền thống đồng thời là phƣơng tiện trung gian để kết nối ngƣời với tổ tiên, ngƣời với thần linh, ngƣời với ngƣời. Điều này đƣợc thể hiện qua một số câu tục ngữ có Tteok liên quan đến tín ngƣỡng dân gian trong văn hóa Hàn Quốc nhƣ: ―제사 떡도 커야 귀신이 좋아한다‖ (Tteok cúng lớn thì quỷ thần thích), ―떡이 있어야 굿도 한다‖ (Phải có Tteok thì mới làm Gut), ―귀신도 떡 하나로 쫓는다‖ (Có thể xua đuổi tà ma chỉ bằng một cái Tteok), ―귀신은 떡으로 사귀고 사람은 정으로 사귄다‖ (Giao tiếp với quỷ 35 ―굿‖ (Gut) là tên gọi của một nghi thức của tín ngƣỡng Shaman giáo, một tín ngƣỡng bản địa của ngƣời Hàn Quốc; nghi thức này đƣợc thực hiện bởi các pháp sƣ để cầu xin thần linh ban phúc hay xua đuổi những điều xấu xa. 433
  9. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI thần bằng Tteok và giao tiếp với con ngƣời bằng tình cảm), ―서낭당 떡을 먹으면 재수가 있다‖ (Nếu ăn Tteok cúng miếu Thành Hoàng thì sẽ gặp may mắn), ―귀신에게 비는 데는 시루떡이 제일이다‖ (Để cầu xin quỷ thần thì Tteok đậu đỏ là nhất), ―떡시루번을 먹으면 허리가 아프질 않다‖ (Nếu ăn Tteok đậu đỏ thì sẽ không đau lƣng). Các loại Tteok tiêu biểu nhất trong văn hóa ẩm thực, văn hóa phong tục, đặc biệt là trong các nghi lễ cúng bái và dịp lễ đặc biệt của ngƣời Hàn Quốc có thể kể đến nhƣ ―떡국‖ (Canh Tteok), ―송편‖ (Songpyeon), ―시루떡‖ (Sirutteok), ―봉치 떡‖ (Bongchiteok), ―백설기‖ (Beakseolki). “떡국” (Canh Tteok) ―Canh Tteok‖ là món ăn truyền thống của ngƣời Hàn Quốc vào ngày Tết âm lịch 1.1. Ăn ―Canh Tteok‖ tƣợng trƣng cho việc thêm một tuổi mới. Vì thế nên ngƣời Hàn Quốc thƣờng hay hỏi trẻ em là ―Con đã ăn mấy tô canh Tteok rồi?‖ thay vì hỏi ―Năm nay con mấy tuổi?‖. Ngoài ra, ý nghĩa của việc ăn canh Tteok vào đầu năm mới còn rất đặc biệt. ―Canh Tteok‖ đƣợc làm từ Garaetteok. Vì Garaetteok là loại Tteok màu trắng, có dạng tròn, hình trụ và dài nên tổ tiên ngƣời Hàn Quốc cho rằng ―Canh Tteok‖ là một món ăn tinh khiết và giúp mang lại bình an may mắn nên nếu ăn ―Canh Tteok‖ vào đầu năm mới thì sẽ đƣợc mạnh khỏe và sống lâu. Thêm nữa, vì Garaetteok có hình dạng tròn nhƣ đồng xu cổ ngày xƣa nên tổ tiên ngƣời Hàn Quốc cũng đã gửi gắm ƣớc vọng đƣợc dƣ dả, sung túc vào món canh ăn vào đầu năm mới này. “송편” (Songpyeon) Loại Tteok tiêu biểu nhất trong dịp Tết Trung thu ở Hàn Quốc là ―Songpyeon‖. ―Songpyeon‖ là loại Tteok ngọt có nhân, hình dạng đặc trƣng là hình bán nguyệt; ngoài ra còn có hình tròn, có màu sắc và trang trí đẹp mắt. Hình bán nguyệt tƣợng trƣng cho sự thịnh vƣợng và tƣơi sáng bởi vì tổ tiên ngƣời Hàn Quốc có quan niệm rằng ―trăng khuyết rồi sẽ tròn‖. Từ ngày xƣa, vào dịp Tết Trung thu, ―Songpyeon‖ đƣợc làm bằng gạo mới thu hoạch và dâng lên tổ tiên để bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong một năm đƣợc mùa. Tổ tiên ngƣời Hàn Quốc cũng có truyền thống làm ―Songpyeon‖ vào ngày 1.2 âm lịch (ngày bắt đầu vụ mùa mới) và chiêu đãi những ngƣời làm công để bày tỏ lòng biết ơn và động viên họ cố gắng làm việc. Ngoài ra, từ ngày xƣa, ―Songpyeon‖ còn là một trong những món ăn tiêu biểu mà ngƣời Hàn Quốc làm dâng lên tổ tiên để cầu xin phúc lộc vào ngày rằm tháng giêng âm lịch, ngày Tết Đoan ngọ hoặc trong các nghi lễ quan hôn tang tế,... 3. “시루떡” (Sirutteok) ―Sirutteok‖ hay còn gọi là Tteok đậu đỏ, là loại Tteok hấp đƣợc làm từ bột gạo trộn với đậu đỏ. Nhƣ đã kể trên, hai câu tục ngữ ―Để cầu xin quỷ thần thì Tteok đậu đỏ là nhất‖ và ―Nếu ăn Tteok đậu đỏ thì sẽ không đau lƣng‖ là hai câu nói thể hiện tƣ duy tín ngƣỡng của ngƣời Hàn Quốc từ thời xa xƣa. Theo quan điểm của ngƣời Hàn Quốc, màu đỏ thẫm của đậu đỏ tƣợng trƣng cho điều lành. Chính vì vậy, ngƣời Hàn Quốc thƣờng làm Tteok đậu đỏ để dâng lên các vị thần linh với hy vọng tránh đƣợc tai ƣơng, xui xẻo, bệnh tật và luôn đƣợc khỏe mạnh. Đó cũng chính là lý do vì sao ngƣời Hàn Quốc có phong tục ăn Tteok đậu đỏ khi 434
  10. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI chuyển nhà. Ngoài ra, Tteok đậu đỏ cũng đƣợc ngƣời Hàn Quốc lựa chọn để làm quà tặng cho những ngƣời hàng xóm mới khi chuyển nhà, với ý nghĩa cầu chúc cho mọi ngƣời đều gặp nhiều may mắn và tốt lành. “봉치떡” (Bongchiteok) Theo phong tục kết hôn của ngƣời Hàn Quốc, chú rể chuẩn bị nhà ở sau khi cƣới còn cô dâu chuẩn bị quà và sính lễ. ―Bongchiteok‖ nổi bật nhất trong số các loại Tteok mà gia đình cô dâu chuẩn bị làm sính lễ kết hôn. ―Bongchiteok‖ có hình tròn, đƣợc làm từ đậu đỏ và gạo nếp, gồm có hai lớp bánh nếp và đƣợc trang trí với bảy hạt táo tàu và hạt dẻ ở chính giữa. Theo quan niệm của ngƣời Hàn Quốc, đậu đỏ là biểu tƣợng của điều lành và sự may mắn; gạo nếp tƣợng trƣng cho sự kết nối giữa hai vợ chồng; hai lớp bánh nếp tƣợng trƣng cho việc có cặp có đôi; táo tàu và hạt dẻ tƣợng trƣng cho ―con đàn, cháu đống‖; số 7 của bảy hạt táo tàu tƣợng trƣng cho sự viên mãn và trƣờng thọ. Chính vì vậy, chiếc bánh ―Bongchiteok‖ đƣợc xem nhƣ là biểu tƣợng hạnh phúc và may mắn của đôi vợ chồng khi kết hôn. “백설기” (Beakseolki) ―Baekseolki‖ là loại Tteok hấp có hình chữ nhật hoặc hình vuông và có màu trắng tinh. Từ ―Baek‖ trong ―Baekseolki‖ có nghĩa là ―100‖, là con số tƣợng trƣng cho sự hoàn hảo và phúc lành. Màu trắng là màu tƣợng trƣng cho sự trong sạch và tinh khiết nên từ xa xƣa ―Baekseolki‖ đã đƣợc ngƣời Hàn Quốc xem là một món ăn sạch sẽ và linh thiêng. Vì thế, từ ngày xƣa, nó đƣợc sử dụng nhiều nhƣ là món đồ cúng dâng lên tổ tiên và các vị thần linh. Ngoài ra, trong xã hội truyền thống, những phụ nữ bị thiếu sữa khi nuôi con cũng có thể cắt ―Baekseolki‖ thành từng lát rồi phơi khô và dùng nó để nấu cháo loãng cho con trẻ khi cần thiết. Ngày nay, ―Baekseolki‖ cũng thƣờng đƣợc dùng nhƣ một món ăn nhẹ trong ngày thƣờng. Có thể nói rằng Tteok là một công cụ biểu hiện tiêu biểu trong ngôn ngữ Hàn Quốc, và trong mỗi một tình huống sử dụng, hình ảnh Tteok đều chứa đựng những ý nghĩa sâu xa phản ánh suy nghĩ cũng nhƣ phƣơng thức ứng xử của ngƣời Hàn Quốc trong đời sống xã hội từ xƣa đến nay, từ đó góp phần thể hiện bản sắc văn hóa của ngƣời Hàn Quốc. 3. Thảo luận và Đề xuất hoặc Kiến nghị Trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị Việt Nam và Hàn Quốc đang ngày càng tốt đẹp hơn trên tất cả mọi mặt lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có giáo dục, thì việc mở rộng vốn kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc cho những ngƣời học tiếng Hàn là điều vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất một số vấn đề nhƣ sau: Đối với nhà trƣờng: bổ sung vào thƣ viện nhà trƣờng thêm một số sách mới chuyên về Tteok nói riêng cũng nhƣ văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc nói chung. Tạo điều kiện tổ chức các buổi trải nghiệm văn hóa ẩm thực và văn hóa phong tục Hàn Quốc dành cho sinh viên học tiếng Hàn. Đối với giảng viên: nên bổ sung thêm vào danh mục tài liệu tham khảo của các môn học tiếng Hàn một số sách chuyên về tục ngữ, ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. Tổng hợp, biên soạn và lồng ghép các kiến thức văn hóa Hàn Quốc vào bài học để giúp sinh viên mở rộng 435
  11. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI vốn kiến thức. Ngoài ra, giảng viên cũng cần thƣờng xuyên học hỏi nâng cao trình độ ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc, hƣớng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu và tiếp cận với các tài liệu liên quan, khuyến khích sinh viên tự học tập và tham gia các hoạt động trải nghiệm văn hóa. Đối với sinh viên: có thái độ hợp tác, tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện để mở rộng và nâng cao vốn kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. 4. Kết luận Ngôn ngữ và tƣ duy, ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Có thể khẳng định rằng, cách con người nghĩ quyết định cách con người làm, nghĩa là hoạt động nhận thức có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động khác của con ngƣời trong đời sống văn hóa xã hội. Hoạt động nhận thức của một dân tộc thông qua công cụ biểu hiện là ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Hàn Quốc là đất nƣớc có nền văn hóa gốc nông nghiệp. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, bên cạnh cơm là lƣơng thực chính thì Tteok cũng là món ăn quan trọng không chỉ có mặt trong đời sống hàng ngày mà còn đồng hành với ngƣời Hàn Quốc trong những sự kiện nghi lễ quan trọng. Có thể nói trong từ vựng tiếng Hàn, hiếm có một từ nào đƣợc sử dụng và bao hàm nhiều ý nghĩa nhƣ ―Tteok‖. Chiếm một vị trí quan trọng trong quán dụng ngữ, tục ngữ và các phong tục tập quán truyền thống, Tteok có thể đƣợc xem là một ký hiệu ngôn ngữ phản chiếu văn hóa nhận thức của ngƣời Hàn Quốc. Thông qua các biểu hiện quán dụng ngữ, tục ngữ, có thể thấy đƣợc triết lý sống cũng nhƣ quan niệm của ngƣời Hàn Quốc về cách ứng xử trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Bên cạnh đó, theo quan niệm truyền thống của ngƣời Hàn Quốc, Tteok cũng tƣợng trƣng cho sự linh thiêng và những điều tốt đẹp. Tteok còn là sản phẩm văn hóa biểu trƣng cho tấm lòng thành của ngƣời Hàn Quốc đối với tổ tiên, thần linh, đó cũng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của ngƣời Hàn Quốc. Từ xƣa đến nay, ngƣời Hàn Quốc đã thông qua Tteok để gửi gắm ƣớc vọng một cuộc sống bình an, sung túc và tốt lành. Vì thế, đối với ngƣời Hàn Quốc, Tteok không chỉ đơn thuần là món ăn vật chất mà còn mang đến những giá trị văn hóa tinh thần lớn lao. Văn hóa vốn dĩ là những giá trị do con ngƣời sáng tạo ra từ những điều bình dị nhất trong cuộc sống. Do đó, có thể nói Tteok đã trở thành một sản phẩm văn hóa chứa đựng cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần của ngƣời Hàn Quốc. Hay nói cách khác, Tteok là sản phẩm của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc nói riêng và là sản phẩm của văn hóa truyền thống Hàn Quốc nói chung. Tteok cũng đƣợc xem là một công cụ ngôn ngữ mà thông qua đó, chúng ta có thể tìm hiểu về tƣ duy, lối sống, đặc trƣng ứng xử của ngƣời Hàn Quốc với môi trƣờng xã hội. Trong xã hội Hàn Quốc ngày nay, vị trí của Tteok trong ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc ngày càng đƣợc khẳng định và thông qua Tteok, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp vẫn đƣợc bảo tồn và phát triển. Chính vì vậy, có thể nói rằng Tteok chính là chìa khóa quan trọng giúp chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc. Ngƣời học tiếng Hàn cũng có thể thông qua Tteok để nâng cao vốn kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. 436
  12. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Tài liệu tham khảo - Sách tiếng Việt Bùi Khánh Thế (2012). Phong cách ngôn ngữ và văn hóa. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Lai (2004). Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương (Tập I – Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. R. Jon Mcgee – Richard L. Warms (2010). Lý thuyết nhân loại học: giới thiệu lịch sử (Lê Sơn Phƣơng Ngọc, Đinh Hồng Phúc biên dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa. Trần Thị Thu Lƣơng (2016). Đặc trưng văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc, tương đồng và khác biệt. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Tsunesaburo Makiguchi (2004). Địa lý nhân sinh (Trƣơng Hớn Huy, Lê Nguyễn Minh Thọ biên dịch). Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. - Sách tiếng Hàn 김상보 (2017). 한식의 도를 담다. 고양시: 와이즈북 출판사.{Kim Sang Bo (2017). Đạo trong ẩm thực Hàn Quốc. Goyang (Hàn Quốc): Nhà xuất bản Wise Book} 박정아 글 – 이덕화 그림 (2015). 속담 한 상 푸짐하네!. 서울: 개암나무 출판사. {Park Jeong Ah, tranh Lee Teok Hwa (2015). Tục ngữ thật phong phú. Seoul (Hàn Quốc): Nhà xuất bản Gaeamnamu} 임경순 (2009). 한국 문화의 이해. 서울: 한국 외국어 대학교 출판부. {Lim Gyeong Sun (2009). Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc. Seoul (Hàn Quốc): Nhà xuất bản Trƣờng Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc} 원은영 – 이경아 (2018). 관용어와 속담으로 배우는 한국어. 서울: (주) 도서출판 참. {Won Eun Yeong – Lee Gyeong Ah (2018). Học tiếng Hàn qua quán ngữ và tục ngữ. Seoul (Hàn Quốc): Nhà xuất bản ChamKorean} 한복려 (1999). 쉽게 맛있게 아름답게 만드는 떡. 서울: 궁중음식연구원. {Han Bok Ryeo (1999). Làm Tteok ngon và đẹp mắt một cách dễ dàng. Seoul (Hàn Quốc): Nhà xuất bản Viện nghiên cứu ẩm thực cung đình} - Tài liệu từ Internet Bách Khoa toàn thƣ về dân tộc Hàn Quốc. Từ điển đời sống ăn mặc ở của người Hàn Quốc. Tham khảo nội dung về Canh Tteok, Songpyeon, Sirutteok, Bongchiteok, Beakseolki. Truy cập từ https://folkency.nfm.go.kr/kr/dic/61/summary - Tài liệu khác Nguyễn Tri Nguyên (2011). Đề cương môn học Ký hiệu học văn hóa (Dành cho học viên cao học). Hồ Chí Minh: Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 437
  13. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI KOREAN LANGUAGE AND CULTURE CHARACTERISTICS EXPRESSED THROUGH THE "TTEOK" IN KOREAN IDIOMS AND PROVERBS Abstract Tteok is known as one of the famous traditional Korean dishes. The article applies the theories on culture and literature, and the methods of analysizing - synthesizing, data collection and statistics to figure the position of Tteok in Korean language and culture. With the diversity of Tteok, more than 300 types, Tteok is not only a daily dish but also an indispensable dish in the traditional Korean customs. Besides, Tteok also appears in many idioms and proverbs, which helps reflect the thinking and lifestyle of Koreans. Therefore, it can be said that Tteok is an important key to studying Korean languages and cultures. Keywords tteok, culture, language, Korean 438
nguon tai.lieu . vn