Xem mẫu

  1. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ VIỆC QUÁN TRIỆN CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐÓ TRONG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  2. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam kể từ sau khi chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước , đã có những bước tiến đáng kể :thu nhập quốc dân, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng với tốc độ cao; sản phẩm, hàng hoá trên thị trường ngày càng đa dạng, phong phú; đời sống người dân được nâng cao; …Để có được những kết quả này, vai trò của hoạt động đầu tư là vô cùng quan trọng. Đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế, việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết. Trong những năm gần đây, môi trường, thể chế, chính sách và luật pháp của Nhà nước ngày càng thông thoáng, phù hợp hơn đã và đang khuyến khích tất cả mọi thành phần kinh tế phát triển, khơi dậy sức dân và huy động mọi nguồn vốn cho công cuộc CNH-HĐH đất nước. Làm thế nào để hoạt động đầu tư có hiệu quả? Sự quản lý của Nhà nước và chủ đầu tư là một yếu tố quan trong quyết định trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Đến đây một vấn đề được đặt ra nữa là: làm thế nào để Nhà nước quản lý có hiệu quả? Vì đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt so với các loại đầu tư khác nên các cơ quan, chủ thể quản lý cần nắm bắt, hiểu rõ được những đặc điểm này và vận dụng chúng vào công tác quản lý thực tiễn. Vì vậy chúng tôi làm bài tiểu luận này nhằm tìm hiểu chính về năng lưc cũng như hạn chế trong công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển ở Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp về vấn đề này. Dưới đây là nội dung chi tiết: NỘI DUNG 2.1 Lý thưyết chung về đầu tư phát triển Đầu tư: Quá trình sử dụng nguồn lực nhằm đạt được mục đích của các đối tượng Môn: Kinh tế đầu tư liên quan Nhóm 9 k4ktdtA
  3. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên 2.1.1 Đầu tư và đầu tư phát triển. • Khái niệm đầu tư. + Theo quan điểm của doanh nghiệp: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh với mục tiêu thu được số vốn lớn hơn số đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận. +Theo quan điểm của nhà nước: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia. Đầu tư là sự hi sinh nguồn lực hiện tại để tiến hành hoạt động nào đó nhằm thu về kết quả nhất định trong tưng lai lớn hơn nguôn lực bỏ ra. Vốn SXKD Người đầu tư Người Đầ u tư Người sản xuất Ngưởi cho vay thực hiện kinh doanh Thu hồi đầu tư Thu hồi tư vốn Thu hồi tư SXKD đầu tư Sơ đồ 1: Chu trình luân truyển vốn trong hoạt động đầu tư Khái niệm về đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất ( nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản chí tuệ ( chi thức, kỹ năng… ), gia tăng năng lực sản xuất tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển, Phân loại đầu tư phát triển. Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa các nhà kinh tế phân loại đầu tư theo nhiều cách khác nhau. Môi tiêu thức phân loại đáp ứng những nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Nhưng tiêu thức phân loại thường sử dụng là: - Theo bản chất của các đối tượng đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển bao gồm: + Đầu tư cho các đối tượng vật chất như: Đầu tư cho tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máy móc thiết bị… Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  4. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên + Đầu tư cho đối tượng phi vật chất như: Đầu tư vào tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế… Trong các loại đầu tư trên, đầu tư cho đối tượng vật chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế,đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiên hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. - Theo phân cấp quản lý: Đầu tư phát triển chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án nhóm A, B, C. Tùy theo tính chất và quy mô đầu tư của dự án mà phân thành dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án nhóm A, B, C, trong đó dự án quan trọng cấp quốc gia do Quốc hội quyết định, dự án nhóm B do Thủ tướng Chính phủ quyết định, dự án nhóm B, C do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Ngày 29/6/2006 Quốc hội đã thông qua tiêu chí về dự án quan trọng cấp Quốc gia bao gồm: (1) Quy mô vốn đầu tư từ 20 nghìn tỷ đồng trở lên đối với dự án có sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên. (2) Dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường và tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như nhà máy điện hạt nhân, dự án sử dụng đất có yêu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200ha trở lên… (3) Dự án phải di dân tái định cư từ 20000 người trở lên ở miền núi, từ 50000 người trở lên ở các vùng khác. (4) Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối quốc phòng, an ninh hoặc các di tích lịch sử quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử văn hóa. (5) Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế chính sách đặc biệt, cần được Quốc hội quyết định. - Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư, có thể phân chia các hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)… các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau. Chẳng hạn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; còn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tâng và các hoạt động đầu tư khác. - Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, các hoạt động đầu tư được phân chia thành: đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành + đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định + đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu đông cho các cơ sở hiện có, duy trì hoạt động của cơ sở vật chất – kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp. Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  5. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. Không cod đầu tư vận hành thì kết quả của đầu tư cơ bản không hoạt động được, ngược lại không có đầu tư cơ bản thì đầu tư vận hành chẳng để làm gì hết. Đầu tư cơ bản thuộc loại đầu tư dài hạn, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư để tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định là phức tạp, đòi hỏi số vốn lớn, thu hồi vốn lâu (nếu có thể thu hồi). Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư không phức tạp. Đầu tư tư vận hành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có thêt thui nhanh sau khi đưa ra các kết quả đầu tư nói chung vào hoạt động. - Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thể phân loại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành đầy tư thương mại và đầu tư sản xuất. + Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao. + Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn (5;10;20 năm hoặc lâu hơn), vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, vì tính kỹ thuật của đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tuơng lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được (về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật, thiên tai, sự ổn định chính trị…). Loại đầu tư này phải được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa; xem xet các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động đầu tư kết thúc. Trong thực tế, trên giác độ điều tiết vĩ mô, nhà nước thông qua các cơ chế chinh sách của mình để làm sao hướng được các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào lĩnh vực thương mại mà cả vào lĩnh vực sản xuất, theo các định hướng và mục tiều đã dự kiến trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước. -Theo thời gian thức hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể phân chia hoạt động đầu tư phát triển thành: Đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn. + Đầu tư dài hạn là việc đầu tư xây dựng các công trình đòi hỏi thời gian đầu tư kéo dài, khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lớn lâu. Đó là các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  6. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên xây dựng cơ sở hạ tầng… Đầu tư dài hạn thường chứa đựng những yếu tố khó lường, rủ ro lớn, do đó, cần có những dự báo dài hạn, khoa học. + Đầu tư ngăn hạn là loại đầu tư tiến hành trong một thời gian ngắn,thường do những chủ đầu tư it vốn thực hiện, đầu tư vào những hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn. Tuy nhiên, rủi ro đối với hình thức đầu tư này cũng rất lớn. Trên phạm vi nền kinh tế hai loại đầu tư này luôn hòa quyện, hỗ trợ nhau, nhằm đảm bảo tính bền vững, vì mục tiêu phát triển của công cuộc đầu tư. -Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư có thể phân chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. + Đầu tư gián tiếp: trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thức hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển. Đó là việc các chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc cá hoàn lại với lãi suất thấp cho các chính phủ của các nước khác vậy để phát triển kinh tế xã hội; là việc các cá nhân, các tổ chức mua các chứng chỉ có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu…để hưởng lợi tức (gọi là đầu tư tài chính). Đấu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư phát triển. + Đầu tư trực tiếp: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư, trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Loại đầu tư này tạo những năng lực sản xuất phục vụ mới (cả về lượng và chất). Đây là loại đầu tư để tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăng thêm việc làm cho người lao động, là tiền đề để thực hiện đầu tư tài chính vầ đầu tư chuyển dịch cơ cấu. Đầu tư trực tiếp được thực hiện bởi người trong nước và cả nước ngoài. Do vậy, việc cân đối giữa hai luồng vốn đầu tư ra và vào và việc coi trọng cả hai luồng vốn này là hết sức cần thiết. Chính sự điều tiết của bản thân thị trường và các chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước sẽ hướng việc sử dụng vốn của các nhà đầu tư theo định hướng của nhà nước, từ đó tạo nên được một cơ cấu đầu tư phục vụ cho việc hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. - Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia, hoạt động đầu tư chia thành: Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài. + Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước: các hoạt động đầu tư được tài trợ tư nguồn vốn tích lũy của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư. Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  7. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên + Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài: hoạt đông đầu tư được thực hiện bằng các nguồn vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài. Cách phân loại này có tác dụng chỉ rõ vai trò từng nguồn vốn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Trong đó, phải thống nhất quan điểm: vốn trong nước là quyết định, vốn đầu tư nược ngoài là quan trọng. - Theo vùng lãn thổ chia thành đầu tư phát triển của các vùng lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư khu vực thành thị và nông thôn… Cách phân chia này phản ánh tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hôi ở từng địa phương. Ngoài ra, trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế người ta còn phân chia đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo quy mô và theo các tiêu thức khác nữa. • Đặc điểm của đầu tư phát triển. - Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát trỉển khác. Trên phạm vi nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác.Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là quan trọng nhất. Đó là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hay là khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế. Quy mô các dự án đầu tư có lớn hay không thể hiện ở nguồn vốn đầu tư. Mặt khác, các dự án đầu tư cũng cần một số lượng lao động rất lớn, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia. - Thời kỳ đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Do quy mô các dự án đầu tư thường rất lớn nên thời gian hoàn thành các dự án thường tốn rất nhiều thời gian, có khi tới hàng chục năm như các công trình thuỷ điện, xây dựng cầu đường... Thời gian thực hiện các dự án đầu tư dài kéo theo sự ảnh hưởng đến tiến độ nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, do đó có thể làm giảm hiệu quả đầu tư, thời gian thu hôi vôn châm.Thời gian đâu tư cang dai thì rui ro cung ̀ ́ ̣ ̀ ̀ ̀ ̉ ̃ như chi phí đâu tư lai cang lớn, hơn nữa, nó con anh hưởng đên khả năng canh ̀ ̣ ̀ ̀ ̉ ́ ̣ tranh cua doanh nghiêp.Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình ̉ ̣ thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  8. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên kỳ đầu tư, bố trí vôn và cac nguôn lực tâp trung hoan thanh dứt điêm từng hang ́ ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ̉ ̣ muc công trinh, quan lý chăt chẽ tiên độ kế hoach vôn đâu tư, khăc phuc tinh ̣ ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ́ ̣ ̀ trang thiêu vôn, nợ đong vôn đâu tư xây dựng cơ ban nhăm han chế thâp nhât ̣ ́ ́ ̣ ́ ̀ ̉ ̀ ̣ ́ ́ những măt tiêu cực có thể xay ra trong thời kỳ đâu tư. ̣ ̉ ̀ - Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư được tính từ khi đưa vào hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình.Các thành quả của hoạt động đầu tư có thể kéo dài hàng chục năm hoặc lâu hơn thế như Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, nhà thờ và đấu trường La Mã ở Italia...trong quá trình vận hành các kết quả của đầu tư phát triển chịu tác động cả hai mặt, tích cực và tiêu cực của nhiêù yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội...Do đo, yêu câu đăt rá ̀ ̣ đôi với công tac đâu tư là rât lớn, nhât là về công tac dự bao về cung câu thị ́ ́ ̀ ́ ́ ́ ́ ̀ trường san phâm đâu tư trong tương lai, quan lý tôt quá trinh vân hanh, nhanh ̉ ̉ ̀ ̉ ́ ̀ ̣ ̀ chong đưa thanh quả đâu tư đưa vao sử dung, hoat đông tôi đa công suât để ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ́ nhanh chong thu hôi vôn, tranh hao mon vô hinh, chú ý đên cả độ trễ thời gian ́ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ́ trong đâu tư. Đây là đăc điêm có anh hưởng rât lớn đên công tac quan lý hoat ̀ ̣ ̉ ̉ ́ ́ ́ ̉ ̣ đông đâu tư. ̣ ̀ - Đặc điểm thứ tư là các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Các điều kiện tự nhiên của vùng như khí hậu, đất đai... có tác động rất lớn trong việc thi công, khai thác và vận hành các kết quả đầu tư. Đôi với cac công trinh xây ́ ́ ̀ dựng, điêu kiên về đia chât anh hưởng rât lớn không chỉ trong thi công mà cả ̀ ̣ ̣ ́ ̉ ́ trong giai đoan đưa công trinh vao sử dung, nêu nó không ôn đinh sẽ lam giam ̣ ̀ ̀ ̣ ́ ̉ ̣ ̀ ̉ tuôi thọ cung như chât lượng công trinh. Tình hình phát triển kinh tế của vùng ̉ ̃ ́ ̀ ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định và quy mô vốn đầu tư. Ngoài ra môi trường xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các dự án đầu tư như phong tục tập quán, trình độ văn hóa... - Một đặc điểm dễ nhận thấy là hoạt động đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài...nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường rất cao, nhiêu vân đề phat sinh ngoai dự ̀ ́ ́ ̀ kiên buôc cac nhà quan lý và chủ đâu tư cân phai có khả năng nhân diên rui ro ́ ̣ ́ ̉ ̀ ̀ ̉ ̣ ̣ ̉ cung như biên phap khăc phuc kip thời. Để quản lý hoạt động đầu tư có hiệu ̃ ̣ ́ ́ ̣ ̣ quả trươc hết cần nhận diện rủi ro. Có rât nhiêu rui ro trong hoat đông đâu ́ ̀ ̉ ̣ ̣ ̀ tư,cac rui ro về thời tiêt ví dụ như trong quá trinh đâu tư găp phai mưa bao, lũ ́ ̉ ́ ̀ ̣ ̉ ̃ lut... lam cho cac hoat đông thi công công trinh đêu phai dừng lai anh hưởng rât ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ̀ ̀ ̉ ̣ ̉ ́ Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  9. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên lớn đên tiên độ và hiêu quả đâu tư. Cac rui ro về thị trường như giá ca, cung ́ ́ ̣ ̀ ́ ̉ ̉ câu cac yêu tố đâu vao và san phâm đâu ra thay đôi, ví dụ như do thông tin ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ̉ ̀ ̉ trong sữa Trung Quôc có chât gây bênh soi thân mà câu về sữa giam sut nghiêm ́ ́ ̣ ̉ ̣ ̀ ̉ ́ trong, hoat đông đâu tư mở rông cơ sở san xuât chế biên sữa cua môt số doanh ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ ́ ̉ ̣ nghiêp vì thế cung bị ngưng trê...Ngoai ra quá trinh đâu tư con thể găp rui ro do ̣ ̃ ̣ ̀ ̀ ̀ ̀ ̣ ̉ điêu kiên chinh trị xã hôi không ôn đinh. Khi đã nhân diên được cac rui ro nhà ̀ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ̉ đâu tư cân xây dựng cac biên phap phong chông rui ro phù hợp với từng loai ̀ ̀ ́ ̣ ́ ̀ ́ ̉ ̣ rui ro nhăm han chế thâp nhât tac đông tiêu cực cua nó đên hoat đông đâu tư. ̉ ̀ ̣ ́ ́ ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ̀ 2.1.2 Sự tác động của đặc điểm đầu tư đến công tác quản lý đầu tư. • Tác động ở cấp vĩ mô. Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật về đầu tư một cách chặt chẽ và có hệ thống cũng như các văn bản liên quan như luật đất đai, luật đấu thầu...Các văn bản này có tác dụng khuyến khích đầu tư, hướng các hoạt động đầu tư theo định hưóng của Nhà nước, khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các lĩnh vực đầu tư phát triển. Nhà nước cần có các chính sách để huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Các nguồn vốn có thể huy động được bao gồm nguồn vốn ngân sách, vốn từ dân cư, vốn ODA, FDI, vốn vay thương mại quốc tế. Nhà nước cần có các quy định chặt chẽ về phân bổ vốn đầu tư hợp lý theo tiến độ, đầu tư chiều sâu để mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, nhà nước cũng cần có các quy định về quy hoạch, tránh tình trạng quy hoạch treo gây thất thoát lãng phí nguồn tài nguyên. Cùng với đó là đào tạo nguồn nhân lực một cách hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn lực con người trong hoạt động đâu tư. Ngoài ra, Hệ thống cơ quan chuyên trách về quản lý dự án đầu tư và cán bộ có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu thực tế cũng cần được nhà nước chú trọng xây dựng. • Tác động ở cấp vi mô. Khi nhà nước đã có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thì các nhà đầu tư cũng cần có các biện pháp để quản lý hoạt động đầu tư ở tầm vi mô một cách có hiệu quả. Trước khi tiến hành các hoạt động đầu tư, chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ các điều kiện về môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội ở địa phương. Nó giúp cho chủ đầu tư có thể khai thác tối đa lợi thế vùng và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  10. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược đầu tư rõ ràng, khoa học để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải. Cần rõ ràng trong chuẩn bị về vốn đầu tư, tiến trình đầu tư...Một điều cũng rất quan trọng đó là cần xác định chính xác sự thay đổi của cung cầu trên thị trường về đầu vào và đẩu ra của dự án, đưa ra được dự báo chính xác trong tương lai để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời. 2.2 Thực trạng của hoạt động đầu tư phát triển tại Việt Nam. Thực tiễn Việt Nam từ khi thực hiện chính sách đổi mới mở cửa, bên cạnh việc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế Việt Nam còn đạt đựơc thành tích tăng trưởng kinh tế cao liên tục (bình quân GDP hàng năm trong giai đoạn 1991_2005 đạt 7.5% năm 2006 8.2%), năm 2007 8.48%, năm 2008 6.23%). Điều đó làm cho khả năng huy động, khai thác và sử dụng các nguồn vốn đầu tư được mở rộng hơn.Tốc độ gia tăng quy mô đầu tư gia tăng đáng kể trung bình tăng hơn 20%/năm) Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và giảm 11,4%; khu vực ngoài Nhà nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9%. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 Nghìn Cơ So với cùng kỳ tỷ đồng cấu (%) năm trước (%) TỔNG SỐ 637,3 100,0 122,2 Khu vực Nhà nước 184,4 28,9 88,6 Khu vực ngoài Nhà nước 263,0 41,3 142,7 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 29,8 146,9 (tổng cục thống kê) Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 100,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 102,8% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do trung ương quản lý đạt 34,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  11. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên triển Nông thôn đạt 2881,4 tỷ đồng, bằng 172,9%; Bộ Giao thông Vận tải đạt 6612,6 tỷ đồng, bằng 105,3%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 451,1 tỷ đồng, bằng 102,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 1132,5 tỷ đồng, bằng 101,1%; Bộ Công Thương đạt 237,7 tỷ đồng, bằng 100,3%; Bộ Y tế đạt 932 tỷ đồng, bằng 100%; riêng Bộ Xây dựng chỉ đạt 219,9 tỷ đồng, bằng 62,6%. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 66,7 nghìn tỷ đồng, bằng 102,7% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn thực hiện lớn là: thành phố Hồ Chí Minh đạt 9,9 nghìn tỷ đồng, bằng 112,1% kế hoạch; Hà Nội đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, bằng 73,4%; Đà Nẵng đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, bằng 108,5%; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, bằng 104,9%; Nghệ An đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, bằng 107,1%; Hải Phòng đạt 1458,5 tỷ đồng, bằng 103,5%; Bình Dương đạt 1291,8 tỷ đồng, bằng 104,6%; Lâm Đồng đạt 1200,9 tỷ đồng, bằng 152,3%. Bên cạnh đó, chúng ta luôn coi trọng việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật và cơ chế chính sách với mục đích khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài mang vốn,công nghệ quản lý hiện đại vào Việt Nam.Cùng với đó là tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài,giữ vững môi trường kinh tế vĩ mô ổn định,giảm chi phí đầu tư,giải quyết những vướng mắc cụ thể cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Đặc biệt từ khi Việt Nam là thành viên của tổ chúc thương mại thế giới WTO vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gia tăng đáng kể.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2005 là 78,400 tỷ đồng, năm 2006 là 97,175 tỷ đồng, năm 2007 99,525 là tỷ đồng.Vốn đầu tư nước chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế. Nguồn vốn ODA trong thời gian qua đạt thành tựu quan trọng tổng mức ODA các nhà tài trợ cam kết cho nước ta trong giai đoạn 2000-2006 ước tính đạt 31 tỷ USD,trong đó các khoản viện trợ không hoàn lại chiếm 15-20%.Nguồn vốn ODA đã được giải ngan khoảng 15.5 tỷ USD ,chiếm khoảng 50% giá trị ODA cam kết tài trợ,trong đó 80% nguồn vốn đầu tư cho đầu tư phát triển còn lại là chi cho sự nghiệp,tốc độ giải ngân là 11.3%.Hiện nay có 25 nhà tài trợ song phương,14 tổ chức tài trợ đa phương và trên 350 NGO hoạt động tại Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tiếp tục đạt kết quả cao. Trong tháng 12/2008, cả nước có 112 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký 1254 triệu USD, nâng tổng số dự án cấp phép từ đầu năm đến 19/12/2008 lên 1171 dự án với tổng vốn đăng ký 60,3 tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với năm 2007. Bình quân vốn đăng ký của một dự án năm nay đạt 51,5 triệu USD, tăng 39 triệu USD so với mức bình quân 12,5 triệu USD/dự án của năm 2007. Trong tổng số dự án được cấp phép mới trong năm 2008, các dự án thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 75,3% về số dự án và 51,7% về vốn Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  12. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên đăng ký. Nếu tính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 311 dự án được cấp phép từ các năm trước thì năm 2008 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký,gấp gần 3 lần năm 2007, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Vốn đầu tư nước ngoài trong các dự án được cấp giấy phép mới năm nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 32,6 tỷ USD, chiếm 54,1% tổng vốn đăng ký; dịch vụ 27,4 tỷ USD, chiếm 45,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 252,1 triệu USD, chiếm 0,4%. Năm 2008 cả nước có 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án được cấp phép mới, trong đó Ninh Thuận có số vốn đăng ký dẫn đầu với 9,8 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu 9,3 tỷ USD, chiếm 15,5%; thành phố Hồ Chí Minh 8,9 tỷ USD, chiếm 14,7%; Hà Tĩnh 7,9 tỷ USD, chiếm 13,1%; Thanh Hóa 6,2 tỷ USD, chiếm 10,3%; Phú Yên 4,3 tỷ USD, chiếm 7,2%; Hà Nội 3,1 tỷ USD, chiếm 5,1%. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Ma-lai-xi-a là nhà đầu tư lớn nhất với 14,9 tỷ USD, chiếm 24,8% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Đài Loan 8,6 tỷ USD, chiếm 14,3%; Nhật Bản 7,3 tỷ USD, chiếm 12,1%; Xin-ga-po 4,5 tỷ USD, chiếm 7,4%; Bru-nây 4,4 tỷ USD, chiếm 7,3%; Ca-na-đa 4,2 tỷ USD, chiếm 7%. Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới khiến nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều bất ổn, như chỉ số giá tiêu dùng cao, môi trường kinh doanh kém thuận lợi so với năm trước… năm 2008 vẫn đi qua với kết quả “ngoạn mục” về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước, đạt khoảng 65 tỉ USD – mức cao nhất từ trước tới nay. Điều này khẳng định, Việt Nam vẫn là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2008, cả nước đã thu hút trên 60 tỉ USD, trong đó cấp mới đạt 59 tỉ USD (1.059 dự án), bằng 82,5% về số dự án và tăng gấp 7 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2007; số còn lại là vốn đầu tư tăng thêm của một số dự án mở rộng sản xuất, kinh doanh. Quy mô vốn bình quân đầu tư của một dự án đạt 55,7 triệu USD/dự án thể hiện số lượng dự án có quy mô vốn lớn tăng hơn nhiều so với năm 2007 (12,2 triệu USD/dự án). Điều này thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư nước ta hiện nay. Năm 2008 đã có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có đăng ký mức vốn đầu tư trên 1 tỉ USD. Ma-lai-xi-a đứng đầu với 49 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỉ USD, chiếm 4,2% về số dự án và 25,5% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2 với 127 dự án, vốn đầu tư 8,6 tỉ USD, chiếm 12,8% về số dự án và 14,8% về vốn đầu tư đăng ký. Nhật Bản đứng thứ 3 với 95 dự án, vốn đầu tư 7,2 tỉ USD, chiếm 9,4% về số dự án và Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  13. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên 12,89% về vốn đầu tư đăng ký. Bru-nây đứng thứ 4 với 16 dự án, vốn đầu tư 4,38 tỉ USD, chiếm 7,5% về vốn đầu tư đăng ký. Ca-na-đa đứng thứ 5 với 8 dự án, vốn đầu tư 4,23 tỉ USD, chiếm gần 7,5% về vốn đầu tư đăng ký. Kết quả trên cho thấy, các nhà đầu tư từ quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á vẫn chiếm đa số trong tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam. Do vậy, để thu hút được nhiều hơn vốn FDI vào Việt Nam từ các nước có tiềm năng kinh tế thuộc châu Âu và châu Mỹ, việc xây dựng và triển khai chiến lược thu hút vốn FDI từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc các châu lục này càng trở nên cấp thiết và phải được phối hợp đồng thời với việc nhanh chóng đưa các bộ phận đại diện cơ quan xúc tiến đầu tư tại các khu vực trọng điểm đi vào hoạt động theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh ODA và FDI thì một lượng vốn không nhỏ được chuyển vào nước ta là kiều hối chuyển về hàng năm. Lượng kiều hối năm 2006 đạt 4.5 tỷ USD và năm 2007 lên tới 10 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay. So với tổng mức ngoại tệ Việt kiều gửi về nước năm 2006, lượng kiều hối năm 2007 tăng gần 50%. Nguyên nhân là do chính phủ Việt Nam áp dụng các quy chế mới đối với Việt kiều trong các lĩnh vực đầu tư, bất động sản và miễn thị thực nhập cảnh. Đặc biệt gần đây quốc hội thông qua điều luật cho Việt kiều mua nhà tại Việt Nam. Ngoài các nguồn vốn trên thì còn một lượng vốn vay của nước ngoài .Tuy nhiên, lượng vốn này không đáng kể, chỉ đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Lượng trái phiếu chính phủ phát hành ra nước ngoài bằng ngoại tệ khoảng 5.5 nghìn tỷ đồng. 2.3 Tình hình quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay. 2.3.1 Công tác quản lý đầu tư ở cấp độ vĩ mô. Dựa trên việc nắm bắt các đặc điểm của đầu tư phát triển, ở mức độ vĩ mô chính phủ đã có những cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư phát triển có nhiều đổi mới, góp phần quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế đầu tư. Do nguồn vốn đầu tư phát triển rất lớn, đầu tư phát triển có độ rủi ro cao đòi hỏi ở cấp độ vĩ mô phải xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch dầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư có trọng tâm trọng điểm.Cùng với đó phải đưa ra các phương pháp dự báo nhận diện rủi ro cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chính phủ đã ban hành các chính sách phù hợp huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư phát triển ngày càng được đa dạng hoá, cơ chế bao cấp trong dầu tư dần được xoá bỏ. Cùng với đó đã nâng cao hiệu Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  14. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên quả sử dụng và nỗ lực cải thiện môi trường kinh tế chính trị cho đầu tư, củng cố lòng tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển đã có nhiều thay đổi. Các văn bản pháp quy trong lĩnh vực đầu tư phát triển luôn được cập nhật, đổi mới, phù hợp theo hướng phân cấp mạnh hơn trong quản lý đầu tư và xây dựng, đồng thời tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều nghị định mới, văn bản luật mới được ban hành thay thế cho những nghị định không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và xu hướng toàn cầu hoá như (luật đất đai, luật tài nguyên, luật đầu tư, luật đấu thầu…). Cùng với đó, Nhà nước cũng thực hiện đổi mới trong công tác quy hoạch, thực hiện tốt vai trò định hướng đầu tư và là công cụ quản lý của nhà nước. Chất lưọng của công tác quy hoạch đã được chú ý, gắn kết với thực tế, bám sát với nhu cầu thị trường, khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Kiện toàn và tăng cường năng lực các bộ quản lý dự án đầu tư phát triển. Đa dạng hoá các hình thức và mở rộng các lĩnh vực cho đầu tư nước ngoài là một hướng đi mới mà Bộ kế hoạch và đầu tư đang nghiên cứu để kiến nghị Chính phủ nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư đang được triển khai mạnh mẽ. Đối với vốn ODA, những khó khăn sẽ được tập trung tháo gỡ là giải phóng mặt băng, bảo đảm đối ứng trong các dự án, đấu thầu và sử dụng tư vấn, kiện toàn và tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dự án, cải thiện thủ tục hành chính và haì hoà hoá các thủ tuch đối với các nhà tài trợ. Các giải pháp thu hút vốn FDI được chú trọng đẩy mạnh là khâu quy hoạch, nhất là gắn quy hoạch ngành, sản phẩm với quy hoạch vùng, nâng cao chất lượng và tính khả thi của danh mục ưu tiên gọi vốn FDI. Liên quan đến giải pháp về cơ chế chính sách vĩ mô, Chính phủ yêu cầu các ngành chức năng khi soạn thảo, bổ sung, sữa đổi chính sách, luật phấp phải tính đến tác động của chúng tới FDI, bảo đảm tính nhất quán, thông thoáng hơn và áp sát hơn với cac quy định của tổ chức WTO. Các cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, đất sẽ đặc biệt quan tâm đến các nhà đầu tư đã có dự án đang hoạt động tại Việt Nam, đồng thời cũng có nhưng quy chế riêng đói với các công ty xuyên quóc . Tuy nhiên trong quản lý công tác đầu tư ở cấp vĩ mô cũng còn một số hạn chế. Với một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nhu cầu vốn rất lớn. Tuy nhiên thực tế hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Việt Nam thì chưa cao. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “ Việt Nam, tồn tại một nghịch lý là nước nghèo nhưng không biết tiêu tiền hợp lý, gây lãng phí”. Chúng ta chưa quan tâm đầy đủ việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  15. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên kể cả ngân sách, nguồn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài và ODA. Đầu tư trong nước là một nguồn lực tốt, thậm chí năm 2006, đầu tư trong nước còn lớn hơn FDI. Hầu hết đầu tư trong nước là các DN tư nhân, các cá nhân, do đó, họ có lợi ích thực, thúc đẩy hiệu quả càng cao càng tốt. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn trong nước vẫn còn hạn chế do tác động chung của cac nguôn lực khác: Cơ chế chính sách, vấn đề cơ sở hạ tầng và cả những ưu đãi lớn dành cho DN nhà nước. Đáng ra, tư nhân có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn rất nhiều. Tất nhiên không phủ nhận sự yếu kém của DN tư nhân trong nước, nhưng yếu tố quan trọng chính là môi trường kinh doanh còn quá nhiều nhân tố bất ổn, do chính nhà nước tạo ra. Về cơ sở hạ tầng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong đầu tư nhưng bản thânViệt Nam lai chưa tạo điều kiện đầy đủ.Hình thức BOT đã được luật hoá nhưng chưa có hướng dẫn thực sự để DN nước ngoài tham gia. Cách đây chưa lâu, Phần Lan đã mất 5-7 năm để đàm phán để tham gia xây dựng hạ tầng, để đạt được kí kết. Họ phải mất them 2 năm đàm phán về giá cung cấp điện nhưng không có kết quả. Cuối cùng nước này đã rút dự án ra khỏi Vệt Nam. Chúng ta càn rút ra kinh nghiệm để tránh những sai lầm trong công tác quản lý đầu tư. 2.3.2 Tình hình quản lý đầu tư phát triển ở cấp độ vi mô. Cùng với cải thiện đáng kể của công tác quản lý đầu tư ở cấp độ vĩ mô thì ở các cấp độ doanh nghiệp công tác quản lý đầu tư ngày càng được chú trọng. Năm 2007 số lượng các công ty tư vấn giám tăng khoảng 10% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ các nhà quản lý đã chú trọng rất nhiều đến chất lượng công trình và tiến độ công trình.Công tác lập dự án cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác đầu.Trong nhiều dự án có quy mô lớn và trình độ kỹ thuật phức tạp các công ty còn thuê chuyên gia nước ngoài để tư vấn lâp và thẩm định khả thi của dự án đầu tư. Các công ty cũng sẵn sang bỏ một số chi phí không nhỏ để thuê các tổ tư vân để lập ra các dự án có tính khả thi cao. Bên cạnh đó có một bộ phận doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa làm tốt quá trình đầu tư.Trong đó công tác đấu thầu là bất cập nhất. Nghiên cứu cho thấy: trong tổng số 400 hợp đồng thuộc 6 khoản tín dụng đã được phân tích, có sự tham gia của 1000 công ty, 1500 người, 50 ngân hang và hơn 250 giao dịch. Dựa trên kết quả phân tích ban đầu này, 110 hợp đồng đã được chọn lựa để phân tích sâu không phát hiện thấy dấu hiệu bất thường trong công tác quản lý tài chính và giải ngân. Ngoài ra chất lượng của các công trình xây dựng chấp nhận được ở phần lớn trong số 40 công trình đã được kiểm tra. Tuy nhiên phân tích sâu hơn cho thấy có dấu hiệu liên kết giữa các nhà thầu trong hầu hết các cuộc đấu thầu đã thẩm tra. Đặc biệt nghiên cứu còn cho thấy hầu hết giá bỏ thầu đều nằm trong khoảng rất hẹp. Điều đó có thể ký giải được trên cơ sở việc nhiêu nhà thầu thường căn cứ vào các định mức về giá đựơc quy định chính thức vì phần lớn là các DNNN. Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  16. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên Nhiêu chủ đầu tư ở Việt Nam do một bộ phận doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa làm tốt quá trình đầu tư.Trong đó công tác đấu thầu là bất cập nhất.nên khi đứng trước những biến động của thị trường lạm phát cao, giá nguyên vật liệu, lãi suất tăng cao ( kể từ cuối năm 2007) gần như đứng trước nguy cơ phá sản, nhiều công trình thi công bị bỏ dở dang do chủ đầu tư không huy động được nguồn vốn.Qua đó cồn thể hiện sự non kém trong năng lực quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp. 2.4 Những mặt được, hạn chế và giải pháp khắc phục hạn chế trong việc quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong hoạt động quản lý đầu tư ở Việt Nam. 2.4.1 Những mặt được : - Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển trong những năm qua tăng khá. Hàng năm vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng khoảng 18%, nhờ đó, tỷ lệ vốn đầu tư so với GPD không ngừng gia tăng… Nguồn thu từ ngân sách nhà nước đã có tác động thu hút các nguồn vốn khác. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, chính phủ dẫn thực thi nhiều cơ chế để tăng cường thu hút đầu tư từ khu vực khu vực kinh tế tư nhân trong nước và nước ngoài, huy động nguồn vốn công trái, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình… Góp phần tăng nhanh tổng nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển. - Cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển dịch, tập trung vào các mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế -xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do các nguồn lực được huy động tốt hơn và tập trung đầu tư vào các công trình chủ yếu, quan trọng trong các ngành, lĩnh vực và địa phương, đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả và phát huy được lợi thế của từng vùnh, từng ngành, từng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh tế nông thôn; đầu tư theo chiều sâu, bổ sung các thiết bị công tiên tiến trong các ngành công nghiệp, xây dựng và chuẩn bị xây dựng một số cơ sở công nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, viễn thông, thuỷ lợi, công nghịêp điện), hạ tầng cơ sở nông thôn, du lịch, bảo vệ môi trường,giảm nhẹ thiên tai. Vốn đầu tư tập trung cho phátt triển nguồn nhân lực, giáo dục khoa học công nghệ, môi trường, y tế xã hội, các công trình quốc gia, xoá đói giảm nghèo và ưu tiên đầu tư thực hiện phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Tây Nguyên, Miền núi phía Băc, Đồng bằng sông cửu long, các tỉnh còn khó khăn, các vùng thường bị thiên tai bão lụt. - Có nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng ,trong chỉ đạo điều hành của chính phủ. Cơ chế quản lý đầu tư đựơc cải tiến một bước quan trọng theo hướng giảm đáng kể sự can thiệp trực tiếp của nhà Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  17. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên nước đôí với hoạt động đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các chủ đầu tư trong công việc quyết địmh tổ chức thực hiện và phát huy hiệu quả của các công trình đầu tư, đồng thời thực hiện phân cấp triệt để cho các bộ, ngành và các địa phương về thẩm định, quyết định, tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư theo Nghị định số 07/CP của Chính Phủ. Trong hoạt động đầu tư, Nhà nước quản lý chặt chẽ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và tao khung pháp lý cùng các hỗ trợ cần thiết cho nhà đầu tư mà không trực tiếp quyết định đầu tư. Đồng thời Nhà nước thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá, để thực hiện hiệu quả dự án đầu tư,giảm bớt sai sót, vi phạm thất thoát. Trong quản lý đầu tư, đã được tăng cường vai trò của hội đồng nhân dân, coi trọng sự tham gia giám sát của cộng đòng và các tổ chức xã hội. - Chúng ta đã khai thac tốt các nguồn đầu tư nứơc ngoài. Trong giai đoạn 2000-2007 huy động vốn nước ngoài gia tăng đáng kể, góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn vốn trong nước, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong nước, tạo thế và lực mới cho nền kinh tế. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh còn tạo điều kiện tốt cho việc mở rộng thị trường trong nước, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với thị trường thế giới. Chính phủ tiêp tục nỗ lực để tạo môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn hơn, cởi mở minh bạch và thông thoáng hơn. Các bộ, ngành, địa phương đang thực hiện các biện pháp chỉ đạo hữu hiệu của thủ tướng Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững bằng nhiều biện pháp như bộ Kê hoạch và đầu tư đã triển khai công tác địa phương thực hiện việc điều hành đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách nhà nước nhằm phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát và các đoàn công tác thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn FDI. 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân : - Chưa huy động hết tiềm năng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế. Nhiều bộ, ngành địa phương chưa chú trọng huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước mà chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác tham gia vào đầu tư, đặc biệt là khu vực thư nhân còn hạn chế rất lớn về quy mô, nhất là đầu tư những công trình cơ sở hạ tầng có khả năng thu hồi vốn. Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  18. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn những hạn chế, chưa phục hồi được tốc độ huy động cao như những năm trước đây. Hầu hết các dự án dược cấp giấy phép gần đây đều có quy mô nhỏ; môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện nhiều, nhưng mức độ cạnh tranh so với các nước trong khu vực chưa cao và vẫn còn nhièu bất cập như: một số chính sách hay thay đổi và khó dự báo trước,có tình trạnh cạnh tranh chưa hợp lý trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài giữa các địa phương. Khối lượng giải ngân nguồn vốn ODA đật thấp so với kế hoạch, hàng năm chỉ đạt khoảng 80-90% mức đề ra. Sau 10 năm kêu gọi nguồn vốn ODA, đến nay mới giải ngân dược khoảng 13,5 tỷ USD trên tổng số 25 tỷ USD cam kết; tỷ lệ giải ngân giảm dần qua các năm, khối lượng giải ngân thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân chủ quan như chậm giải phóng mặt bằng, các bộ ngành địa phương bố trí không đủ vốn đối ứng,năng lực của các ban ngành quản lý dự án ODA còn thấp, thủ tục chưa hài hoà trong và ngoài nước… - Cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, các nguồn sử dụng vốn đầu tư chưa thật hiệu quả. Trong nông nghiệp: Chủ yếu vẫn tập trung đầu tư vào thuỷ lợi (chiếm khoảng 705 vốn đầu tư vào ngành ), mà chưa chú ý đến đầu tư nhằm nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp như đầu tư phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp, đầu tư cho hệ thống giống, cây trồng, vật nuôi, chế biến sản,mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp. Chưa quan tâm đúng múc đến công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn do chưa đầu tư tương xứng để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển trang trại, làng nghề truyền thống nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Ngành thuỷ sản có mức tăng trưởng cao, nhưng đầu tư vào lĩnh vực này còn khiêm tốn. Trong công nghiệp: cơ cấu đầu tư cho công nghiệp chiếm 43% trong tổng số đầu tư toàn xã hội là thấp chưa đủ để phát triển cơ cấu lại ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ câu sản phẩm công nghiêp để có thể hôi nhập, trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt, hiện tượng đầu tư theo phong trào, theo lợi nhuận trước mắt vẫn còn tồn tại, lãng phí vốn, tài nguyên làm giảm hiệu quả đầu tư. Chưa chú trọng đến công tác phát triển ngành cơ khí, đầu tư công nghiệp đóng tàu, chế biến máy công cụ, máy phục vụ nông nghiệp, chế nông sản… Đầu tư chưa gắn chặt với chuyển giao công nghệ cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của một số lĩnh vực công nghiệp chế biến. Về giao thông vận tải: Chủ yếu tập trung vào các ngành giao thông đường bộ (chiếm khoảng 70% vốn đầu tư của ngành). Trong đó lại tập trung chủ yếu hệ thống đường quốc lộ, hệ thống đường giao thông nông thôn, vùng kinh tế khó khăn chưa được đầu tư thoả đáng để phát huy hiệu quả chung; đầu tư Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  19. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên phát triển phưong tiện vận tải còn thấp. Đầu tư cho lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực còn thấp ,chưa gắn chặt với chiến lược phát triển các ngành kinh tế, các vùng kinh tế. Cơ cấu vùng: mặc dù những năm qua đã có cố gắng điều chỉnh cơ cấu đầu tư giữa các vùng, nhưng tỷ lệ đầu tư cho vùng núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, vùng tây nguyên vẫn còn khiêm tốn (chỉ ở mức 8-12% tổng mức đầu tư toàn xã hội) vốn đầu tư vẫn tập trung cao ở các vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 24%) các vùng Đông Nam bộ (27%). Đầu tư cho các liên vùng liên tỉnh còn kém, bị chia cắt bởi giới hành chính địa phương. Các công trình, dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước giải ngân chậm, thời gian thực hiện dự án kéo dài, nợ quá hạn chưa trả được có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến cân đối nguồn vốn; chất lượng công tác thẩm định các dự án vay vốn tại hệ thống quỹ hỗ trợ phát triển còn nhiều bất cập so với yêu cầu, đặc biệt là sự dự báo sự biên động của thị trường, ảnh hưởng đến việc xác định hiệu quả của dự án. - Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Chất lượng các dự án quy họach phát triển kinh tê -xã hội còn nhiêù hạn chế, các dự án quy hoạch chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa có đủ căn cứ vững chắc, nhất là các thông tin về dự báo, dự báo cá tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ khoa học công nghệ, sự cạnh tranh của các quốc gia và doanh nghiệp.. Quản lý nhà nước về quy hoạch còn nhiều yếu kém mà biểu hiện rõ nhất là phân công, phân cấp không rõ ràng thiếu một khung pháp lý cho viêc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về cả vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch trong phạm vi cả nước, thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Nhiều cơ quan nhà nước, nhiều cá nhân có trách nhiệm chưa quan tâm đúng mức và chưa nhận thức đúng đắn về công tác quy hoạch, trách nhiệm đối với công tác quy hoạch chưa đủ tầm. Quy hoạch hoá nền kinh tế quốc dân chưa được thể chế hoá, phương pháp lập quy hoạch chưa thống nhất, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập các quy hoạch ngành, nên xảy ra tình trạng chồng chéo và không ăn khớp giữa các quy hoach ngành, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; thiếu quy chế phê duyệt thống nhất. Nhận thức về quy hoạch trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế còn nhiều điểm chưa thống nhất; việc phân định nội dung cũng như phạm vi giữa các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội các vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng còn nhiều điển chưa rõ. Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
  20. Trường ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên Các quy hoạch ngành, tuy chưa xác định rõ hơn những ngành thuộc loại quy hoạch, nhưng ngay đối với các ngành sản phẩm chủ lực cần được lập quy hoạch cũng như chưa xác định ở cấp nhà nước. Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều nhưng trước hết phải kể đến công tác điều tra cơ bản chưa đủ, thông tin phục vụ nghiên cứu quy hoạch thiếu, lực lượng nghiên cứư quy hoạch còn hạn chế,công tác dự báo và xử lý liên ngành, liên vùng yếu, công tác chỉ đạo quy hoạch chưa đúng mức. Quy hoạch ngành và quy hoạch ngành quy hoạch vùng, quy hoạch của từng tỉnh ít gắn kết với nhau. Quy hoạch phát triển ngành chưa thể hiện cụ thể trên các địa bàn lãnh thổ của các tỉnh, thành phố. Mặt khác trong khi có một số quy hoạch thể hiện trên lãnh thổ nhưng quy hoạch tỉnh, thành phố chưa căn cứ vào quy hoạch ngành bố trí trên lãnh thổ của mình. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, một số ngành, một số địa phương còn tuỳ tiện thay đổi mục tiêu của quy hoach sau khi đã được Thủ tướng chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyên phê duyệt đã không kịp triển khai các quy hoạch cụ thể, quy hoạch chi tiết để tiến hành đầu tư, dẫn tới tình trạng quy hoạch “treo”. Việc thẩm định, kiểm tra, giám sát quy hoạch còn yếu, có trường hợp quy hoạch có chất lượng vẫn được thông qua. - Bố trí đầu tư còn dàn trải. Nhìn chung, bố trí đầu tư còn rất dàn trải, phân tán thể hiện ở tất cả các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước. Những năm gần đây đã có những tiến bộ bước đầu ( tập trung choc ac dự án thuộc nhóm A); tuy nhiên nhiều bộ, ngành và nhiều địa phương vẫn cồn tình trạng bố trí vốn chưa tập trung chủ yếu là đối các công trình, dự án nhóm B và C. Số công trình dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước sau nhiều năm trước. Năm 2001 khoảng 7000 dự án; năm 2002 tăng lên trên 8000 dự án, năm 2003 tăng lên 10500 dự án (tăng khoảng 2500 dự án so với năm 2002). Nguyên nhân của tình trạng trên là; Về phía trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương: nhu cầu đầu tư còn có khoảng cách rất lớn so với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, khi bố trí cụ thể bị căng kéo bởi quá nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, khi xem xét để quyết định dự án đầu tư mới chưa chấp hành đúng các quy định trong việc xết duyệt một dự án đầu tư. Nhiều dự án chưa được xem xét kỹ hiệu quả, tính khả thi thấp. Trên thực tế, số lượng dự án các Bộ, ngành và địa phương phê duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước. Ngoài ra việc bố trí phân bổ đầu tư cho các dự án không loại trừ có trương hợp do nể nang , do quan niệm vốn ngân sách phải chia đều giữa các huyện, xã dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải. Môn: Kinh tế đầu tư Nhóm 9 k4ktdtA
nguon tai.lieu . vn