Xem mẫu

  1. CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ QUA CHIẾC SAREE Trần Minh Luân, Nguyễn Thị Kim Anh Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Liên TÓM TẮT Trên thế giới, mỗi đất nước đều sở hữu một màu sắc khác nhau. Đó là những đặc trưng riêng biệt được thể hiện qua nhiều lĩnh vực như kiến trúc, văn hóa, ẩm thực, hay du lịch… Màu sắc của từng quốc gia cũng được thể hiện qua những bộ trang phục truyền thống vô cùng độc đáo, mà ẩn chứa sau chúng là những câu chuyện thú vị mà không phải ai cũng biết. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ giới thiệu về bộ trang phục truyền thống của một đất nước Nam Á có ảnh hưởng rất nhiều đến các nước Đông Nam Á như chúng ta, đó chính là bộ Saree của người phụ nữ Ấn Độ. Không quá nhiều quốc gia phổ biến việc sử dụng trang phục dân tộc trong mọi hoạt động như ở Ấn Độ. Mặc dù đã trải qua hai thời kỳ làm thuộc địa của Anh và Pháp, nhưng Ấn Độ vẫn chưa bị đồng hóa bao giờ: trang phục truyền thống của Ấn Độ dường như là một kiểu tuyên ngôn về sự tự do của dân tộc. Vậy tà Saree đã gắn bó với người phụ nữ Ấn qua từng giai đoạn của cuộc đời như thế nào? Từ khóa: saree, choli, lehenga, Ấn Độ, phụ nữ Ấn. 1 GIỚI THIỆU VỀ CHIẾC SAREE 1.1 Nguồn gốc của Saree Saree được nhắc đến trong sử thi Ấn Độ và xuất hiện trên các điêu khắc Ấn Độ từ năm 150 TCN. Có niên đại từ nền văn minh Mohenjo Daro, phiên bản sơ khai sớm nhất được tìm thấy trên bức tượng Mother Goddess (Hình 1) - tượng của một vị thần mẹ đeo một mảnh vải quanh eo, thân của bà được phủ đầy ngọc. Qua các ghi chép của văn học thời Vệ Đà cổ đại, cho thấy sự tồn tại của quần áo Phataka được làm từ lá và vỏ cây. Hình 1 Hình 2 899
  2. Vào khoảng năm 2800-1800 TCN, những người phụ nữ ở nền văn minh thung lũng Indus thường che mình bằng một mảnh vải dài, được tìm thấy quanh khu vực phía Tây của Tiểu lục địa Ấn Độ. Bức chân dung đầu tiên của bộ Saree Ấn Độ là của một nữ linh mục ở thung lũng Indus này (Hình 2). 1.2 Hình dáng của Saree Saree là một mảnh vải dài có kích thước dao động từ 4-9 m (đôi khi dài đến 12 m) dùng để quấn quanh cơ thể và tạo thành hình chiếc váy. Phần vải quấn quanh eo này được xem là linh hồn tạo nên vẻ đẹp của Saree, người mặc đẹp hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào cách quấn vải này. Saree có rất nhiều cách quấn, nhưng cách quấn phổ biến nhất là quấn quanh eo, xếp nếp rồi vắt qua vai (Hình 3). Saree có thể che được khuyết điểm của người mặc và tôn lên đường cong quyến rũ của họ, vì vậy chúng ta thường thấy các cô gái có làn da bánh mật vô cùng nổi bật và quyến rũ trong bộ trang phục Saree để lộ eo, lộ rốn và vai. Hình 3 1.3 Những quan niệm về văn hóa khi mặc Saree Trang phục của người phụ nữ Ấn Độ có thể để lộ vai hay lộ rốn, nhưng những bộ phận không thể để lộ đó chính là đ i và bắp chân. Vì người Ấn Độ cho rằng: chân và bàn chân to hoặc nhỏ đều là biểu hiện của sự thấp kém. Vì vậy họ không muốn những bộ phận này trên cơ thể bị người khác nhìn thấy, tránh làm bại hoại phong tục truyền thống. Ngoài ra còn tuyệt đối cấm kỵ việc để hở nửa thân dưới, vì tôn giáo của họ cho rằng: để lộ chân sẽ làm mất đi sự duyên dáng và thể hiện thân phận thấp hèn của mình. Người Ấn Độ còn quan niệm rằng: bộ Saree đính càng nhiều đá và kim sa thì cô dâu sẽ càng danh giá và sẽ được gả vào một gia đình thật giàu có. Những mô típ hoa văn, họa tiết trên vải cũng ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Như họa tiết parrot (Hình 4): là một yếu tố lãng mạn, con vẹt là biểu tượng của sự đam mê và tán tỉnh. Họa tiết voi cách điệu (Hình 5): là một yếu tố rất quan trọng, liên kết trực tiếp với vị thần Ganesh Hindu, voi đại diện cho nước, cho khả năng sinh sản, quyền lực hoàng gia và 900
  3. vương giả. Họa tiết cá (Hình 6): cá là một mô típ phổ biến ở các vùng ven biển Ấn Độ, cá đại diện cho sự giàu có, thực phẩm, sự phong phú, cũng như khả năng sinh sản. Họa tiết ốc xà cừ (Hình 7): ở Ấn Độ cổ đại vỏ ốc xà cừ được sử dụng làm con bọ trong chiến tranh, trên một chiếc Saree ốc xà cừ đại diện cho các vị thần như âm thanh. Họa tiết rudraksha (Hình 8): tượng trưng cho mắt của thần Shiva. Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 2 SAREE GẮN BÓ VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ NHƯ THẾ NÀO? 2.1 Vòng đời của người phụ nữ Ấn qua chiếc Saree Ở đất nước Ấn Độ, quần áo của người phụ nữ theo từng vùng rất khác nhau, nó gắn liền với văn hóa, tôn giáo và khí hậu của địa phương. Quần áo truyền thống của phụ nữ ở phía Bắc và phía Đông (Hình 9) là chiếc Saree mặc cùng với chiếc áo choli và một chiếc váy dài được gọi là lehenga (hoặc pavada), đeo thêm một chiếc khăn choàng choli và một chiếc khăn dupatta để tạo thành một bộ quần áo được gọi là gagra choli (hoặc salwar kameez). Ở nhiều vùng nông thôn của Ấn Độ, phụ nữ mặc Saree với nhiều màu sắc khác nhau cùng với một chiếc áo đơn giản hoặc lạ mắt. Trẻ em Ấn Độ sẽ mặc pavada hoặc mặc pattu vần. Pattu pavadai (Hình 10) hoặc Langa davani là một bộ trang phục truyền thống ở miền Nam Ấn Độ và Rajasthan, thường được mặc bởi các cô gái tuổi teen và nhỏ tuổi. Pavada là một chiếc váy hình nón thường làm bằng lụa, nó thường có một đường viền màu vàng ở phía dưới. Còn đối với các cô gái trước tuổi dậy thì sẽ mặc một chiếc váy dài (được gọi là langa/pawada ở Andhra) và một chiếc áo ngắn được gọi là choli. Còn các cô gái ở Rajasthan thì mặc kiểu trang phục này trước khi kết hôn. Hình 9 Hình 10 901
  4. Bộ Saree của các cô dâu trong ngày cưới (Hình 11) thường được thêu màu đỏ với những sợi vàng, hầu hết các phụ nữ Ấn Độ khi về nhà chồng đều diện màu đỏ (màu đỏ là màu tượng trưng cho tình cảm và sự sinh sản). Trong ngày cưới, cô dâu còn đội thêm mũ cưới. Chiếc mũ cưới này vô cùng độc đáo và cầu kì với nhiều họa tiết và rất nhiều hoa. Vòng đội đầu cũng rất đặc biệt khi được làm bằng vàng và phải có ít nhất 9 viên đá quý. Với vòng tay thì phải đeo ít nhất 7 chiếc với 7 màu sắc khác nhau. Khi người phụ nữ mang thai, họ sẽ phải mặc sari vàng (Hình 12) trong vòng 7 ngày, ngoài ra màu vàng còn là màu mô tả tôn giáo và khổ hạnh. Trong phong tục Ấn Độ, màu vàng còn có ý nghĩa là sự giải phóng tinh thần ra khỏi vòng vây luân hồi, tạo phúc đức cho xã hội. Đối với Saree màu xanh lá cây (Hình 13), đây là màu sắc có địa vị tối cao trong đạo Hồi. Người phụ nữ diện Saree màu xanh lá chứng tỏ họ rất được tôn trọng và là người có gia thế. Màu xanh ngọc và màu xanh da trời (Hình 14) cũng là những màu thể hiện cấp bậc trong xã hội, khi địa vị càng cao thì màu sắc sẽ càng đậm. Với saree màu đen (Hình 15): màu đen đại diện cho nỗi buồn và tài sản xấu, vì vậy màu đen không thường xuyên được dùng để làm màu chủ đạo của Saree. Phụ nữ khi mặc Saree màu trắng có đeo trang sức là những người thuộc tầng lớp thượng lưu (Hình 16), còn với những người mặc Saree trắng mà không đeo trang sức là biểu hiện của những quả phụ. Trong đạo Bà La Môn, màu trắng còn tượng trưng cho sự cao quý và không tạp niệm. Hình 11 Hình 12 Hình 13 Hình 14 Hình 15 Hình 16 2.2 Sự phổ biến của tà Saree trong đời sống Ngày nay, phụ nữ ở các thành phố lớn không còn sử dụng Saree một cách thường xuyên như ngày ưa nữa, mà họ chỉ mặc Saree trong những dịp lễ quan trọng. Còn ở các vùng nông thôn thì Saree vẫn luôn là loại trang phục phổ biến. Trang phục Saree vừa lịch sự, vừa tao nhã, vừa dịu dàng, vừa trang trọng và không xa hoa. Dù là phu nhân thuộc tầng lớp thượng lưu, hay chỉ là một phụ nữ nông thôn bận rộn, thì họ cũng đều khoác lên mình một kiểu Saree giống như nhau, chỗ khác biệt duy nhất là nằm ở chất liệu. Dù ở nơi thành thị 902
  5. hay ở thôn quê, trong tiệc cưới hay ở tang lễ, dù là dự tiệc hay đang ở nơi công sở… hay ở bất cứ nơi đâu kể cả ngày thường, thì chúng ta cũng sẽ luôn bắt gặp được tà Saree. Tùy theo độ tuổi, hoàn cảnh, tính chất công việc và địa vị mà phụ nữ Ấn Độ sẽ lựa chọn kiểu Saree phù hợp cho mình. Ví dụ như những người phụ nữ giàu có, họ thường mặc Saree làm bằng tơ lụa, trên vải có rất nhiều hoa văn được thiết kế rất cầu kì và được đính thêm nhiều đá quý để thể hiện sự đẳng cấp và sang trọng. Còn với những người phụ nữ bình dân thì phần lớn họ đều mặc những bộ Saree làm bằng vải bông và hoa văn thì tương đối ít. Đối với Saree trong các lễ hội, người phụ nữ thường đeo thêm rất nhiều loại trang sức (Hình 17) như: vòng tay, vòng chân, vòng cổ, cài thêm 1 chiếc vòng ở miệng và mũi (đây là điều đặc trưng nhất vì chỉ thấy ở phụ nữ Ấn Độ). Ngoài ra còn có thêm 1 chiếc khăn đội trên đầu (Hình 18), lúc cần thiết họ sẽ dùng chiếc khăn này che đi một nửa khuôn mặt của họ để tạo nên nét quyến rũ và huyền bí. Một điều đặc biệt nữa đó chính là dấu Bindi (Hình 19): dấu chấm đỏ trên trán của người phụ nữ, được làm từ bột châu sa. Bindi được xem là dấu hiệu của những điều tốt lành và may mắn mà chỉ có những người phụ nữ đã kết hôn mới được điểm nốt ruồi may mắn này lên trán. Hình 17 Hình 18 Hình 18 3 KẾT LUẬN Tà Saree đồng hành cùng người phụ nữ Ấn Độ trong mọi hoạt động sống. Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, Saree sẽ thể hiện một ý nghĩa riêng thông qua màu sắc của chúng. Thời gian không thể làm mất đi những giá trị truyền thống mà Saree mang lại, Saree sẽ luôn tồn tại trong tâm trí của con người Ấn Độ mà đặc biệt là những người phụ nữ được sinh ra trên mảnh đất này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sao star: https://saostar.vn/thoi-trang/tu-phim-co-dau-8-tuoi-den-cac-mau-sac-trong- sari-noi-len-dieu-gi-396621.html [2] PYS Travel: https://pystravel.vn/tin/4074-net-dep-trong-van-hoa-trang-phuc-an-do-voi- sari.html?fbclid=IwAR3y2hfsYDaLZDk-Yn9x4_0uMLzMyTHoTedtvMhfGjzB8EW- HnOrmZV3Sm4 [3] TM: https://indianembassy-tm.org/vi/trang-phuc-an-do-nu/?fbclid=IwAR3B0btU- AeY1HHfNUldbAAiXUamBqesj9rfryT4ijloq3OYEolsYwyJP3Q 903
  6. [4] Wikipedia:https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C3%A1o_%E1%BB%9F_ %E1%BA%A4n_%C4%90%E1%BB%99?fbclid=IwAR38B7CCroWMuQs0KogqKQFCw MnDoAqMINNx5_bMAPRspum5rHevz-eiSfc [5] Pinterest: https://www.pinterest.com/ [6] Google Images: https://www.google.com/imghp?hl=en 904
nguon tai.lieu . vn