Xem mẫu

  1. "Đá" tiếng Tây cho sành điệu? Một bài báo đã viết về tình trạng này và chê dữ dội cái lối nói: "Em xin lỗi, em đang bi-zì (busy) một chút, tí nữa cũng không được vì ske-điu (schedule) của em kẹt lắm. OK, vậy tu-mo-râu (tomorrow). Thanh-kiu (Thank you) anh nha." Nhưng không lý báo chí nói vậy mà lại không bị chê? Dưới đây là một số dẫn chứng: + Với sự có mặt của chuyên gia thể lực Micheal Edwards, đội bóng sông Hàn là CLB duy nhất tại Việt Nam hiện nay có thể áp dụng lối đá pressing trong suốt 90 phút của trận đấu. (Cuộc đối
  2. đầu giữa Huỳnh Đức và Kiatisuk, Vnexpress.net, 6/3/2004) + Do đó, các ngân hàng quốc tế bắt đầu thay dự trữ dollar bằng vàng và đồng euro hay đồng yên Nhật. (Liên hệ cơn sốt vàng, giá dầu và khủng hoảng đồng dollar, Lao Động, 24/11/2004) + Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những hạn chế và cả mặt tiêu cực mà nếu không quản lý tốt và không có biện pháp thích hợp thì hàng ngoại có thể sẽ trở nên "một thứ virus nguy hiểm". (Đã thể hiện rõ nét hai thái cực, Lao Động, 24/2/2005) + Bán vé tàu Tết ở ga Sài Gòn: Bắt đầu quá tải ở khu vực lấy ticket. (Báo Lao Động, 20/12/2004)
  3. + Tuy nhiên, Malaixia vẫn tiếp nhận những lao động đã có calling visa, cho nên các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đưa số lao động có điều kiện này đi làm việc. (Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, Vnanet.vn, 24/2/2005) + Một tin thật vui không chỉ với giới khoa học mà với tất cả những người Việt Nam: Công trình nghiên cứu thử nghiệm vaccine phòng virút cúm H5N1 do GS. (Việt Nam sẽ sớm có vaccine phòng virút H5N1, Lao Động, 27/2/2005) + Những bài hát của Duy Mạnh như Giây phút chia xa, Về đi thôi em hỡi, Tình đã đổi thay... giúp ngôi sao Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục toả sáng sau một thời gian tưởng như chỉ có thể ngụp lặn trong việc cover các bài hát cũ... Tối đó, quán bar vắng, chủ quán huỷ
  4. show (Album Duy Mạnh – best seller đầu năm 2005, VietNamNet, 27/2/2005) Không biết ai là người đầu tiên dùng chữ "lối đá pressing" để rồi sau đó nó cứ xuất hiện hồn nhiên ở miệng các anh bình luận viên và sau đó tràn xuống mặt báo. Từ "tích-kê" (hoặc "vé") hay "đôla", "virút", "vắcxin" thì từ lâu chúng ta đã dùng, sao bây giờ lại phải chơi nguyên gốc làm gì! Lại còn "calling visa" thì đúng là quá đánh đố. Nhiều chữ nước ngoài được sử dụng phổ biến ngay từ đầu theo kiểu nguyên xi và hơi mang tính thuật ngữ - ví dụ như Internet, website, wi-fi, chip - thì thôi không bàn tới và đó là "cái giá" phải trả cho quá trình hội nhập quốc tế, vả lại cũng khó tìm ra được từ
  5. thay thế. Một số từ thuộc loại bất khả kháng thì cũng đành chịu (chứ chẳng lẽ nói "Gia Đình Gas tăng giá ga".) Nhưng "công cuộc Anh hóa" tiếng Việt dường như đang lan rộng, và người ta không chỉ bê nguyên cách viết gốc của một số từ mượn nữa mà còn bệ những từ mới toanh như kiểu "calling visa", "type A", "bestseller", "showroom" hay "checklist". Đáng tiếc là những từ "loại khó" này hình như càng ngày càng nhiều. Nghe loáng thoáng trên đài thì "virút" hay "virus" cũng thế, "đôla" hay "dollar" cũng vậy (tất nhiên là với điều kiện phát thanh viên không đọc thành "đó-lờ". Hic) Nhưng viết ra mặt báo thì quả là không ổn. Lý do thứ nhất là tiếng Việt không có các chữ này, và lý do thứ hai là người bình thường làm sao hiểu được (Nó cũng
  6. giống như cuộc tranh cãi về phiên âm). Những người đang sử dụng kiểu chữ ngoại lai nửa vời này rõ ràng không đặt ra mục tiêu phục vụ quảng đại quần chúng mà chỉ viết theo ý thích bản thân, và may ra thì dành cho một số độc giả nhất định (nhưng chưa chắc những độc giả này đã thích). Tôi cũng biết một số trường hợp: phóng viên đi họp báo về công nghệ thông tin (có lần là tài chính) thấy "bên chủ quản" viết một thuật ngữ kèm mở ngoặc bằng tiếng Anh trong thông cáo báo chí mà không hiểu, bèn chép lại như vậy vào tin. Biên tập viên cũng "nguyễn y vân" mà duyệt. Ban đầu mọi người xung quanh cho là sơ suất, về sau nghĩ lại cho là... "ếch không biết đằng ếch". Đã không biết thì lờ đi, không thể lờ được thì hỏi, không hỏi được
  7. trong phòng thì phải hỏi lại chính chủ cho chắc. Ai lại.... E rằng mai mốt khi hoạt động phờ-răng-cô-phô-ni tăng mạnh, trên báo lại nhan nhản các từ tiếng Pháp, hoặc giả sử xứ Anh Đào tích cực giao lưu văn hóa, mở trường mở lớp thì sẽ có vài anh "choang" cả tiếng Nhật chưa chừng. Tệ hơn sẽ là trong một tờ báo, thậm chí trong một bài báo, có mấy loại từ ngoại lai khác nhau, kiểu như "Áp dụng lối đá pressing này lại là những nữ cầu thủ tottemo kawai từ Cisjordan, được các tifosi cực kỳ yêu thích." Và khi đó chúng ta sẽ gọi chung loại báo chí này là "Báo chí Liên Hợp Quốc"./.
nguon tai.lieu . vn