Xem mẫu

  1. Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng - Tháng 6-1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc), nòng cốt là Cộng sản đoàn. Hội đã công bố chương trình điều lệcủa Hội, mục đích: để làm cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành độc lập cho xứ sở) rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản). Về tổ chức gồm 5 cấp: Tổng bộ, Xứ (kì) bộ, tỉnh bộ, huyện bộ và chi bộ. Thành phần lúc đầu gồm 90% là trí thức tiểu tư sản, chỉ có 10% là công nông, về sau trí thức chiếm 40%. Sau khi thành lập đã mở lớp đào tạo, bồi dưỡng lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin cho những người trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Từ 1925-1927 tổ chức được trên 10 lớp. Ngoài ra ban lãnh đạo Hội còn cử người đi học trường Đại học Cộng sản phương Đông (Liên Xô) như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Hà Huy Tập… và trường Quân chính Hoàng Phố (Trung Quốc)
  2. như Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Trương Văn Lĩnh… Hội còn xuất bản tờ báo Thanh niên in bằng chữ quốc ngữ.( 21-6-1925 đến 2-1930), báo Thanh niên ra đươc 208 số Tháng 7-1925 Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (cùng với một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia...) Năm 1927, các bài giảng được Hội đã cho xuất bản tác phẩm "Đường kách mệnh". Từ đầu 1926, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã bắt đầu phát triển cơ sở ở trong nước, đầu năm 1927 các kì bộ được thành lập, ngoài ra còn chú trọng xây dựng cơ sở ở Thái Lan, để mở rộng hoạt động tuyên truyền trong Việt kiều. Như vậy, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên chưa phải là đảng cộng sản nhưng chương trình hành động đã thể hiện quan điểm lập trường của giai cấp công nhân là tổ chức tiền thân dẫn tới ra đời của Đảng vô sản. Nhìn chung, trong thời kì 1926-1929, phong trào công nhân Việt Nam đã có những bước tiến bộ mới so với trước. Các cuộc bãi công nổ ra rầm rộ, sôi nổi và quyết liệt hơn. Những cuộc đấu tranh tự phát đã giảm đi và thay vào đó là những cuộc đấu tranh có ý thức, có tổ chức với quy mô
  3. ngày càng lớn. Công nhân đấu tranh không chỉ nhằm đòi các quyền lợi kinh tế (như tăng lương, giảm giờ làm, đòi cải thiện điều kiện sinh hoạt), mà còn nhằm cả mục đích chính trị (chống lại các chính sách áp bức, bóc lột của bọn chủ tư bản và chính quyền thực dân phong kiến). Cùng với các cuộc đấu tranh ngày càng trở nên quyết liệt, giai cấp còn có nhiều hoạt động ngày càng có nhiều hoạt động biểu lộ tinh thần cách mạng, ý thức quốc tế của mình. Trong các dịp kỉ niệm ngày Quốc tế lao động (1-5) và Cách mạng tháng Mười Nga (7-11), công nhân nhiều nơi đã tổ chức mít tinh, treo cờ đỏ, rải truyền đơn tuyên truyền cách mạng. Phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của nông dân và các tầng lớp thị dân càng phát triển sôi nổi thì càng đòi hỏi phải có người tổ chức và lãnh đạo. Nhu cầu thành lập một chính đảng cách mạng có đủ khả năng tập hợp lực lượng dân tộc và gánh vác vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc được đặt ra, và ngày càng trở nên bức xúc đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Sự ra đời các tổ chức cộng sản: Trước yêu cầu phát triển của phong trào, tháng 3-1929, những người lãnh đạo Kì bộ Bắc kì (Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu..,) họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, quyết định lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
  4. Tháng 5-1929, Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được tiến hành tại Quảng Châu (Trung Quốc), đại biểu của tổ chức tại Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng nhưng không được chấp nhận nên họ bỏ Đại hội ra về. Ngày 17-6-1929, Đại biểu của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Bắc Kì tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở nhà 312 Khâm Thiên, ra tờ báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận. Trước ảnh hưởng của Đông Dương cộng sản Đảng, Kì bộ Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng (11-1929), xuất bản tờ báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận. Tại Trung kì, Tân việt cách mạng đảng (là một tổ chức thanh niên yêu nước ) chịu tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên- đã thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, vào ngày 1-1-1930, tại Đức Thọ Hà Tĩnh. Các tổ chức cộng sản đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận là đảng cách mạng chân chính. Trong " Kỉ niệm 7 năm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương" ( 30-12-1936): " Sau cuộc chia rẽ ấy, ở Đông Dương nảy ra 3 đoàn thể cộng sản, ai nấy đều hết sức đi thâu phục quần chúng và hết sức muốn thống nhất". Hoặc trong "15 năm vận động cộng sản và 9
  5. năm thành lập Đảng cộng sản ở Đông Dương" (1/1939): " Một hiện tượng xấu là các người cộng sản chỉ tranh biện luận mà hết thì giờ làm công việc trong quần chúng, chỉ tranh giành nhau kéo đảng viên" Trước tình hình đó, ngày 27-10-29 Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản Đông Dương yêu cầu các tổ chức cộng sản phải chấm dứt sự công kích lẫn nhau, tích cực xúc tiến việc hợp nhất thành một chính đảng duy nhất. Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng đã cử những đại diện của mình tiến hành những cuộc tiếp xúc bàn việc hợp nhất nhưng không thành. Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc đã đến Hương Cảng (Trung Quốc) đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản lại thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam. Nguyễn ái Quốc đã viết :" Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì. Họ đồng ý thống nhất vào một Đảng" Với những nỗ lực không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, chủ nghĩa MÁC-LÊNIN đã được truyền bá và ngày càng có tác động mạnh mẽ vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam.
  6. Cuộc đấu tranh về ý thức hệ và đường lối cứu nước giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và các tổ chức yêu nước khác diễn ra khá gay gắt trong những năm cuối thập niên hai mươi của thế kỷ XX. Cùng với quá trình truyền bá chủ nghĩa MÁC-LÊNIN tạo nên những tác động trực tiếp đến sự chuyển biến của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, Nguyễn ái Quốc cùng với những người đồng sự đã khẩn trương chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập đảng vô sản kiểu mới. Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời. Sự kiện này đã châm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam 2/- Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập một chính đảng duy nhất của Việt Nam - Đảng Cộng sản Việt Nam tại Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc) được tiến hành trong thời gian từ ngày 6-1- 1930 đến ngày 7-2-1930 (sau này tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ngày 10-9-1960 quyết nghị “từ nay trở đi sẽ lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”.
  7. Thành phần dự Hội nghị gồm 2 đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu của An Nam cộng sản Đảng (Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu), dưới sự chủ trì của Nguyễn ái Quốc-đại diện của Quốc tế Cộng sản. Đại diện của Đông Dương Cộng sản liên đoàn không đến kịp, do vậy đến ngày 24-2-1930 xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Nội dung Hội nghị: Thông qua các văn kiện do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc soạn thảo. Đó là Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam . Lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau này Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, đã phản ánh những nội dung cơ bản nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người trên đất nước Việt Nam. Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được Hội nghị thống nhất thông qua là:
nguon tai.lieu . vn